ngày càng hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn với nhu cầu của khách hàng. Trên nền tảng nghiên cứu lý thuyết quản lý công của OECD, nhóm tác giả công trình đã phân tích và làm rò mối quan hệ tương tác giữa 3 nhóm chủ thể: Cơ quan Nhà nước - Viện nghiên cứu, Trường đại học và Doanh nghiệp. Đặc biệt nhóm tác giả nhấn mạnh vai trò của các nhân tố đóng vai trò trung gian kết nối, thúc đẩy mối liên hệ giữa Cơ quan Nhà nước - Viện nghiên cứu, Trường đại học và doanh nghiệp trong quá trình phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam. Theo đó nhóm tác giả đề xuất chính sách, thể chế hoạt động của các tổ chức trung gian của TTCN.
Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Báo cáo tổng kết công tác khoa học công nghệ năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 [6]. Đây là bản báo cáo thường niên hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong phần 6 báo cáo đã đánh giá khái quát tình hình phát triển của thị trường KHCN của Việt Nam năm 2014 như bối cảnh phát triển của thị trường KHCN; Hình thành và phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KHCN thành, tạo điều kiện cho các yếu tố của TTCN phát triển, đặc biệt ở các khâu: Ươm tạo công nghệ; nhập khẩu giải mã, làm chủ công nghệ và CGCN. Các tổ chức trung gian hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ KHCN được quan tâm xây dựng. Thị trường KHCN được thúc đẩy phát triển và bước đầu phát huy vai trò cầu nối, gắn kết hoạt động KHCN với sản xuất, kinh doanh. Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức trung gian công nghệ ở quy mô quốc gia, vùng, địa phương đã góp phần quan trọng thúc đẩy kết nối cung
- cầu công nghệ, gia tăng số lượng và giá trị các giao dịch công nghệ giữa doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu. Mạng lưới các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở 63 tỉnh, thành phố được đầu tư nâng cấp. Bên cạnh việc đẩy mạnh hỗ trợ hình thành và phát triển các định chế trung gian của thị trường KHCN, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động mua bán, CGCN, kết nối doanh nghiệp với thị trường, các sự kiện chơ công nghê, thiết bị, kết nối cung cầu công nghệ. Ngày hội khởi
nghiệp công nghệ cũng đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KHCN trong nước. Sàn giao dịch công nghệ vẫn tiếp tục duy trì và triển khai công tác tư vấn, kết nối cung cầu, môi giới CGCN. Hệ thống cơ sở dữ liệu cung, cầu công nghệ được thiết kế gồm phần mềm xử lý cơ sở dữ liệu công nghệ để cập nhật dữ liệu về nhu cầu đổi mới công nghệ, nhu cầu tư vấn cải tiến kỹ thuật, nhu cầu liên doanh liên kết dựa trên công nghệ...; dữ liệu các công nghệ sẵn sàng chuyển giao trong và ngoài nước; dữ liệu về chuyên gia tư vấn công nghệ; dữ liệu doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực.
Nguyễn Vũ Thao (2016), “Thúc đẩy phát triển TTCN thông qua hoạt động kết nối cung - cầu” [95]. Phát triển TTCN là nội dung rất quan trọng đối với các nền kinh tế trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Tác giả cho rằng, có rất nhiều yếu tố và giải pháp phát triển thị trường này, trong đó kết nối cung cầu là một trong những nội dung quan trọng. Tác giả khẳng định, hoạt động kết nối cung - cầu ở Việt Nam đang từng bước được triển khai với các hình thức ngày càng đa dạng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên trên thực tế TTCN ở Việt Nam còn nhiều bất cập, sự thiếu đồng bộ trong việc liên kết giữa người mua và người bán với các nhà cung cấp dịch vụ còn chậm, chưa mang lại hiệu quả. Vì vậy, sự phát triển của TTCN chưa đúng với tiềm năng. Do vậy, với mục đích thúc đẩy TTCN phát triển mạnh mẽ hơn thông qua hoạt động kết nối cung cầu, tác giả đề xuất 4 định hướng gồm: Tổ chức chuỗi hoạt động tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ trực tiếp cho các doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến công nghệ; Hoạt động kết nối tài chính và công nghệ, tư vấn hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ; Xây dựng phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu công nghệ như dữ liệu nguồn cung cầu công nghệ; Tổ chức các diễn đàn quốc tế xúc tiến hợp tác đầu tư và CGCN.
Lương Thanh Hải (2017), “Giải pháp phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam” [45]. Đây là công trình khoa học bàn về giải pháp phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam. Theo đó tác giả, sản phẩm KHCN như một loại
hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, được mua bán, trao đổi trên thị trường như các loại hàng hóa, dịch vụ khác, nên thị trường KHCN cũng như các loại thị trường khác gồm 5 yếu tố cơ bản để hình thành như khung pháp lý cho các giao dịch trên thị trường, bên mua, bên bán, cơ sở hình thành giá cả và các hoạt động hỗ trợ xúc tiến giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu tác giả khẳng định, còn rất nhiều bất cập, rào cản làm cho thị trường KHCN chưa phát huy hết vai trò của mình như: Khung pháp lý chưa đồng bộ; Nhu cầu sản phẩm KHCN chưa cao; Hoạt động CGCN theo chiều dọc còn ít,… Do đó, để thúc đẩy thị trường KHCN phát triển, tác giả đưa ra khuyến nghị thực hiện tốt 3 giải pháp cơ bản đó là: Nhà nước xây dựng khung pháp luật cần thiết để thị trường KHCN hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế; Áp dụng các biện pháp kích cầu đối với sản phẩm công nghệ; Thực hiện một số biện pháp tăng cung sản phẩm công nghệ.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 1
- Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 2
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Đề Tài
- Những Vấn Đề Chung Về Công Nghệ, Công Nghệ Cao , Thị Trường Công Nghệ Và Thị Trường Công Nghệ Cao
- Quan Niệm Thị Trường Công Nghệ Cao ; Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thị Trường Công Nghệ Cao
- Nội Dung Phát Triển Thị Công Nghệ Cao Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguyễn Duy Nhiên (2017), Chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay [83].
Tác giả khẳng định trong những năm qua thành tựu công nghệ là thành quả của cách mạng khoa học công nghệ và hoạt động nghiên cứu, triển khai. Quá trình vận động và phát triển của cách mạng khoa học nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao, hiện đại là chìa khóa giúp cho nhiều nước thành công, trở thành những nước công nghiệp hiện đại, có nền kinh tế phát triển hùng mạnh. Đây cũng là cơ hội cho các quốc gia đang phát triển có điều kiện tiếp cận, rút ngắn khoảng cách, cải thiện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực sản suất kinh doanh, sức cạnh tranh, tham gia sâu rộng hội nhập kinh tế thế giới, thông qua các con đường khác nhau, đặc biệt là qua tiếp nhận chuyển giao công nghệ
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đã và đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cách mạng KH • CN và toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam cần có những chiến lược, giải pháp thực hiện chuyển giao CNC, tiên
tiến, hiện đại từ nước ngoài vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế, trước hết và trọng tâm là vào các ngành công nghiệp trọng điểm. Các ngành công nghiệp trọng điểm đóng vai trò là trụ cột, đầu tầu, động lực, đòn bảy đối với nền kinh tế của đất nước nói chung, nền công nghiệp nói riêng. Đây là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về KTXH và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Để thực sự khẳng định giá trị, vai trò, sứ mệnh của mình, các ngành công nghiệp trọng điểm cần phải đảm bảo thế mạnh về vốn, tài nguyên, lao động, thị trường, trình độ tổ chức quản lý…và quan trọng hàng đầu là công nghệ.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, kết quả, thành tựu, hạn chế của CGCN vào các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam trên các phương diện: trình độ công nghệ, hình thức/kênh CGCN, các yếu tố điều kiện thực hiện chuyển giao CNC và tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh; phân tích nguyên nhân thành công, thất bại của CGCN từ nước ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam. Đồng thời tác giả đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam trong thời gian tới.
Đại học kinh tế quốc dân (2018), Cơ hội, thách thức và điều kiện phát triển công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn 2030 [37].
Trong các nội dung của hội thảo các tác giả thông qua các bài tham luận đã làm rò hơn các cơ hội, thách thức và điều kiện phát triển của của Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Các cơ hội chủ yếu được chỉ ra là cơ hội để phát triển các lĩnh vực công nghệ để giải quyết các vấn đề toàn cầu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Đà Nẵng và miền Trung; cơ hội thu hút các nguồn lực R&D từ từ nước ngoài từ xu hướng quốc tế hóa hoạt động R&D của các công ty đa quốc gia và sự gia tăng đầu tư cho R&D ở nước ngoài; cơ hội thị trường để tiêu thụ sản phẩm phẩm công nghệ cao; cơ hội nhận được sự ủng hộ về nguồn lực và cơ chế - chính sách phát triển do vai trò của của khoa học công nghệ nói chung và khu công nghệ cao nói riêng đối với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Đồng thời chỉ ra các thách thức chính là áp lực cạnh tranh từ các khu công nghệ cao khác trên thế giới cũng như Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC thành phố Hồ Chí Minh; thách thức trong huy huy động các nguồn lực tài chính trong nước (nhà nước + tư nhân) cho xây dựng cơ bản và hoạt động thường xuyên của khu CNC cao Đà Nẵng; thách thức trong việc thu hút các nhà đầu tư, các trường đại học và các viện nghiên cứu; thách thức trong thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (các nhà khoa học và các kỹ sư giỏi);
Những điểm mạnh chính là môi trường sống hấp dẫn, vị trí địa lý thuận lợi, chất lượng dịch vụ công cao, tập trung nhiều trường đại học và viện nghiên cứu, số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Những khó khăn chủ yếu là nguồn vốn, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực thương mại hóa công nghệ của các Viện, Trường trong khu vực, sự hợp tác chưa chặt chẽ giữa các trường đại học/viện nghiên cứu với các doanh nghiệp. Để phát triển CNC ở Đà Nẵng trong thời gian tới, các tác giả cũng đã có một số đề xuất về định hướng phát triển cho Khu công nghệ cao Đà Nẵng trong thời gian tới.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng cần được đặt ở vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Dự án phát triển Khu công nghệ cao Đà Nẵng cần được coi là những dự án đầu tư trọng điểm trong chính sách đổi mới mô hình tăng trưởng ở khu vực miền Trung.
Về mô hình, Khu công nghệ cao Đà Nẵng nên được phát triển thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Về huy động các nguồn lực phát triển, Khu CNC Đà Nẵng cần tranh thủ sự ủng hộ của Đảng, Chính phủ và xã hội đối với hoạt động khởi nghiệp để phát triển hoặc thu hút các hoạt động khởi nghiệp; thu hút nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án khoa học và công nghệ quốc gia; phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan để xây dựng chính sách thu hút các hoạt động R&D từ các công ty đa quốc gia; phối hợp với các trường đại học trên địa bàn để đào tạo và thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao cho Khu CNC Đà Nẵng.
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án luận án tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Các công trình khoa học đã công bố nghiên cứu về KHCN, TTCN, TTCNC và phát triển thị trường KHCN, TTCN, TTCNC được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau, nên những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường KHCN, TTCN, TTCNC cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học nêu ra ở tiết 1.1 và tiết 1.2 được khái quát trên mấy nội dung cơ bản sau đây:
Một là, các công trình lý giải về sự tồn tại của thị trường KHCN, TTCN và TTCNC và khẳng định các thị trường này là một thành phần rất quan trọng trong hệ thống các loại thị trường của nền KTTT, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT- XH của một nền kinh tế.
Hai là, không ít các công trình khoa học đã luận giải, làm rò cơ sở lý luận về phát triển thị trường KHCN, TTCN, trong đó có công trình đưa ra quan niệm về thị trường KHCN, TTCN; Xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá và phân tích yếu tố tác động đến sự phát triển của các thị trường này.
Ba là, tuy đã một số công trình nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm phát triển thị trường KHCN, TTCN ở một số quốc gia, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển TTCNC cũng như nghiên cứu tổng thể, cơ bản về phát triển TTCNC ở Việt Nam.
Bốn là, có nhiều công trình đánh giá khá toàn diện, sâu sắc về thực trạng phát triển thị trường KHCN, TTCN, trong đó có rất ít công trình tuy đề cập nghiên cứu về TTCNC nhưng chưa toàn diện trên cả lý luận và đánh giá thực tiễn.
Trên cơ sở bốn nội dung khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đã công bố ở trong và ngoài nước cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về phát triển TTCNC ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, nghiên cứu đề tài Phát triển TTCNC ở Việt Nam là nội dung mới không trùng lặp với các công
trình nghiên cứu đã được đánh giá nghiệm thu và công bố, được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo, kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đã công bố thời gian gần đây ở trong và ngoài nước.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Từ khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án cho thấy, còn có không ít khoảng trống khoa học mà luận án cần tập trung giải quyết khi nghiên cứu vấn đề: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam. Cụ thể là:
Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế chính trị cần tiếp tục luận giải làm rò cơ sở lý luận về phát triển TTCNC ở Việt Nam, trong đó tập trung làm rò:
Quan niệm thế nào về: công nghệ, CNC, TTCN, TTCNC và phát triển TTCNC? Quan niệm về phát triển TTCNC ở Việt Nam; phát triển TTCNC ở Việt
Nam bao gồm những nội dung gì và yếu tố tác động đến phát triển TTCNC ở Việt Nam như thế nào? Việt Nam có thể học được gì từ kinh nghiệm phát triển TTCNC của một số quốc gia trên thế giới?
Thứ hai, đánh giá thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam trong đó cần làm rò thành tựu, hạn chế; đồng thời chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế và rút ra những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng này.
Thứ ba, để phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới, cần phải có quan điểm và các giải pháp như thế nào cho phù hợp, khả thi?
Từ các câu hỏi trên, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, luận giải cơ sở lý luận về phát triển TTCNC ở Việt Nam;
Hai là, làm rò những thành tựu, hạn chế về phát triển TTCNC ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019; đồng thời chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng này.
Ba là, đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển TTCNC ở Việt Nam trong thời gian tới.
Kết luận chương 1
Xuất phát từ vị trí vai trò quan trọng của KHCN và vấn đề phát triển thị trường KHCN nói chung, TTCNC nói riêng trong xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và phát triển KT-XH của đất nước đối với các quốc gia trên thế giới và đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều các công trình khoa học cả trong và ngoài nước đã nghiên cứu đánh giá và từng bước làm rò các nội dung này. Đây là những cơ sở quan trọng giúp cho tác giả có thể tìm hiểu, kế thừa và phát triển trong luận án của mình.
Thông qua việc hệ thống hóa, phân tích khảo cứu tư liệu từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã tổng quan 41 công trình tiêu biểu gồm 12 công trình nước ngoài và 29 công trình trong nước. Trong đó: 15 công trình nghiên cứu về TTCN, thị trường KHCN; 26 công trình nghiên cứu về phát triển thị trường KHCN và một số công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến TTCN và CNC. Từ nội dung tổng quan, nghiên cứu sinh đã khái quát 4 nội dung phản ánh khoảng trống khoa học mà các công trình khoa học đã công bố chưa đề cập, hoặc đề cập nhưng chưa đầy đủ, toàn diện. Với 4 nội dung này đặt ra 3 vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, theo đó là 3 nhiệm vụ mà luận án cần nghiên cứu, làm rò một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống.