suất thị trường liên ngân hàng, do chưa tính đến thị phần giao dịch liên ngân hàng của các ngân hàng.
- Năm là, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch còn đơn giản chưa đi vào chiều sâu, mới chỉ áp dụng cho vay trao tay trực tiếp, thông qua hợp đồng tiền gửi, ít áp dụng các hình thức giao dịch hiện đại như: hợp đồng mua lại chưng khoán (Repo), hợp đồng phái sinh (giao dịch các công cụ phái sinh), các hình thức hoán đổi ngoại tệ (currency swap), hoán đổi lãi suất (interest rate swap) v.v... Vì vậy, dễ xảy ra rủi ro cho ngân hàng cho vay, nên đã xuất hiện các ngân hàng đi vay nhiều hơn là ngân hàng cho vay.
-Sáu là, Hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường chưa đồng bộ. Các nội dung cơ bản của TTTT đã được luật pháp hóa ở các mức độ khác nhau (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư…), tuy nhiên những quy định này còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, vì vậy nó chưa thực sự đi vào cuộc sống và tính hội nhập chưa cao. Mặt khác, do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, công tác thông tin tuyên truyền pháp luật chưa được thật sự chú trọng, những lợi ích của TTTT mang lại chưa được nhìn nhận đầy đủ, cho nên chưa làm thay đổi nhận thức và tạo ra sự quan tâm của công chúng đối với các sản phẩm của TTTT.
-Bẩy là, một số bất cập trong Quy chế vay vốn giữa các TCTD: Quy chế mới chỉ đề cập tới giao dịch cho vay giữa các TCTD, chưa đề cập tới giao dịch gửi tiền giữa các TCTD trong khi giao dịch gửi tiền chiếm tỷ trọng lớn, tới 80 -90% trong tổng doanh số cho vay, gửi tiền; Bên cạnh đó, Quy chế cũng chưa đề cập tới các giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các TCTD ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; chưa quy định cơ sở pháp lý cho việc xác nhận các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng do đó, một số TCTD còn e ngại về tính pháp lý của hình thức xác nhận của các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng; chưa quy định hợp đồng chuẩn áp dụng trong giao dịch cho vay, gửi tiền nên hiện nay mỗi ngân hàng áp dụng một hợp đồng riêng; chưa quy định về việc TCTD không được sử dụng vốn huy động trên TTLNH để cho vay dài hạn…
- Tám là, quy tắc ứng xử trên TTTT chưa được ban hành: Việc thiếu quy tắc ứng xử theo thông lệ chuẩn và chuẩn mực chung cho các giao dịch (lãi suất chuẩn, số tiền giao dịch chuẩn, quy tắc làm tròn số,…) phần nào gây khó khăn cho các thành viên thị trường trong khi xử lý vi phạm hợp đồng. Mặc dù Quy tắc ứng xử
trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng đã được một nhóm gồm 8 TCTD soạn thảo xong (NHNN chủ trì), tuy nhiên, Quy tắc ứng xử trên vãn chưa được ban hành vì còn vướng mắc ở khâu pháp lý do NHNN không có chức năng ban hành các quy tắc ứng xử.
-Chín là, hệ thống môi giới tiền tệ chưa hình thành: Mặc dù NHNN đã ban hành Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN về môi giới tiền tệ, tuy nhiên do đối tượng được phép hoạt động môi giới là các TCTD được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nên các đối tượng khác có nhu cầu hoạt động môi giới tiền tệ thì phài chờ sửa đổi quy định (Thực tế đã có một Công ty môi giới tiền tệ Singapore đến Việt Nam tìm hiểu về khả năng cho phép công ty này vào hoạt động tại Việt Nam). Vì vậy, khi NHNN cần khuyến khích hình thành hệ thống môi giới tiền tệ tại Việt Nam thì cần sửa đổi quy định trên để có thể cho phép Công ty môi giới tiền tệ nước ngoài hoặc loại hình khác hoạt động về môi giới tiền tệ.
-Mười là,chưa xây dựng được đường cong lợi tức chuẩn của trái phiếu Chính phủ do các loại trái phiếu Chính phủ phát hành chưa đa dạng về thời hạn. Chưa xây dựng được cơ chế chia sẻ thông tin về thị trường trái phiếu (kỳ hạn dưới 1 năm hoặc thời hạn còn lại dưới 1 năm); độ thanh khoản của các trái phiếu Chính phủ dài hạn chưa cao; các hoạt động giao dịch mua, bán hẳn và mua bán có kỳ hạn (repo) chưa được phân loại và tổng hợp riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Mô Và Thị Phần Vốn Huy Động Của Nhtm Nhà Nước
- Đầu Tư Của Các Ngân Hàng Nước Ngoài Ở Các Nhtm Việt Nam
- Về Cơ Chế Hoạt Động Của Thị Trường.
- Quan Điểm Và Định Hướng Phát Triển Thị Trường Tiền Tệ Ở Việt Nam Sau Khi Gia Nhập Wto
- Quan Điểm Của Đại Hội Xi Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Hoàn Thiện Thể Chế Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xhcn
- Định Hướng Phát Triển Tttt Ở Việt Nam Sau Khi Gia Nhập Wto
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
2.2.5. Về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin
2.2.5.1. Thành tựu
- Giao dịch giữa NHNN với các TCTD.
Hiện nay, các giao dịch TTTT giữa NHNN gồm nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc, NVTTM và một phần nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu và cho vay cầm cố GTCG của NHNN đối với các TCTD đã được nối mạng qua phần mềm do NHNN cung cấp (sàn giao dịch tập trung). Qua hệ thống này, NHNN có thể cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về các nghiệp vụ trên phục vụ cho việc điều hành CSTT. Giao dịch mua, bán ngoại tệ giữa NHNN với các TCTD hiện được thực hiện qua phần mềm giao dịch thuê của Thomsons Reuters.
- Giao dịch giữa các TCTD.
Việc thỏa thuận giao dịch cho vay, gửi tiền và mua, bán GTCG giữa các TCTD được thực hiện chủ yếu qua điện thoại, một số trường hợp thỏa thuận qua hệ
thống giao dịch thuê bao của hãng Thomsons Reuters (giao dịch phi tập trung), sau đó xác nhận qua SWIFT (đối với giao dịch qua mạng Thomsons Reuters) hoặc xác nhận bằng Fax có mã khóa (đối với các giao dịch qua điện thoại). Các giao dịch ngoại hối giữa TCTD với nhau thực hiện qua mạng Reuters (giao dịch tập trung).
Đến nay, công tác quản lý vốn khả dụng tại phần lớn các TCTD đã thực hiện tập trung tại Hội sở chính và nối mạng Online toàn hệ thống. Một số TCTD đã hình thành bộ phận Treasury, gồm cả kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát rủi ro, kế toán để tiện lợi cho việc thực hiện giao dịch, kịp thời điều chỉnh vốn khả dụng và dễ dàng kiểm soát rủi ro.
Hiện nay, việc thanh toán giao dịch LNH có thể được thực hiện qua một số phương thức như: thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN tổ chức (theo một số TCTD thì hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập như thanh toán chậm, TCTD phải trả phí thanh toán), hoặc thanh toán song phương, đa phương (một số TCTD có thỏa thuận thanh toán bù trừ lẫn nhau), hoặc thanh toán bù trừ thủ công qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với một số TCTDCP hoặc mạng lưới NHNo & PTNT). Các TCTD ưa thích phương thức thanh toán song phương hoặc đa phương hơn vì không mất phí và thủ tục nhanh chóng, tức thời. Tuy nhiên, NHNN khó theo dõi các giao dịch thanh toán song phương, đa phương.
2.2.5.2. Hạn chế
-Cơ sở hạ tầng cho hoạt động của TTTT còn hạn chế. Hiện nay, các TCTD vẫn chưa hoàn thành được hệ thống quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính để làm cơ sở cho các giao dịch trên TTLNH. NHNN chưa xây dựng được hệ thống thu thập, xử lý, cập nhật thông tin của thị trường (vay, gửi tiền liên ngân hàng, mua, bán GTCG,…) để phục vụ việc điều hành CSTT và phản hồi lại cho thị trường mặc dù chế độ báo cáo thống kê ban hành kèm theo Quyết định 477/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 28/4/2004 yêu cầu các TCTD phải báo cáo các thông tin hàng ngày về giao dịch TTTT.
-Việc trao đổi trực tiếp qua điện thoại giữa NHNN với các thành viên trên thị trường chưa được coi là kênh thông tin chính thức và rất khó khăn do tốn kém thời gian, nhân lực…
2.3. Đánh giá tổng quát về nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam.
2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu
- Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã ban hành được những văn bản liên quan đến việc tổ chức thanh toán trong giao dịch các loại GTCG khác nhau. Mặc dù những văn bản này chưa thật hoàn chỉnh, song nó cũng tạo ra được một hành lang pháp lý nhất định cho hoạt động giao dịch mua bán các loại GTCG. Ví dụ: Trong hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, Thống đốc NHNNVN cũng đã ban hành văn bản quy định về lưu ký các GTCG giao dịch trên thị trường mở và đã đưa ra được một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho hoạt động của thị trưởng mở và tổ chức thanh toán trên thị trường mở. Trong thời gian qua hoạt động lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán đã thực hiện các chức năng của nó khá tốt. Thực hiện tốt các giao dịch chứng khoán đảm bảo cho người mua chứng khoán nhận được chứng khoán và người bán chứng khoán nhận được tiền.Việc đăng ký chuyển giao quyền sở hữu cũng đã được thực hiện kịp thời, giúp cho việc quản lý hiệu quả người sở hữu chứng khoán, kịp thời đưa ra các quyết định xử lý khi có người sở hữu chứng khoán quá quy định của pháp luật hiện hành. Qua thông tin này cơ quan quản lý cũng có thể phát hiện được chứng khoán bị mất, bị trộm cắp, hay không còn giá trị lưu hành.
- Thứ hai, đã tạo ra một chi phí hợp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch cũng như một hệ thống kiểm soát hợp lý tránh được những sai sót, giảm thời gian giao dịch. Thời gian thanh toán hợp lý đã tránh được những rủi ro cho những chủ thể giao dịch. Hệ thống lưu ký, đăng ký và thanh toán chứng khoán hiệu quả sẽ làm cho thời gian thanh toán theo quy định được chấp hành tốt nhất, làm giảm chi phí chuyển giao chứng khoán trên đường, chủ yếu là chuyển giao trên tài khoản tại TTGDCK và tài khoản thanh toán tại ngân hàng chỉ định thanh toán, nên cũng tránh được những rủi ro trong vận chuyển.
- Thứ ba, việc Nhà nước cấp vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước trong thời gian vừa qua đã giúp cho các ngân hàng này cải thiện một phần năng lực tài chính, đặc biệt là khi mà nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn và tăng nhanh đòi hỏi phải tăng tốc độ huy động vốn để mở rộng cho vay và mở rộng hạn mức tín dụng cho một khách hàng. Mặt khác, việc Nhà nước cấp vốn cũng là rất cần thiết bởi không chỉ để cải thiện tình hình tài chính của các ngân hàng do Nhà nước là chủ sở hữu, mà còn là cách quan trọng góp phần tạo sự phát triển bền vững cho hệ thống ngân hàng.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Thứ nhất, môi trường kinh tế ở Việt Nam còn nhiều bất cập cản trở đến sự phát triển của thị trường tiền tệ.
Thực tế, muốn có một nền kinh tế thị trường thực sự thì phải có môi trường kinh tế để các tổ chức kinh tế, các cá nhân phát huy hết vai trò của mình, nhưng phải chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Nhìn từ góc độ đó thì bối cảnh của Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều bất cập:
* Các doanh nghiệp nhà nước: phần lớn làm ăn thua lỗ do công nghệ cũ kỹ lạc hậu sản phẩm làm ra giá thành cao không cạnh tranh được với hàng nước ngoài, Công tác quản lý còn yếu, chưa thích ứng với kinh tế thị trường nên hoạt động kém hiệu quả còn mang nặng tính bao cấp ỷ lại trông chờ nên tiến trình cổ phần hoá rất chậm.
* Các doanh nghiệp tư nhân với ra đời vốn ít công nghệ nhỏ, hoạt động chưa quen với thị trường, hàng sản xuất không đảm bảo chất lượng không tiêu thụ được, nợ nần một cách hệ thống, kéo theo nhau, nên khi gặp khó khăn không đứng vững trong cạnh tranh dẫn đến phá sản. Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân phát triển theo xu hướng vào các ngành dịch vụ, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất để tạo ra của cải vật chất đặc biệt là vùng nông nghiệp, miền núi hải đảo kinh tế phát triển không đạt theo yêu cầu của thời ký đổi mới.
* Bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh tốn kém cho ngân sách nhà nước mà không phát huy được hiệu quả.
* Tệ nạn xã hội phát triển như tệ tham nhũng, buôn lậu, ma tuý, làm cản trở sự phát triển của xã hội.
*Thu nhập của người dân ở Việt Nam hiện nay còn thấp, tỷ lệ giữa tiết kiệm và tiêu dùng còn quá chênh lệch. Tư tưởng "làm đồng nào xào đồng ấy" đang còn rất phổ biến trong dân cư và ngay cả trong một số doanh nghiệp khi tình hình lạm phát còn chưa thực sự ổn định.
* Bộ máy lãnh đạo điều hành chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm điều hành hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.
* Nhà nước chưa có chính sách kinh tế đồng bộ để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thời gian qua chính phủ ban hành các chính sách kinh tế còn phân biệt: kinh tế nhà nước (Quốc doanh) và kinh tế tư
nhân, cá thể như: về vốn, cơ sở vật chất, địa điểm SXKD, điều kiện vay vốn của ngân hàng, được phép tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá, chính sách thuế.
- Thứ hai, tình trạng Đô la hoá chưa khắc phục mà ngày càng gia tăng
Trong những năm qua, ở Việt Nam tình trạng Đô la hoá ngày càng tăng mà chưa thể khắc phục điều đó cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ, chỉ có nhu cầu mua mà không muốn bán làm cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng kém sôi động.
Ở Việt Nam thời gian qua, thị trường không chính thức (thị trường ngoại tệ ngầm) còn tồn tại và phát triển mà Nhà nước chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vào thị trường chính thức. Khối lượng ngoại tệ theo ước tính khoảng hàng chục tỷ USD nằm trong tay các tầng lớp dân cư khó có thể xác định được chính xác. Lượng kiều hối chuyển về nước qua con đường chính thức chỉ chiếm từ 30% đến 40%, năm 2006 là 4,5 tỷ USD, năm 2007 khoảng 6 tỷ USD và đặc biệt năm 2012 đạt trên 10 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2011. Quan hệ thanh toán bằng USD khá phổ biến trong xã hội, ước tính thị trường ngoại tệ không chính thức chiếm thị phần khoảng 25%. Mặc dù, Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp song chưa thể quản ý được hoàn toàn ngoại tệ trên thị trường tự do. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng đô la hoá, trong một thời gian dài nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, áp dụng tỷ giá cố định sau đó có sự điều tiết chặt chẽ của NHNN nên tỷ giá chưa phản ảnh chính xác quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Thứ ba, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa thật sự đồng bộ và còn vấn đề chưa phù hợp thông lệ quốc tế. Hệ thống chính sách, pháp luật ngân hàng hiện nay còn có một số hạn chế đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Ðiều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Mặt khác, việc mở cửa thị trường tài chính trong nước sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới. Trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN còn hạn chế.
Các qui định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức
khác chưa cụ thể. Hiện tại, theo quy định của Luật các TCTD, một trong những điều kiện bắt buộc để được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp phép là “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn”. Thiết nghĩ, phải nhanh chóng xoá bỏ các điều kiện mang tính định tính trong nhóm các điều kiện tiếp cận thị trường. Thay vào đó, các điều kiện như tỷ lệ vốn an toàn, khả năng thanh toán và trình độ quản trị ngân hàng sẽ được bổ sung vào nhóm các điều kiện cấp phép. Những bổ sung này đảm bảo phù hợp với tinh thần các cam kết, vừa trong khuôn khổ “biện pháp thận trọng” được phép ghi nhận trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.
- Thứ tư, lượng tiền mặt trong lưu thông quá lớn mà các ngân hàng chưa thu hút được một cách hiệu quả. Trong thời gian vừa qua, tuy cơ cấu tổng phương tiện thanh toán đã có những chuyển dịch theo chiều hướng tích cực hơn, nhưng tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và xu hướng giảm cũng rất chậm Các hình thức huy động vốn của ngân hàng tuy đã được cải tiến và đa dạng hơn trước, nhưng chủ yếu mới chỉ là những cải tiến thuộc về quy trình nghiệp vụ và cách thức quản lý của ngân hàng, các hình thức huy động vẫn còn mang tính truyền thống, chưa có nhiều và chưa áp dụng rộng rãi những sản phẩm huy động mới với tính tiện ích cao để thu hút khách hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn là tiền gửi của khách hàng, chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư với các mức lãi suất cố định, các hình thức tiết kiệm trung và dài hạn mới được các ngân hàng đưa ra trong thời gian gần đây nhưng chưa có sức hấp dẫn đối với công chúng. Tuy hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có quan hệ tiền gửi, tín dụng và thanh toán với hệ thống NHTM Nhà nước, nhưng lợi thế đó lại chưa được khai thác triệt để, lưu lượng thanh toán ngoài hệ thống ngân hàng còn lớn, tình trạng các doanh nghiệp vay ngân hàng bằng tiền mặt vẫn là hiện tượng khá phổ biến, điều này làm xuất hiện một lượng vốn không nhỏ trôi nổi trên thị trường mà lẽ ra các ngân hàng này có thể thu hút được. Tài khoản tiền gửi cá nhân, tài khoản ATM và một số loại tài khoản thanh toán khác chưa được mở rộng phát triển, nguồn vốn huy động từ những loại tài khoản này còn quá nhỏ bé.
- Thứ năm, lãi suất huy động chưa thực sự linh hoạt theo tín hiệu thị trường nên chưa có sức hấp dẫn khách hàng. Chính sách lãi suất huy động chưa hợp lý, hầu hết các hình thức huy động đều áp dụng lãi suất cố định mà chưa áp dụng lãi suất thả nổi, điều này làm cho người gửi tiền lo ngại về mức lãi suất thực tế mà họ được
hưởng trong tương lai, trong khi thị trường mua bán lại các công cụ nợ còn hạn chế và công chúng còn chưa thực sự tin tưởng vào sự ổn định giá trị của VND.
Mặt khác, các NHTM Nhà nước dường như có xu hướng coi trọng hơn việc cạnh tranh bằng lãi suất để huy động vốn, mà chưa chú ý đúng mức đến các yếu tố quan trọng khác như tính đa dạng, khả năng thanh khoản và những tiện ích của các hình thức huy động. Điều này không chỉ gây bất lợi cho chính hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, mà nó còn có những ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế.
- Thứ sáu, vốn tự có của các NHTM Nhà nước quá nhỏ bé so với quy mô hoạt động cũng như với các ngân hàng trong khu vực và đây là một trong những điểm yếu nhất của các NHTM Nhà nước. Vốn tự có nhỏ làm cho tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Nhà nước luôn ở mức rất thấp, làm hạn chế khả năng huy động và cho vay, giảm khả năng hiện đại hóa công nghệ, giảm năng lực cạnh tranh và là nguy cơ có thể dẫn đến mất an toàn hệ thống. Mặc dù đã được cấp bổ sung vốn điều lệ nhưng vì nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, mặt khác trong một thời gian dài các NHTM Nhà nước không được bổ sung vốn trong khi quy mô tài sản có tăng khá nhanh, do đó trên thực tế mức vốn được cấp thêm chưa làm cải thiện đáng kể năng lực tài chính.
- Thứ bảy,nguồn nhân lực chưa được đào tạo và trang bị kiến thức cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ và về quản lý doanh nghiệp. Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, nghĩa là Việt Nam được đặt vào thị trường cạnh tranh quyết liệt của 150 thành viên; cùng với việc thực hiện các cam kết đa phương và song phương, như việc cắt giảm thuế CEPT/AFTA xuống mức thống nhất từ 0 đến 5%; thời kỳ ân hạn của nhiều dự án ODA cũng hết... Trong bối cảnh đó, về nhân lực, nhất là đội ngũ doanh nhân ở nước ta chưa được chuẩn bị kỹ, thì đó thật sự là thách thức lớn. Công tác quản lý còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý là sự chồng chéo, sự phân cấp không rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ dẫn đến vướng mắc về tổ chức và chỉ đạo thực hiện.
-Thứ tám, hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều bất cập: Một số TCTD có mạng lưới hoạt động rộng hoặc các TCTD cổ phần chưa Online được toàn hệ thống; Phần mềm do các TCTD sử dụng đa dạng, các thông tin liên quan đến các giao dịch ngoại hối thì phải báo cáo thủ công qua Fax cho NHNN; Một số TCTD nhỏ không