Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rò ràng. |
TÁC GIẢ LUẬN ÁN |
Nguyễn Thanh Tuấn |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 2
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Đề Tài
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN | ||
MỤC LỤC | ||
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT | ||
MỞ ĐẦU | 5 | |
Chương 1 | TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI | |
11 | ||
1.1. | Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài | 11 |
1.2. | Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài | 17 |
1.3. | Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án luận án tiếp tục giải quyết | |
30 | ||
Chương 2 | CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA | |
33 | ||
2.1. | Những vấn đề chung về công nghệ, công nghệ cao, thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao | |
33 | ||
2.2. | Quan niệm, nội dung và yếu tố tác động đến phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam | |
45 | ||
2.3. | Kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ cao của một số quốc gia và bài học với Việt Nam | |
60 | ||
Chương 3 | THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA | 79 |
3.1. | Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam | 79 |
3.2. | Thành tựu, hạn chế trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam | 81 |
3.3. | Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam | |
110 | ||
Chương 4 | QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 | |
126 | ||
4.1. | Quan điểm phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 | |
126 | ||
4.2. | Giải pháp phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 | |
134 | ||
KẾT LUẬN | 169 | |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN | 171 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 172 | |
PHỤ LỤC | 182 |
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ | Chữ viết tắt | |
01 | Cách mạng công nghiệp lần thứ tư | Cách mạng 4.0 |
02 | Chuyển giao công nghệ | CGCN |
03 | Công nghệ cao | CNC |
04 | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa | CNH, HĐH |
05 | Hội nhập kinh tế quốc tế | HNKTQT |
06 | Khoa học và công nghệ | KHCN |
07 | Kinh tế thị trường | KTTT |
08 | Kinh tế - xã hội | KT-XH |
09 | Nghiên cứu và phát triển | R&D |
10 | Sở hữu công nghiệp | SHCN |
11 | Sở hữu trí tuệ | SHTT |
12 | Thị trường công nghệ | TTCN |
13 | Thị trường công nghệ cao | TTCNC |
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 3.1 | Số lượng văn bằng bảo hộ của Việt nam được cấp giai đoạn 2011 - 2019 | 82 |
Bảng 3.2 | Số lượng văn bằng bảo hộ của người nước ngoài được cấp giai đoạn 2011 - 2019 | 82 |
Bảng 3.3 | Tổ chức đăng ký hoạt động KHCN | 89 |
Bảng 3.4 | Tổ chức R&D chia theo quy mô nhân lực | 90 |
Bảng 3.5 | Tổ chức R&D theo lĩnh vực CNC | 90 |
Bảng 3.6 | Số bài báo KHCN công bố trong nước | 91 |
Bảng 3.7 | Số bài báo KHCN công bố quốc tế giai đoạn 2014 - 2019 | 92 |
Bảng 3.8 | Nhân lực R&D qua các năm (người) | 93 |
Bảng 3.9 | Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ | 94 |
Bảng 3.10 | Tổng chi quốc gia cho R&D | 97 |
Bảng 3.11 | Cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin KHCN | 103 |
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình | Trang | |
Hình 2.1 | Tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có độ tập trung CNC và trung bình cao | 72 |
Hình 3.1 | Công bố quốc tế của Việt Nam | 92 |
Hình 3.2 | Tổng số nhân lực R&D qua các năm | 93 |
Hình 3.3 | Nguồn cung công nghệ quan trọng theo lãnh thổ | 105 |
Hình 3.4 | Số lượng sáng chế của Việt Nam giai đoạn 2015-2019 | 105 |
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công nghệ cao (CNC) được coi là hàng hóa đặc biệt trên TTCN và để phát triển TTCNC tất yếu phải chú trọng phát triển loại hàng hóa đặc biệt này. Xét về bản chất, công nghệ là yếu tố cốt lòi quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và ở cấp độ quốc gia, công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có. Xét về bản chất của thị trường thì TTCNC không chỉ là loại thị trường đặc biệt mà còn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định tiềm lực KHCN của mỗi quốc gia. Việc phát triển TTCNC luôn gắn với việc thực thi pháp luật về SHTT nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như khuyến khích sự sáng tạo KHCN. Khi đánh giá tiềm lực KHCN của một quốc gia, người ta có thể nhìn nhận thông qua việc tạo lập và vận hành có hiệu quả hay không các hoạt động của thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng như: Kết quả của việc tổ chức nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, mức độ giao dịch mua - bán, CGCN trên thị trường và các yếu tố tạo lập TTCN có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH.
Trước yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rò tầm quan trọng của phát triển công nghệ, nhất là CNC, coi đó là nền tảng và nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và HNKTQT của đất nước. Điều này được thể hiện trong Luật Công nghệ cao năm 2008; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Đại hội XII của Đảng tiếp tục chủ trương phát triển mạnh mẽ KHCN nhằm “Làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế…”[40, tr.119-120]. Từ vai trò quan trọng của CNC đối với phát triển kinh tế - xã hội do đó vấn đề phát triển TTCNC được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển KHCN đến năm 2020.
Trên thực tế, cùng với quá trình phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, TTCNC ở Việt Nam tuy mới hình thành, phát triển nhưng bước đầu hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị trường KHCN Việt Nam. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, trong khi trình độ phát triển của KHCN Việt Nam còn thấp, thị trường KHCN cũng như TTCNC còn nhỏ lẻ. Vì thế, Việt Nam chưa thật sự có TTCNC đầy đủ, đặc biệt là cơ chế, chính sách phát triển thị trường này còn nhiều bất cập, nhất là đối với các hoạt động triển khai, thử nghiệm, ứng dụng và sử dụng sản phẩm CNC; chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị CNC, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế; mối quan hệ cung cầu về sản phẩm CNC và dịch vụ CNC còn mất cân đối dẫn đến giá cả sản phẩm, dịch vụ CNC còn đắt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Do vậy, việc phát triển TTCNC lại càng trở nên cần thiết, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu TTCNC ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phát triển trường này thời gian tới, tác giả lựa chọn vấn đề: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển TTCNC ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực này; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Luận giải, làm rò cơ sở lý luận về phát triển TTCNC ở Việt Nam, trong đó tập trung làm rò những vấn đề lý luận cơ bản như: quan niệm, nội dung và yếu tố tác động đến phát triển TTCNC.
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCNC của Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Israel; trên có sở đó rút ra bài học phát triển TTCNC cho Việt Nam thời gian tới.
Đánh giá thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam trong đó tập trung làm rò thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới nhằm góp phần phát triển thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển TTCNC.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, đánh giá về sự phát triển về số lượng, chất lượng nguồn cung, cầu, các tổ chức trung gian môi giới sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC.
Phạm vi không gian: Ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng từ giai đoạn 2011-2019.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thị trường KHCN nói chung, TTCN và TTCNC nói riêng.
Cơ sở thực tiễn: Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tiễn một số cơ quan, địa phương có liên quan đến đề tài; đồng thời nghiên cứu báo cáo của các bộ, ngành liên quan đến nội dung đề tài, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến nội dung luận án.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chung của luận án. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng phương pháp đặc thù của khoa học kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa
học, kết hợp với các phương pháp khác như: tiếp cận hệ thống; phân tích, tổng hợp; lịch sử - lôgic; thống kê, so sánh.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng trong toàn bộ luận án với mục đích gạt bỏ những vấn đề không cơ bản, bản chất để tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản, bản chất liên quan đến phát triển TTCNC. Phương pháp này sử dụng trong việc giới hạn mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ở phần mở đầu; xây dựng quan niệm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTCNC ở Việt Nam ở chương 2; trong lựa chọn số liệu phân tích thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam ở chương 3. Đồng thời, sử dụng trong việc đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển TTCNC ở chương 4. Theo nghiên cứu sinh, để thúc đẩy phát triển TTCNC ở Việt Nam phải quán triệt nhiều quan điểm và triển khai đồng bộ hệ thống giải pháp. Tuy nhiên, nhóm quan điểm và giải pháp mà nghiên cứu sinh đề xuất là những quan điểm và giải pháp cơ bản, bao trùm, quyết định nhất; khi được triển khai thực hiện tốt sẽ tạo bước đột phá trong phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới.
Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt các nội dung nghiên cứu của luận án nhằm luận giải sự phát triển TTCNC Ở Việt Nam trong mối quan hệ gắn kết các nội dung. Đồng thời nghiên cứu sự phát triển TTCNC ở Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển TTCNC, gắn với các yếu tố đặc thù của thị trường này. Phương pháp nghiên cứu này cho phép kết cấu của luận án được tổ chức theo một bố cục chặt chẽ, logic.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong các chương của luận án. Ở chương 1 phương pháp này được sử dụng để phân tích, nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; từ đó rút ra những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Ở chương 2, phương pháp này được sử dụng để thực hiện các thao tác xây dựng quan niệm trung tâm, phân tích nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển TTCNC Ở Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và rút ra bài học kinh