Điều Kiện Về Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Công Tác Chuyên Môn

đoàn vững mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nhà trường.

Định hướng phát triển hoạt động chuyên môn của mỗi trường Đại học, ở mỗi giai đoạn là khác nhau, do đó, công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn cũng phải có sự thay đổi linh hoạt tùy theo từng giai đoạn, từng trường để phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của ĐHTN và Bộ GD & ĐT.

1.5.2. Năng lực cán bộ quản lý

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại, để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cần phải hội tụ được những phẩm chất, năng lực hiện đại như kỹ năng hợp tác, năng lực tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, tạo động lực, phải có tầm nhìn sâu rộng, ... Do đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có bản lĩnh chính trị luôn kiên định với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phải có năng lực chuyên môn; Phải có năng lực đổi mới tư duy, năng lực thích ứng hòa nhập và hội nhập, năng lực hợp tác, năng lực kiểm tra đánh giá; phải có các kỹ năng khác nhau trong điều hành, giải quyết công việc. Biết cách làm việc với mọi người, hợp tác và tạo ra môi trường phát huy khuyến khích mọi người làm việc phát huy sáng tạo cá nhân; Biết kiểm tra, đánh giá và sử dụng đúng năng lực của từng người,...

Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục sẽ giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo nhà trường, từ đó giúp nhà trường đạt được mục tiêu và sứ mệnh cao cả của mình. Cán bộ quản lý khi thực hiện và hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ thúc đẩy các hoạt động phối hợp với công đoàn trong quản lý hoạt động chuyên môn.

1.5.3. Năng lực cán bộ công đoàn

“Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông quan bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn, được cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm và các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn” (theo khoản 1, Điều 5, Chương I, Điều lệ Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013).

Cán bộ công đoàn là nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Do đó, năng lực của cán bộ công đoàn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động công đoàn cũng như ảnh hoạt đến hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền. Thực tế hoạt động cho thấy, ở đâu có cán bộ công đoàn có năng lực, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với hoạt động của công đoàn thì ở đó hoạt động được thực hiện tốt và thu hút đông đảo CBNGNLĐ tham gia, góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện đời sống cho CBNGNLĐ trong các nhà trường.

Khi cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý có sự am hiểu về lĩnh vực mình được giao thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời phối hợp, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của chuyên môn được giao.

1.5.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giảng viên trong nhà trường là người đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo; giảng viên vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học. Đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lưc càng cao thì chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường càng được đảm bảo.

Năng lực đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng trong hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn, hoạt động chung của nhà trường. Vì đội ngũ giảng viên của nhà trường cũng chính là những công đoàn viên sinh hoạt trong tổ chức công đoàn của nhà trường, chính họ là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động của chuyên môn cũng như các hoạt động của tổ chức công đoàn. Đội ngũ giảng viên (công đoàn viên) càng có năng lực, có bản lĩnh thì việc phối hợp giữa chính quyền với công đoàn ngày càng vững mạnh, phát triển.

Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 5

1.5.5. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn

Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của nhà trường. Nó là điều kiện quan trọng góp phần bảo đảm cho hoạt động của nhà trường bên cạnh các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo như đội ngũ giảng viên, chương trình học tập, môi trường giáo dục,... Cơ sở vật chất mà thiếu và không theo kịp sự phát triển của nhà trường thì chưa đáp ứng được kỳ vọng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

cũng như hoạt động của tổ chức công đoàn, đáp ứng tốt yêu cầu ngành giáo dục - đào tạo và của xã hội.

1.5.6. Cơ chế phối hợp giữa công đoàn và chính quyền

Chính quyền và Công đoàn đều được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Công đoàn là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động trong nhà trường. Mối quan hệ giữa Chính quyền và Công đoàn là mối quan hệ trong đó thể hiện sự tôn trọng tính độc lập trong hoạt động của mỗi tổ chức, do đó cần có sự phối hợp, bàn bạc tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Hoạt động của công đoàn có được thuận lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào sự tạo điều kiện, hỗ trợ của chính quyền. Quy chế phối hợp quản lý giữa công đoàn và chính quyền chính là cơ sở pháp lý đảm bảo mối quan hệ công tác giữa hoạt động của công đoàn và chính quyền nhằm tăng cường trách nhiệm của mỗi bên trong thực hiện nhiệm vụ của công đoàn và nhà trường.

Kết luận chương 1


Quản lý của nhà trường có nhiều nội dung, song quản lý hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trung tâm và luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, bởi vì hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học không ngoài mục đích huy động sự tham gia tối đa của các nguồn lực tham gia thực hiện hoạt động chuyên môn, bởi lẽ mục tiêu hoạt động chuyên môn của trường đại học hướng đến chất lượng đào tạo, sản phẩm đầu ra (người học sau tốt nghiệp) của giáo dục đại học phải đáp ứng tối ưu đòi hỏi của xã hội. Việc liên kết giữa tổ chức công đoàn cùng với chuyên môn để tạo ra những động lực phát triển nhà trường giữ một vai trò quan trọng.

Công đoàn phối hợp với chính quyền trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học để phối hợp quản lý các nội dung: Hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ...

Quá trình phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn giữa công đoàn với chính quyền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như: Định hướng phát triển của nhà trường; năng lực cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn; cơ chế phối hợp giữa công đoàn và chính quyền, ...

Chương 2

THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về Đại học Thái Nguyên, Công đoàn ĐHTN và đơn vị khảo sát

a) Vài nét về Đại học Thái Nguyên, Công đoàn ĐHTN

Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 04 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 31/CP của Chính Phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhằm hình thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông lâm ngư nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông; nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Để hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh của mình, ĐHTN luôn kiên trì mục tiêu: “Hướng tới chất lượng, đẳng cấp và trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có uy tín trong khu vực” [6].

ĐHTN được tổ chức theo mô hình 4 cấp: ĐHTN, cơ sở giáo dục đại học thành viên và đơn vị trực thuộc, khoa (bộ môn) thuộc trường, bộ môn thuộc khoa [7].

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ĐHTN đã không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ của một đại học vùng, đa cấp, đa ngành bao gồm: các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo. Từ lúc ban đầu chỉ có 05 đơn vị thành viên, đến nay ĐHTN có tổng số 29 đơn vị trực thuộc gồm:

- 11 đơn vị đào tạo (8 cơ sở giáo dục đại học thành viên, 01 trường cao đẳng và 02 Khoa trực thuộc).

- 06 Viện nghiên cứu.

- 12 đơn vị phục vụ đào tạo và dịch vụ (gồm Khối cơ quan ĐHTN, Bệnh viện thực hành và các Trung tâm).

Công đoàn ĐHTN là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc CĐGD Việt Nam, đồng thời lại quản lý 12 CĐCS (trong đó có 7 công đoàn cơ sở trường đại học). Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn ĐHTN đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. CBNGNLĐ trong Đại học đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu, khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn, tham gia đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng ĐHTN.

Khi mới thành lập Công đoàn ĐHTN có 07 Công đoàn Cơ sở trực thuộc với

1.514 đoàn viên công đoàn. Đến nay, Công đoàn ĐHTN có 12 công đoàn cơ sở trực thuộc với 4.190 công đoàn viên, gồm:

1. Công đoàn Trường Đại học Sư phạm

2. Công đoàn Trường Đại học Nông lâm

3. Công đoàn Trường Đại học Y - Dược

4. Công đoàn Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

5. Công đoàn Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh

6. Công đoàn Trường Đại học Khoa học

7. Công đoàn Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông

8. Công đoàn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

9. Công đoàn Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên

10. Công đoàn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

11. Công đoàn Trung tâm Học liệu - Nhà xuất bản

12. Công đoàn Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai

Trong suốt qua trình hoạt động, Công đoàn ĐHTN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, của Công đoàn cấp trên và sự phối hợp tạo điều kiện của Ban Giám đốc ĐHTN. Cấp ủy, chính quyền và các công đoàn cơ sở đã quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, của Nhà nước, của cấp trên, vận dụng đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, nhà trường.

Ban Giám đốc và BCH Công đoàn ĐHTN luôn có sự đoàn kết thống nhất trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ chính trị của Đại học; có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong công tác chỉ đạo, tổ chức động viên CBNGNLĐ phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

b) Vài nét về Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông và Trường Đại học Sư phạm

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (tiền thân là Khoa Công nghệ thông tin) thuộc ĐHTN, một đơn vị đào tạo đa lĩnh vực được coi là “Hạ tầng của hạ tầng” xã hội với sứ mạng là “đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trải quan hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay, nhà trường có 01 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ; 02 ngành đào tạo Thạc sỹ và 17 ngành đào tạo trình độ đại học với quy mô gần 6000 sinh viên, học viên sau đại học. Đội ngũ giảng viên của Trường ngày một lớn mạnh, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay [32]. Tính đến 11/2017, Trường có 462 cán bộ, giảng viên, trong đó có 237 giảng viên, 28 người có trình độ Tiến sĩ và 300 Thạc sĩ [30].

Mục tiêu của nhà trường là “Phấn đấu đến năm 2020, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông sẽ trở thành trường đại học điện tử đạt đẳng cấp quốc gia, là một trong những Trung tâm hàng đầu của Việt Nam về đào tạo trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” [31].

Trường Đại học Sư phạm tiền thân là Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường luôn kiên định với sứ mạng “là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là khu vực Trung du, miền núi phía Bắc”.

Những ngày đầu thành lập, Trường ĐH Sư phạm chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên trung học phổ thông cho con em đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc với 07 chuyên ngành đào tạo, đến nay, nhà trường đã có 13 chuyên ngành tiến sĩ, 23 chuyên ngành thạc sĩ, 27 chương trình đại học [27]. Đội ngũ giảng viên của Trường ngày một lớn mạnh, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tính đến 10/2017, Trường có 547 cán bộ, giảng viên, trong đó: 309 giảng viên; 33 người có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư; 131 Tiến sĩ; 227 Thạc sĩ [29].

Mục tiêu của nhà trường là “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông; NCKH phục vụ sự nghiệp giáo

dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn giáo dục đặt ra; có năng lực ngoại ngữ, tin học đủ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế” [28].

2.1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát

a) Mục đích khảo sát

Đánh giá các nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN đã tiến hành, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.

b) Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức của CBQL, CBCĐ và giảng viên về việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn.

- Khảo sát các nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn.

c) Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát 50 CBQL và CBCĐ (Ban giám hiệu; Trưởng, phó phòng và tương đương; Trưởng, phó Khoa; Trưởng bộ môn trực thuộc trường; BCH Công đoàn trường, Chủ tịch công đoàn bộ phận); 60 giảng viên của 2 trường đại học thuộc ĐHTN là Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Công nghệ thông tin &Truyền thông.

d) Phương pháp khảo sát

Chúng tôi thiết lập hệ thống câu hỏi vào phiếu. Đối tượng khảo sát căn cứ vào các nội dung câu hỏi, các ý hỏi để đưa ra duy nhất một phương án trả lời cho các ý hỏi.

đ) Xử lý kết quả khảo sát

Tùy thuộc vào nội dung cần khảo sát mà chúng tôi xử lý kết quả bằng tính tỉ lệ phần trăm (%) hay tính điểm (quy đổi điểm tương ứng với mức độ: Mức độ 1 ứng với 1 điểm, mức độ 2 ứng với 2 điểm, mức độ 3 ứng với 3 điểm, mức độ 4 ứng với 4 điểm, mức độ 5 ứng với 5 điểm).

Cách xử lý tính điểm: sau khi quy đổi điểm ứng với các mức độ tương ứng, chúng tôi tính điểm trung bình của từng nội dung, sau đó tính điểm trung bình chung các nội dung.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí