Chủ Thể Và Thủ Đoạn Của Các Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam.


soát được những hoạt động của nhà nước,… không có pháp luật thích hợp cũng như không có tự do cọ xát những tư tưởng khác nhau thì cũng không thể có phát triển. [85 - tr.12]

Như vậy, nội dung mà các thế lực thù địch chống phá, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta là trên nhiều mặt, song thường tập trung vào những vấn đề cốt lõi của tiến trình xây dựng CNXH. Đó là sự chống phá quy mô và thâm hiểm vào những biện pháp cơ bản trên lĩnh vực chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa tư tưởng…của Việt Nam.

Tóm lại, các luận điểm sai trái này có điểm chung: một là, hướng đến mục tiêu thay đổi vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; hai là, thay đổi tính chất XHCN của Nhà nước ta; ba là hướng đến mục tiêu làm thay đổi chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam.

Nhận diện rõ hình thức tồn tại, thủ đoạn của những tư tưởng chống phá đó là cần thiết để chúng ta có đối sách xử lý kịp thời trong thời gian tới.

2.2.3. Chủ thể và thủ đoạn của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Hoạt động chống phá Đảng cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước Việt Nam là hoạt động phổ biến của các đối tượng thù địch nhằm mục tiêu tách rời Đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân, hoài nghi thành quả cách mạng trong quá khứ, xét lại thành tựu...

Trong thực tế, chủ thể của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam gồm:

Một là, các thế lực của chủ nghĩa đ ế quốc và phản động quốc tế.

Hoạt động phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thường được các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ, tiến hành. Thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” các nước này huy động tổng hợp các hoạt động chính trị, kinh tế và văn hóa, lợi dụng các tổ chức quốc tế do CNTB hiện đại đang lũng đoạn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.


lợi dụng các tổ chức phi chính phủ và nhiều hình thức khác để chống phá CNXH ở Việt Nam.

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 10

Hai là, bọn phản động là người Việt ở nước ngoài và ở trong nước. Nhóm này được các thế lực phản động quốc tế, các thế lực đế quốc dung dưỡng và trở thành công cụ đắc lực, xung kích cho địch chống phá quyết liệt Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam từ nước ngoài kiểu như Bùi Tín, K’sor Kớk... Chúng tán phát tài liệu phản động thông qua các kênh truyền hình, đài phát thanh, các báo, tạp chí phương Tây để tuyên truyền phản động, xuyên tạc thực tế, gây nhiễu loạn thông tin và phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Có những nhóm ở trong nước, hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn. Đây là những phần tử bất mãn, có quan điểm đối lập với chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Trong số đó có những người đã từng theo cách mạng như Hoàng Minh Chính, Lữ Phương, Hà Sỹ Phu...

Ngoài ra, nhóm này còn có những chức sắc tôn giáo đi ngược lại lợi ích dân tộc như Nguyễn Văn Lý, những phần tử trong chế độ cũ không chịu cải tạo như Nguyễn Gia Kiểng…

Nhìn chung nhóm đối tượng này là tay sai cho các nước đế quốc và bọn phản động quốc tế để chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Ba là, những phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa.

Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã sớm cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa là: “nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.” [37- tr.198] bắt nguồn từ tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và quan trọng nhất là từ sự suy thoái phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, quan liêu, tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đây là nhóm đang “tự diễn biến” và là nguy cơ làm biến chất, sụp đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.


Văn kiện Đại hội IX Đảng ta chỉ rõ: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng… là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta.” [33 - tr.76]. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên yếu kém cả về năng lực lẫn phẩm chất đạo đức, dẫn đến phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu tính chiến đấu trong bảo vệ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI: về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, Đảng ta đánh giá: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.” [42 - tr.22].

Trong các nhóm đối tượng trên điểm chung của họ biểu hiện dưới hai dạng: thứ nhất, họ đều là cán bộ đảng viên; thứ hai, họ đã suy thoái đạo đức, phai nhạt lý tưởng cách mạng. Trong nhóm đối tượng đó có cả những người từng phục vụ cách mạng, từng giữ những chức vụ trong hệ thống chính trị, động cơ của họ là nhằm trục lợi, nhân tố tác động trực tiếp là vì lợi ích kinh tế, vì tiền, một khi sự liên kết của những người có thế mạnh kinh tế với những thế lực có quyền lực, sẽ hình thành lên những nhóm lợi ích, họ đấu tranh giành lợi ích về cho nhóm mình bất chấp lợi ích của xã hội, tình trạng xấu có thể xảy ra đó là, khi nhóm này mạnh lên có thể làm đối trọng cạnh tranh quyền lực làm thay đổi cả chế độ chính trị.

Những thủ đoạn mà các thế lực thù địch thường dùng để chống phá con đường đi lên CNXH ở nước ta, gồm:

Một là, thực hiện kiểu tuyên truyền dai dẳng với mọi loại công cụ.

Một chủ đề xuyên tạc, phủ nhận có thể được khai triển bằng nhiều hình thức tuyên truyền, lặp đi lặp lại không chán trên nhiều diễn đàn. Hằng ngày,


hằng giờ chúng huy động cả một hệ thống các công cụ, sức mạnh công nghệ có trong tay, “đặc biệt là hệ thống truyền thông đại chúng với 402 báo, tạp chí, 61 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, 88 nhà xuất bản và hàng trăm trang web cùng nhiều hãng thông tấn, đài phát thanh và truyền hình hải ngoại.” [53 - tr.114] để tuyên truyền chống phá CNXH.

Hai là, đưa nội dung dối trá, lừa bịp, trộn lẫn thật - giả, chủ yếu là các thông tin tiêu cực, bóp méo sự thật kèm theo những ý kiến, quan điểm sai lệch, bình luận chủ quan. Họ coi những hạn chế khó tránh của sự nghiệp xây dựng XHCN trong thời kỳ quá độ là sai lầm của con đường XHCN ở Việt Nam từ đó tạo tâm lý bán tín, bán nghi trong xã hội.

Ba là, xâm nhập lực lượng từ bên ngoài vào kết hợp móc nối với các đối tượng chống đối trong nước để chống phá từ bên trong. Những năm qua, các tổ chức phản động người Việt lưu vong tăng cường đưa lực lượng xâm nhập vào nước ta trực tiếp kích động các hoạt động chống phá, tán phát truyền đơn, kích động quần chúng biểu tình, gây rối an ninh, trật tự hòng tạo thành điểm nóng chính trị - xã hội.

Bốn là, họ lợi dụng và khai thác triệt để những thời điểm nhạy cảm chính trị như các Đại hội Đảng, các cuộc bầu cử... để lôi kéo các phần tử chống đối, bất mãn, hoặc các đối tượng thoái hóa biến chất, kích động họ chống phá. Lợi dụng những sai lầm, hạn chế của chúng ta trong quá trình xây dựng CNXH để bôi nhọ, phủ nhận.

2.2.4. Tác hại của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Thứ nhất, các quan điểm phủ nhận CNXH ở Việt Nam với nhiều mức độ, với không ít đối tượng khác nhau, đã làm xuất hiện sự thiếu thống nhất ý chí chính trị trong xây dựng CNXH ở nước ta.

Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội xảy ra ở hầu hết các nước XHCN, đỉnh điểm là sự sụp đổ chế độ


XHCN ở Đông Âu và Liên Xô. Tình trạng đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có sai lầm trong việc vận dụng lý luận về CNXH vào thực tiễn xây dựng CNXH. Hậu quả lớn nhất là làm cho CNXH hiện thực lâm vào khủng hoảng, thoái trào. Theo đó lý luận về CNXH và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản bị đặt trước nhiều thử thách lớn.

Lợi dụng điều đó các thế lực thù địch đã tập trung công kích chủ nghĩa Mác - Lênin và làm cho một bộ phận cán bộ, nhân dân đã có biểu hiện giảm niềm tin đối với CNXH và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự suy giảm đồng thuận xã hội đối với sự nghiệp xây dựng CNXH có thể xem là tác hại lớn nhất với con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Thứ hai, gây hoang mang, dao động, làm xói mòn, giảm sút lòng tin trong một bộ phận quần chúng với Đảng, Nhà nước. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, đồng thuận xã hội và làm vẩn đục tâm lý xã hội.

Các thế lực thù địch đã huy động sức mạnh truyền thông mà chúng có

trong tay, thông qua mạng thông tin toàn cầu, qua các ấn phẩm văn hóa, qua con đường ngoại giao hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa, du lịch…đã chuyển tải các thông tin sai lệch, truyền bá tư tưởng thù địch phản động đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam, họ còn móc nối, hỗ trợ và hậu thuẫn cho các phần tử chống đối trong nước nhằm chống phá ta từ bên trong bằng cách tuyên truyền các tư tưởng phản động, luận điệu sai trái, xuyên tạc tình hình nước ta trên các vấn đề nhạy cảm và phức tạp như: dân tộc, tôn giáo, dân chủ, định hướng XHCN đối với nền kinh tế… đã gây hoang mang, dao động trong một bộ phận người dân Việt Nam, gieo rắc hoài nghi và mầm mống chống lại an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Hệ quả là, ở một số người yếu về bản lĩnh chính trị, mơ hồ, đã xuất hiện tâm lý hoặc tư tưởng nghi ngờ những thành tựu trong lịch sử và tương lai của dân tộc, mất lòng tin đối với con đường phát triển theo định hướng XHCN. Xã hội đã tích tụ tâm lý bất bình và tâm trạng bất ổn. “Trong hàng


ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội.” [111 - tr.04]. “Trong Đảng đã xuất hiện các ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.” [35- tr.34]

Thậm chí, một số mong muốn và trông chờ sự thay đổi về chính trị. Đây là trạng thái chính trị - xã hội rất nguy hiểm và là nguyên nhân có thể dẫn đến những hành động manh động, những điểm nóng làm mất ổn định chính trị thậm chí gây đảo lộn trật tự xã hội. Điều này đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây theo kịch bản: Diễn biến hòa bình, bạo loạn chính trị, đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo, xã hội chệch hướng phát triển ...

Thứ ba, cản trở sự nghiệp xây dựng CNXH của nước ta.

Các thế lực thù địch đã lợi dụng bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế hiện còn mang đậm tính chất TBCN, để cản trở sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Chúng yêu cầu phải tư nhân hóa kinh tế, giảm vai trò quản lý của nhà nước và tạo ra một thế hệ lãnh đạo, một cách quản lý kinh tế theo “tiêu chuẩn phương Tây”...Với ý đồ đó chúng muốn lái Việt Nam vào quỹ đạo TBCN.

Thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ bên cạnh những hoạt động đúng mục đích nhân đạo, tôn chỉ cam kết, thỏa thuận với chúng ta, họ luôn kèm theo các hoạt động thu thập thông tin bí mật, truyền bá tư tưởng sai trái, thù địch…Các hoạt động giúp cho họ có cơ hội thẩm thấu vào nhiều lĩnh vực ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Từ đó, những nội dung sai lệch đã đư ợc ngụy trang dưới vỏ bọc khác nhau, ngày càng thấm sâu vào đời sống nhân dân, tạo ra một “khoảng trống”, một “độ chênh” nhất định không dễ san lấp. Từ đó dẫn đến tình trạng phân hóa xã hội, quần chúng nhân dân mất niềm tin vào chế độ, đang kìm hãm và gây cản trở cho sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và sự tiến bộ xã hội.

Với mưu đồ chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đoàn kết toàn dân


tộc, gây mâu thuẫn nội bộ, làm nảy sinh tư tưởng li khai. Hệ quả là một số điểm nóng chính trị - xã hội đã xuất hiện như Vương quốc Mông ở Tây Bắc; nhà nước ĐêGa ở Tây Nguyên và nhà nước Khơme K’rom ở Tây Nam Bộ…

Sự chống phá của các thế lực thù địch bắt buộc chúng ta phải tập trung sức lực, trí tuệ vào phòng chống. Hệ quả là làm suy giảm và phân tán nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường XHCN và, trong chừng mực nhất định đã làm ảnh hưởng hình ảnh của chế độ Việt Nam XHCN trên trường quốc tế. Đây là tác hại rất nguy hiểm trong nhận thức và tâm lý xã hội.

Thứ tư, các hoạt động chống phá CNXH đã bư ớc đầu đã làm xuất hiện

hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng ta.

Trước hết, có một thực tế là “công tác lý luận còn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra.” [35 - tr.36,37]. Vì thế, nhiều nhu cầu nhận thức chưa được đáp ứng, theo đó, tâm lý hoài nghi về CNXH đã xuất hiện.

Thực tế đáng lo ngại là, dưới tác động và sự chống phá của các thế lực thù địch đã làm xuất hiện tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng ta, tập trung vào tự diễn biến về quan điểm, đường lối, tư tưởng, văn hóa xã hội, về tổ chức trong bộ máy lãnh đạo và chính quyền các cấp, hệ quả là tình trạng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hệ thống chính trị chưa được ngăn chặn; kỷ luật, kỷ cương trong xã hội còn nhiều mặt buông lỏng; trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao đã có không ít cán bộ lãnh đạo thoái hóa, biến chất, từ đó thay đổi lập trường tư tưởng, phản bội và chống lại đảng, chống lại chế độ XHCN.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đánh giá: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng.” [42 - tr.22].


Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở làm rõ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và quan niệm của Đảng ta về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, chương này đề cập đến các khái niệm cơ bản của luận án này. Đến nay, khái niệm mô hình và con đường đi lên CNXH vẫn còn nhiều cách tiếp cận và nhiều ý kiến, khác nhau. Trong chương này chúng tôi đưa ra quan niệm phổ biến và được chấp nhận về mô hình CNXH ở Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Qua đó tìm hiểu nội dung và xác định những yêu cầu, tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa cấp bách, góp phần vào việc giữ vững ổn định tư tưởng chính trị, tạo nên sự đồng thuận xã hội kiên định mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đấu tranh phê phán quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ vững được định hướng XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là việc làm khẩn thiết. Để thực hiện điều đó chúng ta cần phân định rõ chủ thể, nội dung, thủ đoạn và có cách thức xử lý phù hợp với các lực lượng phủ nhận con đường đi lên CNXH. Đổi mới phương pháp đấu tranh cho phù hợp với tình hình thực tế là điều cần thiết và phải đạt được những tiêu chí, yêu cầu cơ bản mà luận án đã chỉ ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022