KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần được thể hiện qua nỗ lực phát triển của từng doanh nghiệp cũng như toàn ngành từ những con số phản ánh mức độ tăng trưởng trong giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, mức độ đầu tư... Tuy nhiên, nếu nhận diện ngành dệt may Việt Nam dưới chỉ tiêu giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành, và một số chỉ tiêu liên quan đến các vấn đề môi trường và môi sinh, có thể khẳng định rằng chất lượng tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam là khá thấp.
Cho đến nay, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề chất lượng tăng trưởng, cụ thể hơn nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích chất lượng tăng trưởng và mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ở các ngành kinh tế. Theo đó, hệ thống lý luận cơ bản về chất lượng tăng trưởng ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng là vấn đề có tính động, cần được nhìn nhận phù hợp trong từng bối cảnh, điều kiện và môi trường trong từng thời kỳ. Luận án đã nỗ lực chỉ ra quan điểm của nghiên cứu sinh về chất lượng tăng trưởng trong đặc thù điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế nói chung cũng đã được nghiên cứu sinh tổng hợp đúc rút thành những bài học có giá trị cho Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH.
Từ hệ thống lý luận về tốc độ và chất lượng tăng trưởng, nghiên cứu sinh đã nỗ lực tìm ra những luận giải cơ bản về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam thông qua phương pháp phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành. Nghiên cứu kinh nghiệm từ mô hình phát triển ngành dệt may của một số nước có điều kiện tương đồng để rút ra các bài học cần thiết đã được làm rõ trong nội dung luận án.
Có thể nói, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngành dệt may Việt Nam đã, đang và sẽ phải vượt qua rất nhiều rào cản. Có rào cản xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, song chủ yếu là những vấn đề xuất phát từ chính nội tại ngành mà không thể dễ dàng vượt qua trong thời gian ngắn.
Qua việc phân tích ngành dệt may Việt Nam theo cách tiếp cận của luận án nghiên cứu, nghiên cứu sinh đưa ra các giải pháp, kiến nghị với mong muốn góp phần vào việc tìm ra hướng đi đúng đắn, vượt qua các rảo cản đang kìm hãm sự phát triển của ngành nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.
Luận án đã nêu bật được các định hướng ở cả tầm vĩ mô lẫn trung mô, đồng thời phân tích và chỉ ra một số chính sách chưa phù hợp trong quá khứ để cùng luận bàn các định hướng phát triển ngành trong tương lai khi mà bối cảnh kinh doanh đã thay đổi rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Cường Chính Sách Sản Xuất ++ Và Liên Kết Sản Xuất
- Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nghiên cứu điển hình ngành dệt may - 23
- Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nghiên cứu điển hình ngành dệt may - 24
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Luận án không chỉ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may Việt Nam mà còn có giá trị tốt cho các nhà lãnh đạo quản lý ngành công nghiệp cũng như các nhà đầu tư có định hướng vào ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế - Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu Viện Kinh tế và Quản lý Trung ương.
2. Bộ Công Nghiệp (2004), Báo cáo tổng kết hoạt động công nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Công Nghiệp (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động công nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Công Nghiệp (2006), Báo cáo tổng kết hoạt động công nghiệp, Hà Nội.
5. Bộ Công Nghiệp (2006), Báo cáo tổng kết về tình hình công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Hà Nội.
6. Bộ Công Nghiệp (2005), Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị ngành may mặc Việt Nam, Hà Nội.
7. Bộ Công Thương (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động công nghiệp, Hà Nội.
8. Bộ Công Thương (2007), Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 2007, Hà
Nội.
thức.
9. Buckholz (2008), Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối, Nhà xuất bản Tri
10. CIEM (2004), Chính sách phát triển kinh tế - kinh nghiệm và Bài học của
Trung Quốc, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
11. Lê Huy Đức (2005), “Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Công nghiệp, (2), tr.8-10.
12. Dương Đình Giám (2004), “Liên kết kinh tế một nhu cầu cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay”, Tạp chí Công nghiệp, (4), tr.12-13.
13. JICA-NEU (2003), Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Vũ Trọng Lâm (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2005), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Nam (2005), Giải pháp nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.
17. Hồ Lê Nghĩa (2005), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghiệp phục vụ CNH, HĐH đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu Bộ Công nghiệp 2005, Hà Nội.
18. Lâm Ngọc (2006), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, (5), tr.5-6.
19. Kenichi Ohno (2006), “Phát triển kinh tế của Nhật Bản – Con đường đi lên từ một nước đang phát triển”, Diễn đàn phát triển Việt Nam, Hà Nội.
20. Kenichi Ohno (2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản – Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Kế Tuấn (2006), Giáo trình Kinh tế Công nghiệp, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Phúc (2004), “Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt nam trong quá trình CNH, HĐH”, Tạp chí Công nghiệp, số 4, tr. 1- 10.
23. Vũ Ngọc Phùng (2007), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
24. Trương Thị Minh Sâm (2006), Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 2001-2010, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, Hà Nội.
26. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2006), Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Hà Nội.
27. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2006), Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội
28. Ngô Kim Thanh, Hồ Tuấn (2005), Chất lượng tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam, Đề tài nghiên cứu Bộ Công nghiệp 2005, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Kế Tuấn (2006), Kinh tế Việt Nam năm 2006 - Chất lượng tăng trưởng và Hội nhập kinh tế Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Thường (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: những rào cản cần phải vượt qua, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
31. Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám thống kê 2001, NXB Thống kê, Hà
Nội. Nội. Nội. Nội. Nội. Nội.
32. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê, Hà
33. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê 2003, NXB Thống kê, Hà
34. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê 2004, NXB Thống kê, Hà
35. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê, Hà
36. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà
37. Phan Đăng Tuất (2007), Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến
năm 2010, tầm nhìn 2020, Bộ Công Thương, Hà Nội.
38. Trần Văn Tùng (2003), Chất lượng tăng trưởng nhìn từ khía cạnh Đông Á, NXB Thế giới, Hà Nội.
39. Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (2007), Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp giai đoạn 2001-2010 và định hướng chiến lược giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
40. Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (2006), Chiến lược phát triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Bộ Công Thương, Hà Nội
41. Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (2007), Chính sách phát triển công nghiệp từ hoạch định cấu trúc và hiệu quả kinh tế ngành, Bộ Công Thương, Hà Nội.
42. Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (2007), Điều tra hiện trạng môi trường ngành công nghiệp, Bộ Công Thương, Hà Nội.
Tiếng Anh
43. Tran Tho Dat (2004), Source of Vietnam’s Economic Growth, 1986-2004, Statistics Publisher.
44. Douglass, N.C (2004), Institutions and Productivity in History, St. Louis, MO Washington University.
45. Kuznets, S 1966, New Haven, CT (2005), Modern Economic Growth: rate, structure and spread, Yale University Press.
46. A. van der Veen Project (2001), The quality of growth' indicators for transition economies”, Yale University Press.
47. Solow, R.M (1956), “A contribution to the theory of Economic Growth”,
Quarterly journal of Economics, (2), p 15-16.
48. Stiglitz, J. và Meier, G. Frontiers of Development Economics (2006), The future in perspective, Oxford University Press
49. Vinod Thomas, Mansoor Dailami (2006) , The quality of Growth, World bank.
50. Vinod Thomas (2007), Strategic objectives: improving the Quality of Growth, World bank.