Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 9


biến từ quan niệm phiến diện, cực đoan và nhuốm màu siêu hình, quá tả sang tư duy biện chứng như là mặt đối lập mà chủ nghĩa xã hội vừa cần phải phủ định biện chứng, vừa chấp nhận nó trong sự tương tác ở giai đoạn hiện nay của thời đại ngày nay. Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng ch ủ động tích cực, hội nhập tranh thủ những thành tựu của nhân loại và ngoại lực từ những nước có chế độ chính trị khác nhau để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội …

Thực tế ấy xác nhận rằng, chính từ cái căn bản là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận và thực tiễn đổi mới của Việt Nam mới có được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử như hôm nay. Đổi mới không hề xa rời những nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là một nguyên nhân căn bản làm nên sức đột phá của tư duy đổi mới.

Hai là, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, tán dương đa nguyên, đa đảng.

Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân rằng, đó chỉ là việc làm nhằm thu hút sự tham gia của những người cần lao chứ không phải do điều kiện khách quan mang lại, nên điều đó chỉ phát huy tác dụng thời kỳ đầu của cách mạng, không hợp với giai đoạn sau nên tất yếu sẽ tự nảy sinh mâu thuẫn: “Việc đưa giai cấp công nhân vào vị trí giai cấp lãnh đạo trong toàn xã hội mới là một việc làm mang tính đạo đức, làm nức lòng số đông đang công phẫn nên có sức mạnh tập hợp to lớn trong thời kỳ đầu, nhưng không theo quy luật nên dễ tự phát sinh mâu thuẫn trong những giai đoạn sau.” [86 - tr. 11]

Sau khi hệ thống XHCN tan rã, các thế lực thù địch lớn tiếng đòi Đ ảng

phải mạnh mẽ cải tổ, dũng cảm đổi mới để xóa bỏ “đảng trị”, phải xây dựng xã hội dựa trên cơ chế dân chủ đa nguyên: “Từ nền chuyên chính vô sản, và


thực chất là biến tướng của đức trị phong kiến chuyên chế phải chuyển dần thành một nền pháp trị dân chủ đa nguyên.” [87 - tr. 63]

Họ cho rằng CNXH là mâu thuẫn với dân tộc và thời đại: “Cái cũ, tức cái chủ nghĩa xã hội, là mô hình do Đảng cộng sản chủ trương, cái mới là đòi hỏi của dân tộc và của thời đại. Hai cái cũ và mới đó mâu thuẫn nhau một cách toàn diện, trong đó cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa vai trò độc tôn của Đảng cộng sản với tính chất dân chủ đa nguyên của xã hội mới.” [ 87 - tr. 65]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Họ cho rằng nước ta đã từ bỏ chủ nghĩa Mác, chỉ giữ lại “độc quyền lãnh đạo” để mưu lợi riêng: “Ngay từ đầu Đảng cộng sản châu Á đã đồng hóa chủ nghĩa Mác theo thể trạng của mình, để làm việc của mình. Vì thế khi thấy Mác lung lay, những lãnh tụ Cộng sản châu Á đã kịp thời điều chỉnh đến mức cần thiết, thực chất là good bye Mác một cách không bịn rịn” [87 - tr.103].

Để tán dương đa nguyên, đa đảng họ đưa ra lý lẽ: tương ứng với nền kinh tế đa thành phần phải là nền chính trị đa nguyên và đa đảng lãnh đạo thì mới có dân chủ, từ đó họ lý giải: “Với sự phục hồi của một xã hội công dân…khi xã hội giàu lên và phân hóa ra thì tất yếu cũng sẽ dẫn đến sự hình thành ra một hệ thống chính trị đa nguyên.” [85 - tr.10,11].

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 9

Các thế lực chống phá còn cho rằng, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN chỉ là cái cớ nhằm giữ quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng cộng sản, họ lý sự: “nếu không cố giữ cái định hướng xã hội chủ nghĩa thì Đ ảng ta biết làm cách nào để giữ yên vai trò độc tôn của mình? [87 - tr.71] và “Toàn bộ cái gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học chẳng qua là một đại ngụy biện, nhằm biện minh cho một ảo ảnh. Học thuyết ấy đi vào xã hội và con người Việt Nam không qua vọng gác của trí tuệ.” [87 - tr.76]

Họ ra sức tuyên truyền, xuyên tạc bản chất của Đảng cộng sản với rất nhiều lời lẽ cay độc: “Làm sao có thể thực hiện cái gọi là “dân chủ chính trị” định nghĩa là một “nền dân chủ nhân dân” trong khi Đảng chưa chịu xoá bỏ vai trò độc tôn của mình bằng Điều 4 của Hiến pháp và vẫn tiếp tục sử dụng


điều 4 đó để bảo vệ sự độc tôn cho cái hệ tư tưởng gọi là “chủ nghĩa Mác - Lênin.” [83 - tr. 4]

Năm 2013 khi chúng ta tiến hành tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Hiến pháp, xung quanh vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, một số ý kiến cho rằng chính trị, đa đảng đối lập trên cơ sở phân công rành mạch ba quyền theo kiểu tam quyền phân lập mới kiểm soát được quyền lực và mới thực thi được dân chủ, còn một đảng lãnh đạo sẽ độc quyền. Trong bản “Dự thảo Hiến pháp của nhóm nhân sĩ trí thức” ngày 22/01/2013 họ kiến nghị nhiều “điểm mới”, trong đó có phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và đưa ra quan điểm: “được tự do thành lập các đảng phái, tổ chức chính trị.” [88 - tr.02]

Họ cho rằng để khắc phục tình trạng “độc tài, đảng trị”, mất dân chủ hiện nay, Đảng cộng sản phải chuyển thành đảng dân chủ, từ bỏ nhất nguyên: “nếu thật sự muốn canh tân chủ nghĩa xã hội theo con đường dân chủ và ôn hoà thì cũng phải chuyển hoá Đảng cộng sản thành đảng dân chủ xã hội, chấm dứt toàn trị, chấm dứt độc tôn, hoạt động dưới sự kiểm soát của một nhà nước pháp quyền, một chế độ chính trị đa nguyên.” [83 - tr.7]

Thực tiễn của cách mạng Việt Nam cho thấy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nước ta gắn liền với việc giải quyết những nhiệm vụ lịch sử đặt ra với giai cấp và dân tộc. Đó là độc lập dân tộc và phát triển đất nước, giải phóng con người. Cùng với cả Dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - người đại diện cho lợi ích của Dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân, đã và đang từng bước thực hiện sứ mệnh của mình. “Con đường cách mệnh vô sản” mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn có lộ trình rõ ràng là “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”. Nó đã hoàn thành sứ mệnh giải phóng Dân tộc, thống nhất đất nước, bước đầu giải phóng xã hội và giải phóng con người. Hôm nay, lộ trình ấy vẫn đang tiếp tục trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN. Tuy còn không ít gian nan, phức


tạp, nhưng nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã rõ về cơ bản và được thành tựu của thực tiễn đổi mới xác nhận tính đúng đắn.

Phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và theo đó phủ nhận con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Ý đồ thâm độc ấy đã bị vạch trần.

Ba là, tán dương “con đường thứ ba” phủ nhận khả năng Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

Họ cho rằng, không nên đi theo con đường TBCN, cũng như không theo con đường CNXH, mà phải theo “con đường thứ ba” của CNXH dân chủ. Họ lý sự rằng, CNXH với dân chủ có mối liên hệ chặt chẽ, không được tách rời, rằng: “Chủ nghĩa xã hội không có dân chủ là chủ nghĩa xã hội tưởng tượng chủ quan, cũng như dân chủ không có chủ nghĩa xã hội là dân chủ giả dối. Nhà nước dân chủ là hình thức xã hội duy nhất có thể được tổ chức theo nguyên tác của chủ nghĩa xã hội.” [48 - tr.265]. Từ đó, họ cho rằng nên thành lập các đảng của giai cấp công nhân với tên gọi là Đảng Dân chủ Xã hội chứ không phải là Đảng cộng sản. Vì, tại những nước tư bản, thông qua phát triển sức sản xuất và điều tiết phân phối, đã xóa bỏ được sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân và nông dân, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.

Với quan niệm rằng: “Những nước lạc hậu như chúng ta không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội được mà phải qua giai đoạn phát triển tư bản.” [79 - tr.2] song để dễ lung lạc, họ đưa ra một thuyết trung dung rằng: “Lịch sử đang phát triển như vậy, không phải chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư b ản, cũng không phải chủ nghĩa tư bản thay thế chủ nghĩa xã hội, mà là sự kết hợp, dung hòa giữa hai bên, trở thành một chế độ mới là chủ nghĩa xã hội dân chủ.” [48 - tr.287, 288]. Họ còn cho rằng quá độ lên CNXH chỉ có thể từ những nước TBCN đã phát triển mới có cơ sở xây dựng xã hội XHCN, còn ở một số nước


chưa qua CNTB như Việt Nam sẽ là chỉ là “con đường vòng đến chủ nghĩa tư bản”!

Họ đã cố tình tảng lờ những thành tựu mới trong nhận thức và hoạt động của Đảng và nhân dân ta trong thời kỳ đổi mới về vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Con đường phát triển của Việt Nam không phải là CNTB, cũng không phải là “con đường thứ ba” mà là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đ ạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Nhận thức mới của chúng ta là “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” chứ không phải bỏ qua “giai đoạn tư bản chủ nghĩa” như trước đây. Nhận thức này hàm ý rằng, Việt Nam phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Nhiều yếu tố TBCN vẫn có thế được vận dụng như công cụ để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Điển hình là việc vận dụng kinh tế thị trường như một biện pháp tích cực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là một phương thức quá độ để xây dựng CNXH về kinh tế. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có yêu cầu chung là gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định đó chính là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.

Bốn là, họ bác bỏ khả năng định hướng XHCN với nền kinh tế thị trường, phủ nhận chế độ sở hữu công hữu, tán dương tư hữu.

Họ bác bỏ khả năng định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường và cho rằng, Đảng cộng sản chỉ vì lợi ích của đảng và thiểu số người giàu có trong xã hội, sẽ không đảm bảo được lợi ích đa số người dân nếu không


thực hiện dân chủ đa nguyên, họ lý sự rằng, thực hiện kinh tế thị trường mà nhất đảng lãnh đạo chẳng khác nào “đầu Ngô, mình Sở”, họ ngụy biện: “Đối với nền văn minh mới thì ta chỉ lọc ra để xài cái phần hữu ích nhất là Kinh tế thị trường và làm bạn với tất cả mọi người...Còn cái phần bất lợi cho mình là dân chủ đa nguyên thì vứt bỏ… Làm kinh tế Thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là đ ứa con lai láu cá đó.” [87 - tr. 103].

Họ cho rằng:

Đã lỡ mất một cơ hội lịch sử để Đảng của một chủ nghĩa giai cấp cực đoan có thể thăng hoa, hóa thân trở về thành một Đảng có tính chất dân tộc, dân chủ, thế là Đảng ấy lại trở về với quy luật ích kỷ muôn thuở: hòa nhập với thế giới song lại không muốn mất đặc quyền đặc lợi...Từ đấy hình thành phương án kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. [87 - tr. 103].

Họ gián tiếp bác bỏ định hướng XHCN đối với kinh tế thị trường và cho rằng, phát triển chính trị sẽ chuyển động theo phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nhiều thành phần thì chính trị tất yếu phải theo đa nguyên, họ lý giải: “những cải cách kinh tế ở đây đã “vượt khỏi khuôn khổ cải cách xã hội chủ nghĩa” rồi và nhà nước Việt Nam hiện nay, tuy vẫn là nhà nước - đảng kiểu lêninnít nhưng lại có nhiều điểm giống với mô hình “một đảng dựa trên thị trường”...là giữ độc quyền kiểm soát chính trị cho một đảng cầm quyền để phát triển kinh tế. Chính trình độ phát triển kinh tế này sẽ quyết định tương lai của đất nước: khi xã hội giàu lên và phân hóa ra thì tất yếu cũng sẽ dẫn đến sự hình thành ra một hệ thống chính trị đa nguyên.” [85 - tr.11]

Các nhà tư tưởng chống cộng cho rằng, chúng ta đã chọn sai đường khi xây dựng kinh tế dựa trên chế độ công hữu, cho nên để sửa sai phải chọn lại và dựa vào tư hữu là chính: “Thực chất, Việt Nam là một nước đang chọn nhầm phải con đường xã hội chủ nghĩa đầy tính phong kiến và ảo tưởng,... nay đã đến lúc buộc phải từ bỏ con đường ấy để…Từ nền kinh tế chỉ huy, kế


hoạch hóa, phải chuyển về kinh tế thị trường. Từ xu hướng công hữu, tập thể hóa, phải chuyển về sở hữu đa dạng, trong đó tư hữu là chính.” [ 87-tr.63]

Các thế lực thù địch xuyên tạc rằng, xây dựng nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thực chất là bảo thủ có tính toán nhằm giữ lại đặc quyền, đặc lợi cho nhóm lãnh đạo, rằng: “xu thế hiện nay là mọi người đều châu vào moi móc tất cả mọi thứ có thể moi móc từ cái kho chung của nhà nước để tìm vốn cho kế hoạch tư nhân hóa trong đó các cơ quan công quyền là những người tiên phong.” [85 - tr.9]

Chúng ta thừa nhận sự phức tạp trong việc điều tiết những thái quá của kinh tế thị trường, chúng ta thừa nhận những bất cập, vụng về, sai lầm… trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta. Những vấn đề đó có lẽ khó tránh với việc lãnh đạo và tổ chức nền kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu tiên của những quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi. Nhìn thật rộng thì chính những quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời và khá điển hình như Mỹ Anh, Pháp, Tây Ban Nha … hiện nay còn đang lúng túng trong khủng hoảng do kinh tế thị trường “ngoài vòng kiểm soát”. Vậy thì sự thiếu sót về năng lực quản lý kinh tế thị trường của Việt Nam không phải là một biệt lệ!

Nhưng mặt khác, không thể phủ nhận những thành công của Việt Nam trong việc phát huy những ưu điểm và điều tiết, kiềm chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Kể từ khi thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã xuất hiện ở Việt Nam một nền kinh tế năng động, hiệu quả với tốc độ tăng trưởng khá. Điều đáng nhìn nhận ở đây là những vấn đề xã hội lớn như xóa đói giảm nghèo, thu hẹp những khoảng cách trong phát triển giữa các vùng, các nhóm xã hội … cũng đã đ ạt được nhiều thành công và được thế giới thừa nhận.

Việt Nam hiện nay đang tập trung vào một trọng điểm là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Với những kinh nghiệm


có được trong thời kỳ đổi mới, với quyết tâm của Đảng và Nhà nước và sự ủng hộ của nhân dân, năng lực tổ chức, quản lý nền kinh tế thị trường chắc chắn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.

Và, theo đó những phê phán, phủ nhận về vấn đề này là thiếu cơ sở!

Năm là, họ xuyên tạc quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, xuyên tạc động lực phát triển đất nước quá độ lên CNXH.

Họ xuyên tạc mục tiêu xây dựng phát triển đất nước quá độ lên CNXH, chỉ dựa vào thực tế sụp đổ của CNXH hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô mà không hề tính đến yếu tố lịch sử cụ thể của quan điểm, từ đó kết luận: “Dự đoán Mác xít có tính chiến lược bao trùm nhất…là tuyên bố của 81 Đảng cộng sản về nội dung thời đại:

.. là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại... Đối chiếu với thực tế ngày nay liệu còn gì để bình luận?” [87 - tr.14].

Họ cho rằng, quyền tự do, dân chủ trong xã hội Việt Nam không được thực hiện, đảng sẽ can thiệp bất cứ lúc nào cần thiết, nên các giai tầng nên thủ thế cho riêng mình, đừng góp sức vì sự nghiệp xây dựng CNXH, họ lý sự: “tự do ngôn luận, biểu hiện rõ nhất trong báo chí, xuất bản vẫn bị khống chế khắc nghiệt bởi những cơ quan chức năng với những thủ đoạn trừng trị trấn áp vừa công khai vừa nội bộ.” [85 - tr.10].

Xuyên tạc quá trình xây dựng nhà nước và thiết lập dân chủ XHCN ở nước ta bằng lý do: “Nhà nước mệnh danh vô sản…thực chất chỉ là nhà nước chuyên chế của Đảng... Không còn xã hội công dân cũng không còn nhà nước hiểu theo nghĩa thông thường.” [83 - tr.8]. Họ xuyên tạc rằng hiện nay ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước can thiệp, quản lý quá nhiều lĩnh vực, nên thiếu đi tính độc lập để phát huy dân chủ, từ đó họ kêu gọi:

Đấu tranh cho một nền pháp luật dân chủ không cho phép đảng tùy tiện can thiệp vào các hoạt động kinh tế, cũng như đ ấu tranh đòi hỏi được tự do báo chí để xã hội có điều kiện pháp lý kiểm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022