(1995)), giúp cho việc giải thích tác động đến hành vi của cá nhân trở nên dễ dàng hơn.
Niềm tin hành vi (Behavioral beliefs)
Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the behavior)
Niềm tin quy chuẩn (Normative beliefs)
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chủ Thể Sử Dụng Kết Quả Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp
- Phát Triển Của Các Dịch Vụ Trên Thị Trường Xhtndn
- Lý Thuyết Liên Quan Đến Phát Triển Thị Trường Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp
- Phát Triển Thị Trường Xhtn Doanh Nghiệp Dựa Trên Gia Tăng Sự Tin Tưởng Từ Doanh Nghiệp Phát Hành Vào Danh Tiếng Của Các Cra
- Mô Hình Nghiên Cứu Đối Với Hành Vi Dự Định Sử Dụng Xhtndn Của Các Nhà Cá Nhân Tại Việt Nam
- Đo Lường Gián Tiếp Các Biến Trong Mô Hình Hành Vi Dự Định Sử Dụng Xhtn Doanh Nghiệp Của Các Nhà Cá Nhân Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
Quy chuẩn chủ quan (Subjective norm)
Hành vi (Behavior)
Niềm tin kiểm soát (Control beliefs)
Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control)
Dự định hành vi (Intention)
Nguồn: Ajzen (2006)
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình TPB
Mặc dù vẫn tồn tại các nhược điểm như các yếu tố như biến cá nhân và nhân khẩu học không được đưa vào xem xét, có rất nhiều điều mơ hồ về làm thế nào để xác định kiểm soát hành vi và dẫn đến khó khăn trong tạo ra các thang đo hay sự hoài nghi về khoảng thời gian giữa hành vi dự định, hành vi và các động cơ vô thức chưa được xem xét (DeBono, 1995; Godin và Kok, 1996). Thế nhưng lý thuyết TPB và phiên bản trước của nó vẫn được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được xem là dễ dàng kết nối với các lý thuyết như bất cân xứng thông tin, chi phí giao dịch… để giải thích hành vi trên thị trường như Vallerand & ctg (1992) đã chỉ ra việc sử dụng lý thuyết này xem xét các hành vi của cá nhân trong việc giảm cân, định hướng nghề nghiệp, lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình, hành vi của người tiêu dùng, bỏ phiếu bầu cử và thu được các kết quả phù hợp với mô hình lý thuyết. Lynne và ctg (1995) nghiên cứu với hành vi dự định áp dụng công nghệ trong công việc, East (2000) với hành vi than phiền của người tiêu dùng, Bosnjak, Tuten và Wittmann
(2005) sử dụng TPB trong xem xét các nhân tố liên quan đến hành vi tham gia khảo sát trực tuyến…
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP
2.4.1. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên sự thành lập và mở rộng các CRA doanh nghiệp
DiMaggio & Powell (1983) và Meyer & Rowan (1977) tiếp cận lý thuyết bất cân xứng thông tin và trung gian thông tin để chứng minh sự không chắc chắn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với sự xuất hiện và phổ biến đổi mới về các thể chế tài chính. Trong một lĩnh vực tổ chức liên quan đến việc giảm mức độ không chắc chắn cao, sự phụ thuộc vào quy tắc được thừa nhận (quy tắc ngón tay cái) và những gì người khác trong lĩnh vực này đang làm là phổ biến. Trong các lĩnh vực tập trung như ngành xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp, các CRA phải tự mình thiết lập được sự khuếch tán bằng cách lan rộng các lợi ích thông qua các mạng lưới các mối quan hệ, đo lường cụ thể hiệu quả của các hành vi đổi mới để các doanh nghiệp địa vị thấp hơn làm theo các tổ chức lớn trong nỗ lực xóa bỏ sự không chắc chắn, nghị ngờ về hoạt động XHTNDN.
Spulber (1996) cho rằng ở các thị trường mới nổi, vai trò của một trung gian càng trở nên rõ ràng hơn khi tính chất bất ổn của thị trường đó thể hiện rõ ràng. Mặc dù có những quan điểm trái chiều khi cho rằng sự xuất hiện của các trung gian này dẫn đến sự gia tăng chi phí giao dịch trong toàn bộ chuỗi giá trị. Tuy nhiên khi xuất hiện sự không chắc chắn, bất ổn thị trường, bất cân xứng thông tin sẽ tạo ra điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của trung gian thông tin như CRA doanh nghiệp.
Rose (1999) chỉ ra CRA sẽ đóng vai trò như nhà sản xuất thông tin và cung cấp cho thị trường thông tin và đảm bảo chất lượng của thông tin đó. Vì vậy, để có thể phát triển, trung gian phải tạo ra thêm các giá trị trong thông tin mà nó cung cấp, điều này thì rõ ràng các tổ chức XHTN làm tốt hơn rất nhiều so với các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng thông thường (credit information company). Vì vậy, thị trường tài chính phát triển thì cần có sự ra đời và phát triển của các CRA.
Hawkins, Mansell & Steinmueller (1999) chứng minh việc các CRA ra đời càng nhiều thì chức năng thu thập, phân tích càng hiệu quả và đưa ra các thông tin mà nhiều nhà đầu tư tại các thị trường thiếu thông tin minh bạch khó có thể tiếp cận. Kết quả xếp hạng được phát hành rộng rãi và có thể tiếp cận được thông tin dễ dàng hơn so với việc tự thu thập và tự phân tích. Với việc phát đi tín hiệu kết quả xếp hạng của doanh nghiệp được xếp hạng BB hay AA sẽ giúp thông tin minh bạch hơn, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở ra quyết định phù hợp với nhu cầu của mình, giúp cho họ tránh cả hai sai lầm loại I và loại II. Đồng thời các doanh nghiệp phát hành cũng có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà đầu tư trên thị trường, giảm chi phí vốn phù hợp với mức độ đánh giá của các tổ chức xếp hạng. Khi lịch sử giao dịch tăng lên và hiệu ứng danh tiếng sẽ giúp gia tăng sự tin tưởng trên thị trường và kích thích động cơ giữa nhà phát hành và nhà đầu tư.
Nguyễn Đắc Sinh (2001) nghiên cứu về XHTN tại thị trường Việt Nam, tác giả đưa ra quan điểm về việc muốn phát triển thị trường trái phiếu thì cần thiết phải phát triển thị trường XHTN để đánh giá khả năng tín dụng trong việc đáp ứng các cam kết tài chính của các tổ chức phát hành, bảo vệ thị trường, bảo vệ nhà đầu tư. Phát triển được thị trường XHTN mới mẻ như Việt Nam thì cần đạt được trạng thái hình thành và phát triển được các tổ chức CRA độc lập. Các yếu tố cần phải xem xét đến để phát triển được các CRA chính là tạo lập được phương pháp XHTN chính xác, phù hợp với quy trình xếp hạng chặt chẽ, khách quan. Đồng thời với đó là các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển CRA: mở rộng thị trường nợ, hoàn chỉnh khung pháp lý về hoạt động XHTN, hợp tác quốc tế trong thành lập CRA tại Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực và hình thành tập quán sử dụng định mức tín nhiệm.
Todhanakasem (2001) xem xét thực trạng của CRA tại khu vực châu Á là TRIS tại Thái Lan và học hỏi kinh nghiệm từ RAM tại Malaysia. Tác giả cho rằng mức độ phát triển của thị trường XHTN được thể hiện qua sự hình thành và mở rộng hoạt động của các CRA trên thị trường. Dựa trên các phân tích định tính và kinh nghiệm tại các quốc gia đó, tác giả đã chỉ ra các yếu tố quyết định cho sự phát triển hoạt động trên thị trường XHTNDN chính là bối cảnh văn hóa xã hội tại quốc gia đó
(socio-cultural context), chất lượng của thông tin, các tiêu chuẩn được ban hành, quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước và yếu tố quan trọng nhất theo tác giả chính là chất lượng của nguồn nhân lực.
Theo White (2010), Jenkins (2013) và Fernández & Vila (2015) thị trường XHTNDN càng phát triển thì sẽ càng có sự đa dạng của các CRA trong các khía cạnh về loại hình hoạt động, phạm vi hoạt động. Thứ nhất, về loại hình hoạt động thì các CRA sẽ hình thành CRA tiêu chuẩn và CRA chuyên ngành (specialized CRA). Các CRA tiêu chuẩn trong thực tế là các CRA có thể đưa ra kết quả xếp hạng với hầu hết các ngành, lĩnh vực liên quan đến thị trường xếp hạng. The Big Three là tổ chức đại diện điển hình cho các cơ quan tiêu chuẩn khi họ cung cấp đa dạng các sản phẩm xếp hạng, các loại tài sản tài chính được đánh giá và giám sát phần lớn thị trường. Trong khi đó các CRA chuyên ngành thì chỉ tập trung hoạt động xếp hạng vào các chủ đề cụ thể của một ngành, ví dụ Weiss Rating chỉ thực hiện xếp hạng với chuyên ngành bảo hiểm và chỉ đưa ra các kết quả xếp hạng cho các công ty bảo hiểm. Các CRA chuyên ngành thực tế là phục vụ cho các nhu cầu chuyên biệt trên thị trường khi thị trường XHTNDN đã phát triển đến mức độ nhất định. Thứ hai, các GCRA như ba tổ chức lớn nhất – Moody’s, S & P và Fitch có hoạt động tại rất nhiều quốc gia, có ảnh hưởng đến thị trường xếp hạng không phải một khu vực mà gần như toàn bộ các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang phát triển, thị trường tài chính nhỏ thì các GCRA thường không có hoạt động, tạo cơ hội cho sự ra đời và phát triển của các DCRA. Các DCRA này chỉ tập trung vào các khu vực mà họ đặt trụ sở - nơi các tổ chức lớn không hoạt động. DCRA cung cấp chuyên môn chuyên sâu và đặc thù hơn trong lĩnh vực cụ thể để hỗ trợ cho sự phát triển của các thị trường này. Theo Haan & Amtenbrink (2011) hầu hết các DCRA chỉ cung cấp sản phẩm đối với quốc gia, khu vực, địa phương hoặc tập trung vào một loại sản phẩm nhất định. Các tổ chức như CRISIL (Ấn Độ), JCR (Nhật Bản), RAM Ratings (Malaysia)… là các tổ chức thuộc loại DRCA. Trong quá trình phát triển của mình thì các DCRA dần dần hình thành nên các CRA của khu vực (RCRA) với phạm vi gắn liền với một số quốc gia tại cùng một khu vực nhưng chưa đủ phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng sâu rộng như các GCRA (Langohr & Langohr 2008).
2.4.2. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên hình thành nhu cầu thông tin về XHTN của nhà đầu tư
Cornaggia & Cornaggia (2010) cho rằng để phát triển được thị trường XHTNDN thì ngay từ đầu cần quan tâm đến phản ứng các nhà đầu tư trên thị trường
- các chủ nợ và một loạt các đối tác bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp, nhà cung cấp đối với doanh nghiệp phát hành nợ. Vì thế việc xem xét các nhân tố tác động đến việc sử dụng hay không sử dụng dịch vụ xếp hạng của các nhà đầu tư, phân tích, nghiên cứu là cần thiết.
Hickman (1958) nghiên cứu xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp và kinh nghiệm đầu tư cho thấy cách thức phổ biến nhất để đo lường chất lượng trái phiếu chính là dựa trên các kết quả xếp hạng của bốn tổ chức XHTN lúc bấy giờ là Moody’s, Fitch, Standard Statistics và Poor’s. Các nhà đầu tư khi đã hiểu rõ cơ chế, phương pháp phân tích, hệ thống ký hiệu và nội dung báo cáo xếp hạng sẽ nhận thấy hiệu quả của XHTN. Việc sử dụng XHTNDN sẽ trở thành một công cụ rộng rãi trên thị trường mà các chủ thể cần quan tâm đến nó (Giesecke, & ctg, 2011).
Partnoy (2009) cung cấp quan điểm của các nhà đầu tư với ưu và khuyết điểm của một số đề xuất trong quy định đối với XHTN. Để có thể thúc đẩy được mức độ tin tưởng vào hiệu quả của hoạt động xếp hạng, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư thì cần thực hiện gia tăng giám sát và ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng.
Xia (2014) khi nghiên cứu phản ứng của Standard and Poor với gia nhập của Egan-Jones Rating vào thị trường xếp hạng đã cho thấy sự cải thiện chất lượng đáng kể của báo cáo xếp hạng, các giá trị thông tin cao hơn và gần với rủi ro tín dụng thực tế. Đồng thời với đó, sự gia tăng cạnh tranh trong thị trường làm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư vào danh tiếng của tổ chức xếp hạng kéo theo việc nhà đầu tư cũng sẽ cảm thấy dễ dàng tiếp cận, kiểm sát thông tin hơn và từ đó thúc đẩy họ sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng.
White (2010) nghiên cứu về hoạt động của ba tổ chức XHTN Moody’s, Standard & Poor, Fitch tác động đến thị trường trái phiếu Mỹ. Nghiên cứu đi tìm bằng chứng chứng minh các sai lầm của cơ quan đánh giá, những sai lầm sẽ có hậu
quả nghiêm trọng đối với ngành tài chính. Đồng thời trong nghiên cứu này cũng chỉ ra sự thay đổi của thị trường XHTN khi chuyển mô hình kinh doanh từ "nhà đầu tư trả tiền" thành "nhà phát hành trả tiền" đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng XHTN của các nhà đầu tư với một chi phí thấp hơn, thông tin dễ tiếp cận hơn. Nhưng điều này lại kéo theo những lo ngại về các rủi ro đạo đức trong việc đưa ra ý kiến đánh giá không còn khách quan nữa. Đồng thời với việc đưa ra quy định bắt buộc các trái phiếu trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ đã mặc nhiên buộc các nhà phát hành phải thực hiện xếp hạng cũng như thúc đẩy nhu cầu sử dụng kết quả xếp hạng của nhà đầu tư. Họ nhận thấy hiệu quả của việc sử dụng XHTN một cách rõ ràng hơn, khả năng hiểu, kiểm soát được các thông tin từ báo cáo xếp hạng cũng tăng lên. Với việc cả thị trường cùng sử dụng các kết quả XHTNDN cho quá trình tối ưu hóa danh mục của mình thì các nhà đầu tư, nghiên cứu phân tích cũng nhanh chóng chịu ảnh hưởng bởi các quy chuẩn chủ quan của mọi người xung quanh.
Kim (2000) cho rằng trong những thập niên 1980 – 1990 tại Hàn Quốc, do thiếu các công cụ đánh giá rủi ro nên hầu hết trái phiếu doanh nghiệp tại Hàn Quốc có kỳ hạn khá ngắn (trung bình dưới ba năm) vì sự lo ngại về lạm phát, rủi ro thanh khoản. Việc phổ biến sự phổ biến của trái phiếu ngắn hạn dẫn đến không thể phát triển một đường cong lợi suất có ý nghĩa và các doanh nghiệp phải dựa vào các nguồn vốn ngắn hạn, làm tăng cao nguy cơ không ổn định, không ăn khớp về kỳ hạn giữa tài sản và nợ của họ. Doanh số trên thị trường thứ cấp là tương đối thấp. Tính thanh khoản thấp của thị trường thứ cấp có thể bắt nguồn từ các yếu: hầu hết người mua nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn và không giao dịch trên thị trường thứ cấp, không có sẵn thông tin theo thời gian thực về giá trái phiếu và số lượng giao dịch, không có nhà tạo lập thị trường đủ mạnh mẽ đối với trái phiếu doanh nghiệp và hệ thống XHTN kém phát triển. Sau khủng khoảng 1997 – 1998, chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra chính ra nâng cao vai trò của các CRA, khuyến khích các GCRA tham gia vào thị trường trong nước hoặc vào liên doanh với các DCRA. Việc làm này cùng với sự suy yếu của các tổ chức tài chính thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, dẫn đến bản thân các doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu không có bảo lãnh và dựa vào kết quả xếp hạng để thu hút đầu tư. Kim (2000) chỉ ra
rằng trong quý đầu tiên của năm 1998 đa số trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh, đến cuối tháng 8 năm 1998 các tổ chức bảo hiểm thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là chủ yếu và đến những thập niên 2000 thì doanh nghiệp gần như không được bảo lãnh mà phải có XHTN từ mức A + trở lên. Điều đó tạo ra cơ hội và là động lực phát triển mạnh mẽ cho các CRA tại thị trường Hàn Quốc, các yếu tố này hiện đều không thể hiện rõ ràng tại thị trường Việt Nam.
Theo Chen (2003) thì thị trường XHTN Trung Quốc được phát triển cùng với sự tăng trưởng của thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường trái phiếu. Vào giữa những năm 1980, Trung Quốc đã chính thức vận hành thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nhanh chóng nở rộ các CRA thực hiện đánh giá cổ phiếu, công ty bảo hiểm, ngân hàng và trái phiếu tại thị trường trong nước. Do sự phát triển quá nhanh, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã ban hành quy định về quản lý đánh giá trái phiếu doanh nghiệp. PBOC cũng khuyến khích các chi nhánh của mình tạo ra các bộ phận xếp hạng tín dụng tại các tỉnh của họ và từ năm 1989, một số bộ phận này đã trở thành CRA độc lập. Số lượng CRA đã tăng lên hơn 90 trong giai đoạn này – một điển hình của “lạm phát xếp hạng”. Tuy nhiên, trong thời gian này, PBOC thiết lập lãi suất coupon theo tiền gửi ngân hàng một năm hiện hành cộng thêm phần trăm lãi suất. Điều này có nghĩa là xếp hạng không có ảnh hưởng đến việc hiệu quả phát hành trái phiếu nên các CRA kia gần như không có tác dụng gì trên thị trường một cách rõ rệt và dần dần bị thải loại, trở thành các tổ chức cung cấp kết quả cho cơ quan quản lý mà không công bố ra bên ngoài, chỉ còn lại một số ít các CRA phát triển đến hiện nay. Năm 1992, PBOC ban hành quy định về khuyến khích các nhà phát hành sử dụng XHTN và đến năm 1997 thì quy định bắt buộc trái phiếu doanh nghiệp khi phát hành phải được xếp hạng bởi CRA được công nhận bởi PBOC (Kennedy, 2008). Điều đó tạo ra cơ hội để tái cấu trúc thị trường XHTNDN và ổn định phát triển cho thị trường trái phiếu so với giai đoạn trước.
2.4.3. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên gia tăng tác động của kết quả XHTN doanh nghiệp trên thị trường tài chính
Grier và Katz (1976) thấy rằng giá trái phiếu trung bình hàng tháng trên thị trường thứ cấp phản ứng với những thay đổi trong kết quả xếp hạng. Tương tự, Ingram, Brooks & Copeland (1983) kiểm tra thay đổi lợi suất trái phiếu hàng tháng và tìm ra phản ứng đánh kể của giá trái phiếu khi kết quả XHTNDN thay đổi. Holthausen và Leftwich (1986) xem xét các lần hạ bậc xếp hạng bởi cả Moody và S&P đều tác động làm giảm lợi nhuận kinh doanh của các chứng khoán trong khoảng thời gian hai ngày bắt đầu từ ngày phát hành báo cáo xếp hạng của CRA. Trong đó phản ứng của thị trường với 1.104 thông báo thay đổi XHTN trong giai đoạn 1977- 1982 cho thấy rằng hạ bậc xếp hạng có liên quan đến phản ứng giá cổ phiếu giảm trung bình khoảng 2,66%. Đồng thời, tác động đó cũng đáng kể khi có các thông báo liên quan đến khả năng hạ cấp tiềm năng hoặc nâng cấp tiềm năng được thể hiện trên danh sách theo dõi tín dụng (Credit Watch List) của S&P. Các tác giả ủng hộ ý kiến về CRA cung cấp các tín hiệu giá trị cho thị trường vì CRA kết hợp thông tin nội bộ của tổ chức được xếp hạng như kế hoạch mới cho các dự án, dự báo số liệu báo cáo thu nhập và thông tin tài chính từ các báo cáo nội bộ.
Hand, Holthausen và Leftwich (1992) mở rộng phạm vi nghiên cứu và thấy rằng cả trái phiếu và giá cổ phiếu của công ty phát hành thay đổi theo hướng mong đợi khi Moody's hoặc S&P xuất bản một báo cáo kết quả XHTN mới về công ty phát hành đó. Ederington và Goh (1993) theo dõi phản ứng giá cổ phiếu để thay đổi xếp hạng với những thay đổi tiếp theo trong thu nhập và kết luận những thay đổi xếp hạng là thông tin về hiệu suất hoạt động tiếp theo.
Akhigbe, Madura và Whyte (1997) áp dụng lý thuyết tín hiệu để xác định hiệu ứng tín hiệu kép của một sự thay đổi XHTN. Trong đó, một sự thay đổi XHTN sẽ phát ra một tín hiệu vững chắc cho cả thị trường và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các thông tin có giá trị về ngành công nghiệp, thu nhập trong tương lai và dòng tiền của doanh nghiệp. Vì lý do đó hạ cấp của một công ty nên được hiểu là tin tốt cho các công ty đối thủ trong ngành công nghiệp. Trong trường hợp nghiêm trọng, một công ty bị hạ cấp xuống một tình trạng vỡ nợ sẽ phát ra tín hiệu rằng một đối thủ cạnh tranh đang trong khủng hoảng tài chính và khả năng sẽ bị phá sản trong tương lai gần trở nên rất có khả năng xảy ra. Suy giảm này có thể báo hiệu việc các