Nhận Dạng Những Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam Hiện Nay.


địch chống phá Việt Nam. Thành lập được các Ban chỉ đạo chuyên môn để chuyên theo dõi, báo cáo, tìm hiểu các hoạt động và dự đoán được các diễn biến mới, các “chiêu thức” mới mà các lực lượng thù địch có thể dùng để chống phá chúng ta.

Việc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam còn phụ thuộc vào việc quản lý chặt chẽ các phương tiện truyền thông, nhất là các hoạt động kinh doanh internet, các trang báo điện tử, yêu cầu hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, chú trọng tính tư tưởng góp phần làm lành mạnh xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

2.2. Nhận dạng những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

2.2.1. Về khái niệm phê phán, đấu tranh và các khái niệm liên quan.

Khái niệm phê phán, theo Từ điển tiếng Việt là: “vạch ra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án.” [91 - tr.999].

Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện mâu thuẫn giai cấp thì các giai cấp luôn đấu tranh với nhau trên ba mặt trận chính là kinh tế, chính trị và tư tưởng. Trong đó, giai cấp thống trị thông qua đội ngũ những nhà tư tưởng và các công cụ quyền lực của mình luôn tìm cách tác động đến các mối quan hệ xã hội nhằm biến hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội và tìm mọi cách bảo vệ và xây dựng chế độ đó. C.Mác và Ăngghen đã nhận định, rằng: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị.” [14- tr.625]. Thêm vào đó, giai cấp tư sản luôn tìm nhiều cách một mặt, tuyên truyền, bảo vệ hệ tư tưởng tư sản, mặt khác xuyên tạc, phủ nhận học thuyết Mác-Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Đó là cuộc đấu tranh về lý luận mang tính chất một mất, một còn. Lênin chỉ rõ, không có hệ tư tưởng trung gian, chỉ có hệ tư tưởng tư sản


hoặc hệ tư tưởng vô sản, mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng vô sản đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản.

Trong luận án này,“phê phán”được hiểu là vạch trần để bác bỏ những quan điểm thù địch và sửa chữa, uốn nắn những quan điểm lệch lạc trong nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Về khái niệm đấu tranh, Từ điển tiếng Việt quan niệm “Đấu tranh là dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hay giành lấy.”[91 - tr.400]. Theo đó, đấu tranh được hiểu như là hành động thiên về thực tiễn và chỉ diễn ra trong xã hội loài người.

Đấu tranh xã hội gồm ba mức độ: một là, đấu tranh trong nội bộ, nội bộ trong nhân dân, nội bộ trong Đảng, hay nội bộ trong cơ quan, đơn vị nào đó làm cho nhân dân, cán bộ, đảng viên, đồng chí, đồng đội trong nội bộ đó hiểu về vấn đề gì đó; hai là, đấu tranh đến mức phản bác nhau, ở mức độ này đấu tranh bao gồm cả sự phê phán, phê phán đối với những khuynh hướng dao động, mơ hồ nhưng vẫn có thể đi đến thống nhất khi vấn đề được làm rõ; ba là, hình thức cao nhất của đấu tranh là đấu tranh giữa các tư tưởng đối lập nhau, một bên đưa ra quan điểm một bên bác bỏ ngay. Khi đó hai bên phủ nhận nhau đối với những vấn đề mang tính nguyên tắc, không dung hòa được với nhau.

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 8

Đấu tranh giai cấp là biểu hiện tiêu biểu của đấu tranh xã hội. Trong xã hội còn giai cấp sẽ có mâu thuẫn giai cấp và tất yếu có đấu tranh giai cấp. Trong điều kiện hiện nay, giữa các giai cấp đối lập nhau về lợi ích thì đấu tranh giai cấp vẫn là cuộc đấu tranh bao trùm nhất. Đấu tranh giai cấp có nhiều nội dung: Đấu tranh kinh tế là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích kinh tế đối lập nhau; Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh nhằm giành hoặc giữ chính quyền; Đấu tranh tư tưởng là cuộc đấu tranh nhằm phê phán những tư tưởng đối lập, khắc phục những tư tưởng lệch lạc, sai trái...


Đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người vẫn còn là một trong những động lực phát triển của xã hội. Đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại là động lực của phát triển xã hội. Hơn thế nữa, thông qua đấu tranh giai cấp, chính bản thân các giai cấp cách mạng cũng được cải tạo, được rèn luyện bản lĩnh cách mạng, những non nớt, thiếu sót, những nhận thức thiên kiến chủ quan, ấu trĩ sẽ dần bị mất đi qua đó họ càng trưởng thành và làm đúng quy luật hơn.

Hiện nay, các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau đang trong xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển, do đó, có khuynh hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Nhưng không vì thế mà phủ nhận tính khách quan của đấu tranh giai cấp trong quốc gia và trên bình diện quốc tế. Cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa hai chế độ CNTB với CNXH vẫn đang tiếp diễn, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô là sự trả giá cho những khuynh hướng hữu khuynh, những sai lầm mất cảnh giác... Sự thất bại đó minh chứng rằng, các thế lực thù địch, lực lượng đối lập chẳng những không từ bỏ đấu tranh giai cấp mà còn quyết liệt hơn với những chiêu bài tinh vi, gian xảo hơn.

Hiện nay, nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội cuộc đấu tranh ấy diễn ra giữa một bên là Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống chính trị Việt Nam, liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức với một bên là các tổ chức, các phần tử chống phá độc lập dân tộc và CNXH, phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nước ta. Nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với nội dung rộng lớn, hình thức phong phú và phức tạp.

Nội hàm và ý nghĩa cơ bản của đấu tranh - phê phán những quan điểm

phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, được hiểu là việc vạch trần


bản chất, âm mưu và thủ đoạn của các lực lượng thù địch cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, hòng phủ nhận CNXH và các biện pháp, cách thức để xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đó cũng là sự nghiệp bảo vệ, làm rõ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Thực chất đó là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực lý luận, chính trị - tư tưởng và qua việc phê phán các quan điểm sai trái, thù địch để tạo nên sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất về ý chí, tư tưởng và đội ngũ trong toàn Đảng, toàn dân tộc vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Khái niệm phủ nhận, theo từ điển Tiếng Việt: “phủ nhận là: không thừa nhận là đúng, là có thật.” [91- tr.1015]. Như vậy có thể hiểu phủ nhận là không công nhận, không thừa nhận, không đồng ý, không đồng tình, hay phản bác, phản đối lại những ý kiến hoặc luận điểm nào đó.

Theo từ điển Tiếng Việt, “quan điểm là điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề, đó là cách nhìn, cách suy nghĩ, ý kiến, trình bày quan điểm về vấn đề nêu ra.” [90- tr.771]. Do điểm xuất phát trong suy nghĩ của mỗi người khác nhau, do tính không đồng đều về trình độ hiểu biết, về thành phần xuất thân, địa vị xã hội, lợi ích giai cấp, lợi ích cá nhân, cách thức tiếp cận, và do thực tiễn phong phú đa dạng... từ đó quan điểm của cá nhân, tập thể nào đó trước các sự vật hiện tượng thường không giống nhau, thậm chí đối lập nhau. Hệ quả là có quan điểm đúng đắn, quan điểm sai trái…

Sai trái” nghĩa là không đúng, không phù hợp với lẽ phải, lẽ ra không nên làm, không nên có.” [90 - tr 814]. Vậy, đó có thể là một việc làm sai trái, những biểu hiện sai trái, hành động sai trái. Những quan điểm sai trái này có thể xuất hiện ở nhiều chủ thể với nhiều cấp độ, có thể là các lực lượng thù địch, nhưng cũng có thể là cán bộ, đảng viên, quần chúng...do nhận thức chưa đầy đủ, nhận thức không đúng mà mắc phải.


Vậy, phủ nhận quan điểm sai trái là không thừa nhận các ý kiến trái với lẽ phải, đi ngược lại xu thế khách quan của thời đại.

2.2.2. Nội dung các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là các quan niệm, lập luận, ý kiến nhằm bác bỏ những biện pháp xây dựng CNXH hiện thực ở Việt Nam. Về đại thể, quan điểm này có những nội dung sau: Một, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận về xây dựng CNXH ở Việt Nam; hai, phủ nhận sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; ba, phủ nhận khả năng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; bốn, phủ nhận dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN...

Mục đích của các thế lực thù địch, là làm cho người dân Việt Nam hoài nghi thành quả cách mạng, nhìn vào thực tại xã hội chỉ thấy bất ổn, bế tắc và cho rằng mọi vấn đề ấy đều do việc lựa chọn sai lầm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó gây mất lòng tin vào CNXH, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, gieo rắc tâm lý hoài nghi, bất bình trong xã hội, nhen nhóm sự chống phá, đòi thay đổi chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam.

Cơ sở lý luận của những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam về cơ bản dựa trên ba hệ thống lý thuyết chính:

Một, dựa vào các lý thuyết tư sản, các lý thuyết chống cộng…để cắt nghĩa quy luật phát triển của lịch sử. Điển hình là lý thuyết tư sản hiện đại như “hậu tư bản”, “hội tụ”, “xã hội hậu công nghiệp”, “lý thuyết các nền văn minh” và “chủ nghĩa xã hội dân chủ”… Các lý thuyết này, trực tiếp hoặc gián tiếp, đều biện minh cho sự tồn tại của chế độ TBCN, phủ nhận xu thế đi lên CNXH

Hai, dựa vào lý luận của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng và cơ hội về chính trị để chống lại CNXH, phủ nhận xu thế xã hội hóa của xã hội


hiện đại. Các lý thuyết này đều tập trung xuyên tạc những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về lợi ích chính đáng của cá nhân và khả năng đảm bảo sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân trong mối quan hệ với toàn thể xã hội trong xã hội XHCN, về khả năng phát triển hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể và cả xã hội trong CNXH… để từ đó làm sai lệch, “bóp méo” những nội dung khoa học, cách mạng và nhân văn đích thực của CNXH.

Ba, dựa vào chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ h ội hiện đại để xuyên tạc,

cắt xén học thuyết Mác - Lê nin về CNXH, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền CNXH. Các thế lực thù địch và những kẻ nhẹ dạ cho rằng, thời đại ngày nay là thời đại của lợi ích quốc gia - dân tộc, rằng vấn đề giai cấp và lợi ích giai cấp dường như đang mờ đi và nhường chỗ cho lợi ích quốc gia - dân tộc. Họ cố tình lảng tránh một thực tế là, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chủ thể đại diện cho lợi ích quốc gia - dân tộc bao giờ cũng là một trong hai giai cấp cơ bản: hoặc là giai cấp tư sản hoặc là giai cấp công nhân. Quan điểm của hai giai cấp ấy sẽ quy định tính chất giai cấp của vấn đề dân tộc hiện đại. Đặc điểm lợi ích giai cấp công nhân mang tính đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc, với tư cách là giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp công nhân là người lãnh đạo quá trình phát triển của các dân tộc trong thời đại ngày nay

- thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là quy luật của thời đại ngày nay.

Ngoài ra, còn một số quan điểm mang tính triết trung, ngụy biện, siêu hình…được sử dụng kết hợp với các thủ đoạn tâm lý chiến. Thường thấy nhất là các thủ đoạn cắt xén chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc và bôi nhọ sự thật, lịch sử; kích động các tâm lý kỳ thị, thù hằn…


Nội dung các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam gồm:

Một là, xuyên tạc, nhằm tiến tới phủ nhận, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng lý luận của đổi mới tư duy về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Chúng công kích chủ nghĩa Mác - Lênin “đã lỗi thời” chỉ phù hợp thế kỷ XIX, không còn phù hợp hiện nay. Chúng cho rằng: “Trào lưu cộng sản đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử…trong đó có thành quả về giành quyền tự quyết cho nhiều dân tộc bị áp bức” [87 - tr.101]. Xuyên tạc rằng, kết luận của chủ nghĩa Mác là ảo tưởng và “cùng với thời gian, những dự kiến của Marx về tương lai ngày càng bị xem là những viễn tưởng mờ mịt.” [83 - tr.4,5].v.v.

Chúng lại “ngụy biện” rằng: “thực chất công cuộc đổi mới là chúng ta dám phá bỏ những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là đấu tranh giai cấp,…chúng ta phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đổi mới này, cho nên mới được như ngày nay.” [71 - tr.1]

Các thế lực thù địch xuyên tạc rằng trong điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng nhưng: “thực ra chủ nghĩa Mác - Lênin và ngay cả tư tưởng Hồ Chí Minh nữa đối với Việt cộng nó cũng chỉ là cái phao rách nát.” [71 - tr.1]

Họ cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin cũng là một “kinh thánh”, một “hệ tư tưởng đức trị kiểu phong kiến”. Các phần tử thù địch cũng đã phủ nhận tính khách quan của sự tiếp cận hệ tư tưởng XHCN trong quá trình Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước, khi cho rằng: “Mặt tiêu cực của sự gặp gỡ giữa dân tộc Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng với trào lưu cộng sản là đã du nhập vào đất nước mình một mô hình xã hội chủ nghĩa không tư ởng, tạo môi trường cho những yếu tố hủ bại hãnh tiến lên ngôi, phá hoại kỷ cương, phá hủy những giá trị lương thiện và tiến bộ.” [ 87 - tr. 37]


Những luận điệu trên đây là rất nguy hiểm, bởi thực chất là muốn phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiến tới phủ định mục tiêu và định hướng phát triển đi lên CNXH ở nước ta. Thay vào đó là những mô hình và “con đường thứ ba” hoặc trắng trợn hơn là con đường TBCN. Điểm mấu chốt nhất của mớ “lý luận” này là sự cắt nghĩa những thay đổi và phát triển của Việt Nam thời gian qua tách rời với chủ nghĩa Mác - Lênin !

Lý luận về công cuộc đổi mới ở Việt Nam thời gian qua đã vận dụng cả

phương pháp luận và nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đặt ra ở mức sâu rộng và giải quyết, tuy mới ở bước đầu, song cũng có không ít những thành tựu cơ bản. Tính mới là ở chỗ, lý luận đã đặt ra ở tầm tổng thành những vấn đề lớn về kinh tế như phát triển lý luận về sở hữu, về sản xuất hàng hóa, về kinh tế thị trường cùng những yêu cầu riêng do đặc thù của nó ở Việt Nam. Về chính trị xã hội, cũng đã đặt ra nhiều vấn đề như dân chủ hóa và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị, lý luận về nhà nước pháp quyền, về sự hình thành một cơ cấu giai cấp - xã hội mới… dựa trên những chế ước tất yếu của kinh tế thị trường và yêu cầu nghiêm ngặt của định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong thời kỳ đổi mới, nhiều tư duy mới của Đảng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là có tính đột phá, song vẫn nhận ra rất rõ cả về phương pháp luận và nội dung tính chất Mác - Lênin trong những quan niệm ấy. Sự chuyển biến trong nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là rõ nét. Chẳng hạn, từ cơ chế thị trường đến kinh tế thị trường định hướng XHCN; từ công nghiệp hóa đến đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới kinh tế tri thức và gắn với bảo vệ môi trường tài nguyên; từ tăng cường pháp chế XHCN đến xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân cả về thiết chế và thể chế, cả việc phân định rõ các quyền và giám định quyền; nhận thức về chủ nghĩa tư b ản cũng có sự chuyển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022