Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 15


dùng thủ pháp lố bịch (grotesque) và châm chọc độc địa (sarcasme)… Mỉa mai là sự anh minh thâm thúy ẩn ngay trong tác phẩm mà không phải ai, không phải bao giờ cũng thấu” [6,154].

Mỉa mai, hài hước, dí dỏm đã trở thành thủ pháp nghệ thuật của Nguyễn Khải. Nó thể hiện một phẩm chất nghệ thuật trí tuệ hiện đại mang đặc trưng cho dạng tiểu thuyết luận đề của nhà văn: “Về bản chất triết học

– thẩm mĩ chung của nó, mỉa mai ra đời từ chỗ nhận thức được sự không hoàn thiện của thế giới, từ sự không dung hợp giữa ước mơ và thực tế” [24,54]. Điều đó được Nguyễn Khải sử dụng thành công nhất là trong tiểu thuyết sau 1980 của ông.


PHẦN KẾT LUẬN

1. Trải qua hơn nửa thế kỉ cần mẫn sáng tạo Nguyễn Khải đã để lại nhiều thành tựu lớn về văn học. Ông biết vượt qua những giới hạn của mình, có khả năng thích ứng cao để tạo ra “tầm vóc” của chính ông. Ông được xếp vào trong số những kiện tướng viết khỏe nhất của nền văn học mới. Ý thức trách nhiệm trước cuộc sống và nhiệt tình cách mạng được bộc lộ rõ trên các trang viết của Nguyễn Khải. Ông vừa là nhà văn luôn đứng ở vị trí hàng đầu của nền nghệ thuật cách mạng, vừa là nhà hoạt động xã hội xuất sắc.

2. Nguyễn Khải là người mở đầu cho khuynh hướng tiểu thuyết chính luận - triết luận góp phần đa dạng hóa nền văn học hiện đại nước nhà.Trong xu hương phát triển của tiểu thuyết Nguyễn Khải xu hướng chính luận ở giai đoạn trước dần được thay thế băng xu hướng triết luận trong giai đoạn sau 1980. Tư tưởng chủ đạo trong Thời gian của ngườilà sự khẳng định về thời gian, thời gian chỉ có ý nghĩa khi nó gắn với cuộc đời con người. Con người phải sống xứng đáng với quỹ thời gian của mình. Một cõi nhân gian bé tí, là sự khăng định về cuộc sống của mỗi con người. Mỗi con người đều có một cõi nhân gian rất nhỏ bé trong cái rộng lớn của vũ trụ, cần phải biết lựa chọn cho mình một lí tưởng, con đường đi đúng đắn để khi nhìn lại không phải hối tiếc. Thượng đế thì cườilà lời tâm sự trải lòng của nhà văn về cuộc đời và sự nghiệp viết văn. Một sự cống hiến hết mình cho con người cho dân tộc cho nghệ thuật.

3. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải phong phú, đa dạng, phù hợp với vấn đề được nêu trong tác phẩm. Nhân vật chỉ để phục vụ cho vấn đề nên nó không giống với các nhân vật của tiểu thuyết truyền thống. Nguyễn Khải không kể về cuộc đời nhân vật, mà ông tập trung khắc họa những nẻo đường tinh thần của các nhân vật, tạo ra một thế giới nhân vật “rất Nguyễn Khải”. Đó là những con người tháo vát, năng động, đôi khi lém lỉnh, đặc biệt họ đều


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

cả nghĩ, hay suy ngẫm chiêm nghiệm mọi lẽ đời và họ rất thích có dịp gặp gỡ trao đổi, kể chuyện mình chuyện người để rút ra kết luận, triết luận, triết lí về những điều mình đã chiêm nghiệm được. Do bị chi phối bởi ý đồ tư tưởng tác giả dẫn đến cách xây dựng nhân vật là thường mang màu sắc duy lý, nghiêng về “loại hình hóa” hơn là “điển hình hóa”. Đặc sắc hơn cả là các loại nhân vật: nhân vật lí tưởng, nhân vật “tôi”,nhân vật tư tưởng theo “kiểu” của Nguyễn Khải. Trong Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười. Nguyễn Khải dã mở rộng thêm nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực( vì hiện thực còn là hiện thực tư tưởng) tạo ra nét độc đáo. Sáng tác Nguyễn Khải sau 1980 là sự thay đổi từ chính luận sang triết luận đó là nét độc đáo trong phong cách của ông.

4. Nguyễn Khải có nhiều tìm tòi, thử nghiệm, mạnh dạn đổi mới nghệ thuật kết cấu bằng việc tổng hợp khả năng của các thể loại vào trong tiểu thuyết, cách tân sáng tạo tiểu thuyết, đặc biệt là sự thành công trong tiểu thuyết triết luận. Cốt truyện của ông bao giờ cũng hướng vào phục vụ cho tính vấn đề nên nó không còn giữ nguyên dạng của nó. Kết cấu tác phẩm ngày càng có chiều hướng “mở”. Cấu trúc tác phẩm chủ yếu là cấu trúc đơn (monostructure). Quy mô tác phẩm là quy mô “truyện vừa”. Do bị chi phối bởi kết cấu tạo khả năng hút vào tác phẩm tinh hoa của các loại hình nghệ thuật khác cho nên ngôn ngữ trần thuật đa dạng và không thuần nhất. Đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Khải thể hiện ở việc tổ chức những tiếng nói khác nhau vào trong tiểu thuyết là cho ngôn ngữ của nó không những soi sáng lẫn nhau trong thế đối thoại ( nội tại) và tự mô tả. Về sau ông tăng cường yếu tố ngôn ngữ mỉa mai, giễu nhại tạo hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm ngày càng nghiên về trí tuệ. Sự vận động của giọng điệu trần thuật từ giọng tỉnh táo khách quan pha chút lạnh lùng, giọng mỉa mai giễu cợt đến giọng ngậm ngùi

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 15


thương cảm, tiểu thuyết của Nguyễn Khải “đa phong cách” về giọng diệu trần thuật.

5. Nguyễn Khải là một tác gia lớn với số lượng tác phẩm lớn trên nhiều thể loại và là một nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới. Những đóng góp của Nguyễn Khải cho văn học Việt Nam là vô cùng quý giá. Nguyễn Khải đã khám phá những vấn đề cơ bản của thời đại . Ông là nhà văn của lí tưởng, của những triết lí nhân sinh suốt đời kiên trì phấn đấu sáng tạo những giá trị nghệ thuật văn học. Bằn tài năng và sự sáng tạo nghệ thuật Nguyễn Khải đã đem đến văn học đương đại Việt Nam những giá trị nghệ thuật quý giá và những vấn đề cuộc sống còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay và mai sau.


THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Phạm Thái Văn Anh, Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong, Báo Văn nghệ

2. Lại Nguyên Ân (1986), Văn xuôi gần đây, diện mạo và vấn đề, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

3. Bakhtin (1992), Lí luận thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư truyền dịch và giới thiệu) Trường viết văn Nguyễn Du XB HN.

4. Nguyễn Thị Bình (1998), Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết, Tạp chí văn học Tr 69 -75.

5. Nguyễn Thị Bình (1999), Một vài đặc điểm của TT Mới, Tạp chí VH(6) Tr 67.73.

6. Bôtsarôp (1983), Cuộc tìm tòi vô tận, Nxb tác phẩm mới – Hội nhà văn Việt Nam.HN 1983

7. Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, Nxb Giáo dục

8. Đặng Anh Đào, Sự tự do tiểu thuyết, một khía cạnh thi pháp. Tạp chí Văn học.1993

9. Phan Cự Đệ(1983), Tiểu thuyết VN hiện đại (2 tập), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp HN.

10. Đầu năm gặp gỡ tác giả “Gặp gỡ cuối năm”, Báo Văn nghệ số 41.1991

11. Hà Minh Đức (Chủ biên)(2001), Lí luận VH, Nxb Giáo dục.

12.Hà Minh Đức(1996), Tiểu thuyết và cuộc sống hôm nay, Báo nhân dân ra ngày 25.1.1996

13. Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Chặng đường mới của văn học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.HN .

14. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và biên soạn) (2010),

Thi pháp học ở Việt Nam. Nxb Giáo dục.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục

16. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, Nxb Văn học.


17. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ , Nxb Giáo dục.

18. Bùi Công Huy, Vấn đề phong cách đang sáng tác văn học. Tạp chí văn học số 3.1982

19. Đàm Trọng Huy (2002), Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải (Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm), Nxb Giáo dục.

20. Bùi Công Huy (1982), Vấn đề phong cách đa sáng tác văn học, Tạp chí số 3.

21. Tố Hữu, Phấn đấu vì nền văn nghệ XHCN

22. Nguyễn Khải (2003), Nguyễn Khải kí sự và kịch, Nxb Hội nhà văn. HN .

23. Nguyễn Khải (2005), Tiểu thuyết 4, Nxb Hội nhà văn .

24. Nguyễn Khải (2000), Tiểu thuyết I, Nxb Hội nhà văn

25. Nguyễn Khải( 2003), Tuyển tập truyện ngắn I, Nxb Hội nhà văn

26. Nguyễn Khải (2004) Tiểu thuyết II, Nxb Hội nhà văn

27. Nguyễn Khải. Biểu hiện thực tế như thế nào (Bài phát biểu HN thành lập HNVVN) Tạp chí văn học QĐ 1.1989

28. Nguyễn Khải (1963), Tự lượng sức mình, Tạp chí văn nghệ Quân đội.

29. Nguyễn Khải (1986), Điều tra về một cái chết, Nxb TPHCM.

30. Nguyễn Khải. Hành trình đến tự do (kịch), Nxb Văn học tphcm.

31. Nguyễn Khải, Đối mặt (kịch ngắn) Tạp chí Tác phẩm mới

32. Nguyễn Khải, (Bút danh Lão Bộc) Ngày xưa làm báo rất vui. Báo Văn nghệ Quân đội. 4.1998

33. Nguyễn Khải, Truyện ngắn và tạp văn. Nxb trẻ TPHCM

34. Nguyễn Khải (1999), Chuyện nghề , Nxb Hội văn nghệ.

35. Nguyễn Khải, Báo An ninh thế giới, ngày 23.9.2002 36.Nguyễn Khải, Thượng đế thì cười

37. Nguyễn Khải, Cha và con và… Nxb Mới

38. Nguyễn Khải, Xung đột. Nxb Mới

39. Nguyễn Khải, Chủ tịch huyện (TT) Nxb Quân đội nhân dân

40. Nguyễn Khải, Ra đảo, Nxb Quân đội nhân dân


41. Nguyễn Khải, Chiến sĩ, Nxb Quân đội nhân dân

42. Nguyễn Khải, Cái thời lãng mạn, Báo Văn nghệ

43. Nguyễn Khải, Tiểu thuyết 1, Nxb Thanh niên

44. Nguyễn Khải (1983), Tháng 3 ở Tây Nguyễn (ký sự), Nxb Quân đội nhân dân.H. 45.Nguyễn Khải (1999), Tuyển tập truyện ngăn (do chính tác giả tuyển chọn),

Nxb Hội nhà văn.

46. Nguyễn Khải (2001), (Tuyển tập) Tiểu thuyết Nguyễn Khải tập 2. Nxb Thanh niên.

47. Nguyễn Khải với “Đường trong mây” và “Ra đảo”- Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học. H.1983

48. Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên

49. kundera.M (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch) , Nxb Đà Nẵng.

50. Nguyễn Thị Kỳ (2009), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, Nxb Văn hóa Sài Gòn.

51. M.B.KhrapChenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới 25. Đặng Anh Đào, Sự tự do tiểu thuyết, một khía cạnh thi pháp, Tạp chí Văn học.1993

52. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên)(2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

53. Lí luận văn học tập III , Nxb Giáo dục

54. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu và phân tích thơ Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục

55. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

56. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Khải đời người đời văn, Tạp chí nhà văn (9)

57. Vương Trí Nhàn, Cái trẻ của tuổi già. Sự phát hiện của Nguyễn Khải trong “Một thời gió bụi”. Cánh bướm và đoá hoa hướng dương. Tr- 218- 224

58. Vương Trí Nhàn, Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải


59. Vương Trí Nhàn (1985), Âm hưởng khẳng định quá khứ, Báo Văn nghệ Tr3 (1985)

60. Nhiều tác giả nước ngoài (1983), Số phận tiểu thuyết (Nhóm dịch Lại Nguyên Ân, Nguyễn Minh, Phong Vũ… Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam. HN.

61. Nhiều tác giả (1988), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (Tập 1) Nxb Giáo dục. HN.

62. Nhiều tác giả VHVN 1975 – 1985 (1997), Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội văn nghệ, HN

63. Đào Thủy Nguyên (2008), Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy Van học Việt Nam hiện đại Nxb Giáo dục.

64. Lê Thành Nghị, Gặp gỡ cuối năm (Một tiếng nói nghệ thuật khẳng định cuộc sống) Tạp chí Văn nghệ Quân đội. 4.1985

65. Trần Văn Phương (2001), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải, Luận án tiến sĩ ngữ văn ĐHSP HN.

66. Vũ Quần Phương, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb giáo dục

67. G.N.pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục

68. Trần Đình Sử (1996), Lí luận phê bình VH, Nxb Hội nhà văn. HN.

69. Ngô Thảo, Viết cho hôm nay, Tạp chí Văn nghệ Quân Đội (11) trang 124 – 129

70. Bích Thu (1998), Theo dòng văn học, (Tuyển tập phê bình) Nxb Khoa học xã hội. HN.

71. Bích Thu (1997), Nguyễn Khải, Một đời văn gắn bó với thời đại dân tộc, Tạp chí VNQĐ (1) Tr109 -113.

72. Bích Thu (1997), Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 1980 đến nay, Tạp chí Văn học (10) Tr59.65.

73. Từ trong di sản, (1981), Nxb Tác phẩm mới

74. Từ điển tiếng Việt (nhiều tác giả) (1997), Nxb Đà nẵng, Trung tâm từ điển học.

75. Sơn Tùng (1960), Phong cách trường phái và phương pháp nghệ thuật, Tạp chí nghiên cứu văn học số 4. 1960

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí