Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức về chức năng của tổ chức công đoàn trong trường ĐH 32

Bảng 2.2. Nhận thức về vai trò của công đoàn trong tham gia quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học 36

Bảng 2.3. Nhận thức về nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn 38

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ) 42

Bảng 2.5. Thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy (Khảo sát trên giảng viên) 44

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản

lý hoạt động nghiên cứu khoa học (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ) 47

Bảng 2.7. Thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (Khảo sát trên Giảng viên) 49

Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động của CĐBP về phát triển hoạt động chuyên môn cho giảng viên (Khảo sát trên giảng viên) 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn 53

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ) 74

Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 2

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ) 76

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý trong Đại học Vùng 12

Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý các trường ĐH thuộc ĐH Vùng 13

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phân cấp quản lý giữa công đoàn và chính quyền 14

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy 43

Biểu đồ 2.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 48

Biểu đồ 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp 75

Biểu đồ 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp 77

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, nhằm hình thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm NCKH&CGCN tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông lâm ngư nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, CNTT&TT; nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Để hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh của mình, ĐHTN luôn kiên trì mục tiêu: “Hướng tới chất lượng, đẳng cấp và trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có uy tín trong khu vực” [4].

Đại học Thái Nguyên là một trong những Đại học trọng điểm của cả nước (một trong ba đại học vùng trực thuộc Bộ GD&ĐT: ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên). ĐHTN là Đại học vùng, đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ về nguồn nhân lực của các địa phương trong khu vực, đặc biệt là các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực và tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho người học, con em các dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra cho ĐHTN là làm thế nào để phát huy các thế mạnh của Đại học vùng để đáp ứng yêu cầu xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm chính là nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH&CGCN, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn, đặc biệt là hoạt động chuyên môn tại các trường đại học trực thuộc ĐHTN.

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung của ĐHTN, các tổ chức công đoàn xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ĐHTN và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc ĐHTN.

“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho

cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [24].

Tổ chức công đoàn tại các trường thuộc ĐHTN (chính là các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ĐHTN) là nền tảng của tổ chức Công đoàn, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chức năng công đoàn. Trong ba chức năng của tổ chức công đoàn thì chức năng phối hợp với chính quyền tham gia quản lý là chức năng đặc biệt. Công đoàn nhà trường có vai trò quan trọng giúp Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường, Công đoàn tham gia quản lý (trong đó tham gia quản lý hoạt động chuyên môn là nòng cốt) là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động công tác công đoàn vì tổ chức công đoàn thông qua việc phối hợp với chính quyền để quản lý các hoạt động của nhà trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn trong các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc ĐHTN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc ĐHTN.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Phối hợp giữa công đoàn và chính quyền ở trường đại học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học.

4.2. Khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.

4.3. Đề xuất biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên đã được triển khai cụ thể bằng một số hoạt động tuy nhiên còn hạn chế, chưa được cán bộ quản lý các nhà trường quan tâm đúng mức nên chưa có những biện pháp phù hợp trong việc phối hợp quản lý hoạt động này. Nếu đề xuất được các biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, đảm bảo phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng, quy chế hoạt động của công đoàn, phù hợp với đặc điểm của nhà trường và xu hướng phát triển giáo dục sẽ nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học thuộc ĐHTN.

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu chủ yếu trong thời gian từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2016

- 2017.

- Việc khảo sát thực trạng được tiến hành tại Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc ĐHTN.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, chỉ thị nghị quyết, sách báo, các công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại

Trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên nhằm thu thập những thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin về thực trạng hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn hiện nay phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.

7.2.3. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực công đoàn, lãnh đạo Đại học và các ban của ĐHTN, lãnh đạo nhà trường và các phòng chức năng của một số trường đại học về các biện pháp đề xuất của đề tài.

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả, khảo sát tỉ lệ trung bình, tỉ lệ %...

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được chia làm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học.

Chương 2: Thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.

Chương 3: Biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC


1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay trên thế giới có 3 tổ chức công đoàn quốc tế:

Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) thành lập 3/10/1945 đây là tổ chức của lao động thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Hiện nay, tổ chức này có 102 tổ chức công đoàn thành viên ở 74 nước với tổng số đoàn viên khoảng 407 triệu người.

Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do (CFTU), thành lập vào năm 1949 tại Luân Đôn. Hiện nay CFTU có khoảng 140 triệu thành đoàn viên thuộc 160 trung tâm công đoàn ở 120 nước trên thế giới.

Liên hiệp Công đoàn thế giới (WCL) thành lập năm 1920 tại Hà Lan có khoảng 25 triệu đoàn viên ở 60 quốc gia [34].

Công đoàn Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU).

Trong thời gian qua, có một số nhà khoa học đã bố những công trình nghiên cứu liên quan đến việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền như phối hợp với chính quyền trong chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên, phối hợp với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, ....

Tác giả Vũ Thị Thanh Tâm với nghiên cứu“Phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên” đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn tại Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN. Luận văn mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi của một trường đại học Sư phạm chứ chưa nghiên cứu trong phạm vi các trường đại học thuộc ĐHTN (một đại học vùng) [11].

Công trình của tác giả Phùng Văn Cao với đề tài“Phối hợp quản lý giữa Ban giám hiệu với tổ chức Công đoàn trong chăm lo đời sống cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt

động phối hợp giữa Ban giám hiệu và tổ chức công đoàn trong chăm lo đời sống cho giáo viên hiện nay và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ban giám hiệu với tổ chức công đoàn trong chăm lo đời sống cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình [3].

Bài báo của tác giả Lương Thị Việt Hà với chủ đề “Biện pháp tăng cường phối hợp giữa Công đoàn với Nhà trường trong xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học phổ thông” đã đưa ra một số biện pháp tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Công đoàn và nhà trường THPT trong xã hội hóa giáo dục (XHHGD), thống nhất mục tiêu, yêu cầu và nội dung XHHGD giữa CĐ với nhà trường; hình thành bộ máy phối hợp giữa CĐ với nhà trường; xác định rõ trách nhiệm của từng bên và hình thành cơ chế phối hợp giữa CĐ với nhà trường; phát huy vai trò của tổ chức CĐ ở các cấp, từng CĐ viên, CĐ tổ chuyên môn và CĐ trường; huy động sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội khác thông qua sự vận động, thuyết phục của tổ chức Công đoàn [9].

Các nghiên cứu tập trung phân tích, bàn luận đến việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên; quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ công đoàn; quản lý hoạt động giảng dạy; hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục của một tỉnh; quản lý hoạt động chuyên môn ở một trường đại học cụ thể nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc một Đại học vùng như Đại học Thái Nguyên.

Tuy nhiên, những công trình khoa học, bài báo của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu để tác giả tiếp thu và hoàn thiện đề tài “Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên”.

1.2. Một số khái niệm có liên quan

1.2.1. Quản lý

Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, ...). Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu nhiều góc độ tiếp cận để có những quan điểm khác nhau về khái niệm này. Dù tiếp cận ở góc độ nào đi chăng nữa, quản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022