học Quốc gia TP.HCM (http://www.vnulib.edu.vn) cũng cho kết quả tương tự tại cùng thời điểm truy cập hoặc chỉ có một số luận văn, tiểu luận không đủ cơ sở khoa học để trích dẫn.
Về phương pháp luận, phương pháp tiếp cận thực chứng nỗ lực để kiểm tra lý luận sử dụng thông qua một quá trình kiểm tra và diễn giải (Hirschheim & Klein, 1992). Cụ thể là thông qua việc xây dựng các giả thuyết, mô hình hoặc mối quan hệ nhân quả trong các cấu trúc và sử dụng các phương pháp định lượng có thể xảy ra để kiểm tra các mối quan hệ, đồng thời nhà nghiên cứu có thể tự do giải thích các mục tiêu (Chen & Hirschheim, 2004).
Trong một phân tích tổng hợp về mô hình phương pháp luận Orlikowski & Baroudi (1991) phân loại các nghiên cứu là thực chứng nếu chúng dựa trên các mối quan hệ cố định trước đó, các biện pháp định lượng của các biến, kiểm tra giả thuyết và rút ra những suy luận về hiện tượng từ mẫu đến một tổng thể. Để định hướng nghiên cứu theo một hướng cụ thể, việc lựa chọn hướng nghiên cứu thực chứng cho luận án này là phù hợp vì cách tiếp cận dựa trên bản chất của vấn đề và dựa trên các tài liệu trước đó. Mặc dù vậy, do các nghiên cứu liên quan mà tác giả có thể tiếp cận trong khả năng của mình, đa số giải quyết việc đánh giá danh tiếng của tổ chức xếp hạng dựa trên một số phương pháp như hồi quy dữ liệu xếp hạng quá khứ, kết quả tăng hoặc hạ bậc tín nhiệm… hoặc các lý giải dựa trên mô hình trò chơi. Tuy nhiên, với việc phân tích bối cảnh thực trạng các CRA tại Việt Nam, phương pháp này gần như không thể áp dụng với thị trường không có số liệu thực tế xếp hạng doanh nghiệp trong quá khứ như Việt Nam và/hoặc phù hợp với việc phát triển cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu hơn là áp dụng nghiên cứu thực nghiệm. Các tài liệu cho thấy rằng các phương pháp điều tra có thể trong chủ nghĩa thực chứng cách tiếp cận có thể là: quan sát, đo lường, khảo sát, dụng cụ câu hỏi, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực địa, phân tích thống kê, mô phỏng và nghiên cứu tình huống điển hình. (Mingers, 2003; Choudrie & Dwivingi, 2005). Vì vậy nghiên cứu này sẽ thực hiện theo cách tiếp cận thực chứng trong đó dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp khảo sát để kiểm tra tác động giữa các biến độc lập và phụ thuộc.
Mục tiêu chính của luận án hướng đến việc vận dụng các lý thuyết liên quan trong việc đánh giá hành vi dự định của nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp niêm yết đối với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN tại Việt Nam để có thể đưa ra các khuyến nghị để phát triển thị trường XHTNDN tại Việt Nam. Trong nghiên cứu hiện tại, tiêu chí của Chua (1986) để áp dụng một cách tiếp cận thực chứng có thể được xem bằng cách quan sát mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là để kiểm tra các cấu trúc của khái niệm. Dựa trên bản chất của nghiên cứu, Sekaran (2000) đã phân loại mục đích của các nghiên cứu như: thăm dò, mô tả và kiểm tra giả thuyết. Trong khi đó, nghiên cứu này dựa trên về cách tiếp cận thực chứng trong đó dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp khảo sát để kiểm tra phương sai giữa các biến độc lập và phụ thuộc liên quan đến khái niệm với nhau khác. Vì vậy, theo đề xuất của Sekaran (2000), để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì thử nghiệm giả thuyết là phù hợp nhất với giai đoạn bản chất của vấn đề đã được khám phá và được mô tả bằng các giả thuyết. Bryman & Bell (2007) giải thích chiến lược nghiên cứu định lượng là suy diễn phương pháp thường sử dụng các quy trình khoa học và phân tích số để minh họa mối quan hệ giữa các yếu tố trong các hiện tượng nghiên cứu. Động lực để áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu này vì nó giúp kiểm tra, thiết lập độ tin cậy và đánh giá giá trị của giả thuyết lý thuyết dựa trên các kiểm định, thử nghiệm và kỹ thuật đo lường (Blumberg, Cooper & Schindler, 2005). Ngoài ra các thang đo được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước, đã đặt ra rõ ràng mối quan hệ giữa các cấu trúc cần thiết nên để khám phá dữ liệu liên quan và kiểm định thống kê thì khó có thể đạt được thông qua các phương pháp định tính (Collis & Hussey, 2003).
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận án đã khái quát hóa tới các nội dung cơ bản liên quan đến thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng tổng hợp các nội dung liên quan đến lý thuyết bất cân xứng thông tin, lý thuyết đại diện, chi phí giao dịch, trung gian thông tin cũng như lý thuyết danh tiếng, hành vị dự định để tạo cơ sở cho việc đánh giá phát triển thị trường xếp hạng. Đề tài cũng cung cấp bằng chứng hỗ trợ từ các nghiên cứu liên quan cho việc sử dụng các lý thuyết trên cho việc phát triển thị trường XHTNDN. Từ đó tạo cơ sở để xem xét mô hình nghiên
cứu phù hợp cũng như thực hiện phân tích thực trạng, xem xét khả năng phát triển của thị trường này ở Việt Nam trong các chương sau.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan lý thuyết và lược khảo nghiên cứu trước
Mô hình hành vi dự định sử dụng XHTN doanh nghiệp của các cá nhân tại Việt Nam | Mô hình đánh giá danh tiếng CRA và dự định sử dụng dịch vụ XHTN có trả phí của các doanh nghiệp tại Việt Nam | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Liên Quan Đến Phát Triển Thị Trường Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phát Triển Thị Trường Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp
- Phát Triển Thị Trường Xhtn Doanh Nghiệp Dựa Trên Gia Tăng Sự Tin Tưởng Từ Doanh Nghiệp Phát Hành Vào Danh Tiếng Của Các Cra
- Đo Lường Gián Tiếp Các Biến Trong Mô Hình Hành Vi Dự Định Sử Dụng Xhtn Doanh Nghiệp Của Các Nhà Cá Nhân Tại Việt Nam
- Mối Quan Hệ Của Danh Tiếng Của Cra Và Việc Doanh Nghiệp Dự Định Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Có Trả Phí Trong Xhtn Doanh Nghiệp
- Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Đối Với Đánh Giá Danh Tiếng Cra Và Hành Vi Dự Định Sử Dụng Xhtndn Có Trả Phí Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ
Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu | ||
Kết luận và khuyến nghị phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp tại Việt Nam
Nguồn: Tác giả đề xuất
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề nghị
Quá trình thực hiện của nghiên cứu được thực hiện qua nhiều bước dựa trên quy trình nghiên cứu đề nghị như hình 3.1. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích để có thể có góc nhìn đa chiều từ các bên tham gia thị trường cũng như các yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường XHTNDN tại Việt Nam. Thống kê mô tả được sử dụng để trình bày về bối cảnh thị trường XHTNDN tại Việt Nam. Luận án này sẽ thực hiện theo cách tiếp cận thực chứng trong đó dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp khảo sát để kiểm tra tác động giữa các biến độc lập và phụ thuộc. Phương pháp thử nghiệm giả thuyết sẽ là phù hợp với dạng nghiên cứu này (Sekaran, 2000) và với nhiều mối quan hệ cần được phân tích trong cùng nên đó phương pháp mô hình cấu trúc (SEM) được sử dụng để phân tích số liệu thống kê nhằm xác nhận sự phù hợp của mô hình và kiểm tra các mối quan hệ giả định được đưa ra trong nghiên cứu.
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đối với hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các nhà cá nhân tại Việt Nam
Các mô hình kinh doanh XHTNDN dựa trên ba chủ thể chính: các CRA, doanh nghiệp phát hành nợ và các nhà đầu tư, người sử dụng thông tin. Sự tồn tại của CRA chính là biểu hiện kém hiệu quả của thông tin trên thị trường và thế yếu thường không thuộc về các doanh nghiệp phát hành. Các bên liên quan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp nhận của mô hình kinh doanh của người tham gia thị trường, do đó việc xem xét hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường cũng như các bên liên quan khác là quan trọng.
Tuy nhiên, các hành vi dự định của cá nhân là khá phức tạp, đòi hỏi phải cung cấp một khuôn khổ lý thuyết quan trọng về các nhân tố thực sự tác động trong hàng loạt các nhân tố khác nhau. Lý thuyết về TPB được xem là hữu ích nhất cho các dạng nghiên cứu này. Glanz, Rimer & Viswanath (2008) cho rằng lý thuyết TPB là phù hợp đối với các nghiên cứu thực nghiệm trong việc xác định ra các yếu tố quan trọng để từ đó có thể đề xuất các chính sách, giải pháp – nó là một trong những mô hình tốt nhất để thực hiện các chính sách, giải pháp sau nghiên cứu. Như đã lược khảo tại
chương 2, có thể nhận thấy sự phù hợp cơ bản giữa các nhân tố tác động đến sử dụng kết quả XHTN và việc ứng dụng mô hình TPB phân tích nhân tố tác động hành vị dự định sử dụng dịch vụ tài chính nói chung. Vì vậy, mô hình TPB được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giải thích các nhân tố tác động đến việc cá nhân sử dụng XHTN từ các tổ chức XHTN. Từ đó xác định nhu cầu của nhà đầu tư và các nhân tố tác động để có thể mở ra hướng đề xuất chính sách, giải pháp trong các nghiên cứu tiếp theo.
Với hành vi dự định, các biến trong mô hình TPB là các biến xây dựng đo lường tâm lý và đặc điểm của các cá nhân. Mỗi biến dự đoán có thể được đo trực tiếp ví dụ bằng cách yêu cầu trả lời về họ thái độ tổng thể, hoặc gián tiếp ví dụ bằng cách yêu cầu trả lời về những niềm tin về hành vi cụ thể và đánh giá kết quả.
Đo lường gián tiếp
Đo lường trực tiếp
Sức mạnh niềm tin kết quả hành vi
Thái độ đối với hành vi
Đánh giá kết quả mong đợi
Niềm tin quy chuẩn
Hành vi dự định
Động lực thực hiện
Nhận thức kiểm soát hành vi
Niềm tin khả năng và kiểm soát
Niềm tin hành vi
Niềm tin quy chuẩn
Quy chuẩn chủ quan
Niềm tin kiểm soát
Nguồn: Ajzen (2006)
Hình 3.2. Đo lường trực tiếp và gián tiếp trong mô hình TPB
Việc sử dụng phương pháp đo trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các giả định là khác nhau về các cấu trúc nhận thức cơ bản và không hoàn toàn là cách tiếp cận hoàn hảo với mô hình TPB (Mathieson, 1991, Ajzen, 2005). Khi áp dụng cách thức khác nhau
trong khai thác cấu trúc giống nhau, thì mức độ tương quan giữa các biến sẽ tăng lên, vì vậy nhiều nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo cả hai cách tiếp cận đó cần được đưa vào bảng câu hỏi TPB (Francis và ctg, 2004, Ajzen, 2006). Việc chỉ mô tả trực tiếp các biến thái độ, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát dẫn đến nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình TPB làm khung lý thuyết tại Việt Nam như Nguyễn Trung Hiếu (2016), ND Thanh & CH Thi (2011, 2014), Phạm Hồng Mạnh và Đồng Trung Chính (2013)… đã không thực sự mô tả hết các đặc điểm của mô hình TPB và ít nhiều ảnh hưởng đến việc kiểm chứng mô hình này trong thực nghiệm.
3.2.1.1. Đo lường trực tiếp các biến trong mô hình hành vi dự định sử dụng XHTN doanh nghiệp của các nhà cá nhân tại Việt Nam
- Hành vi dự định (Intention)
Như mô tả của Ajzen (2006), hành vi dự định là một dấu hiệu của một người sẵn sàng để thực hiện một hành vi nhất định, hành động cụ thể. Hành vi dự định được coi là tiền đề ngay lập tức dẫn đến hành vi. Nhân tố này được mô tả trực tiếp dưới nhiều biến quan sát trong các nghiên cứu thí điểm. Các từ ngữ trong biến quan sát của nghiên cứu này được dựa trên Ajzen (2006) và Francis và ctg (2004). Cụ thể bao gồm các biến quan sát như tôi có ý định (I intend to), tôi sẽ cố gắng (I will try to), tôi có kế hoạch (I plan to), tôi đã quyết định (I have decided to), tôi quyết tâm (I am determined to)… Ajzen (2006), Armitage và Conner (2001) đòi hỏi việc đo lường hành vi dự định cần tối thiểu ba biến quan sát nên tất cả các biến quan sát này sẽ được sử dụng để gia tăng mức độ tin cậy trong đo lường và có thể loại bỏ bớt các biến quan sát trong quá trình xây dựng bản câu hỏi.
- Thái độ (Attitudes (towards the behaviour))
Căn cứ trên Francis và ctg (2004), Ajzen (2006) thì nghiên cứu này xem xét đo lường trực tiếp thái độ của cá nhân dựa trên biến quan sát (như là việc sử dụng kết quả xếp hạng tin nhiệm là hữu ích – không hữu ích), trải nhiệm nghiệm (việc sử dụng kết quả XHTN là tiện lợi – không tiện lợi) của người trả lời. Việc đo lường trực tiếp các nhân tố tác động qua nhiều biến khác nhau là một cách để giúp đảm bảo độ tin cậy của biến tiềm ẩn trong mô hình TPB. Theo đề xuất của Ajzen (2006), các mục câu hỏi
cần thể hiện cụ thể khoảng thời gian mà hành vi này sẽ xảy ra, trong nghiên cứu này khung thời gian là 12 tháng. Các biến quan sát của thái độ nên được thể hiện qua thang đo tốt – xấu (good-bad scale) theo khuyến nghị của Francis và ctg (2004), Ajzen (2006). Các biến quan sát vì vậy được sắp xếp theo đồng nhất một cách thức mà không phải là các thang đo trái chiều như một số nghiên cứu sử dụng. Điều đó cũng làm giảm thiểu đi các rủi ro gặp phải trong quá trình thu thập thông tin từ người được khảo sát như nhầm lẫn chiều hướng thang đo. Cụ thể bao gồm các biến quan sát mô tả về tốt – xấu (good - bad), hấp dẫn - không hấp dẫn (Pleasant - Unpleasant), có lợi – có hại (Beneficial - Harmful), hữu ích – không hữu ích (Useful - Useless), đúng đắn – không đúng đắn (Wise - Foolish), thú vị - không thú vị (Enjoyable - Unenjoyable), mong muốn – không mong muốn (Desirable - Undesirable), quan trọng – không quan trọng (Important - Unimportant), có giá trị - không có giá trị (Valuable - Worthless).
- Quy chuẩn chủ quan (Subjective norms (about the behaviour))
Việc đo lường trực tiếp quy chuẩn chủ quan đề cập đến ý kiến của những người quan trọng đối với người trả lời khảo sát, niềm tin rằng họ phải thực hiện (“ought to be done” - Ajzen, 1988). Theo Francis và ctg (2004), Ajzen (2006) thì việc mô tả này có thể được thực hiện qua những người quan trọng đối với người được khảo sát sẽ nghĩ rằng nên làm (think that I should…), khả năng họ mong đợi tôi sẽ thực hiện hành vi (It is expected of me to…), họ đã làm hoặc dự định làm (have created, plan to create), tán thành thực hiện hành vi (Approve)
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control (of the behaviour))
Nhận thức kiểm soát hành vi được đo lường trực tiếp dựa trên khả năng tự thực hiện của cá nhân (person’s self-efficacy) và niềm tin về khả năng tự điều khiển (controllability) đối với hành vi sử dụng XHTN của mình (Ajzen, 2006). Khả năng tự thực hiện thông thường trong các nghiên cứu thực nghiệm được thể hiện qua các biến quan sát về mức độ khó khăn và làm thế nào mà một cá nhân đủ tự tin là họ có thể thực hiện hành vi. Khả năng kiểm soát được đánh giá thông qua việc liệu có các