Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. So sánh tỷ lệ học sinh thực hiện chương trình học 2 buổi/ngày 45

Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ quy hoạch và thực hiện quy hoạch 48

của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT 48

Biểu đồ 2.3. So sánh công tác quản lí, chỉ đạo của Sở GD&ĐT với phòng GD&ĐT 53

Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ thực hiện công tác tuyên truyền, nhu cầu và tư vấn về dạy học 2 buổi/ngày 60

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình 101

PHẦN MỞ ĐẦU‌‌

1. Lý do chọn đề tài.

Thế kỷ XXI với sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ. Kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Đó là những thách thức lớn và cũng là thời cơ đối với mỗi quốc gia: hoặc là yếu kém tụt hậu hoặc là vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để phát triển nền kinh tế, nhiều nước trên thế giới rất coi trọng việc chuẩn bị nguồn nhân lực và coi GD là chìa khóa vàng tiến vào tương lai. Vì vậy nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX đã vạch ra chiến lược phát triển GD nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại. Trong quá trình hội nhập và phát triển, giáo dục Việt Nam không ngừng đổi mới, chuyển từ tập trung vào nội dung sang chú trọng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Thực hiện nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Muốn nâng cao chất lượng GD toàn diện, trước hết là việc nhấn mạnh tập trung hình thành "năng lực công dân; năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn". Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, thể hiện rõ nhất việc đổi mới mục tiêu GD lần này. GDTH nằm trong hệ thống GD quốc dân, là nền tảng đầu tiên rất quan trọng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và nhân cách người học, là cơ sở để nâng cao dân trí, tạo sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Chất lượng dạy học ở cấp tiểu học là nền tảng cho chất lượng giảng dạy ở các cấp học và trình độ cao hơn. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH; Các địa phương cũng đã

có nhiều giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng GD cấp tiểu học, như: Phát triển đội ngũ nhà giáo, tăng cường CSVC, đổi mới công tác quản lí,...Cùng với đó, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng GDTH, xóa dần khoảng cách về chất lượng GD giữa các vùng, miền, hạn chế việc dạy thêm, học thêm tràn lan.

Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 2

Dạy học 2 buổi/ngày là một chủ trương lớn nhằm đảm bảo cho HS tiểu học được hưởng một nền GD toàn diện và có chất lượng. Hình thức dạy học này được thực hiện ở hầu hết các quốc gia có nền GD tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hiện tại, ở Việt Nam đã triển khai dạy học 2 buổi/ ngày ở nhiều trường TH, trung học cơ sở. Việc học 2 buổi/ngày ở tiểu học đã được đưa vào kế hoạch quốc gia về GD cho mọi người và Chiến lược GD giai đoạn 2011-2020, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện theo hướng là tăng cường GD đạo đức, kĩ năng sống, HĐGD ngoài giờ lên lớp và phát triển năng khiếu cho HS. Buổi học thứ hai phải tổ chức dựa trên nguyên tắc: HS có nhu cầu, cha mẹ tự nguyện; nhà trường đảm bảo CSVC, trường TH dạy học 2 buổi/ngày; công khai minh bạch thu - chi; đảm bảo sự phát triển của HS.

Theo thống kê số liệu EQMS năm học 2015-2016, hiện nay cả nước có 8,5% HS học 6 đến 7 buổi/tuần; 16,6% HS học từ 8 đến 9 buổi/tuần; 49,2% HS được học 10 buổi /tuần. Tuy nhiên chưa có chương trình học 2 buổi/ ngày thống nhất trong cả nước nên mỗi cơ sở GD tổ chức học 2 buổi/ ngày theo những nội dung, yêu cầu khác nhau nên khó quản lí. Nhiều trưởng có tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày nhưng chủ yếu là tình trạng dạy thêm, học thêm, dẫn tới HS học quá tải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe HS và gây bức xúc cho xã hội. Điều bất hợp lý nhất trong việc dạy học 2 buổi/ ngày ở cấp tiểu học hiện nay là: vùng khó khăn, HS yếu cần được hỗ trợ, củng cố kiến thức lại chưa tổ chức được học 2 buổi/ ngày, trong khi đó ở các vùng thuận lợi, HS học khá lại được học 2 buổi/ ngày;

Hòa Bình là một tỉnh có nhiều vùng khó khăn, đông đồng bào dân tộc sinh sống. Cùng với thành tựu chung về kinh tế - xã hội, sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh Hòa Bình được quan tâm chăm lo phát triển và đã đạt được những kết quả nhất định. Nghị quyết của Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình cũng đã khẳng định phải nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, đặc biệt là ở các cấp học phổ thông. GDTH được đầu tư, tiếp tục được củng cố, xây dựng và phát triển. Các cấp lãnh đạo chính quyền từ tỉnh

đến xã nói chung và ngành GD nói riêng đó có nhiều giải pháp chăm lo về tinh thần, vật chất đối với GDTH trong đó có phát triển qui mô trường lớp. Hiện nay, tại các vùng khó khăn trong tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng cao, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chế độ chính sách duy trì bền vững và phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày đã được quan tâm thực hiện, CSVC về cơ bản đã đảm bảo.‌‌

Mặc dù vậy ở các vùng khó khăn của tỉnh Hòa Bình thì tỷ lệ các trường TH dạy học 2 buổi/ ngày còn rất thấp, phần lớn mới chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày là chủ yếu hoặc nếu có thì việc tổ chức dạy học chưa hiệu quả, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất và lượng, nhất là ở các trường TH vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về GDTH, về dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học nhưng hầu hết các đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu quản lý một hoạt động cụ thể trong trường học tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày như: quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày; quản lí công tác bán trú; quản lý hoạt động dạy hoc buổi thứ 2…ở các trường vùng trung tâm có điều kiện có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn có đa số dân cư sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu vấn đề phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình cho đến nay chưa có công trình khoa học nào triển khai thực hiện.

Để giải quyết các vấn đề trên, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày tại vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình, tác giả lựa chọn vấn đề "Phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa đào tạo.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng việc quản lý trường tiểu học dạy học 2 buổi/ ngày ở vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình để đề xuất một số biện pháp phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong điều kiện hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng GDTH ở địa phương.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.‌‌‌‌‌

4. Câu hỏi nghiên cứu

4.1. Tại sao phải phát triển trường tiểu học học 2buổi/ngày?Mối quan hệ giữa yêu cầu nâng cao chất lượng GD với việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở cấp tiểu học nói chung và ở các trường TH vùng khó khăn nói riêng? Trong phát triển trường TH học 2 buổi / ngày sở GD&ĐT phải làm những việc gì?

4.2. Tình hình phát triển trường TH học 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn của tỉnh Hòa bình như thế nào? Có hạn chế gì? nguyên nhân ?

4.3. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình cần phải làm gì và làm thế nào để phát triển trường tiểu học học 2 buổi/ ngày ở những vùn khó khăn của tỉnh Hòa Bình?

5. Giả thuyết khoa học

Công tác phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây đã được quan tâm thực hiện và đạt được kết quả ở mức độ nhất định. Tuy nhiên phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở những vùng núi, vùng sâu, xa đặc biệt khó khăn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ... còn những hạn chế như: về số lượng trường học 2 buổi/ ngày chưa nhiều; tổ chức dạy học chưa hợp lý; CSVC một số trường chưa đáp ứng....; Việc quản lý của Sở GD&ĐT đối với vấn đề này đã được quan tâm nhưng cách làm chưa thật cụ thể và hiệu quả. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý của Sở GD&ĐT để triển khai phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày thống nhất từ tỉnh đến các huyện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của vùng khó khăn của tỉnh, tập trung khắc phục các bất cập, sẽ đảm bảo qui hoạch hợp lý, nâng cao cả về số lượng và chất lượng các trường TH dạy học 2 buổi/ ngày, góp phần nâng cao chất lượng GDTH của tỉnh Hòa Bình.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày nói chung và phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn nói riêng.

6.2. Phân tích đánh giá thực trạng trường TH dạy học 2 buổi/ngày và thực trạng phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.

6.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.‌‌‌‌‌‌‌

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình của cấp Sở GD&ĐT nhằm thực hiện tốt một số chính sách phát triển GDTH giai đoạn 2015 - 2020.

7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 4 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy trực thuộc tỉnh Hòa Bình, tại mỗi huyện chọn 4 xã thuộc vùng khó khăn (các xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định 204/QĐ-TTg ngày 1/2/2016 về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016), trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày tại vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.

7.3. Giới hạn khách thể điều tra, khảo sát

Đội ngũ CBQL, GV tại cơ sở GDTH thuộc các xã vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình, gồm 128 GV , 54 CBQL, 192 cha mẹ HS thuộc ban đại diện CMHS.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh để nghiên cứu những tài liệu văn bản, sách báo, các công trình khoa học nghiên cứu về dạy học 2 buổi/ ngày và quản lý dạy học 2 buổi/ ngày ở trường học để xây dựng khung lý thuyết về phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: nhằm thu thập thông tin về thực trạng trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về tình hình trường TH dạy học 2 buổi/ngày tại cơ sở GDTH vùng khó khăn của tỉnh Hòa Bình

- Phương pháp phỏng vấn: Chuẩn bị các câu hỏi để phỏng vấn đội ngũ CBQL GD các cấp, GV và nhân viên đang công tác trong các cơ sở GDTH về thực trạng trường TH dạy học 2 buổi/ngày.‌

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua phân tích kế hoạch, báo cáo của địa phương và quá trình thực hiện trao đổi tại một số cơ sở GD nhằm chia sẻ kinh nghiệm.

- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở lí luận, xây dựng phiếu điều tra, xây dựng các biện pháp phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình...

8.3. Phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp dự báo, thống kê toán học để hỗ trợ thực hiện nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày.

Chương 2. Thực trạng việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Chương 3. Biện pháp phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN‌‌‌‌‌‌

VỀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1.Những nghiên cứu về dạy học 2 buổi/ngày

Dạy học 2 buổi/ngày có thể nói là hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở các nước có nền GD phát triển trong khu vực và thế giới. Hình thức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày đã có cách đây khá lâu ở nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ và ngay cả các nước trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… cũng áp dụng đại trà và có hiệu quả. Thời gian học tập tại trường của HS tiểu học ở hầu hết các nước được kéo dài cả ngày với nội dung đan xen phù hợp giữa những môn học bắt buộc với những môn học hoặc HĐGD có tính tự chọn. Mục tiêu của chương trình GDTH mới của Việt Nam mong muốn vươn tới ngang tầm các nước trong khu vực, song thời lượng dạy học và HĐGD ở tiểu học Việt Nam còn hạn chế. Ví dụ, nếu tính thời lượng dạy học ở tiểu học Việt Nam là 100 % thì ở Thái Lan là 147,36 %, Mã Lai xi a là 213,25 %, Phi- lip-pin 180,45 %, In-đô-nê-xi-a 267 %...[7.12]

Từ các nghiên cứu triển khai GDTH ở nước ngoài cho thấy:

- Về thời lựợng và kế hoạch GD: Ở nhiều nước trên thế giới HS tiểu học được học cả ngày ở trường. Đa số các nước thực hiện hoặc hướng tới thực hiện 5 ngày học/tuần. Ví dụ Ở Anh, các trường thường theo 3 mô hình sau: Mô hình 1: buổi sáng Toán, Tiếng Anh; Buổi chiều: các môn khác; Mô hình 2: Toán, Tiếng Anh, môn học khác để đa dạng hóa việc sử dụng buổi sáng; Chiều: các môn khác; Mô hình 3: Linh hoạt dạy Toán, Tiếng Anh vào các thời điểm khác nhau trong ngày, những lúc HS sôi nổi, khỏe, tâm thế tốt.

- HĐGD ở nhà trường TH: bên cạnh chương trình chung có những nội dung dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS.

- Công tác quản lý và tổ chức HĐGD: Sự tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường tăng lên, trách nhiệm quản lý nhà trường thuộc Hội đồng nhà trường.

- Công tác bán trú: Tổ chức cho HS ăn, nghỉ trưa tại trường; nhiều nước cung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho HS.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022