Một Số Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Đề Tài


1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

1.2.1. Một số công trình khoa học về thị trường khoa học công nghệ và thị trường công nghệ

Nguyễn Nghĩa, Phạm Hồng Trường (2002), “Kinh nghiệm xây dựng TTCN của Trung Quốc” [80]. Bài viết khái quát sự hình thành, phát triển TTCN của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra một số bài học kinh nghiệm mà Trung quốc đã vận dụng thành công trong phát triển thị trường này. Trong đó làm rò vai trò của Nhà nước trong việc định hướng cho TTCN phát triển, hình thành các cơ quan có chức năng hỗ trợ cho Nhà nước định hướng, điều hành TTCN phát triển bao gồm: Ủy ban Kế hoạch; Ủy ban Khoa học; Ủy ban Kinh tế và Thương mại… Bên cạnh đó, Trung Quốc rất chú trọng trong phát triển doanh nghiệp KHCN, coi doanh nghiệp KHCN là chủ thể chính để phát triển thị trường KHCN theo hướng ưu tiên nhập khẩu công nghệ và thu hút vốn FDI vào TTCN. Đặc biệt, Trung Quốc đã thiết lập đồng bộ nền tảng cho phát triển TTCN như hệ thống cơ sở nghiên cứu KHCN, pháp luật KHCN, các tổ chức trung gian của thị trường KHCN.

Hàn Ngọc Lương (2002), “Quản lý TTCN của Trung Quốc”[72]. Đây là bài viết đánh giá về phương pháp quản lý TTCN của Trung Quốc. Theo tác giả công tác quản lý TTCN là nội dung rất quan trọng giúp cho thị trường này phát triển. Do vậy, Bộ KHCN là cơ quan quản lý trực tiếp đối với TTCN và đồng thời cần tổ chức ra các cơ quan quản lý trực tiếp mà cụ thể là: (1) Trục trung tâm; (2) Trục hiệp hội TTCN Trung quốc; (3) trục hiệp hội trung tâm xúc tiến năng suất Trung Quốc. Trong đó đối với mỗi trung tâm đều có vị trí vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý và phối hợp với các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt công tác quản lý và thúc đẩy cho TTCN phát triển.

Nguyễn Thị Hường (2006), “Thị trường KHCN Việt Nam: thực trạng và giải pháp” [58]. Tác giả đánh giá toàn diện sự phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam giai đoạn 1990-2005. Trong đó phân tích cơ sở lý luận của quá


trình hình thành thị trường KHCN Việt Nam, đồng thời thông qua kinh nghiệm của Trung quốc, Hàn quốc và một số nước Châu Âu và thực trạng phát triển thị trường KHCN Việt Nam, tác giả khẳng định phát triển thị trường KHCN là tất yếu khách quan và thực sự cần thiết không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn cần thiết với nhiều nền kinh tế khác. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất 3 quan điểm và 5 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KHCN, góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia thời gian tới.

Hoàng Xuân Long (2007), “Tăng cường quản lý TTCN ở địa phương” [69]. Theo tác giả, TTCN tồn tại ở các quy mô, tốc độ khác nhau, trong đó có quy mô cấp địa phương. Do trình độ phát triển KHCN và trình độ phát triển của các địa phương khác nhau nên TTCN phát triển không đồng đều. Vì vậy, ngoài việc chấp hành các quy định của Bộ KHCN, mỗi địa phương cần có văn bản quy phạm pháp luật quản lý TTCN riêng. Theo tác giả, hầu hết các địa phương ở Trung Quốc đều có điều lệ quản lý TTCN trên cơ sở cụ thể hóa chính sách của trung ương, đặc biệt một số địa phương đã đưa ra các chính sách thử nghiệm phát triển TTCN nhằm tạo ra sự đột phá hiệu quả hơn. Như vậy, trong công trình này tác giả đã bàn về kinh nghiệm quản lý TTCN của các địa phương ở Trung quốc. Đây là những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam, khi đang đẩy mạnh phát triển TTCN.

Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Đàm Quang (2012), “Bàn về thuật ngữ thị trường khoa học, TTCN và thị trường thị KHCN” [2]. Đây là công trình các tác giả nghiên cứu nhằm thống nhất lại cách hiểu rò ràng nhất về các khái niệm các thị trường này. Vì theo tác giả thống nhất về cách hiểu các loại thị trường này là một nội dung rất quan trọng trong việc đề ra chiến lược phát triển các loại hàng hóa có liên quan. Trên cơ sở phân tích các nội dung liên quan như làm rò quan niệm thị trường; làm rò quan niệm hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa và các quan niệm liên quan đến thị trường khoa học công nghệ, TTCN và thị trường khoa học, các tác giả khẳng định sự tồn tại của các loại thị trường này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh sử dụng cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


Trần Quốc Khánh (2014), “Thị trường KHCN Việt Nam trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế” [61]. Theo tác giả, thị trường KHCN là một bộ phận cấu thành của thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò then chốt trong việc tạo môi trường thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ. Trên cơ sở phân tích thực trạng thị trường KHCN Việt Nam, nhất là những tồn tại của thị trường này trong thời gian qua, tác giả đề ra 4 giải pháp phát triển thị trường KHCN thời kỳ hội nhập quốc tế. Đây là những giải pháp quan trọng cần thực hiện đồng bộ góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia, phục vụ phát triển KT- XH của đất nước.

Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 3

Hồ Ngọc Luật (2015), “Thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào các doanh nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” [70]. Tác giả cho rằng, CGCN và thương mại hóa kết quả nghiên cứu đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế quan tâm. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu góp phần thúc đẩy phát triển thị trường KHCN và đẩy nhanh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Từ đặc điểm của thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó chỉ ra khó khăn trong quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Đồng thời tác giả cho rằng, chính sách cần đổi mới hướng tới doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Theo tác giả, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học từ các trường đại học là nền tảng phát triển thị trường KHCN ở Trung Quốc.

Vũ Trường Sơn, Lê Vũ Toàn (2015), “Định giá công nghệ và vai trò của Nhà nước trên TTCN” [92]. Các tác giả cho rằng phát triển TTCN là một trong những định hướng của hoạt động KHCN. Trong đó việc định giá công nghệ là yếu tố quan trọng để khai thác, thương mại hóa và CGCN. Việc định giá công nghệ là căn cứ quan trọng cho cả bên CGCN và bên nhận CGCN trong việc thực hiện giao dịch công nghệ thành công. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các giao dịch này còn gặp nhiều rào cản cần tháo gỡ, nhất là


các quy định, quy chế, văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ,… còn nhiều bất cập để định giá công nghệ.

Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng định giá công nghệ, tác giả cho rằng, cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động này, đồng thời đưa ra khuyến nghị để Nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình, đó là: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động định giá công nghệ; Xây dựng các tổ chức và đào tạo chuyên gia độc lập cho hoạt động định giá công nghệ; Xây dựng mạng lưới thông tin quốc gia về định giá công nghệ. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng góp phần đẩy mạnh phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay.

1.2.2. Một số công trình khoa học về phát triển thị trường khoa học công nghệ, thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Đinh Văn Ân, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2004), Phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam [4]. Công trình này đánh giá tổng quan về thị trường KHCN Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra nhận dạng về thị trường KHCN, kiến nghị những chính sách ưu tiên phát triển thị trường này. Ngoài ra công trình còn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận như: Tác động của sự hình thành, phát triển thị trường KHCN; vai trò của Nhà nước trong quá trình hình thành, phát triển thị trường KHCN; vai trò của doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ với phát triển thị trường KHCN; vấn đề sở hữu trí tuệ, đầu tư mạo hiểm đối với phát triển thị trường KHCN.

Nguyễn Văn Tri (2005), “Môi trường pháp lý cho việc hình thành và phát triển TTCN” [104]. Tác giả bài viết đã khái quát thuận lợi, khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển TTCN Việt Nam. Đặc biệt đã khái quát cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường này. Đây là căn cứ pháp lý cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển KHCN nói chung, phát triển TTCN nói riêng ở Việt Nam. Với công trình này, tác giả chủ yếu làm rò quyền và nghĩa vụ CGCN của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI, quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các tổ chức và cá nhân trong hoạt động nghiên cứu KHCN.


Lê Thị Khánh Vân (2005), “Chợ công nghệ và thiết bị - hoạt động xúc tiến hiệu quả để tạo lập và phát triển TTCN” [109]. Tác giả đã khái quát vai trò rất quan trọng của chợ công nghệ và thiết bị bởi nó không chỉ là nơi tạo cơ hội kết nối cung cầu về công nghệ và thiết bị, mà còn có tác động rất lớn đến sự phát triển năng lực KHCN quốc gia, góp phần vào phát triển KT- XH đất nước. Với ý nghĩa đó, tác giả cho rằng để phát huy tốt vai trò của chợ công nghệ và thiết bị cần thực hiện tốt 4 giải pháp: Hoàn thiện cơ sở pháp lý mua bán và dịch vụ tư vấn giao dịch công nghệ; Giải pháp kích cầu công nghệ; Giải pháp kích cung công nghệ; Phát triển các tổ chức trung gian trong giao dịch công nghệ.

Nguyễn Văn Liên (2006), “Cạnh tranh là động lực thúc đẩy thị trường KHCN phát triển” [67]. Qua nội dung bài viết tác giả đề cập đến vấn đề cạnh tranh trên thị trường là một yếu tố rất quan trọng, đây là những nội dung cần thiết giúp cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp KHCN nói riêng có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Do vậy, để thị trường KHCN phát triển lành mạnh, hiệu quả theo tác giả đưa ra một số giải pháp giúp cho doanh nghiệp cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc trong quá trình R&D thị trường, đồng thời tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc điều hành, quản lý định hướng bằng nhiều hình thức, phương pháp cách làm khác nhau nhưng bảo đảm được tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong phát triển thị trường KHCN.

Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, [29]. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình đã đề cập đến những vấn đề về CNC và lực lượng sản xuất mới; nền kinh tế tri thức với quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan mật thiết đến đề tài mà NCS nghiên cứu:

Một là, trên cơ sở làm rò các khái niệm cơ bản về KH&CN, tác giả đã phân tích, luận giải đến các vấn đề về CNC; vai trò, đặc điểm các trụ cột của CNC như: CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới.


Hai là, tác giả đã phân tích vai trò của hệ thống CNC đối với lực lượng sản xuất mới bằng cách so sánh lực lượng sản xuất mới trong nền sản xuất hiện đại (cốt lòi là hệ thống CNC bao gồm 8 CNC cơ bản và hàng loạt CNC chuyên ngành) với lực lượng sản xuất cũ trên các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất như con người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Ba là, cuốn sách đã trình bày về vai trò, các bộ phận chủ yếu của Khu

CNC và một số Khu CNC được thành lập sớm trên thế giới như Thung lũng Silicon của Mỹ; Thành phố khoa học Tsukuba của Nhật Bản; Công viên phần mềm Bangalore của Ấn Độ; Khu CNC Trung Quan Thôn, Bắc Kinh, Trung Quốc; Khu CNC ở một số nước khác.

Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Môi trường thể chế cho việc phát triển TTCNC [50]. Tác giả đã khái quát tác động của môi trường pháp lý nói chung, môi trường thể chế nói riêng đến sự phát triển của TTCNC ở Việt Nam. Theo tác giả, ngoài những tác động thuận lợi của môi trường thể chế giúp cho TTCNC phát triển, còn nhiều bất cập trong văn bản quy phạm pháp luật đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Việc tổ chức thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp rất kém, điển hình là lĩnh vực phần mềm công nghệ thông tin.

Phạm Văn Dũng (2008), “Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam” [31]. Tác giả bài viết đã khái quát vai trò quan trọng của thị trường KHCN trong quá trình phát triển KT- XH đất nước. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp thúc đẩy thị trường KHCN Việt Nam thời gian tới như: Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ KHCN; Chuyển đổi các cơ sở nghiên cứu KHCN sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; Hoàn thiện thể chế hỗ trợ thị trường KHCN; Tiếp tục đổi mới kinh tế theo hướng KTTT, hội nhập. Có thể nói đây là những giải pháp tạo động lực quan trọng thúc đẩy cho thị trường KHCN Việt Nam từng bước hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [51]. Tác giả đã


phân tích làm rò thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời gian qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới; Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó tác giả đề cập giải pháp phát triển TTCNC.

Đoàn Hữu Bẩy (2009), Phát triển thị trường khoa học và công nghệ - Kinh nghiệm của Trung Quốc và vận dụng vào Việt Nam [5]. Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện chính trị và kinh tế thế giới. Công trình này phần lớn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển thị trường KHCN của Trung Quốc từ những năm cải cách, mở cửa (1978 -2008), tiếp cận vấn đề từ các khía cạnh như: Kết quả đạt được xét về quy mô, trình độ và các yếu tố thị trường của các ngành và các lĩnh vực... Trên cơ sở đó tác giả rút ra những quan điểm, mục tiêu, giải pháp và các bài học thành công, thất bại của quá trình phát triển thị trường KHCN Trung Quốc trong những năm đầu mở cửa, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển của thị trường KHCN ở Việt Nam giai đoạn (1986 - 2008).

Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trường khoa học - công nghệ Việt Nam [32]. Tác giả trình bày khái quát quá trình phát triển thị trường KHCN từ cơ sở lý luận đến kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo,…Đồng thời, đánh giá thực trạng phát triển thị trường KHCN, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường KHCN ở Việt Nam. Đặc biệt, trong công trình này tác giả đã trình bày quan điểm phát triển thị trường KHCN của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường KHCN thời gian tới.

Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường KHCN Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế [52]. Trong công trình tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thị trường KHCN, đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá và luận giải các yếu tố tác động đến thị trường KHCN trong tiến trình HNKTQT. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường KHCN của một số quốc gia và rút


ra bài học kinh nghiệm phát triển thị trường này cho Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã làm rò bối cảnh hiện nay tác động đến quá trình phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam, đồng thời phân tích, đánh giá tình hình phát triển thị trường KHCN, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT ngày càng phát triển sâu rộng.

Trần Văn Minh (2012), “Nghiên cứu phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” [75]. Luận án tiến sĩ, Đại học Mỏ - Địa chất. Đây là công trình nghiên cứu về phát triển TTCN của địa phương nhưng cũng đã đánh giá và khái quát hóa, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về TTCN, đặc biệt công trình đã xác định được các đặc thù của TTCN, đồng thời đã chỉ rò những tiêu chí, nội dung, và các điều kiện để cho TTCN phát triển. Ngoài ra, công trình cũng đã đánh giá khách quan về thực trạng phát triển TTCN của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trên cơ sở đó đã rút ra được những bài học kinh nghiệm, định hướng, giải pháp phát triển TTCN trong thời gian tới.

Nguyễn Hữu Xuyên, Dương Công Doanh (2014), “Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với phát triển TTCN” [116]. Ở công trình này, các tác giả phân tích, nghiên cứu tương đối toàn diện về vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển TTCN. Trên cơ sở tổng quan một số công trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố gần đây, các tác giả đưa ra quan niệm về TTCN, đồng thời phân tích 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của TTCN. Ngoài ra, tác giả còn đánh giá thực trạng chính sách quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của TTCN, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của TTCN Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Quốc Việt, Phạm Hồng Quất, Phan Hoàng Lan (2015), “Quản lý công của OECD trong phát triển thị trường KHCN: Bài học cho Việt Nam” [114]. Nhóm tác giả phân tích cách tiếp cận mới của OECD trong quản lý công để tạo ra cơ chế cùng hợp tác làm cho sự phát triển thị trường KHCN

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí