Định Hướng Phát Triển Không Gian Du Lịch Hà Nội


- Bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội trên, trong những năm tới cần đẩy mạnh việc liên kết tạo ra các sản phẩm du lịch liên vùng, liên kết tạo thành các sản phẩm du lịch chuyên đề nhằm nâng cao sức hấp dẫn, đa dạng và phong phú của các sản phẩm du lịch; thu hút ngày càng đông khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng như: Du lịch biển, du thuyền, caravan, du lịch dưỡng bệnh, làm đẹp, du lịch gắn với ẩm thực Hà Nội và các địa phương…

3.1.2.2. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội

Việc định hướng đúng đắn các cụm không gian phát triển du lịch sẽ tạo cho Thành phố một chiến lược đầu tư tập trung, có trọng điểm. Tổ chức không gian phát triển du lịch của Thành phố sẽ gắn liền với sự phát triển không gian kinh tế xã hội và mối quan hệ trong lĩnh vực du lịch với các lãnh thổ lân cận, đảm bảo các hoạt động du lịch của tỉnh không phá vỡ tương quan chung của khu vực. Tổ chức không gian phát triển du lịch của Thành phố sẽ dựa trên các điều kiện về tài nguyên du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính chất đặc thù riêng.

Phương hướng phát triển thành bốn khu vực trọng điểm phát triển du lịch đó là Khu vực Trung tâm; Khu vực Ba Vì - Sơn Tây; Hương Sơn - Quan Sơn và khu vực Mê Linh - Sóc Sơn.

- Khu vực Trung tâm: bao gồm các quận nội thành và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm và Gia Lâm tập trung phát triển các sản phẩm chủ yếu như du lịch MICE, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng nghề... Đây cũng là khu vực trung tâm phân phối khách cho toàn Thành phố.

- Khu vực Ba Vì - Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái kết hợp khai thác các giá trị văn hoá ở khu vực Sơn Tây; Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. Tại khu vực này sẽ tập trung phát triển các loại hình lưu trú gắn với thiên nhiên như các khu resort, biệt thự du lịch, bãi cắm trại… nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm.

- Khu vực Hương Sơn - Mỹ Đức khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Tập trung các hoạt động du lịch tại Khu di tích danh thắng Hương Sơn và


hồ Quan Sơn. Bên cạnh đó sẽ phát triển các hoạt động du lịch tại các làng nghề du lịch tại các huyện như: Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, ứng Hòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Khu vực Sóc Sơn - Mê Linh: tập trung khai thác các điểm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí; đặc biệt tập trung vào các điểm di tích lịch sử quan trọng như Cổ Loa, đền Gióng, đền thờ Hai Bà Trưng…


Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 12

3.1.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu

Dựa vào các sản phẩm được xác định và khách hàng mục tiêu lựa chọn, Hà Nội cần tập trung vào khái thác các loại khách du lịch ưa thích loại hình sản phẩm du lịch sau:

- Thị trường khách du lịch tham quan các điểm di tích, lịch sử, danh thắng cảnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 60% tổng số khách du lịch quốc tế của Hà Nội). Cần có những biện pháp để định hướng thay đổi chất lượng (cơ cấu thị trường).

- Thị trường khách du lịch công vụ, Du lịch MICE:

Với lợi thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục… của Việt Nam; Hà Nội cần tập trung hơn nữa vào việc khai thác thị trường khách du lịch này (phấn đấu chiếm khoảng 30% trong tổng số khách du lịch quốc tế); đây cũng là đối tượng khách du lịch có mức chi trả cao nhất.

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực: tập trung khai thác đối tượng khách du lịch muốn tham quan các làng nghề, phố nghề Hà Nội; tìm hiểu những nét văn hóa làng quê các vùng ngoại thành Hà Nội.

- Thị trường khách du lịch sinh thái và vui chơi giải trí: Khách thuộc thị trường này có động cơ đi du lịch tới các điểm du lịch thiên nhiên cao, có khả năng chi trả và có ý thức trách nhiệm cao, có khả năng tự kéo dài ngày lưu trú trung bình, linh hoạt hơn về việc sử dụng các loại hình cơ sở lưu trú. Phát triển loại hình du lịch này là phương hướng phát triển phù hợp với quan điểm bền vững. Mục tiêu từ năm 2020 trở đi đưa tỷ trọng thị trường này chiếm khoảng 50% tổng số khách du lịch nội địa.


Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần tập trung khai thác các thị trường khách du lịch khác như tàu biển, du lịch mạo hiểm… bằng cách kết nối tour, sản phẩm du lịch với các địa phương khác.

3.1.2.4. Định hướng đầu tư phát triển

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn sẵn có, Hà Nội còn cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như cần tôn tạo, bổ sung một số hạng mục nhằm làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm du lịch Hà Nội.

- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp nhất là hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí; đặc biệt cần ưu tiên, tập trung đầu tư các khu du lịch, dự án du lịch lớn tại các khu vực ngoại thành của Thành phố.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối vào ngành du lịch

3.1.3. Dự báo các chỉ tiêu cụ thể

3.1.3.1. Chỉ tiêu về khách du lịch

Căn cứ dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ nay đến 2020 và hiện trạng thu hút khách du lịch Hà Nội trong những năm vừa qua và với quan điểm coi trọng phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng nguồn khách du lịch nội địa và tránh phụ thuộc quá nhiều vào khách du lịch quốc tế; có thể dự báo về các chỉ tiêu khách du lịch quốc tế và nội địa từ nay đến năm 2030 như sau:

- Năm 2015: dự kiến sẽ đón 2 triệu lượt khách quốc tế (tăng bình quân hàng năm khoảng trên 7%); 14 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng bình quân hàng năm khoảng 7%.

- Đến năm 2020: dự kiến sẽ đón 3 triệu lượt khách quốc tế (tăng bình quân hàng năm khoảng trên 8%); 19,6 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng bình quân hàng năm khoảng 7%.


- Đến năm 2030: dự kiến sẽ đón khoảng xấp xỉ 6,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (giai đoạn 2020-2030 tăng bình quân năm khoảng 8%) và khoảng 32 triệu lượt khách du lịch nội địa (duy trì mức tăng trưởng hàng năm khoảng 5%/năm).

3.1.3.2. Doanh thu xã hội từ du lịch

Căn cứ vào xu hướng chi tiêu của khách du lịch, cùng với quan điểm, mục tiêu của ngành du lịch Hà Nội trong những năm tới đó là nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao mức chi tiêu của du khách tại Hà Nội, có thể dự báo tốc độ tăng trưởng của doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch từ nay đến năm 2030 sẽ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch (khoảng trên 10%/năm).

- Năm 2015 dự kiến sẽ đạt khoảng 40.280 tỷ đồng (tương đương khoảng tỷ 2,3 tỷ USD); tăng bình quân hàng năm khoảng 11%.

- Năm 2020 dự kiến sẽ đạt khoảng 81.360 tỷ đồng (tương đương khoảng 4,78 tỷ USD) tăng bình quân hàng năm khoảng 11%.

- Đến năm 2030: đến năm 2030 dự kiến sẽ đạt khoảng 295.200 tỷ đồng (tương đương khoảng 17,3 tỷ USD) tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2020 - 2030 khoảng 9%.

Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tăng bình quân hàng năm khoảng 7%/năm; mức chi tiêu bình quân của khách du lịch nội địa tăng bình quân hàng năm khoảng 7%/năm

3.1.3.3. Tỷ trọng GDP Du lịch trong tổng GDP Thành phố

Với tỷ trọng GDP Du lịch chiếm khoảng 65% tổng doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch (các hoạt động trung gian chiếm khoảng 35%); dự báo tỷ trọng GDP Du lịch trong tổng GDP của Thành phố trong những năm tới như sau:

- Đến năm 2015 GDP Du lịch đạt 1,54 tỷ USD; tỷ trọng GDP Du lịch chiếm 5,73% GDP của Thành phố (Theo dự báo GDP Thành phố năm 2015 khoảng 26,83 tỷ USD, với dân số 7,5 triệu người; GDP bình quân đầu người khoảng 3.570USD).

- Năm 2020 GDP Du lịch đạt khoảng 3,11 tỷ USD; tỷ trọng GDP Du lịch chiếm khoảng 7,15% GDP của Thành phố (Theo dự báo GDP Thành phố năm 2020


khoảng 43,45 tỷ USD, với dân số 7,9 triệu người; GDP bình quân đầu người khoảng 5.500USD).

- Năm 2030 GDP Du lịch chiếm khoảng 11,28 tỷ USD; tỷ trọng GDP Du lịch chiếm khoảng 10,8% GDP của Thành phố (Theo dự báo GDP Thành phố năm 2030 khoảng 104 tỷ USD, với dân số 9,5 triệu người; GDP bình quân đầu người khoảng 11.000USD).

3.1.3.4. Các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú du lịch

- Giai đoạn 2010 - 2015: bổ sung thêm so với năm 2009 khoảng 3.000 phòng cơ sở lưu trú.

- Giai đoạn 2015 - 2020: bổ sung thêm so với năm 2015 khoảng 5.000 phòng cơ sở lưu trú.

- Đến năm 2030: bổ sung thêm so với năm 2020 khoảng 10.000 phòng lưu trú (chủ yếu là các phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên).

3.1.3.5. Chỉ tiêu về lao động du lịch

- Đến năm 2015: dự kiến sẽ tạo việc làm cho 70000 lao động trực tiếp và 400.000 lao động gián tiếp ; tốc độ tăng giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 7%/năm.

- Đến năm 2020: dự kiến sẽ tạo việc làm cho 100.000 lao động trực tiếp và

600.000 lao động gián tiếp. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015 - 2020 là khoảng 7%/năm.

- Đến năm 2030: dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 196.000 lao động trực tiếp và 1.120.000 lao động gián tiếp. Tốc độ tăng giai đoạn 2020- 2030 khoảng 7%/năm.‌

3.2. Các giải pháp cơ bản phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

3.2.1. Nâng cao nhận thức và quan tâm đầu tư đúng mức tới phát triển thị trường du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chỉ đạo các ngành, các địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch, chương


trình hành động để thực hiện Nghị quyết về phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và những năm tiếp theo, phổ biến Nghị quyết đến toàn thể nhân dân thủ đô.

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch. Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, củng cố nâng cao năng lực hoạt động bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ phụ trách du lịch ở các quận huyện, thị xã trọng điểm du lịch. Xây dựng quy chế và phân cấp việc quản lý nhà nước về du lịch tới các quận huyện phường xã.

- Triển khai thực hiện Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cảnh quan môi trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thực hiện cấp biển hiệu “điểm du lịch đạt chuẩn”. Thường xuyên rà soát, cập nhật những thay đổi, phát sinh của cơ sở kinh doanh du lịch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định pháp luật nhưmg tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp từ quận đến phường trong việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống. Giúp các địa phương có nghề thành lập các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên những hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống được vay vốn với lãi suất ưu đãi thuộc các chương trình phát triển kinh tế để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất.

- Xây dựng đường dây nóng nhận và xử lý thông tin phản hồi của khách du lịch. Tăng cường kiểm tra bình ổn và niêm yết giá dịch vụ du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ. Thực hiện khống chế và phòng ngừa các dịch bệnh cây trồng vật nuôi có thê lây nhiễm sang người, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình quản lý, kinh doanh du lịch và công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến trong lĩnh vực du lịch.


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt để các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ Đảng viên và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ về chủ trương phát triển dịch vụ du lịch của nhà nước và thành phố. Khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương, cho họ thấy nguồn lợi đem lại từ du lịch, giữ bản sắc văn hóa và chữ tín với khách.

- Xây dựng đề án bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, đảm bảo phát triển bền vững.

Với mục tiêu khắc phục những hạn chế về sản phẩm du lịch của Hà Nội trong những năm vừa qua, do đó, trong những năm trước mắt cần tập trung đầu tư vào hai lĩnh vực chủ yếu sau:

3.2.1.1. Đầu tư phát triển các khu, điểm, công viên và khu vui chơi giải trí

- Đối với các điểm đã có, cần đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, hiện đại. Nâng cấp các công viên vui chơi giải trí hiện có theo từng chuyên đề để phục vụ cho từng loại đối tượng: công viên tĩnh, công viên văn hoá phục vụ nghỉ ngơi, thư giãn, nghiên cứu; công viên động và hiện đại phục vụ thanh thiếu niên và khách quốc tế.

Các khu vui chơi giải trí trong thời gian tới cần tiếp tục được đầu tư: Khu vui chơi giải trí Hồ Tây, Công viên Thủ Lệ (zoo - park); Công viên Thống Nhất; Công viên Đống Đa, vườn hoa Lý Tự Trọng, vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Hàng Đậu, hồ Hoàn Kiếm... Các khu du lịch ở khu vực Hà Tây cũ: Khu du lịch Ao Vua, Thác Đa, Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà, ASEAN, Đầm Long - Bằng Tạ, sân golf Đồng Mô, Thiên đường Bảo Sơn…

- Đầu tư mới các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp: Xây dựng khu du lịch tổng hợp bao gồm: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây, Khu du lịch sân gôn hồ Văn Sơn, Khu di tích lịch sử văn hoá du lịch Đường Lâm, Khu du lịch hồ Đồng Mô, Khu du lịch hồ Suối Hai; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sóc Sơn; khu di tích lịch sử Cổ Loa…

- Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề:


+ Những di tích tiêu biểu nhất cho Hà Nội phải được đặc biệt quan tâm cải tạo là Văn Miếu - Quốc Tử Giám biểu tượng của Thăng Long 1000 năm tuổi, Thành cổ Hà Nội và khu phố cổ, phố cũ. Hoàn thiện các dự án đầu tư phục hồi các khu nhà cổ, các dự án đường phố ẩm thực, đường đi bộ, chợ Đồng Xuân.

+ Khôi phục các làng nghề, làng cổ ven Hà Nội thành các điểm du lịch: Bát Tràng, Vạn Phúc, Phú Vinh, Sơn Đồng…

- Đẩy mạnh việc đầu tư khai thác du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là các di tích thuộc địa bàn Hà Tây (cũ): khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn, Làng Việt cổ Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, đền Hữu Vĩnh.

3.2.1.2. Phát triển hệ thống khách sạn và cơ sở dịch vụ du lịch

- Để đáp ứng được nhu cầu của lượng khách tăng lên trong thời gian tới cần có kế hoạch tiếp tục phát triển hệ thống khách sạn và các cơ sở dịch vụ du lịch. Từ nay đến năm 2015 cần xây dựng thêm khoảng 3.000 phòng.

- Đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ cho hoạt động thể thao, du lịch hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm...

- Xây dựng các nhà hàng kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường du lịch. Nâng cao tính hấp dẫn và tạo dựng hình ảnh của sản phẩm du lịch trên thị trường du lịch Hà Nội

- Xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch một cách dài hạn, trước mắt cần tập trung tuyên truyền quảng bá vào các thị trường trọng điểm như Bắc Á, Bắc Mỹ và Tây Âu, Úc.

Tăng cường liên kết, hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế, các thành phố, cơ quan du lịch khách trên thế giới để mở rộng thị trường ; tăng cường tham gia vào các chương trình, hoạt động, sự kiện xúc tiến du lịch trên thế giới.

Thường xuyên tổ chức các đoàn FAM Trip, PRESS Trip, các phóng viên, báo chí quốc tế đến viết bài, tuyên truyền quảng bá về du lịch Thủ đô.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022