Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày

Phòng GD&ĐT kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động dạy học 2 buổi/ngày tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:‌

- Giám sát việc thực hiện phân phối chương trình nhà trường đã xác định theo các qui định cho từng buổi. Trong đó đặc biệt cần theo dõi, đôn đốc các GV thực hiện kế hoạch dạy học các tiết tăng thêm đúng với kế hoạch dạy học đã xác định.

- Giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức cho HS ăn, nghỉ và sinh hoạt theo hình thức bán trú để tuyệt đối đảm bảo an toàn mọi mặt cũng như chăm sóc sức khỏe cho buổi học thứ hai.

- Quan sát, theo dõi các hoạt động của GV và HS tham gia học 2 buổi/ngày trong trường qua các giờ học, buổi học và thông qua các hoạt động tập thể.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của GV định kì qua việc dự giờ, khảo sát chất lượng HS các môn học.

Sở GD&ĐT kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch, đề án tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của các phòng GD&ĐT thông qua các đợt thanh tra hoặc kiểm tra chuyên môn của cấp học.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày

1.6.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường

1.6.1.1. Điều kiện CSVC

Đối với bất kì một cơ sở GD nào, muốn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thành công, các nhà trường cần căn cứ vào các điều kiện CSVC để xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức dạy học 2 buổi/ngày phù hợp. Với các trường miền núi, có đông đồng bào dân tộc lại phải càng chú ý đến các điều kiện này để tổ chức có hiệu quả. Do đó, CSVC phải đảm bảo khuôn viên đủ rộng, có tường rào, khu vệ sinh. Đủ phòng học 1 phòng học/lớp, phòng chức năng, sân chơi, sân tập, khu phục vụ học tập, vui chơi, chỗ ăn, nghỉ và các hoạt động văn hoá, thể thao mới có điều kiển tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

1.6.1.2. Tỷ lệ, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL, GV.

Bên cạch các yếu tố về CSVC thì đội ngũ là một yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả của trường dạy học 2 buổi/ngày. Do đó, nếu đội ngũ đảm bảo tỉ lệ 1,5 GV/lớp, có đủ loại hình GV các môn chuyên biệt, đảm bảo việc phân công

Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 6

chuyên môn, định mức lao động, vị trí việc làm, đáp ứng cho việc tổ chức các HĐGD toàn diện, bồi dưỡng phát triển HS có năng khiếu theo từng lĩnh vực.

Ngược lại nếu tỉ lệ GV không đủ với những trường vùng thuận lợi có thu được tiền học thêm để chi trả cho GV hợp đồng thì mới dạy đủ 2 buổi/ngày, đối với vùng khó khăn không thể thực hiện thu học phí dạy 2 buổi/ngày các trường phải tự cân đối thu chi, dẫn đến khó khăn trong kinh phí hoạt động.

Chất lượng đội ngũ cũng là một yếu tổ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nhà trường. Ngoài trách nhiệm quản lí dạy và học như đối với trường dạy 5 buổi/tuần (dạy học nửa ngày), CBQL còn có thêm những trọng trách khác: tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức hoạt động bán trú cho HS; sắp xếp hợp lí thời gian biểu, thời khóa biểu khác nhau cho từng lớp phù hợp với điều kiện của trường.

Do vậy, CBQL, có đủ trình độ và năng lực tổ chức, quản lí, tinh thần trách nhiệm thì sẽ đổi mới về quản lí, về phương pháp dạy học và tổ chức các HĐGD phong phú, đa dạng của trường TH dạy học 2 buổi/ngày, nâng cao được hiệu quả, hiệu lực quả quản lí trong bối cảnh mới hiện nay..

Đối với GV nếu đội ngũ đảm bảo trình chuyên môn nghiệp vụ phát triển năng lực tổng hợp, các kĩ năng dạy học các môn cụ thể, có khả năng lồng ghép, tích hợp các nội dung GD. Đủ khả năng tổ chức, thu hút HS tham gia các HĐGD, đổi mới về phương pháp dạy học, quản lí HS và tổ chức HĐGD thì việc chuyển từ việc dạy học các môn học sang dạy và tổ chức các HĐGD sẽ tăng hiệu quả các giờ học và HĐGD tại trường, đặc biệt là thời gian tăng thêm đối với trường TH dạy học 2 buổi/ngày.

Ngược lại, nếu đội ngũ CBQL, GV không đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu và chất lượng sẽ là một trở ngại lớn khi nhà trường chuyển đổi sang dạy học 2 buổi/ngày. Do vậy, cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng GV, CBQL về tổ chức dạy học hai buổi/ ngày, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực chủ động trong việc phân phối, sử dụng thời gian dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, của lớp.

1.6.2. Các yếu tố ngoài nhà trường

1.6.2.1. Điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương

Một là, nếu có điều kiện tự nhiện thuận lợi, thì tạo điều kiện tốt cho phát triển KT-XH, từ đó thúc đẩy phát triển GD và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống trường lớp dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn và ngược lại. Trong giai đoạn hiện nay,

xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã và đang diễn ra hết sức sôi động tạo ra những cơ hội và thách thức lớn lao đối với nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH. Từ đó dẫn đến yêu cầu đổi mới GD nói chung và đổi mới GDTH nói riêng. Các yêu cầu đổi mới GDTH dẫn đến các yêu cầu về chất lượng HS. Trong đó có các yêu cầu đổi mới hoạt động phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày. Chính vì vậy, điều kiện tự nhiên và KT-XH của mỗi vùng miền có tác động đến chất lượng và hiệu quả phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày.

Hai là, hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là một trong những yếu tố liên quan đến phát triển trường trường TH dạy học 2 buổi/ngày, Với những vùng miền khác nhau điều kiện kinh tế xã hội khác nhau dẫn đến những khoảng cách đáng kể về điều kiện học tập và trình độ nhận thức của HS những vùng, miền khác nhau. Điều đó đặt ra vấn đề nhu cầu về sự phát triển GD, sự phù hợp của chương trình, tài liệu, của phương thức quản lí, chỉ đạo dạy học đối với đặc điểm vùng miền. Sự phát triển kinh tế xã hội địa phương sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT.

Ba là, những quan niệm, đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán, truyền thống, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày nói chung, trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn nói riêng.

1.6.2.2 Điều kiện gia đình HS (mức sống, trình độ hiểu biết của cha mẹ hoặc người đỡ đầu).

Bên cạnh các yếu tố về sự phát triển kinh tế xã hội địa phương thì điều kiện về gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển GD nói chung. Đó là: cha mẹ HS có hiểu biết nhận thức được nhiệm vụ của nhà trường; cha mẹ HS nhận thức đúng đắn về việc tổ chức dạy học hai buổi/ ngày từ đó phối hợp với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập.

Ngoài ra với việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày như hiện nay thì muốn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cần phải trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ HS. Do đó điều kiện sống và sự hiểu biết của cha mẹ HS là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày.

1.6.2.3. Phân bố dân cư, dân trong độ tuổi học tiểu học

Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày. Những thông tin về dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày theo từng vùng và lãnh thổ có tác động không nhỏ đến việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày như: tình hình phát triển quy mô trường lớp qua từng năm; Tình hình trẻ em trong độ tuổi đến trường lớp và được huy động đến trường lớp qua từng năm học; Tình hình phát triển quy mô trường lớp ở những vùng đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế xã hội; Xu hướng và nguyên nhân chính về sự biến động của quy mô phát triển trường lớp, trẻ em tiểu học.

Dân số trong độ tuổi tiểu học trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần do việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và phổ cập GDTH. Vì vậy, số lượng HS giảm, tỷ lệ HS/lớp mỏng, đặc biệt ở các vùng khó khăn có nhiều điểm trường lẻ. Như vậy, nếu không nắm vững các yếu tố về sự phân bố dân cư, xu thế tăng giảm hoặc biến động về dân số trong độ tuổi đến trường thì các nhà trường rất khó trong việc dự báo qui mô số lớp, số HS trên địa bàn dẫn đến tình trạng bị động trong khâu lập đề án, kế hoạch chuyển đổi trường sang dạy học 2 buổi/ngày.

1.6.2.4. Đặc điểm vùng miền và chế độ chính sách đối với vùng khó khăn

Các đặc điểm vùng miền cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Nếu điều kiện địa lí bị chia cắt, nhiều điểm trường cách nhau quá xa, điều kiện đi lại khó khăn, nhà xa trường điều kiện đi về trong ngày không đảm bảo nếu nhà trường không thực hiện được bán trú thì khó huy động HS đến trường cả ngày ảnh hưởng việc chuyên cần của HS, việc duy trì sĩ số và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày vì thế cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với vùng khó khăn có thể vừa tạo động lực cũng vừa là rào cản ảnh hưởng đến việc phát triển trường dạy học 2 buổi/ngày.

Các chế độ chính sách thực hiện kịp thời giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo giảm, hệ thống trường lớp học được đầu tư xây dựng kiên cố, đồng bộ thuận lợi cho việc huy động HS ra lớp. Với những hỗ trợ chính sách kịp thời thiết thực đối với đội ngũ CBQL, GV góp phần giảm bớt khó khăn, điều kiện công tác giúp cho cán bộ, GV tăng cường lên vùng khó khăn ổn định tư tưởng, yên tâm công tác.

Ngược lại, điều này làm cho đội ngũ GV không ổn định, xáo trộn hàng năm nên việc phân công chuyên môn, phát triển chuyên môn cho GV khó khăn. Phần lớn người dân vùng này được hỗ trợ nên vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ chế độ chính sách hỗ trợ vì thế việc huy động các nguồn lực từ địa phương để tổ chức các HĐGD trong nhà trường thực sự khó khăn.

Như vậy, có thể thấy chế độ chính sách và đặc điểm vùng khó khăn có ảnh hưởng và tác động đến GD tạo, sự khác biệt vùng miền ảnh hưởng lớn tới chất lượng GD. Do đó việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cần dựa trên các điều kiện vùng miền để tổ chức dạy học cho có hiệu quả. Từ những phân tích trên đây có thể thấy rằng các yếu tố cơ bản nêu trên ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày.

Những yếu tố nói trên không chỉ là những thời cơ mà còn là những thách thức không nhỏ cho GD của nước ta nói chung và cho GD tỉnh Hòa Bình nói riêng. Đặc biệt là đối với vùng khó khăn ở tỉnh, nơi đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những tập tục riêng còn lưu truyền thì những thách thức đó là những vấn đề lớn cần sự quan tâm đặc biệt để phát triển GD&ĐT, trong đó có GDTH. Do đó, để phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày thì phải tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển, mà yếu tố trong và ngoài nhà trường tác động lớn đến quy mô GDTH, trường TH dạy học 2 buổi/ngày theo từng vùng miền.


Kết luận chương 1


Nâng cao chất lượng GD là mục tiêu và cũng là yêu cầu đối với tất cả các cấp học, bậc học. Để nâng cao chất lượng GD cấp tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong bối cảnh hiện nay, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là một cách làm phù hợp và hiệu quả.

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về GDTH và quản lý phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày, trong chương 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ các vấn đề yêu cầu đổi mới GD hiện nay đòi hỏi cần phải tăng số lượng trường lớp dạy học 2 buổi/ngày nhằm bảo đảm cho HS tiểu học được thụ hưởng một nền GD toàn diện với chất lượng vững chắc đồng thời mang lại cơ hội được học tập trong môi trường thuận lợi cho mọi trẻ em, góp phần đổi mới căn bản GD&ĐT. Chính vì vậy, phát

triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày trong bối cảnh đổi mới GD là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với vùng khó khăn.

Tác giả nhận thấy rõ việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn là một quá trình quản lý nhằm làm cho HS tại các trường vùng khó khăn được học tập và GD ở trường cả buổi sáng và buổi chiều. Số lượng trường TH tổ chức được dạy học 2 buổi/ngày sẽ biến đổi theo hướng tiến bộ về số lượng và đặc biệt là chất lượng để đáp ứng được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ trường TH trong bối cảnh đổi mới GD.

Để phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, Sở GD&ĐT cần có biện pháp quản lý để triển khai phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày thống nhất từ tỉnh đến các huyện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của vùng khó khăn của tỉnh, đảm bảo qui hoạch hợp lý, nâng cao cả về lượng và chất các trường TH dạy học 2 buổi/ ngày, góp phần nâng cao chất lượng GDTH .

Bên cạnh đó, phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn cần căn cứ đặc thù GDTH tại các vùng miền, nhất là các đặc trưng vùng dân tộc thiểu số với 2 nội dung cơ bản là phát triển số lượng và phát triển chất lượng và phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: những yêu cầu đổi mới GD; Tỷ lệ, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL, GV; CSVC; Điều kiện kinh tế xã hội địa phương, gia đình HS; đặc điểm vùng miền, chế độ chính sách đối với vùng khó khăn.

Đây là các luận cứ quan trọng để tác giả tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cơ sở thực tiễn về phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (bao gồm thực trạng trường TH dạy học 2 buổi/ngày và thực trạng phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày) sẽ được trình bày tại chương 2 dưới đây.

CHƯƠNG 2‌‌‌‌‌‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH HÒA BÌNH‌

2.1. Vài nét về tỉnh Hòa Bình.

2.1.1. Sơ lược về đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên.

Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Hòa Bình được xem là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc hướng về đồng bằng Bắc Bộ với nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền nhiều tỉnh, thành phố. Hòa Bình cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam và tiếp giáp với các tỉnh: phía Bắc giáp Phú Thọ và Hà Nội, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Nội và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Hòa Bình và các huyện: Đà Bắc; Cao Phong; Kim Bôi; Kỳ Sơn; Lạc Sơn; Lạc Thủy; Lương Sơn; Mai Châu; Tân Lạc; Yên Thủy. Trong đó có 210 xã, phường, thị trấn với 92 xã thuộc vùng khó khăn. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế 5 năm 2011 – 2015 tăng 11%.

Với những thuận lợi về vị trí, dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã giúp kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định, văn hóa, xã hội có bước phát triển; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh cao hơn bình quân trung của cả nước, nhưng do điểm xuất phát thấp, lượng dân di cư tự do lớn, trình độ dân trí phát triển không đồng đều giữa các vùng, vì vậy tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thu ngân sách không đảm bảo chi, hàng năm Trung ương vẫn hỗ trợ; tỷ lệ hộ đói nghèo và cận nghèo vẫn còn cao… làm ảnh hưởng không nhỏ cho việc đầu tư cho sự nghiệp phát triển GD nói chung và GDTH nói riêng, nhất là ở các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.

2.1.2. Vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều đơn vị xã thuộc vùng khó khăn. Tại Quyết định 204/QĐ-TTg ngày 1/2/2016 về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 của Thủ tướng Chủ phủ, Hòa Bình có 92/210 xã nằm trong danh mục là các xã đặc

biệt khó khăn, chiếm 43,8% số xã trên địa bàn tỉnh. Những xã này có địa bàn phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống đa số là người dân tộc thiểu số, văn hóa xã hội còn nhiều hủ tục lạc hậu, nhận thức của người dân còn hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều thiếu thốn, lao động vất vả, nặng nhọc nhưng thu nhập thấp do chủ yếu là trồng rừng và làm nông nghiệp lúa nước theo quy mô nhỏ.... Do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề phát triển GD, trong đó có GDTH .

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự cố gắng nỗ lực của ngành GD&ĐT cùng với sự chung tay góp sức của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể,... GD tại các xã vùng khó khăn của tỉnh Hòa Bình được xây dựng, củng cố và có bước chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây.

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục tỉnh Hòa Bình

Với điều kiện dân cư có nhiều biến đổi nên ngoài bản sắc văn hóa của người Mường, cư dân bản địa tại chỗ, hiện nay, Hòa Bình còn tụ hội thêm nhiều nét văn hóa, tập quán và truyền thống đa dạng của các dân tộc khác của người Kinh, Thái, Dao, Mông, Tày,…Yếu tố này đòi hỏi việc giải quyết phức tạp những mục tiêu của GD trong việc xây dựng con người phát triển toàn diện nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc đối với HS. Sự phức tạp này thể hiện từ bố trí trường, lớp đến việc vận dụng nội dung, chương trình, phương pháp GD thích hợp cho các vùng và cộng đồng dân cư trong tỉnh.

Sự nghiệp GD&ĐT tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Mạng lưới trường học các cấp từ trường học Mầm non đến Trung học phổ thông được bố trí tương đối phù hợp theo địa bàn phân bố dân cư. Quy mô đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực tăng nhanh, nhất là đào tạo nghề, đào tạo cán bộ cho cơ sở. Chất lượng GD&ĐT ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở thành phố, thị xã, thị trấn và các vùng phát triển.

Theo báo cáo tổng kết năm 2015-2016 của Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn toàn tỉnh hiện có: 10 Trung tâm GDTX – Nghề nghiệp; 1 Trung tâm GDTX tỉnh; 1 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp; 1 Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học; 1 trường CĐSP; 1 trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật; 210 Trung tâm học tập cộng đồng.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí