Đánh Giá Của Cha Mẹ Hs Về Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày Vùng Khó Khăn‌‌‌

thực hiện hết thời gian nghĩa vụ tại vùng khó khăn là chuyển công tác ra vùng thuận lợi nên CBQL gặp rất nhiều khó khăn trong việc quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ.

Để tìm hiễu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng chúng tôi tham khảo ý kiến từ phía cha mẹ HS nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.17. Đánh giá của cha mẹ HS về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn‌‌‌


TT


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Rất nhiều

Nhiều

Vừa phải

Ít


X


1

Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT về chủ trương học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học và những yêu

cầu đổi mới GD.


68


14


23


53


2.61

2

Điều kiện CSVC.

136

6

8

8

3.71

3

Tỷ lệ, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL, GV.

132

20

3

3

3.78

4

Điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương

98

29

17

14

3.34

5

Điều kiện gia đình HS. (mức sống, trình độ

hiểu biết của cha mẹ hoặc người đỡ đầu).

150

6

1

1

3.93

6

Phân bố dân cư, dân trong độ tuổi học tiểu học

43

21

30

64

2.27

7

Chế độ, chính sách đối với vùng khó khăn.

137

12

7

2

3.80


Trung bình của X các tiêu chí

3,35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 10

Bảng số liệu cho thấy các yếu tố này cũng được cha mẹ HS đánh giá tương đồng với ý kiến của CBQL, GV với mức trung bình 3,35. Trong đó yếu tố về điều kiện gia đình HS được đánh giá có sự ảnh hưởng gần như tuyệt đối 3,93. Điều này cho thấy thực trạng điều kiện sống của đa phần HS vùng khó khăn chưa đảm bảo còn gặp nhiều bất cập, mức sống của nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, thậm chí có nơi dân trí thấp, địa bàn hiểm trở, đường xá chưa có dẫn đến giao thông đi lại còn khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến việc huy động HS tham gia học 2 buổi/ngày.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

Về cơ bản, GDTH vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình có những nét tuơng đồng với thực trạng GDTH tỉnh Hòa Bình, bởi tại tỉnh Hòa Bình Quyết định 204/QĐ-TTg ngày 1/2/2016 về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 của Thủ tướng Chủ phủ, Hòa Bình có 92/210 xã thuộc đơn vị đặc biệt khó khăn chiếm 43,8%. Bằng kết quả khảo sát thực trạng trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày và thực trạng phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn, nhờ phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiêu hỏi; bằng việc thực hiện phương pháp phỏng vấn một số CBQL, GV, PHHS tại các trường vùng khó khăn; đồng thời với kết quả xử lý các câu hỏi mở (thuận lợi, khó khăn, đề xuất trong công tác phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày) tại các bảng hỏi trong quá trình khảo sát; có thể chỉ ra các mặt mạnh và thuận lợi cùng các

nguyên nhân, các mặt yếu và khó khăn cùng các nguyên nhân của thực trạng quản lý phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn dưới đây.

2.6.1. Mặt mạnh, thuận lợi và nguyên nhân

Nghiên cứu qua hệ thống các văn bản chỉ đạo từ các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT cho thấy vấn đề quy hoạch trường lớp dạy học 2 buổi/ngày đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện thông qua việc ban hành Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 về việc ban hành kế hoạch thực hiện phát triển GD&ĐT, dạy nghề và nâng cao chất lượng GD tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020.

Sở GD&ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo công tác phát triển trường tiểu học vùng khó khăn trong đó quan tâm đến phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày. Theo đó, Sở chỉ đạo các phòng GD&ĐT xây dựng một số trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày bước đầu đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình GDTH.

Sở GD&ĐT đã thực hiện đầy đủ các hoạt động phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày của tỉnh, trong đó có các hoạt động cụ thể về các lĩnh vực như:

- Phát triển số lượng trường dạy học 2 buổi/ngày

+ Chỉ đạo và hướng dẫn việc triển khai đăng kí trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn huyện.

+ Hướng dẫn trường TH xây dựng đề án thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày phù hợp với điều kiện địa phương.

+ Giao cho Phòng GD&ĐT kiểm tra, phê duyệt đề án

- Phát triển chất lượng

+ Sở tập trung hướng dẫn các trường chú trọng lập kế hoạch chuyển đổi từ dạy học nửa ngày sang dạy học 2 buổi/ngày.

+ Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GV trường TH triển khai dạy học 2 buổi/ ngày.

+ Hướng dẫn Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động dạy học, GD HS 2 buổi/ ngày, quản lí bán trú.

+ Hàng năm có thực hiện đánh giá kiểm tra, giám sát, tư vấn hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày của phòng GD&ĐT và các nhà trường.

Các hoạt động nhằm vào mục tiêu phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn nêu trên nhìn chung đã đạt được ở mức độ trung bình là

nhiều và có một số hoạt động được đánh giá với mức độ khá (theo kết quả khảo sát thực trạng tại 7 bảng số liệu (từ Bảng 2.7 đến Bảng 2.13 của chương này). Thực trạng đó dẫn đến thực trạng phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn chưa đạt ở mức độ cao (tốt và khá); thực trạng các họat động quản lí của các nhà trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày chưa hiệu quả (như kết quả khảo sát tại các bảng số liệu từ Bảng 2.13 đến Bảng 2.17).

Nguyên nhân chủ yếu có được một số kết quả tốt nêu trên là do Giám đốc Sở GD&ĐT, chuyên viên phòng giáo dục tiểu học, Lãnh đạo phòng GD&ĐT các huyện đã nắm được những nét cơ bản học 2 buổi/ngày thông qua chương trình Đảm bảo chất lượng GD trường học được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2010; đồng thời họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong công các quản lí trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày; mặt khác có được sự lãnh đạo và quản lý Tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể hoá các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước thành các chủ trương, chính sách, cơ chế về GDTH kịp thời, tạo động lực cho GDTH vùng khó khăn phát triển; có được sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD&ĐT trên cơ sở Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường cao, chất lượng tương đối đảm bảo. Các xã đều đã đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi và đều thực hiện nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo.

Các cấp quản lí từ Sở đến trường đều có nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và đều khẳng định dạy học 2 buổi/ngày góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD toàn diện, nắm vững yêu cầu đổi mới GD và xu thế phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày đáp ứng yêu cầu đó.

Trong 3 năm học từ năm học 2012-2013 đến 2014-2015 Hòa Bình chọn năm GD vùng khó là điểm nhấn trong phát triển GD của tỉnh. Trong những năm qua ngành GD&ĐT Hoà Bình luôn có nhiều cố gắng và nhiều biện pháp hợp lý nhằm tăng số lượng trường lớp dạy học 2 buổi/ngày, nâng cao chất lượng GD vùng khó.

Một trong những nguyên nhân để có các mặt tốt nêu trên trong công tác phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày là do từng hiệu trưởng trong đội ngũ hiệu

trưởng trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn đã có những nỗ lực cao nhằm phấn đấu trong học tập, công tác để thích ứng và đáp ứng được với các yêu cầu mới của GD&ĐT trong giai đoạn mới hiện nay.

Công tác kiểm tra tư vẫn hỗ trợ của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đến các trường kịp thời, thường xuyên, trực tiếp xuyên suốt trong năm học nên có thể nắm bắt, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đảm bảo theo yêu cầu.

2.6.2. Mặt yếu, nguyên nhân và các vấn đề cần giải quyết

Cùng với các mặt mạnh về phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn nêu trên, công tác này cũng còn không ít những hạn chế.

- Hầu hết việc thực hiện các chức năng quản lý của Sở GD&ĐT trong quản lý phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn của tỉnh Hòa Bình mới ở mức độ trung bình (mức độ 2 điểm). Ít có hoạt động quản lý được đánh giá ở mức tốt và khá (đánh giá ở mức độ 4 điểm và 3 điểm);

- Trong đó có một số hoạt động quản lý nhằm phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn được đánh giá ở mức độ thấp nhất như: công tác chỉ đạo, hướng dẫn lập đề án, phê duyệt đề án trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn.

- Sở GD&ĐT chưa tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày, trong đó có quy hoạch phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn.

- Công tác tuyên truyền GD những quan điểm chỉ đạo phát triển GD đến đội ngũ CBQL và GV và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chưa được thường xuyên.

- Công tác tổ chức quản lý dạy học 2 buổi ngày chưa tốt, nhiều trường chưa có kế hoạch, chương trình, nội dung cụ thể; Phương án, kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi ngày chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm vùng miền, chưa có sự thẩm duyệt của Phòng GD&ĐT. Có nhiều trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhưng mới chỉ dừng lại ở việc GV dạy học tự nguyện thêm một đến 2 buổi chiều ôn luyện kiến thức cho HS nên không quản lí nội dung, chất lượng day-học.

- Công tác bồi dưỡng thường xuyên nâng cao nhận thức, năng lực sư phạm, cũng như nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và

trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày còn nhiều hạn chế chưa đạt được kết quả như mong muốn.

- Công tác kiểm tra được tăng cường, tuy nhiên việc xử lí và giải quyết các vấn đề tồn tại sau kiểm tra (như thiếu GV, CSVC chưa đảm bảo, chế độ chính sách vùng khó…) chưa được thực hiện kịp thời, do phân cấp quản lí, công tác tham mưu chưa hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu theo các nội dung trên cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế trong công tác phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tập trung vào các lĩnh vực hoạt động quản lý cụ thể sau:

- Bộ GD&ĐT chưa có văn bản hướng dẫn chỉ đạo các địa phương bắt buộc phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày mà trên tinh thần khuyến khích những nơi đảm bảo các điều kiện thì triển khai.

- Sở GD&ĐT chưa cụ thể hóa được quy trình, các bước xây dựng đề án phát triển trường dạy học 2 buổi/ngày phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và phát triển GD&ĐT của tỉnh Hòa Bình và của vùng khó khăn. Thực trạng này làm cho các hiệu trưởng chưa có căn cứ phù hợp để xây dựng được đề án phát triển trường dạy học 2 buổi/ngày, còn lúng túng, chưa chỉ ra được cơ hội thách thức, chưa nhận biết được các điểm mạnh, yếu của trường trong phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ ngày một các thấu đáo, cụ thể. Điều đó đã tạo ra các khó khăn và cũng là các bất cập cho hoạt động phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày tại các vùng này.

- Tuy rằng năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta có Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; theo đó NQ 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa GD phổ thông với dự thảo chương trình GD phổ thông tổng thể cấp tiểu học thực hiện tối thiểu 32 tiết/tuần, nhưng hiện nay chương trình GDPT mới chưa ban hành, nên các hoạt động phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn của tỉnh chưa có cơ sở khoa học định hướng. Điều đó đã tạo ra các khó khăn và cũng là những bất cập.

- Việc tuyên truyền chủ chương chính sách cuả Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chương trình GDTH đến các tầng lớp nhân dân ở vùng khó khăn chưa được sâu rộng, đặc biệt nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao có nền kinh tế, chính trị xã hội còn gặp nhiều khó khăn có nơi rất ít thực hiện. Sự quan tâm của cha mẹ HS cũng như các cấp chính quyền ở những vùng này về việc dạy học buổi 2

chưa đúng mức do sự tuyên truyền, vận động của các nhà trường, của cơ quan quản lý GD về dạy học 2 buổi/ngày chưa được chú trọng.

- Hiện nay, việc tăng cường CSVC, các chính sách và chế độ đãi ngộ, khuyến khích cũng như tăng cường kinh phí cho các HĐGD còn nhiều hạn chế chưa ngang tầm với những yêu cầu đòi hỏi của thực tế xã hội tại vùng khó khăn đối với GDTH. Hầu hết các trường đều thiếu phòng học đa năng; nhà hiệu bộ. Một số trường còn thiếu phòng học; thiếu nhà vệ sinh nên ảnh hướng đến hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể của HS. Nguồn nước sạch chưa đảm bảo cho HS ăn nghỉ bán trú tại nhà trường. Đặc biệt là các phòng chức năng còn phải kiêm nhiệm nhiều nội dung như: phòng thư viện ghép với thiết bị, phòng nghệ thuật,...; phòng sinh hoạt chung là phòng ăn, phòng ngủ,... Điều đó ảnh hưởng nhiều đến công tác tổ chức các HĐGD cho HS khi ở trường cả ngày.

- Trong khi đó, nguồn kinh phí để để duy trì 2 buổi/ngày chủ yếu dựa vào nguồn XHH nên các trường không thể chủ động và không phải trường nào cũng có nguồn này để trả kinh phí cho GV…Đa số CBQL trường học chưa quan tâm đến việc tổ chức cho HS học 2 buổi/ngày do ngại thu tiền HS khi tổ chức dạy buổi thứ hai để trang trải chi phí điện nước, khấu hao CSVC. UBND tỉnh chưa có các biện pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi (tạo đôngh lực) cho các trường tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày bằng các chính sách ưu đãi riêng của tỉnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn và bất cập ngay trong trong hoạt động phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn.

- Phương thức điều động, luân chuyển CBQL, GV chưa phù hợp, thiếu ổn định. Đội ngũ GV phần lớn tăng cường từ vùng thuận lợi lên theo nghĩa vụ từ 3 đến 5 năm nên không ổn định, luân chuyển thường xuyên. Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV chưa cao, chưa thực đầu tư vào việc tổ chức các hoạt động thu hút HS đến trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn và bất cập ngay trong hoạt động phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày tại những vùng này.

Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chưa phát triển thì trình độ chuyên môn của CBQL chưa cao, công tác tự rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn và bất cập ngay trong hoạt động phát triển chất lượng trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn.

Kết luận chương 2‌


Tỉnh Hòa Bình có bề dày lịch sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, được nhân loại biết đến. Trong những năm gần đây, GD của tỉnh đã có những thành tựu nhất định về phát triển quy mô và chất lượng, phát triển CSVC và thiết bị GD, phát triển đội ngũ nhân lực GD, trong đó có phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn mới (đổi mới căn bản, toàn diện GD) thì vấn đề phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày của các tỉnh này vẫn có những hạn chế nhất định.

Kết quả khảo sát thực trạng phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn cho thấy: Công tác qui hoạch phát triển qui mô trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng này đã được quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn; mọi hoạt động phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày đều được Sở GD&ĐT đã triển khai; Tuy nhiên công tác tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, cần phải khắc phục. Đó là:

- Chưa làm tốt việc cụ thể hoá các qui trình hướng dẫn chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày dục nói chung và quy hoạch phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn; Sở GD&ĐT chưa tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định hoặc phê duyệt Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, bán trú tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh theo giai đoạn.

- Công tác điều động, luân chuyển bố trí sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đáp ứng yêu cầu đổi mới và dạy học 2 buổi/ngày nói riêng còn hạn chế nhất định.

- Hoạt động tuyên truyền và huy động cộng đồng tham gia phối hợp, hỗ trợ các nhà trường trong việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa hiệu quả.

- Công tác quản lí các hoạt động dạy học đảm bảo chất lượng bền vững còn những điểm yếu kém, chưa cập nhật các vấn đề đổi mới.

- Các hoạt động tạo môi trường thuận lợi để tạo động lực cho CBQL, GV vùng khó phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày như chính sách ưu đãi riêng của tỉnh chưa được nghiên cứu, ban hành và triển khai.

Các hạn chế nêu trên vừa mang tính mâu thuẫn, vừa trở thành các khó khăn và vừa thể hiện các bất cập trong quản lý phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Như vậy, cần phải có các cách thức quản lý để xoá bỏ mâu thuẫn, tháo gỡ khó khăn và khắc phục các bất cập đó để phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. Các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn đáp ứng yêu cầu đổi mới GD sẽ được trình bày tại chương 3 dưới đây.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí