Phát Triển Của Các Dịch Vụ Trên Thị Trường Xhtndn


thực hiện, cảnh báo an toàn, giới hạn loại hình nhà đầu tư tham gia đầu tư… căn cứ kết quả XHTNDN và chứng khoán nợ của CRA. Đồng thời với đó, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng xem xét danh sách doanh nghiệp được xếp hạng của tất cả các CRA, mức độ rủi ro và sự thay đổi trong các ma trận chuyển vị về rủi ro của từng hạng tín nhiệm. Từ đây, họ sẽ có cơ sở để đánh giá chung về hiệu quả thị trường, thực hiện ban hành các quy định mới hoặc điều chỉnh chính sách, quy định nhằm đảm bảo ổn định và phát triển bền vững cho thị trường một cách hiệu quả (Partnoy, 2006).

Các cơ quan giám sát của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng có thể căn cứ trên của hoạt động XHTNDN để thực hiện các phân tích thị trường, đánh giá đối với các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường nói chung và các ngân hàng nói riêng… Từ đó, họ điều chỉnh chính sách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng trong hệ thống, hướng dẫn các ngân hàng sử dụng kết quả xếp hạng để thực hiện các quy định, chính sách về quản trị rủi ro tín dụng theo đề nghị của Ủy ban Basel và các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế khác… Hệ thống NHTM khi đã phát huy được hiệu quả của hoạt động xếp hạng sẽ mang lại sự khách quan và chính xác hơn trong quá trình đánh giá, đảm bảo công bằng giữa các ngân hàng với nhau. Từ hoạt động XHTN được sử dụng hiệu quả, thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng sẽ có thể trở nên năng động, hiện đại hơn với nghiệp vụ mới mẻ và khoa học (Choi (1998), Partnoy (2006)).


2.2.3. Phát triển của các dịch vụ trên thị trường XHTNDN


Theo White (2010), S&P (2019), MIS (2019) thì các dịch vụ xếp hạng doanh nghiệp của CRA có thể rất đa dạng và có một số điểm khác biệt giữa các CRA, tuy nhiên các dịch vụ cốt lõi thì vẫn khá tương đồng. Tựu chung có các sản phẩm cơ bản là xếp hạng doanh nghiệp phát hành nghĩa vụ nợ, xếp hạng nghĩa vụ nợ cụ thể và các dịch vụ khác liên quan đến XHTNDN.

2.2.3.1. Xếp hạng doanh nghiệp phát hành (Issuer Credit Rating)


Theo White (2010), xếp hạng doanh nghiệp phát hành công cụ nợ trên thị trường là một dịch vụ chính và lâu đời của các CRA trên thế giới. Đó chính là việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.


các CRA cung cấp kết quả báo cáo xếp hạng trình bày ý kiến độc lập về uy tín tín dụng và sức mạnh tài chính chung của doanh nghiệp. Đây là dịch vụ cơ bản và đầu tiên của thị trường XHTNDN. Nó có thể được sử dụng như một công cụ thông tin cho những người tham gia thị trường vốn và các đối tác của doanh nghiệp như: ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác liên doanh, môi giới, cơ quan chính phủ, chủ cho thuê tài sản…

Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 5

Để đánh giá uy tín tín dụng của tổ chức phát hành, CRA sẽ thực hiện các phân tích, đánh giá, xếp hạng khả năng và sự sẵn sàng trả nợ theo nghĩa vụ tài chính của tổ chức phát hành với các điều khoản cụ thể của những nghĩa vụ đó. Để hình thành ý kiến xếp hạng của mình, CRA xếp hạng đánh giá một loạt các đặc điểm tài chính và kinh doanh của nhà phát hành trả nợ. Các yếu tố rủi ro cụ thể được phân tích phụ thuộc một phần vào loại hình tổ chức phát hành. Ví dụ: phân tích tín dụng của một công ty phát hành thường xem xét nhiều yếu tố tài chính và phi tài chính, bao gồm các chỉ số về hiệu suất, kinh tế, quy định và địa chính trị, quản lý và thuộc tính quản trị doanh nghiệp và vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

Đối với XHTNDN phức tạp, CRA sẽ xem xét đến dự đoán thăng trầm của chu kỳ kinh tế, bao gồm cả chu kỳ ngành cụ thể và những yếu tố kinh tế vĩ mô. Độ dài và ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế có thể khác nhau rất nhiều làm cho tác động của chúng đến độ chính xác trong dự báo của CRA có thể khác nhau.

2.2.3.2. Xếp hạng nghĩa vụ nợ cụ thể (Issue Credit Rating)


Xếp hạng nghĩa vụ nợ ra đời ngay sau XHTNDN, đó là việc CRA đưa ra quan điểm dự báo xếp hạng rủi ro đối với của một khoản nghĩa vụ tài chính bắt buộc phải thanh toán của một chủ thể. Ý kiến phản ánh quan điểm của CRA về năng lực của bên có nghĩa vụ và mức độ sẵn sàng đáp ứng các cam kết tài chính khi đến hạn và có thể đánh giá các điều kiện đi cùng có thể ảnh hưởng đến thanh toán cuối cùng trong trường hợp vỡ nợ như bảo đảm và tài sản thế chấp. Xếp hạng này cũng có xem xét đến uy tín tín dụng của người bảo lãnh, công ty bảo hiểm hoặc các hình thức tăng cường tín dụng khác đối với nghĩa vụ và tính đến rủi ro ngoại hối trong nghĩa vụ tài chính (White, 2010).


Trong xếp hạng nghĩa vụ nợ cụ thể của doanh nghiệp, chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp, các CRA thường sử dụng thông tin từ tổ chức phát hành và các nguồn thông tin khác để đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng tổn thất. Trong trường hợp trái phiếu do tập đoàn phát hành, CRA thường bắt đầu bằng việc đánh giá uy tín của nhà phát hành trước khi đánh giá chất lượng tín dụng của nghĩa vụ nợ cụ thể. Ví dụ các nhà phân tích của S&P Global xếp hạng đánh giá nhiều vấn đề bao gồm một số nội dung quan trọng như: Các điều khoản và điều kiện của bảo đảm nợ và pháp lý liên quan, mức độ tác động tương đối của vấn đề liên quan đến công ty phát hành, các nguy cơ và ưu tiên trả nợ trong trường hợp vỡ nợ, sự tồn tại của hỗ trợ bên ngoài giúp cải thiện chất lượng tín dụng, chẳng hạn như thư tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm và tài sản thế chấp… (S&P, 2019)

2.2.3.3. Các dịch vụ khác liên quan đến xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp


Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính là việc ngày càng đa dạng về nhu cầu XHTN, các dịch vụ XHTNDN khác lần lượt được nghiên cứu, phát triển và phổ biến trên thị trường như: xếp hạng thu hồi vốn đầu tư sau vỡ nợ, xếp hạng các công cụ tài chính có cấu trúc… (S&P (2019), MIS (2019)).

Giám sát theo dõi chất lượng tín dụng: Các CRA thường theo dõi trong một thời gian nhất định về các thay đổi có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của một công ty phát hành hoặc nghĩa vụ tài chính mà CRA đó đã cung cấp xếp hạng ý kiến. Mục tiêu của giám sát này là để đưa ra mức xếp hạng hiện tại bằng cách xác định các vấn đề có thể dẫn đến một nâng cấp hoặc hạ cấp trong kết quả tương ứng với rủi ro của khách hàng. Khi tiến hành giám sát, CRA sẽ phải cân nhắc nhiều các yếu tố như thay đổi trong môi trường kinh doanh, thị trường tài chính, công nghệ mới hoặc cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến thu nhập của nhà phát hành hoặc các doanh thu dự kiến, quy định về phát hành chứng khoán nợ và thay đổi quy định pháp lý khác. Tần suất và mức độ giám sát của CRA thường phụ thuộc vào rủi ro cụ thể của công ty phát hành, khoản nợ đơn lẻ, hoặc toàn bộ các chủ thể liên quan đến nghĩa vụ nợ. CRA có thể lên lịch các cuộc họp định kỳ với công ty để có thể nắm bắt và đánh giá các nội dung như: các thay đổi nào trong kế hoạch của công ty, thảo luận về những phát triển mới


có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng rủi ro tín dụng, xác định và đánh giá các yếu tố bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp, hoặc đưa ra giả định khác nhau có thể ảnh hưởng đến ý kiến của CRA về kết quả xếp hạng. Một CRA có thể điều chỉnh tín dụng đánh giá của một công ty phát hành hoặc khoản nợ để biểu thị quan điểm của họ về mức độ cao hơn hoặc thấp hơn rủi ro tín dụng đã đánh giá trước đây ngay khi họ hoàn tất kết quả phân tích giám sát của mình.

Xếp hạng triển vọng rủi ro tín dụng: Xếp hạng triển vọng rủi ro tín dụng được một số các tổ chức CRA lớn thực hiện để kết quả xếp hạng được cập nhật nhanh chóng và đưa ra các dự báo của CRA một cách khái quát nhất đến thị trường. Nếu CRA dự đoán XHTN của doanh nghiệp có thể thay đổi trong thời gian tới (thường là 6 đến 24 tháng tới), thì CRA sẽ thực hiện việc đưa ra cập nhật đánh giá xếp hạng triển vọng, trong đó đưa ra ý kiến của họ về việc liệu thay đổi có thể là tích cực, ổn định hoặc có thể là tiêu cực hoặc đưa ra các ý kiến về sự không chắc chắn việc xếp hạng có thể tăng hay giảm. Ví dụ như S&P (2015) sử dụng hệ thống ký hiệu sử dụng đối với XHTN triển vọng trong ngắn hạn (Outlook) bao gồm Tích cực (Positive): triển vọng mức xếp hạng có thể tăng. Tiêu cực (Negative): triển vọng Mức xếp hạng có thể giảm. Ổn định (Stable): triển vọng Mức xếp hạng có thể không đổi. Phát triển (Developing): triển vọng Mức xếp hạng có thể tăng hoặc giảm. Trong trường hợp nếu các sự kiện hoặc bối cảnh xảy ra có thể ảnh hưởng đến XHTN trong thời gian ngắn sắp tới (thường là trong vòng 90 ngày) thì các CRA thường sử dụng các công cụ đưa ra ý kiến dự báo triển vọng tức thời. Ví dụ như xếp hạng CreditWatch của S&P đưa ra các đánh giá về sự thay đổi tiềm năng và mức độ thay đổi, tăng hoặc giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, nếu CRA có tất cả thông tin có sẵn để chắc chắn đưa ra thay đổi xếp hạng thì họ có thể nâng cấp hoặc hạ cấp xếp hạng ngay lập tức, mà không cần thực hiện việc thay đổi triển vọng của nó.

Xếp hạng thu hồi vốn đầu tư sau khi vỡ nợ (Recovery of investment after default): Các CRA cũng có thể đưa ra xếp hạng về đánh giá sự phục hồi cụ thể là về khả năng nhà đầu tư sẽ thu lại phần chưa thanh toán của tiền gốc trong trường hợp tổn thất vỡ nợ. Một số CRA kết hợp việc xếp hạng khả năng phục hồi như là một yếu tố đánh giá trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của một nghĩa vụ nợ cụ thể, đặc


biệt trong trường hợp các khoản nợ không đầu tư (các khoản vay, khoản tín dụng…). Tuy nhiên, các cơ quan khác như S&P lại xếp hạng mức độ phục hồi là một kết quả xếp hạng riêng biệt ngoài xếp hạng các khoản nợ cụ thể và có thể xem xét việc điều chỉnh XHTN của nghĩa vụ nợ lên hoặc xuống liên quan đến XHTN của tổ chức phát hành.

Xếp hạng các công cụ tài chính có cấu trúc (Rating structured finance instruments): Một công cụ tài chính có cấu trúc là một loại nghĩa vụ nợ đặc biệt được tạo ra thông qua quá trình chứng khoán hóa. Về bản chất, chứng khoán hóa bao gồm việc cộng dồn các khoản tài sản tài chính riêng lẻ như khoản cho vay thế chấp và cơ cấu lại và được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản) để bán cho các nhà đầu tư. Khoản thu từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại, biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao hơn trên thị trường. Việc tạo ra các công cụ tài chính có cấu trúc, chẳng hạn như chứng khoán thế chấp nhà ở (RMBS), chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS) và nghĩa vụ nợ có tài sản thế chấp (CDO) thường liên quan đến ba bên: người khởi tạo, người sắp xếp và một thực thể có mục đích đặc biệt (SPE) phát hành chứng khoán. Việc hình thành và phát triển các sản phẩm này từ những thập niên 70 của thế kỷ XX đã kéo theo nhu cầu XHTN đối với chúng. Trong việc hình thành ý kiến của mình về một công cụ tài chính có cấu trúc, các CRA sẽ đưa ra ý kiến xếp hạng đánh giá nhiều nội dung trong đó bao gồm những rủi ro tiềm ẩn gây ra bởi công cụ cấu trúc pháp lý và chất lượng tín dụng của các tài sản mà SPE nắm giữ. Đồng thời cũng xem xét khoản tiền mặt dự kiến có thể thu hồi của các tài sản cơ bản này, các khoản bảo đảm và biện pháp bảo vệ chống lại tổn thất mà nó gặp phải.

Các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động XHTN doanh nghiệp: một số CRA tại các thị trường còn phát triển thêm các dịch vụ cung cấp thông tin về XHTN, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động XHTN doanh nghiệp hoặc cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan về doanh nghiệp, các chỉ số tài


chính phục vụ phân tích, dữ liệu của thị trường công cụ nợ… Tuy nhiên, tất cả các dịch vụ của CRA đều bám sát các nguyên tắc mà họ đã tuân thủ đó là sự độc lập, khách quan, trung thực và công bằng, không đưa ra khuyến nghị đầu tư cụ thể trong tất cả các dịch vụ của mình và không tham gia vào các hoạt động dẫn đến xung đột lợi ích.


2.2.4. Phát triển của các mô hình kinh doanh trên thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

2.2.4.1. Mô hình nhà đầu tư trả phí dịch vụ (Investor-pay model)


Khi xét về lịch sử ban đầu của dịch vụ XHTN thì có thể thấy ban đầu các CRA doanh nghiệp đều khởi đầu bằng việc cung cấp các dịch vụ theo hướng XHTN không theo chỉ định từ nhà phát hành mà thu phí dịch vụ từ các nhà đầu tư. Ví dụ như năm 1868, Henry Varnum Poor (1812 - 1905) phát hành ấn phẩm “History of Railroads and Canals of the United States” cung cấp các thông tin về các công ty hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, đường sông tại Hoa Kỳ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của ông ấy về ngành này. Trong ấn phẩm này, các thông tin đầy đủ cùng ý kiến nhận định và đánh giá về uy tín của các doanh nghiệp của Poor được các nhà đầu tư tin tưởng sử dụng làm thông tin trong quá trình quyết định đầu tư của mình – đó là ấn phẩm đầu tiên thể hiện đúng bản chất hoạt động của XHTN trên thị trường theo hình thức không chỉ định, thu phí từ nhà đầu tư.

Trong những năm đầu 1900, để tránh vấn đề lựa chọn bất lợi giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành, CRA thực hiện chức năng giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin thông qua mô hình kinh doanh nhà đầu tư trả tiền để tiếp cận báo cáo xếp hạng của CRA đối với các doanh nghiệp mà họ quan tâm (White, 2010). Mô hình nhà đầu tư trả phí dịch vụ (Investor-pay model) này được thực hiện trong một thời gian đầu của thị trường xếp hạng và khoản phí thu được từ việc mua kết quả xếp hạng, các ấn phẩm xếp hạng được xuất bản và các báo cáo liên quan đã tạo nên nguồn thu nhập chính cho các cơ quan đánh giá.

Tuy nhiên, vào đầu những năm 1970, mô hình tính phí đã thay đổi thành mô hình nhà phát hành trả tiền, theo đó các nhà phát hành sẽ được CRA tính phí theo quy


mô và loại chủ thể được xếp hạng. Theo White (2002) và Deb & Murphy (2009), có hai lý do dẫn đến việc thay đổi mô hình kinh doanh của CRA từ mô hình nhà đầu tư trả phí sang mô hình nhà phát hành trả phí là:

Thứ nhất là việc sử dụng rộng rãi máy photocopy dẫn đến việc vi phạm bản quyền các báo cáo, các kết quả xếp hạng dễ dàng được tiếp cận trái phép mà không phải trả phí, dẫn đến giảm sút doanh thu của CRA. Trong trường hợp xấu nhất CRA không thể kiếm đủ doanh thu để đáp ứng chi phí hoạt động của họ và sẽ buộc phải ngừng hoạt động, điều này dẫn đến cần có sự thay đổi của mô hình kinh doanh.

Thứ hai là sự gia tăng nhu cầu được XHTN của các tổ chức phát hành để đảm bảo niềm tin, danh tiếng đối với các nhà đầu tư nghi ngờ. Việc tổ chức Penn Central không thể thanh toán khoản nợ 82 triệu đô la Mỹ đối với thương phiếu (CP) năm 1970, cùng với cuộc đại suy thoái năm 1970 đã gây ra sự nghi ngại lớn của các nhà đầu tư đối với khả năng thanh toán của nhiều doanh nghiệp. Khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thì mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư sụp đổ một cách nhanh chóng và để có thể phục hồi kinh tế, tài chính thì thị trường cần có những trung gian có uy tín về đánh giá rủi ro. Đối mặt với sự nghi ngại của nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát hành cần tìm kiếm những giải pháp để có thể phát ra tín hiệu về mức độ an toàn của khoản thương phiếu, trái phiếu mà họ phát hành ra. Biện pháp để xóa bỏ sự nghi ngờ, trấn an các nhà đầu tư hoảng loạn được thực hiện thông qua sử dụng kết quả xếp hạng của các CRA danh tiếng trên thị trường. Các nhà phát hành mong muốn chi phí xếp hạng sẽ được họ trực tiếp thanh toán nhanh chóng để có được kết quả xếp hạng công bố ra thị trường thay vì các mô hình nhà đầu tư trả phí trước đây (White, 2002).

Từ đó mô hình trả tiền của các tổ chức phát hành ra đời và phát triển lấn át mô hình nhà đầu tư trả tiền, tuy nhiên mô hình nhà đầu tư trả phí trong các giai đoạn vẫn được cung cấp bởi nhiều CRA như Capital Intelligen. Thực tế tại một số thị trường, dịch vụ này vẫn được các nhà đầu tư yêu cầu nhiều vì nó tạo ra các đánh giá với các chủ thể tiềm ẩn khả năng tạo ra lợi nhuận cao cho nhà đầu tư (có thể rủi ro cũng rất cao) và cũng vì hoạt động này là hoàn toàn hợp pháp tại một số thị trường đó (Fulghieri, Strobl & Xia, 2013).


2.2.4.2. Mô hình nhà phát hành trả phí dịch vụ (Issuer-pay model)


Mô hình nhà phát hành trả phí dịch vụ được thực hiện thông qua việc các CRA tính toán và thu một khoản phí từ các tổ chức phát hành để cung cấp báo cáo xếp hạng về tổ chức đó. Khi tiến hành phân tích, CRA có thể có được thông tin từ các tổ chức phát hành mà có thể thông tin đó không có sẵn trên thị trường. Đồng thời với các ràng buộc pháp lý rõ ràng trong hợp đồng cung cấp dịch vụ, CRA có thể đưa yếu tố thông tin này vào ý kiến xếp hạng của họ. Việc này giúp cho chất lượng của thông tin đầu vào được tăng lên, báo cáo xếp hạng cụ thể và chi tiết hơn.

Đồng thời, với mô hình này, các CRA có thể xuất bản xếp hạng hiện tại rộng rãi cho công chúng một cách miễn phí, giúp gia tăng sự lan tỏa tác động của các CRA trên thị trường (Moosa, 2016). Moody’s và Fitch thay đổi cách tính phí của họ thành mô hình người phát hành thanh toán vào năm 1970 và S&P theo sau vào năm 1974. Ngày nay, phần lớn các CRA chấp nhận mô hình trả tiền của nhà phát hành và đó hình thành nên phần lớn doanh thu, lợi nhuận của CRA từ các công ty mà họ đánh giá.

Các khoản phí được tính bởi CRA có liên quan đến quy mô phát hành, loại nghĩa vụ nợ cũng như các ràng buộc sau xếp hạng đối với CRA. Theo Cantor và Packer (1995), một khoản phí thông thường cho vấn đề trái phiếu doanh nghiệp dài hạn nằm trong khoảng từ 0,02 đến 0,03%/năm khi thực hiện xếp hạng duy trì. Trong thông thường, lệ phí cho mỗi lần xếp hạng sẽ có cả mức tối thiểu, tối đa và có thể thương lượng cho những nhà phát hành thường xuyên.

Phí xếp hạng đối với nhà phát hành có xu hướng tăng trong những thập niên 2000. Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, phí xếp hạng của S&P đối với trái phiếu doanh nghiệp đã được tăng lên tới 6,15 điểm cơ bản (basic point) với mức phí tối thiểu

$92.250 và phí cho công cụ tài chính có cấu trúc cũng được tăng lên đến 12 điểm cơ bản (S&P, 2015). Moody’s và Fitch cũng đang tính phí cao hơn đối với các đánh giá phức tạp và họ cũng cho rằng sự cạnh tranh của ngành này tập trung vào chất lượng xếp hạng hơn là giá cả nên mức phí thực sự không có nhiều điểm khác nhau giữa các GCRA. Đến năm 2019, đối với xếp hạng doanh nghiệp mức phí của S&P đang là

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí