Định Hướng Phát Triển Tttt Ở Việt Nam Sau Khi Gia Nhập Wto


Trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, cùng với quan điểm mở cửa và hội nhập quốc tế, cần coi việc phát triển thị trường tiền tệ là một chủ trương, biện pháp lớn và mang tính đột phá trong quá trình xây dựng các loại thị trường ở nước ta. Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ cần đi đôi với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế để các loại thị trường hoạt động có hiệu quả, có trật tự, có kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch có sự kiểm soát và quản lý của Nhà nước.

Thứ hai, Phát triển thị trường tiền tệ là một quá trình

Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam phải coi là một quá trình lâu dài, không thể nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Việc phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trước hết phải thiết lập môi trường thể chế lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển đầy đủ các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ.

Mặc dù cho đến nay, tình hình kinh tế khá ổn định, hoạt động của các ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực, lòng tin của người dân cũng đang dần dần được hồi phục, song trên thực tế, những tác động trái chiều của chính sách tiền tệ vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng và thông qua đó ảnh hưởng đến nền kinh tế... Vấn đề này cần được thảo luận một cách nghiêm túc, bởi lẽ ngân hàng là nơi cung cấp vốn - điều kiện đầu vào cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp khó khăn, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không thể tiến hành bình thường được và như vậy, kinh tế khó có thể tăng trưởng. Nhất là trong điều kiện mà lạm phát đang được kiểm soát, nhưng giảm phát và suy thoái kinh tế - nỗi lo chung của xã hội, lại đang có dấu hiệu xuất hiện: thị trường bất động sản tuy có dấu hiệu rục rịch nhưng vẫn trong tình trạng đóng băng, thị trường chứng khoán đang trong giai đọan cố gắng nhưng vẫn “trồi” “sụt” bất thường, thị trường hàng hóa cũng trong tình trạng suy giảm (cung cầu đều khó khăn, giá cả thì đảo chiều)… Để giảm bớt những tác động trái chiều của chính sách tiền tệ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ là việc làm bình thường, trên lý thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nào quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, thị trường là nơi rất nhạy cảm và nó chính là nơi phản ánh sức sống của nền kinh tế. Diễn biến cùng với những phản ứng mãnh liệt


của thị trường vào những tháng đầu năm 2008 và những dư âm của nó cho đến hôm nay- những ngày cuối cùng của năm 2008 đã cho ta một bài học sâu sắc về vấn đề này. Vì thế, cần phải hết sức thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đến sự vận động của tiền tệ, trước khi vận hành phải quan sát kỹ diễn biến, dự kiến được những phản ứng có thể của thị trường để cân nhắc về loại công cụ sử dụng, về mức độ cần thiết, về liều lượng cũng như cách thức vận hành mỗi công cụ và luôn tránh những giải pháp sốc - giải pháp có thể dồn các ngân hàng vào những tình huống nguy hiểm.

Thứ ba, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “thị trường” trong quá trình điều hành thị trường tiền tệ

Trong quá trình vận hành thị trường tiền tệ ở Việt Nam, cần tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường. Sự khác biệt của thị trường tiền tệ ở Việt Nam so với các nước thể hiện ở vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vận hành thị trường tiền tệ ở Việt Nam cần coi trọng kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nói đến tiền là nói đến sự ổn định của tiền, mà sự ổn định của tiền liên quan mật thiết và chịu sự ràng buộc bởi hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Thông qua các thao tác của mình, Ngân hàng Trung ương (NHTW) có thể làm thay đổi tiền tệ trên tất cả các mặt: lưu lượng, chi phí, giá trị… Toàn bộ các thao tác có liên quan đến tiền của NHTW luôn nằm trong hệ thống những ý đồ mang tính chiến lược mà người ta gọi là chính sách tiền tệ. Nếu chính sách tài chính tập trung vào thành phần, kết cấu các mức chi phí, thuế khoá của Nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào việc giải quyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng đáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng khác, cùng với việc xác định tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá.


Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 22

Thứ tư, phát triển thị trường tiền tệ theo hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, thực hiện tự do hoá tài chính thận trọng và hiệu quả

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vận hành và phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam phải theo hướng “mở”, cần quán triệt quan điểm thực hiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có hiệu quả trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, vừa phát huy nội lực, vừa huy động tối đa và nội lực hoá các nguồn ngoại lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong các giai đoạn tới.

Quá trình tự do hoá tài chính phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng và hiệu quả, thực hiện hội nhập đi đôi với việc tăng cường công tác an ninh, giám sát hoạt động của thị trường tiền tệ, đảm bảo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và thực tế của Việt Nam.

Để thực thi các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, hệ thống pháp luật về ngân hàng của Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản. Các văn bản pháp luật cơ bản về tiền tệ, ngân hàng được dần hoàn thiện. Như vậy, nếu đối chiếu với các cam kết của Việt Nam trong Phụ lục Biểu Cam kết cụ thể đối với thương mại dịch vụ (tài liệu WT/ACC/VNM/48/Add.2) kèm Nghị định thư về việc gia nhập WTO, với pháp luật Việt Nam hiện hành có thể nhận thấy những tương thích cơ bản.

Tuy nhiên, những thành tựu lập pháp nói trên chỉ là khởi động của một quá trình, để cho thị trường tiền tệ phát triển bền vững trong sau hội nhập, những thay đổi trên là chưa đủ. Theo tác giả, cần phải quán triệt các tư tưởng chủ yếu sau:

Thứ nhất: Các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực giao dịch trên TTTT…phải được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp trong điều kiện mới.

Thứ hai: Các qui định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác phải không ngừng được điều chỉnh bổ sung.

Thứ ba: Phân định rạch ròi hơn nữa chức năng của các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội.

Thứ tư: Hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đặc biệt trong đối với dịch vụ tiền tệ - ngân hàng phải hoàn thiện đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ.


Thứ năm: Vai trò của Ngân hàng trung ương (NHNN Việt Nam) trong điều kiện hội nhập còn mờ nhạt do những trói buộc trong Luật NHNNVN. Trong điều kiện hội nhập với cộng đồng tài chính- tiền tệ thế giới, vị thế và vai trò của Ngân hàng trung ương phải được củng cố. Với địa vị pháp lý và chế độ tài chính hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam khó có thể thực thi một cách hiệu quả và linh hoạt chính sách tiền tệ để ngăn chặn những thảm hoạ tài chính- tiền tệ cũng như quản lý một cách hữu hiệu hoạt động ngân hàng được dự đoán là rất sôi động và cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ này trong tương lai.

Thứ năm, phát triển thị trường tiền tệ phải tính đến yếu tố đồng bộ trong sự phát triển của hệ thống thị trường ở Việt Nam

Trong môi trường quốc tế hóa, sự phát triển đồng bộ các loại thị trường không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn nhằm vươn tới thị trường ngoài nước, tranh thủ cơ hội quốc tế để phát triển.

Đồng bộ là có sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của chỉnh thể. Để có thể ăn khớp với nhau, các khâu, các bộ phận của một chỉnh thể phải được sắp xếp và hoạt động theo một tương quan tỷ lệ nhất định gọi là tỷ lệ đồng bộ. Vậy, sự phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại hình, trình độ phát triển và quy mô tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường và nền kinh tế quốc dân.

Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường với đầy đủ các loại hình : thị trường tiền tệ, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường hàng hóa dịch vụ... Các thị trường này vừa độc lập với nhau vừa liên hệ với nhau trong hệ thống thị trường. Mỗi loại thị trường đều có cung - cầu, giá cả, người mua - người bán đặc thù ; có quy luật vận hành đặc trưng và khuynh hướng phát triển khác nhau. Sự quan hệ lệ thuộc, tác động biện chứng giữa các thị trường do quá trình trao đổi hoạt động và phối hợp cung ứng hình thành sản phẩm cuối cùng. Sự độc lập tương đối của các thị trường luôn có xu hướng phá vỡ sự cân bằng tổng thể. Sự phụ thuộc và liên hệ giữa các thị trường đòi hỏi sự cân bằng mới và ăn khớp với nhau. Vấn đề ở đây là, để cân bằng tự phát hay chủ động điều tiết để có sự ăn khớp hợp lý. Vai trò tạo điều kiện và chủ động điều tiết của Nhà nước để tạo sự đồng bộ, ăn khớp và hợp lực các hệ thống thị trường là đặc biệt quan trọng.


Vấn đề thứ hai của sự đồng bộ các loại thị trường là vấn đề ăn khớp về cấp độ hay mức độ phát triển thị trường. Tương quan giữa các thị trường trong tổng thể nền kinh tế quốc dân hợp lý thì hoạt động mới có hiệu quả. Từng loại thị trường cũng như hệ thống thị trường trong nền kinh tế quốc dân là một chỉnh thể thống nhất, không bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Sự ăn khớp nhịp nhàng, cân đối giữa các loại thị trường theo yêu cầu của sản xuất và đời sống. Tính nhịp nhàng, cân đối về mặt lượng là tương quan tỷ lệ hợp lý giữa hàng và tiền, cung và cầu ở tầm vĩ mô. Sự nhịp nhàng cân đối còn thể hiện ở sự khớp nhau về tiến độ, thời gian, phạm vi trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường "đầu vào", "đầu ra" của quá trình sản xuất.

Sự ra đời của các loại thị trường và khả năng đồng bộ của chúng do trình độ và yêu cầu sản xuất xã hội quyết định. Nói một cách khác là nó mang tính khách quan. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa và tạo cơ sở cho thị trường phát triển. Nhà nước điều tiết, điều chỉnh thị trường bằng các công cụ quản lý vĩ mô. Không thể chủ quan "nặn ra" thị trường và khuôn ranh giới cho thị trường. Mọi sự tác động duy ý chí sẽ tạo ra thị trường ngầm, Nhà nước không quản lý được.

3.1.2.2. Định hướng phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Phát triển thị trường tiền tệ được xem là khâu đột phá để xây dựng thể chế của kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ nước ta đang ở trong thời kỳ sơ khai, có trình độ phát triển thấp, chưa theo kịp với khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Thị trường tài chính yếu kém, thị trường tiền tệ chưa phát triển, do vậy chưa tích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách có hiệu quả là nguyên nhân cơ bản của kinh tế kém phát triển.

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển TTTT tại các văn bản trên, mô hình TTTT Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc phát triển một TTTT an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho việc hoạch định và điều hành CSTT; tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.

Phát triển TTTT Việt Nam giai đoạn 2015-2020 phải đảm bảo:


Thứ nhất, lành mạnh hoá hệ thống tài chính là nhân tố quyết định để ổn định vĩ mô của mỗi nước và đẩy mạnh hội nhập kinh tế của từng quốc gia.

Đây cũng là điều kiện tiên quyết để hội nhập tiền tệ, góp phần thúc đẩy việc hình thành và phát triển một thị trường chung ASEAN. Với đặc thù tài chính – tiền tệ hiện hành của các nước ASEAN và vai trò của hệ thống tài chính trong phát triển, hợp tác khu vực, cũng như vai trò của hệ thống tài chính, thì hợp tác tài chính nên đặt trọng tâm vào việc ổn định, lành mạnh, tăng cường hiệu quả của các hệ thống tài chính –ngân hàng. Cụ thể như sau:

• Hợp tác trong việc phát triển hạ tầng phục vụ cho việc quản trị và giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng của mỗi nước, bao gồm chế độ hạch toán kế toán, chế độ phân loại tài sản - nợ, chế độ báo cáo và thông tin… nhằm lành mạnh hoá khu vực tài chính của mỗi nước trước khi hợp tác, mở cửa là rất quan trọng. Bởi vì khu vực tự do và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước làm tăng tốc độ, mức độ truyền dẫn các yếu kém trong hệ thống tài chính giữa các nước. Khi giám sát hệ thống ngân hàng một số nước được chuyển từ hệ thống giám sát tuân thủ sang giám sát dự trên cơ sở rủi ro được thực hiện bởi cơ quan thanh tra, lại càng cần một sự phối hợp có hiệu quả từ hệ thống tài chính mỗi nước để đảm bảo công tác giám sát dự trên cơ sở rủi ro theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế qui định trong Basel về thanh tra giám sát ngân hàng. Mặt khác quản trị ngân hàng hiệu quả là rất quan trọng, bởi giúp ngân hàng tạo dựng được niềm tin của người gửi tiền và các nhà đầu tư. Những yếu kém trong quản trị ngân hàng đã góp phần vào khủng hoảng ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.

• Hợp tác trong cung cấp thông tin kinh tế tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tiền tệ, quản lý vĩ mô, cải thiện môi trường hoạt động của các định chế tài chính, các ngân hàng. Các nhà đầu tư, khách hàng gửi và vay tiền …có được thông tin đầy đủ, kịp thời và tin cậy, thì uy tín của hệ thống ngân hàng sẽ ngày càng được khẳng định, niềm tin của họ đối với đối với hệ thống ngân hàng ngày càng cao, sẽ buộc ngân hàng phải quản trị rủi ro lành mạnh hơn và hiệu quả hơn.

• Hợp tác giám sát tài chính trên phạm vi khu vực, phát triển hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khu vực, các điểm dễ tổn thương của hệ thống tài chính.


• Hỗ trợ phát triển công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý tài chính tiền tệ, quản trị ngân hàng.

Thứ hai, phát triển đồng bộ các thị trường, trong đó lưu ý phát triển đồng bộ các thị trường bộ phận: Mục tiêu của việc phát triển thị trường tiền tệ trong 10 năm trước mắt là hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ đồng bộ, vận hành theo nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Tiếp tục phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường tiền tệ mở rộng. Thực hiện cải cách chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá theo hướng tự do hoá. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM, tăng cường tích tụ tập trung vốn, mở rộng các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, tư vấn, bảo quản tài sản. Trên cơ sở đó, nâng cao tỷ lệ huy động vốn trong nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả luân chuyển vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

TTLNH không có bảo đảm (cho vay, gửi tiền không có thế chấp), TTLNH có bảo đảm bằng GTCG (repo) hoặc bảo đảm bằng hình thức khác (ngoại tệ đối ứng,..), thị trường ngoại hối, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc và các công cụ tài chính khác giao dịch trên TTTT như chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit), thương phiếu (commercial paper), thị trường phái sinh.

Thứ ba,nâng cao năng lực giám sát TTTT của NHNN. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, NHNN cần phải:

* Xây dựng khuôn khổ CSTT phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của thị trường; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống mục tiêu của CSTT; điều hành CSTT trên nguyên tắc hỗ trợ phát triển nền kinh tế Việt Nam nhằm nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam;

* Thu thập được thông tin TTTT cần thiết kịp thời và chính xác;

* Nâng cao trình độ cán bộ trong phân tích, dự báo và năng lực ra quyết định kịp thời, chính xác;

* Thiết lập khuôn khổ pháp lý phù hợp trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại hình TCTD hoạt động kinh doanh được cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo an toàn hệ thống;

* Hỗ trợ và khuyến khích TCTD phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.


Thứ tư,tăng cường năng lực tài chính và trình độ quản trị rủi ro cho các TCTD- thành viên chủ yếu trên TTTT

* Đáp ứng đủ các quy định về tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động;

* Tăng cường năng lực và trình độ cán bộ trong quản trị điều hành;

Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong những năm tới là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, khẩn trương thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng; nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường và đi tới loại bỏ hoàn toàn quy định hành chính đối với lãi suất ngoại tệ.

Tiếp tục thực hiện chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt theo nguyên tắc thị trường với biên độ được mở rộng hơn phù hợp với mức độ mở cửa thị trường tài chính và năng lực kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, tiến tới thực hiện cơ chế tỉ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước mở cửa các giao dịch vốn; thu hẹp và tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.

Sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ thị trường tiền tệ; đồng thời, phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mức quốc tế về quản trị ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước. Nâng cao chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ đọng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn; tăng vốn tự có của các NHTM đạt chuẩn mực quốc tế. Tạo điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022