Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Hoạt Động Của Trường Đại Học

việc ký kết hợp đồng lao động của CBNGNLĐ; đại diện CBNGNLĐ trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và nhà trường; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CBNGNLĐ; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát, ... trong nhà trường.

Chức năng tham gia quản lý:

Công đoàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, là một thay đổi về chất của tổ chức Công đoàn trong điều kiện Nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động” [20].

Tham gia quản lý là thể hiện quyền của Công đoàn. Thực hiện chức năng tham gia quản lý không có nghĩa là làm thay hay là sự can thiệp làm cản trở công việc quản lý của Nhà nước. Tham gia quản lý chính là thiết thực bảo vệ lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của công nhân, viên chức và lao động, của tập thể, của Nhà nước một cách căn bản, từ gốc và có hiệu quả ... [26].

Để thực hiện chức năng tham gia quản lý trong trường đại học, Công đoàn cần đẩy mạnh các nội dung cụ thể, như tham gia với chính quyển nhà trường xây dựng chính sách, pháp luật về những vấn đề liên quan đến người lao động như: lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức Công đoàn, quyền nghĩa vụ của CBNGNLĐ; phối hợp với nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động; tham gia với nhà trường quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của người lao động theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong nhà trường; tham gia xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường; phối hợp tổ chức các phong trào thi đua, công tác, lấy đó làm biện pháp tổng hợp nhất để CBNGNLĐ trực tiếp tham gia quản lý.

Công đoàn vận động và tổ chức cho CBNGNLĐ tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác của nhà trường. Tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, quản lý tốt vật tư, kỹ thuật, tài chính. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Kiểm tra, giám sát hoạt động của của chính quyền, chống quan liêu, tham nhũng.

Chức năng tuyên truyền, vận động:

Công đoàn tuyên truyền, vận động CBNGNLĐ nhận thức đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của nhà trường; tuyên truyền, vận động CBNGNLĐ tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường; tuyên truyền, vận động CBNGNLĐ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hiểu rõ lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể, của nhà trường, đòi hỏi CBNGNLĐ phải thực hiện tốt nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm của mình, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường.

Công đoàn các trường đại học chính là các công đoàn cơ sở trong sơ đồ tổ chức hệ thống Công đoàn Việt Nam, là nền tảng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, do đó, cũng là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chức năng của Công đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở chỉ vững mạnh khi thực hiện tốt các chức năng trên của tổ chức công đoàn. Chức năng Công đoàn là một chỉnh thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

1.3.2. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động của trường đại học

Mỗi trường đại học có một vị trí, chức năng khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể của mỗi trường.

Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 4

Tuy nhiên, nhiệm vụ và quyền hạn chung của các trường đại học được thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học như sau:

1) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.

2) Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

3) Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

4) Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

5) Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.

6) Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.

7) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

8) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.

9) Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.

10) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.

11) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. [25]

1.4. Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học

1.4.1. Mục tiêu phối hợp

Mục tiêu phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học không ngoài mục đích huy động sự tham gia tối đa của các nguồn lực tham gia thực hiện hoạt động chuyên môn, bởi lẽ mục tiêu hoạt động chuyên môn của trường đại học hướng đến chất lượng đào tạo, sản phẩm đầu ra (người học sau tốt nghiệp) của giáo dục đại học phải đáp ứng tối ưu đòi hỏi của xã hội.

1.4.2. Nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường Đại học

Công đoàn phối hợp với chính quyền tham gia quản lý nhà trường theo quy định. Tham gia với chính quyền về các chủ trương, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; về các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của CBNGNLĐ. Tổ chức và

vận động CBNGNLĐ tham gia các hoạt động xã hội, các biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, ...

Công đoàn tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ chính sách khác và các quy định có liên quan đến CBNGNLĐ.Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn thực hiện công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách ngành, nghề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của CBNGNLĐ trong nhà trường.

Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo của CBNGNLĐ. Phối hợp với Ban giám hiệu giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo của CBNGNLĐ. Tham gia tố tụng bảo về lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ.

Công đoàn tham gia với cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu về công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường. Phối hợp với Ban giám hiệu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động; tham gia các hội đồng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến CBNGNLĐ. Tham gia cải cách hành chính, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

Công đoàn phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức các phong trào thi đua và các cuộc vận động mang tính chất xã hội rộng lớn trong đoàn viên công đoàn và CBNGNLĐ. Vận động CBNGNLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia các hoạt động xã hội; xây dựng nếp sống văn hóa trong các cụm dân cư nơi CBNGNLĐ sinh sống và trong nhà trường [21].

Các nội dung công đoàn phối hợp với chính quyền trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học gồm:

1.4.2.1. Quản lý hoạt động giảng dạy

Quản lý trường đại học bao gồm nhiều lĩnh vực như: Quản lý đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý đội ngũ cán bộ, quản lý sinh viên, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ, ...

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo của trường đại học, nhà trường cần quản lý chất lượng tất cả các lĩnh vực quản lý. Trong các lĩnh vực quản lý nêu trên thì quản lý hoạt động giảng dạy là lĩnh vực quan trọng nhất bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đào tạo, tác động đến uy tín và thương hiệu của nhà trường, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội.

Quản lý hoạt động giảng dạy là quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy giảng viên theo chức danh và nhiệm vụ đảm nhận, phân công giảng dạy của giảng viên; quản lý việc biên soạn đề cương môn học, đề cương bài giảng; quản lý phát triển chương trình môn học và tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập; việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy; kiểm tra nề nếp lên lớp và nhiệm cụ giảng dạy của giảng viên. Ngoài ra, công đoàn và chính quyền phối hợp quản lý quản lý giờ dạy, chuẩn bị giờ dạy; và hồ sơ chuyên môn; quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy và công tác thi đua giảng dạy của giảng viên; quản lý sinh hoạt tổ chuyển môn; quản lý phương tiện thiết bị dạy học; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; quản lý công tác bồi dưỡng sinh viên và các hoạt động năng khiếu, xã hội; quản lý việc bồi dưỡng giảng viên,...

Quản lý xây dựng kế hoạch giảng dạy giảng viên theo chức danh và nhiệm vụ đảm nhận phải căn cứ vào định hướng, mục tiêu chương trình của Bộ GD&ĐT và dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, của ĐHTN về các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt, các bước thực hiện, thời gian tương ứng và các biện pháp để thực hiện. Căn cứ kế hoạch phân công của trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn, hàng năm, giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy được giao. Xây dựng kế hoạch giảng dạy là nhiệm vụ quan trọng giúp giảng viên xác định được mục tiêu công tác giảng dạy trong năm học, cụ thể là chỉ tiêu của từng lớp mà học được giao phụ trách giảng dạy đồng thời tìm ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra; mặt khác, khi xây dựng kế hoạch giảng dạy giảng viên phải căn cứ vào năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của giảng viên, điều kiện cụ thể của nhà trường, quyền lợi của sinh viên, đặc điểm yêu cầu của mỗi lớp sinh viên, ...

Giảng viên lên lớp thì việc biên soạn đề cương môn học, đề cương bài giảng là vô cùng quan trọng. Nó thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, kỹ

năng, trình tự giảng viên tổ chức thực hiện, các bước tiến hành trong từng tiết giảng, từng bài giảng hay chuyên đề giảng dạy và thời gian phân bố cho mỗi nội dung giảng dạy. Đề cương chi tiết bài giảng là tài liệu bắt buộc đối với giảng viên lên lớp, là căn cứ quan trọng để học viên chủ động lập kế hoạch tự tổ chức nghiên cứu, học tập, rèn luyện. Đề cương chi tiết bài giảng vừa đảm bảo kiến thức cơ bản của chương trình, giáo trình; vừa mở rộng, nâng cao và cập nhật kiến thức do giảng viên chủ động nghiên cứu. Việc quản lý biên soạn đề cương môn học, đề cương bài giảng của giảng viên nhằm đảm bảo nội dung trình bày trong đề cương bài giảng phải bám sát khung chương trình và giáo trình để tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất.

Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học là một nội dung trọng tâm trong quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường. Đổi mới cách dạy của thầy là hướng đến làm thay đổi tính chất hành động nhận thức của học trò từ tái hiện sang sáng tạo, đổi mới cách học của trò từ thụ động sang chủ động, tăng cường rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và đời sống. Để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cần tổ chức cho giảng viên nghiên cứu, quán triệt yêu cầu đổi mới, tổ chức cho giảng viên thực hiện đổi mới, tổ chức thao giảng, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn để góp phần đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, ... [12].

Bên cạnh việc lập kế hoạch, phổ biến, hướng dẫn thực hiện thì cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, nề nếp lên lớp của giảng viên thông qua các bộ máy quản lý nhà trường (Ban giám hiệu, Khoa, Tổ chuyên môn và phối hợp với Công đoàn nhà trường, công đoàn bộ phận Khoa, Tổ công đoàn), phân công theo dõi nắm tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, nề nếp lên lớp, ... thông qua việc thực hiện trên lớp, sổ đầu bài, dự giờ, thời khóa biểu, phân phối chương trình, ... Trên cơ sở đề cương bài giảng, giáo án của giảng viên, dự giờ giảng của giảng viên, kết quả điểm môn học, kết quả kiểm tra của phòng chức năng và thă dò ý kiến sinh viên,... Khoa đánh giá và điều chỉnh việc giảng dạy của giảng viên, ra đề thi cho phù hợp với mục tiêu và đối

tượng người học, giúp giảng viên thiết kế nội dung, sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với người học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và tập thể giảng viên.

Đối với những tập thể và cá nhân thực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, công đoàn chủ động hoặc đề xuất với chính quyền khen thưởng định kỳ vào dịp tổng kết năm học hoặc khen thưởng đột xuất đối với những tấm gương giảng dạy, những điển hình tiên tiến trong nhà trường nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ giảng viên đồng thời nhân rộng, đẩy mạnh tuyên truyền những tấm gương nhà giáo tiêu biểu.

Trong các hoạt động của chính quyền đều có sự tham góp của Công đoàn, Công đoàn tuyên truyền các chủ trương, định hướng của Nhà nước, Bộ GD&ĐT và của nhà trường để CBNGNLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, đồng thời động viên, khích lệ, tạo động lực, phát hiện và đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân là điển hình của đơn vị, tổ chức các hoạt động như thi những giờ giảng hay, thi dạy giỏi, ... giúp giảng viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các đơn vị khoa, phòng trong nhà trường, đặc biệt là các đơn vị khoa, nơi sở hữu một lực lượng cán bộ, nhà giáo có trình độ chuyên môn, được đào tạo cơ bản và có tiềm năng NCKH. Hoạt động NCKH là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy của giảng viên. Quản lý hoạt động NCKH nhằm đảm bảo cho hoạt động NCKH của giảng viên diễn ra theo đúng kế hoạch xây dựng.

Trong quản lý hoạt động NCKH thì việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học là khâu đầu tiên, định hướng và chi phối toàn bộ hoạt động quản lý. Để thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động NCKH của nhà trường thì việc chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của các khoa hàng năm, cụ thể hóa từng hạng mục, nội dung cũng như gắn với vai trò, trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân sẽ giúp cho các đơn vị lãnh đạo và tổ chức thực hiện nội dung nghiên cứu khoa học. Kế hoạch sẽ không có giá trị một khi không có sự phân công, giao nhiệm vụ cho từng mảng, bộ phận và từng cá nhân trong các đơn vị cũng như việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ.

Thông qua hoạt động khoa học, các giảng viên có điều kiện trau dồi kiến thức, kỹ năng trong lao động khoa học đồng thời bổ sung, tích lũy kiến thức thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động NCKH góp phần hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy. Do đó cần động viên, khuyến khích CBNGNLĐ tích cực tham gia các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ và chủ động, tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar, các dư án, chương trình về khoa học công nghệ, các diễn đàn khoa học của Trường, của Tỉnh, của Ngành và Trung ương.

Hàng năm vào dịp tổng kết năm học hoặc khi có thành tích đặc biệt xuất sắc về NCKH, công đoàn chủ động đề xuất hoặc phối hợp với chính quyền khen thưởng và vinh danh các cán bộ quan lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu xuất sắc. Coi đây là động lực để thúc đẩy hoạt động NCKH của các tập thể và cá nhân trong nhà trường.

Công đoàn và chính quyền động viên CBNGNLĐ, đoàn viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học cả về số lượng và chất lượng. Vận động đoàn viên tích cực tham gia và thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo nhằm tạo cơ hội cho cán bộ đi trao đổi, học tập nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại của các nước. Thúc đẩy hoạt động NCKH góp phần đưa các tiến bộ của khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong quản lý, giảng dạy của nhà trường, tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học

1.5.1. Định hướng phát triển hoạt động chuyên môn của trường Đại học

Xuất phát từ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của Bộ Giáo dục tạo, của ĐHTN, các trường đại học sẽ có những chủ trương, định hướng phù hợp phát triển nhà trường, trong đó có hoạt động chuyên môn.

Căn cứ vào các văn bản của cấp trên, các nhà trường tùy theo tình hình thực tế cụ thể hóa các văn bản phù hợp với thực tiễn đơn vị, xây dựng văn bản triển khai, có sự phối hợp công tác giữa công đoàn và chính quyền nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, xây dựng tổ chức công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022