Thực Trạng Nội Dung Phối Hợp Giữa Công Đoàn Với Chính Quyền Trong Quản Lý Hoạt Động Chuyên Ở Một Số Trường Đại Học Thuộc Đhtn



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá (N = 50)


Tổng


X


Thứ tự

Không đồng ý

Phân vân

Đồng ý

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm


(ii)

Nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở đơn vị










7.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động NCKH

12

12

14

28

24

72

112

2,24

5


8.

Động viên CBNGNLĐ chủ động, tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar, các dự án, chương trình về khoa học công nghệ


0


0


10


20


40


120


140


2,8


3


9.

Phối hợp đề xuất, khen thưởng và vinh danh các cán bộ quan lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu xuất sắc


0


0


7


14


43


129


143


2,86


2


10.

Động viên, khuyến khích CBNGNLĐ tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ


0


0


3


6


47


141


147


2,94


1


11.

Phối hợp kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ


5


5


15


30


30


90


125


2,5


4

Trung bình chung


2,67


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 7

(ii) Nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Điểm trung bình thu được cho thấy hầu hết các nội dung đều có điểm trung bình ở


mức 3 với 4/5 nội dung ở mức cao nhất trong thang đo; Điểm trung bình chung X = 2,67 cho thấy nhận thức của CBCĐ, CBQL về nội dung phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là ở mức cao.

Trong đó cao nhất là nội dung 10 “Động viên, khuyến khích CBNGNLĐ tích


cực tham gia các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ” với X = 2,94; nội dung 9 “Phối hợp đề xuất, khen thưởng và vinh danh các cán bộ quan lý, giảng viên, nghiên

cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu xuất sắc” với X = 2,86, nội dung 8 “Động viên CBNGNLĐ chủ động, tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar,

các dư án, chương trình về khoa học công nghệ” với X = 2,8 và nội dung 11 “Phối hợp kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ” với = 2,5 đều có điểm trung bình ở mức cao nhất trong thang đo.

Nội dung được đánh giá thấp nhất là nội dung 7 “Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động NCKH” với = 2,24,được đánh giá thấp hơn cả nhưng vẫn ở mức trung bình của thang đo. Đây là nội dung mà các ý kiến phân vân nhiều nhất.

Mặt khác, ở nhóm hoạt động này tỷ lệ phân vân khá thấp từ 6% - 30% và tỷ lệ không đồng ý chỉ có ở nội dung 8 là 24% và nội dung 12 là 10%.

Như vậy, phần lớn các ý kiến đồng ý cho rằng công đoàn và chính quyền cần có sự phối hợp trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng không có sự phối hợp trong hoạt động NCKH, do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao nhận thức của CBQL, CBCĐ về sự phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động NCKH nói riêng, quản lý hoạt động chuyên môn nói chung. Nâng cao nhận thức thôi chưa đủ mà phải tạo một hành lang pháp lý để việc phối hợp thực sự dài lâu, bền vững.

2.2.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên ở một số trường đại học thuộc ĐHTN

Để khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (Phụ lục 1) để xin ý kiến về các nội dung: phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy; hoạt động nghiên cứu khoa học; hoạt động tư vấn, hỗ trợ CBNGNLĐ.

2.2.2.1. Thực trạng nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy

a) Khảo sát trên CBQL, CBCĐ

Để tìm hiểu về thực trạng phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về vấn đề này bằng việc đưa ra câu hỏi 4 (phụ lục 1). Kết quả qua xử lý thể hiện ở bảng 2.4.

Qua bảng 2.4 sẽ thấy dữ liệu thu được được xử lý thành điểm trung bình; Và được hiển thị thành 2 vùng dữ liệu chính theo thang khoảng 5 mức độ; Điểm trung bình thu được cho thấy 5/6 nội dung đều có điểm trung bình ở mức 3; riêng nội dung 6 có điểm trung bình ở mức 4. Điểm trung bình chung X = 3,31 cho thấy mức độ thực hiện việc phối hơp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy là ở mức trung bình.

Trong đó, nội dung 6 “Chủ động hoặc đề xuất với chính quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy” với X = 3,76 là nội dung được đánh giá tương đối cao và ở mức 4.

Các nội dung còn lại từ nội dung 1 và 3 với X = 3,26; nội dung 2 với X = 3,0; nội dung 4 và 5 với X = 3,3. Các nội dung này đều được đánh giá ở mức trung bình.

Như vậy, qua phân tích cho thấy việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền

trong quản lý hoạt động giảng dạy chưa được thường xuyên.


Bảng 2.4. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy

(Khảo sát trên CBQL, CBCĐ)



STT


Nội dung

Mức độ đánh giá (N = 50)

Tổng điểm

X

Thứ tự

1

2

3

4

5

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm

1

Xây dựng kế hoạch giảng dạy giảng viên

theo chức danh và nhiệm vụ đảm nhận

8

8

6

12

10

30

17

68

9

45

163

3,26

4

2

Biên soạn đề cương môn học, đề cương bài

giảng

10

10

8

16

11

33

14

56

7

35

150

3,0

7


3

Phát triển chương trình môn học, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng

dạy, học tập


8


8


7


14


9


27


16


64


10


50


163


3,26


5


4

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ

thông tin vào quản lý và giảng dạy


7


7


7


14


12


36


12


48


12


60


165


3,3


2

5

Kiểm tra nề nếp lên lớp và nhiệm vụ

giảng dạy của giảng viên

5

5

8

16

13

39

15

60

9

45

165

3,3

3


6

Chủ động hoặc đề xuất với chính quyền

khen thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy


3


3


4


8


8


24


22


88


13


65


188


3,76


1

Trung bình chung


3,29



42

Từ bảng ta có sơ đồ sau:


Nội dung

Mức độ

5


4

3.26

3

3


3.26 3.3 3.3

3.76



2



1


0

1 2 3 4 5 6 ND


Biểu đồ 2.1. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy‌


b) Khảo sát trên Giảng viên

Chúng tôi tiến hành khảo sát xin ý kiến đối với 60 giảng viên về các nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy, bằng việc đưa ra câu hỏi 1 (Phụ lục 2) và kết quả khảo sát qua xử lý thể hiện ở bảng 2.6.

Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, nội dung 6 “Chủ động hoặc đề xuất với chính quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy” được giảng viên đánh giá là có mức độ phối hợp cao nhất với tỷ lệ 85%. Kết quả này hoàn toán phù hợp với kết quả khảo sát đối với CBQL, CBCĐ ở trên.

Nội dung 5 với tỷ lệ 46,7%; nội dung 3 và 4 với tỷ lệ 35%; nội dung 1, 2 có tỷ lệ thấp hơn và đều có tỷ lệ là 28,3%. Kết quả này khá tương thích với kết quả khảo sát đối với CBQL, CBCĐ ở trên.

Ta thấy, việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy được giảng viên đánh giá ở mức độ chưa được cao chứng tỏ hoạt động phối hợp chưa được thực hiện thường xuyên.

Bảng 2.5. Thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy (Khảo sát trên giảng viên)


STT


Nội dung

Mức độ đánh giá (N = 60)

Chính quyền

triển khai

Công đoàn

triển khai

CQ & CĐ phối

hợp triển khai

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Xây dựng kế hoạch giảng dạy giảng viên theo chức danh và nhiệm vụ đảm

nhận


42


70,0


1


1,7


17


28,3

2.

Biên soạn đề cương môn

học, đề cương bài giảng

42

70,0

1

1,7

17

28,3


3.

Phát triển chương trình môn học, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy,

học tập


38


63,3


1


1,7


21


35,0


4.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và

giảng dạy


36


60,0


3


5,0


21


35,0


5.

Kiểm tra nề nếp lên lớp và nhiệm vụ giảng dạy của

giảng viên


31


51,7


1


1,7


28


46,7


6.

Chủ động hoặc đề xuất với chính quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

giảng dạy


9


15,0


0


0


51


85,0

Tóm lại: Khảo sát trên cả 2 nhóm đối tượng thì nội dung 6 được cả đối tượng CBQL, CBCĐ và giảng viên đánh giá có mức độ phối hợp cao nhất. Qua trao đổi với thầy NTT, chúng tôi được biết, điều này cũng dể hiểu bởi xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn luôn động viên khích lệ về vật chất, tinh thần, quan tâm chăm lo cho CBNGNLĐ nên ngay cả trong thực tế thế nội dung này luôn được công đoàn coi trọng và chủ động phối hợp với chính quyền khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc không chỉ trong hoạt động giảng dạy mà trong cả các hoạt động chung của nhà trường. Các nội dung còn lại (ở nội dung 1, 2, 3, 4, 5, 6) tuy kết quả khảo sát có sự tương đồng giữa 2 nhóm đối tượng nhưng lại có khoảng cách khá lớn. Trong khi CBQL, CBCĐ đánh giá cao sự phối hợp của công đoàn với chính quyền đối với hoạt động giảng dạy thì giảng viên lại cho rằng các hoạt động này chủ yếu do chính quyền triển khai. Điều đó được thể hiện trong bảng đánh giá, có tới 51,67% - 70% giảng viên cho rằng các nội dung này do Chính quyền triển khai, có 28,33% - 46,67% giảng viên cho rằng các nội dung này là công đoàn cùng với chính quyền phối hợp triển khai và chỉ có 1 số ít giảng viên cho rằng các nội dung này do công đoàn triển khai với tỷ lệ từ 1,67%

- 5%.


Qua trao đổi với 1 số thầy cô trong BCH công đoàn, chúng tôi được biết, sở dĩ có kết quả chênh lệnh này là do hầu hết giảng viên cũng chính là các công đoàn viên trong nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình cũng như khi thực hiện nhiệm vụ của công đoàn thì vẫn chính là những con người ấy nên việc phân biệt đâu là công đoàn, đâu là chính quyền đối với 1 số giảng viên vẫn còn mơ hồ. Hiện nay, ở một số Khoa, phòng, bộ môn, khi sinh hoạt tổ chuyên môn thường kết hợp sinh hoạt tổ công đoàn, công đoàn bộ phận; cùng một con người, cùng một thời gian họ làm hai nhiệm vụ và triển khai cùng một lúc. Cũng do thường xuyên họp triển khai hoạt động cùng lúc nên một số giảng viên chưa rõ về hoạt động công đoàn cũng như cách thức hoạt động của tổ chức công đoàn nên thường nhầm lẫn giữa hoạt động nào là của chính quyền, hoạt động nào là của công đoàn.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phân định rõ đâu là nhiệm vụ của công đoàn, đâu là nhiệm vụ của chính quyền trong các hoạt động phối hợp và trách nhiệm của mỗi bên đến đâu trong quá trình phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn. Đây cũng là vấn đề chung trong hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn nói chung, bởi hầu hết tại các khoa, phòng, bộ môn trong các trường chưa có cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, nhất là cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn để phận định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi phối hợp thực hiện, … mà chỉ có Quy chế phối hợp công tác giữa BCH Công đoàn trường với Ban giám hiệu nhà trường. Trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn cấp Khoa/ Bộ môn vẫn chưa có sự tham gia của công đoàn hoặc sự tham gia chưa đúng với chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; Hàng năm công đoàn với chính quyền có phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn nhưng chưa đánh giá được tính hiệu quả của công tác phối hợp để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và các biện pháp khắc phục trong quá trình phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn.

2.2.2.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

a) Khảo sát trên CBQL, CBCĐ

Để tìm hiểu về thực trạng phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 50 CBQL, CBCĐ bằng việc đưa ra câu hỏi 4 (Phụ lục 1). Kết quả khảo sát qua xử lý thể hiện qua bảng 2.6 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022