Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Hà Nội.


- Chất lượng dịch vụ du lịch ở nhiều điểm du lịch và công tác hướng dẫn du lịch tại những điểm đó còn hạn chế.

- Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế chưa rõ ràng.

- Nguồn nhân lực ở một số khâu, một số bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Vấn đề môi trường, tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch chưa đảm bảo, còn những bất cập cần giải quyết. Vẫn còn những hiện tượng chèo kéo, ép giá, ép khách ít nhiều làm ảnh hưởng tới ấn tượng của du khách.

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng của Hà Nội với các địa phương trong nước và quốc tế còn hạn chế.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.

- Những hạn chế trên chưa thể khắc phục sớm được là do còn một số nguyên nhân sau:

- Trên thế giới ngày càng có những biến động khó dự báo. Tất cả những yếu tố trên thường xuyên tác động trực tiếp đến nhu cầu của khách du lịch trên thế giới. Bên cạnh đó, bản thân nhu cầu du lịch trên thế giới cũng thường xuyên biến đổi nhanh chóng đòi hỏi cần phải được nghiên cứu, dự báo, cấp nhật thường xuyên. Trong khí đó, công tác nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của Hà Nội còn thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao do kinh phí còn hạn chế, cơ chế chưa rõ ràng (ngành Du lịch không có quỹ xúc tiến du lịch) nên công tác xúc tiến, quảng bá còn mang tính thụ động, không theo kịp với các hoạt động của du lịch khu vực và thế giới.

- cho đến nay, nhất là sau khi mở rộng về địa giới hành chính; công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch của Thành phố còn chậm. Mặc dù ngành Du lịch Hà Nội đã xác định những sản phẩm du lịch đặc thù, mang những nét đặc sắc riêng của Thành phố; tuy nhiên, công tác quy hoạch, việc đầu tư hình thành sản phẩm vẫn còn chậm, chưa tạo ra những sản phẩm du lịch rõ nét, có khả năng hấp dẫn riêng… làm cho hình ảnh du lịch của Thủ đô còn mờ nhạt trên bản đồ du lịch trong khu vực và trên thế giới. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước: Sản phẩm du lịch Hà Nội chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, chưa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


được đầu tư đúng mức, dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch còn bất cập, các khu vui chơi giải trí và dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch còn thiếu, đơn điệu và bị hạn chế về thời gian phục vụ.

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 11

- Hoạt động du lịch của Hà Nội còn chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ rõ nét; cộng với sản phẩm, dịch vụ du lịch thiếu đặc sắc, trùng lắp… làm cho hoạt động du lịch gặp phải nhiều khó khăn.

- Về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch:

+ Các doanh nghiệp lữ hành nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển sản phẩm, thiếu chắc chắn về thị trường, chưa tạo được nhiều sản phẩm mới đón đầu nhu cầu của thị trường. Quy mô kinh doanh của đại đa số các doanh nghiệp lữ hành còn nhỏ, mức chi cho nghiên cứu và việc triển khai, ứng dụng công nghệ vào các chương trình du lịch vẫn còn nhiều hạn chế.

+ Công tác hướng dẫn du lịch chưa được quan tâm đúng mức, việc đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, lịch sử cho đội ngũ hướng dẫn viên chưa được thường xuyên; chưa hình thành duy trì được đội ngũ thuyết minh viên ở các điểm du lịch.

+ Phương tiện vận chuyển chất lượng cao đã được cải thiện nhưng còn thiếu về số lượng cũng như chủng loại phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Nhìn chung, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội có qui mô nhỏ. Sức cạnh tranh của ngành chưa thật cao thể hiện ở giá sản phẩm du lịch, chi phí dịch vụ cao so với khu vực; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, chủng loại sản phẩm du lịch chưa phong phú.


CHƯƠNG 3‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI.


3.1. Định hướng phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch bền vững về kinh tế, môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội

Trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ, cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của thành phố đến năm 2020 đều có chủ chương phát triển du lịch Hà Nội tương xứng với tiềm năng sẵn có để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của thị trường du lịch phải hướng tới mục tiêu phát triển du lịch, bền vững về kinh tế, môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội.

- Phát triển ngành kinh tế du lịch năng động, đưa du lịch của Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. Du lịch Hà Nội không những phát triển mạnh trong thị trường nội địa, mà còn là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội trong phát triển thị trường du lịch, tạo nhân tố kích thích sản xuất kinh doanh vào các ngành liên quan như ngành giao thông vận tải, mạng lưới ngân hàng, điện nước và các dịch vụ công khác của xã hội; tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện cán cân thanh toán, phát triển thị trường du lịch sinh thái, cảnh quan, văn hoá lễ hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

- Phát triển thị trường du lịch gắn với thúc đẩy phân công lao động xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế. Mỗi khu, mỗi điểm du lịch góp phần nhanh chóng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ. Phát triển các loại hình du lịch gắn với việc tôn tạo, bảo tồn các di sản, giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường.


3.1.1.2. Phát triển du lịch Hà Nội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước

Phát triển du lịch Hà Nội gắn với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, qui hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước.

- Đặc biệt, Hà Nội xác định phải phát triển theo chiến lược tăng tốc với các khâu đột phá và trọng điểm đầu tư tạo tiền đề cho những bước đi vững chắc và đồng đều của toàn bộ nền kinh tế trong các năm tiếp theo. Các khâu đột phá và trọng điểm đầu tư của Hà Nội trong những năm tới là:

+ Các khu công nghiệp tập trung

+ Trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

+ Rau quả, hoa, cây cảnh và công nghiệp chế biến Các khâu đột phá này có vị trí và vai trò ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế Thủ đô để làm “đầu tầu”, tạo khả năng phát sinh nguồn động lực lôi kéo các ngành, khu vực khác phát triển với tốc độ nhanh. Tỷ trọng khâu đột phá so với toàn bộ nền kinh tế của Hà Nội.

Như vậy, ngành Du lịch của Thủ đô cũng đã được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố xác định là là một trong những khâu đột phá quan trọng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong những năm tới. Với những định hướng phát triển trên, đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngành Du lịch của Thủ đô sẽ được quan tâm đầu tư, phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, cùng với các tỉnh, thành khác trong cả nước đưa ngành du lịch Việt Nam lên đứng vị trí hàng đầu trên thế giới.

3.1.1.3. Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế trong phát triển thị trường du lịch Hà nội.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta xây dựng trên cơ sở đa dạng hoá hình thức sở hữu, đa dạng hoá các hình thức kinh tế. Phát triển du lịch Hà Nội trên cơ sở đa dạng hoá sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế, bố trí hợp lý phạm vi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, đồng thời xây dựng và thực hiện


cơ chế chính sách kinh tế theo hướng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế có thể thực hiện được khi có môi trường kinh doanh bình đẳng với cơ chế, chính sách rõ ràng.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là nơi làm giàu cho nền kinh tế. Sứ mệnh của họ là sinh lợi cho nền kinh tế quốc dân. Trên thị trường du lịch, mỗi loại hình doanh nghiệp đóng vai trò nhất định trong quá trình phát triển nền kinh tế. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, cần nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Cùng với sự phát triển của kinh tế nhà nước, cần tạo điều kiện và phát huy mọi nguồn lực phát triển của các thành phần kinh tế khác.

Quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển thị trường du lịch Hà Nội để du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về tự nhiên, sinh tháI, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước.

Ngoài ra, phát triển du lịch còn dựa trên cơ sở gắn kết, phối hợp có hiệu quả và tạo động lực để phát triển các ngành có liên quan như: Nông nghiệp, Giao thông, Công Thương, Ngân hàng, Bưu chính Viễn Thông…

3.1.1.4. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

Hà Nội là trái tim của cả nước, có hệ thống đường thuỷ, đường bộ, đường không rất thuận tiện để đi đến mọi miền của đất nước. Địa bàn Hà Nội có cả đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Vùng trung du thuận tiện cho việc huấn luyện quân sự. Vùng rừng núi có nhiều điều kiện để xây dựng căn cứ, kho tàng và là nơi tụ quân, phát triển lực lượng, có hậu cứ tránh ẩn tốt. Trong thời kỳ chiến tranh, đây cũng là vùng chiến khu của cách mạng. Với địa thế như vậy, tạo cho Hà Nội có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội và quốc phòng an ninh. Hà Nội có những điểm cao có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược, chiến thuật quân sự thì đồng thời cũng là nguồn lực do thiên nhiên ban tặng, những tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch. Đặc biệt, đỉnh núi Ba Vì là nơi có cảnh


quan thiên nhiên kỳ thú hấp dẫn du khách, đồng thời đây cũng là những điểm có vị trí chiến lược quân sự. Phát triển du lịch ở những nơi như vậy cần được tính toán kỹ lưỡng để không làm tổn hại đến thế bố trí chiến lược của khu vực phòng thủ.

Quan điểm phát triển thị trường du lịch Hà Nội gắn với việc đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đặt ra vấn đề là mở rộng thị trường, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường du lịch, thúc đẩy quan hệ hàng hoá- tiền tệ phải không làm ảnh hưởng đến bố trí chiến lược quốc phòng an ninh nhân dân. Phải có sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng an ninh. Không để lãng phí tiềm năng để phát triển thị trường du lịch đồng thời không để phát triển kinh tế thuần tuý mà phá vỡ thế bố trí chiến lược quốc phòng. Việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, đồng thời phải giữ vững trật tự và an toàn xã hội.

3.1.1.5. Phát triển du lịch góp phần tăng giao lưu hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh Hà Nội trong khu vực và trên thế giới.

Ngày nay, tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới tăng rất nhanh. Quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá thúc đẩy cung và cầu du lịch đang tăng lên, do đó các doanh nghiệp liên kết nhau để cùng tồn tại. Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, công nghệ thông tin làm cho các dòng vốn, tiền tệ, dịch vụ… đổ vào thị trường du lịch trên toàn cầu thêm náo nhiệt.

Sức ép của thị trường toàn cầu sẽ tác động đến thể chế kinh tế – xã hội của quốc gia, buộc các thể chế phải thích ứng với thể chế thị trường toàn cầu. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh mẽ tới thị trường quốc gia, dân tộc. Thị trường du lịch Hà Nội cũng như Việt Nam đang đối mặt với những cơ hội và không ít thách thức đòi hỏi phải xây dựng chiến lược hội nhập có tính khả thi cao, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là quan điểm phù hợp với xu thế chung của thời đại và cũng là yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.


Thông qua hoạt động du lịch Hà Nội sẽ có cơ hội quảng bá về nền văn hoá cũng như tiềm năng sẵn có của mình, tạo dựng hình ảnh riêng với bạn bè quốc tế, từ đó tăng cường khả năng mở rộng giao lưu, trao đổi văn hoá Thủ đô với quốc tế, tạo môi trường thân thiện cho giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.

3.1.2. Định hướng phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

3.1.2.1. Định hướng phát triển về loại hình và sản phẩm du lịch

Trên cơ sở đánh giá lại tiềm năng du lịch của Hà Nội, trong những năm tới, ngành du lịch Hà Nội cần tập trung vào khai thác các sản phẩm có lợi thế so sánh sau:

- Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng:

Phát triển loại hình du lịch văn hóa, tham quan các di tích lịch sử, di tích danh thắng Hà Nội trở thành loại hình du lịch đặc trưng, mang bản sắc riêng của Thành phố. Từ nay đến năm 2020, ngành Du lịch Thành phố cần tiến hành lựa chọn, đầu tư có trọng tâm, trong điểm vào một số điểm di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống nổi bật để trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước:

+ Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc công cộng: Khu vực Hồ Hoàn Kiếm - Khu phố cổ Hà Nội - Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Thành Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội - Đường Lâm - Thành cổ Sơn Tây - Gò Đống Đa - Phủ Chủ tịch và khu di tích Bắc Bộ phủ - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cột cờ Hà Nội - Hội trường Ba Đình - Nhà Hát Lớn - Hỏa Lò; Khu di tích K9 ở Đá Chông, làng cổ ở Đường Lâm…

+ Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh: Thăng Long tứ trấn: Đền Quán Thánh, Đền Bạch Mã, Đền Kim Liên, Đền Voi Phục - Thăng Long tứ quán - Chùa Hương và động Hương Tích - Chùa Một Cột - Chùa Trấn Quốc - Chùa Quán Sứ - Phủ Tây Hồ - Đền Ngọc Sơn - Nhà thờ Lớn - Nhà thờ Hàm Long - Nhà thờ Cửa Bắc; chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, đình Tây Đằng…

+ Khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội Cổ Loa, đền Gióng, lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương... Thời gian


tới cần tập trung xúc tiến các lễ hội truyền thống như một sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội với những nét bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương. Tuy nhiên cần khắc phục các hiện tượng tiêu cực của du lịch lễ hội rất phổ biến ở các lễ hội như việc chèo kéo khách, bán hàng hoá dịch vụ quá đắt.

+ Gắn kết các hoạt động du lịch tại các bảo tàng trên địa bàn Hà Nội: Bảo tàng thành phố - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Bảo tàng Dân tộc học - Bảo tàng Cách mạng Việt Nam - Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh…

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực:

Trong thời gian tới, cần hình thành một số tour du lịch làng nghề - phố nghề độc đáo của Thành phố đến các làng nghề truyền thống như: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, tạc tượng Sơn Đồng... Việc phát triển du lịch làng nghề cần phải đồng bộ với việc phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch và phải đưa các sản phẩm làng nghề trở thành hàng lưu niệm.

- Du lịch MICE:

Phát triển Hà Nội trở thành thành phố hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á về tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn nhằm mục tiêu thu hút được đối tượng khách hàng có khả năng chi trả cao; bên cạnh đó gắn kết được hoạt động du lịch với các hoạt động kinh doanh khác.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần:

Tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu ở khu vực ngoại thành của Hà Nội để phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cuối tuần… với thị trường mục tiêu chủ yếu khách du lịch nội địa. Bên cạnh đó, góp phần quan trọng trong việc giảm tải lượng khách vào trung tâm của Thành phố. Tập trung đầu tư về quy hoạch, cơ sở hạ tầng và thu hút đầu để hình thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng tầm cỡ của khu vực tại các địa bàn Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí