Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO
Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
2.1. Những vấn đề chung về công nghệ, công nghệ cao, thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao
2.1.1. Quan niệm về công nghệ, công nghệ cao
2.1.1.1. Quan niệm về công nghệ
Công nghệ là hệ thống tri thức gắn liền và tương ứng với một tập hợp kỹ thuật như máy móc, thiết bị… bao gồm tri thức về kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm… được sử dụng theo một quy trình hợp lý để vận hành, tập hợp kỹ thuật đó, tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của con người. Nếu trước đây quan niệm cho rằng, công nghệ sử dụng phục vụ lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, thì hiện nay công nghệ được sử dụng với nghĩa rộng hơn, không chỉ sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vực đời sống tinh thần, văn hóa cũng như mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Trước hết, theo nhận định của chủ nghĩa Mác - Lênin về khoa học, kỹ thuật với tư cách là động lực phát triển không chỉ với lực lượng sản xuất mà còn đối với toàn thể xã hội. C.Mác đã sử dụng khá nhiều thuật ngữ “công nghệ” cho các trường hợp, lĩnh vực khác nhau, song công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông C.Mác cho rằng: “sự lưu thông của tư bản. Khoảng thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực quá trình sản xuất lâu hay mau tùy thuộc vào những điều kiện công nghệ của quá trình ấy, và sự lưu lại của tư bản trong giai đoạn này trực tiếp trùng hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, - cho dù có sự khác nhau như thế nào đi nữa về độ dài của quá trình sản xuất tùy theo ngành sản xuất, đối tượng sản xuất v.v.. Ở đây độ dài của quá trình sản xuất chẳng qua chỉ là thời gian lao động cần thiết để chế tạo ra sản phẩm”[74, tr.15]. “Ở đây, hiện tượng tư bản trở về chậm hơn - thực chất của vấn đề chính là ở đó - bắt nguồn không phải từ thời gian lưu thông, mà từ chính những điều kiện sản xuất, trong đó lao động
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 2
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Đề Tài
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
- Quan Niệm Thị Trường Công Nghệ Cao ; Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thị Trường Công Nghệ Cao
- Nội Dung Phát Triển Thị Công Nghệ Cao Ở Việt Nam
- Kinh Nghiệm Phát Triển Thị Trường Công Nghệ Cao Của Một Số Quốc Gia Và Bài Học Với Việt Nam
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
trở thành lao động sản xuất; mà những điều kiện ấy thì thuộc số những điều kiện công nghệ của quá trình sản xuất”[74, tr.304]. Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai trò của tư liệu sản xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai trò của khoa học, kỹ thuật và coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và vai trò của con người và giới tự nhiên đối với công cụ lao động C.Mác cho rằng, “Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt, điện báo, máy sợi con dọc di động, v.v.. Tất cả những cái đó đều là sản phẩm lao động của con người, là vật liệu tự nhiên đã được chuyển hóa thành những cơ quan của ý chí con người chế ngự giới tự nhiên, hoặc của hoạt động của con người trong giới tự nhiên. Tất cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người do bàn tay con người tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hóa của tri thức”[74, tr.372].
Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp, do đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy; những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nào không những dưới hình thức tri thức, mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực”[74, tr.372, 373].
Như vậy, theo C.Mác, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ sản xuất (tư bản cố định) và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Với ý nghĩa đó C.Mác khẳng định: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to
lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích”[74, tr.367].
Khi bàn về công nghệ có rất nhiều các quan niệm khác nhau tùy thuộc vào mục đích đặt ra trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu của các tác giả hoặc theo vị trí vai trò của công nghệ của các tổ chức có những quan niệm khác nhau cụ thể là:
Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương cho rằng công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến sản phẩm hoặc thông tin bao gồm kiến thức, khả năng, thiết bị, sáng chế, công thức chế tạo, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc chế tạo sản xuất, hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc: công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý nó một cách hệ thống và có phương pháp.
Trong bộ môn khoa học ứng dụng nếu công nghệ được xem như là một nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và tinh thần của con người thì được hiểu “Công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo các sản phẩm mới” [75, tr.19].
Xét về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nếu công nghệ được hiểu là một loại tư liệu sản xuất thì được hiểu “Công nghệ là đầu vào cần thiết của sản xuất và như vậy nó được mua và bán trên thị trường như một loại hàng hóa được” [75, tr.19].
Ngoài ra trên cơ sở tiếp cận công nghệ là một tập hợp các cách thức và phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất ở các ngành khác nhau, để tạo ra các sản phẩm vật chất thì công nghệ được hiểu là “Công nghệ là một nguồn lực đã được vật thể hóa và cả những kiến thức được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp thị cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới ”[75, tr.19].
Ở nước ta trước đây công nghệ được hiểu là kiến thức, là kết quả của khoa học ứng dụng có mục đích biến đổi nguồn lực trở thành mục tiêu để sinh lời. Tuy nhiên cho đến ngày nay cùng với sự phát triển công nghệ trong thực tiễn, công nghệ đã được hiểu đầy đủ hơn, điều này được quy định cụ thể hóa thông qua các điều luật như Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 năm 2006; Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 năm 2017 cụ thể là: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Từ nội hàm của ba quan niệm trên về công nghệ cho thấy, mặc dù từ năm 2006, khi ban hành Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 đến nay, quan niệm về công nghệ ở Việt Nam không có gì thay đổi khác biệt. Vì vậy, tác giả luận án đồng tình và sử dụng quan niệm: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm trong các nội dung nghiên cứu của luận án.
Mặc dù quan niệm về công nghệ là như vậy, song cần thấy rằng, công nghệ là tên gọi chung của nhiều loại hình công nghệ khác nhau mà mỗi loại hình công nghệ tuy đều được tích hợp từ thành tựu KHCN đương đại, nhưng có hàm lượng khác nhau về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; và mỗi loại hình công nghệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với việc hình thành một ngành sản xuất hàng hóa, hay dịch vụ mới, hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất hàng hóa, hay dịch vụ hiện có. Theo Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14, ở Việt Nam hiện có các loại hình công nghệ phản ánh trình độ công nghệ và vai trò của chúng, bao gồm: Công nghệ tiên tiến; Công nghệ mới; Công nghệ sạch; CNC.
2.1.1.2. Quan niệm về công nghệ cao
Khi bàn đến lĩnh vực CNC, tùy vào mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu có nhiều quan niệm khác nhau về CNC. Tuy nhiên, chưa có quan niệm nào được coi là hoàn hảo và khó xác định được quan niệm hữu ích nhất trong số các quan niệm đã có. Với sự phát triển của KHCN hiện nay, khi
các quy trình tự động hóa, các dây chuyền sản xuất được thực hiện bằng máy tính được sử dụng rộng rãi thì thuật ngữ CNC ngày càng phổ biến. Ở mỗi quốc gia, công nghệ được coi là CNC cũng khác nhau.
Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: CNC là công nghệ với tỷ lệ chi cho R&D lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với các quốc gia trong đó các sản phẩm và quy trình công nghệ được đổi mới nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đến sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong R&D, sản xuất và chiếm lĩnh thị trường trên quy mô thế giới [106, tr. 83].
Theo tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa kỳ cho rằng: CNC là công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu với ba đặc điểm cơ bản: (1) CNC tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, có đổi mới quan trọng; (2) công nhân phải có trình độ cao để có thể phát triển công nghệ, nhân lực kết hợp với công nghệ thiết kế và chế tạo sản phẩm; (3) việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, thương mại hoá, sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ CNC đòi hỏi chi phí lớn [47, tr. 32].
Từ điển Bách khoa của Nhà xuất bản Random House (Mỹ) cho rằng: CNC là công nghệ đòi hỏi trang thiết bị khoa học tinh vi nhất và kỹ thuật sản xuất tiên tiến [34, tr.15].
Các quan niệm CNC trên đây tuy khác nhau nhưng cho thấy đặc điểm chung nhất của CNC là công nghệ dựa trên tri thức khoa học và thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng KHCN với hàm lượng khoa học cao, nhiều sáng tạo nhất. Ở Việt Nam, quan niệm về CNC đã được trình bày ở các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN, nhất là Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và công nghệ đã được ban hành từ năm 2006 đến nay. Trong đó:
Khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 năm 2008 đưa ra quan niệm: CNC là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu KHCN hiện đại; tạo ra
sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có [87, tr.1].
Khoản 6 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 năm 2017 : CNC là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu KHCN hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có [88].
Một loại công nghệ được gọi là CNC phải được thẩm định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận ại thời điểm mà công nghệ được coi là CNC. Theo Điều 5 Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12, Việt Nam tập trung đầu tư ưu tiên phát triển CNC trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ tự động hoá. Theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014, ở Việt Nam có 58 CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và 114 sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển.
Trước hết căn cứ vào luật Công nghệ cao, các chương trình đề án phát triển Công nghệ cao của chính phủ và các Bộ, ban, ngành xét về phân loại các nhóm ngành công nghệ cao cần tập trung nghiên cứu và phát triển có 2 nhóm ngành cụ thể như sau: (Điều 15, Điều 16 Luật công nghệ cao) tập trung phát triển công nghệ cao trong các nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp.
Thứ hai, trên thực tế cho chúng ta thấy, với vai trò và đặc trưng của cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra những “tài sản trí tuệ” có hàm lượng KHCN cao với các nhóm, ngành được phân chia một cách cụ thể như các nhóm ngành điện, điện tử, máy tính, chế biến, chế tạo, bảo quản…trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của sản phẩm. Theo đó là sự phát triển của thị trường công nghệ cao nhằm đáp ứng cung, cầu của các sản phẩm này là những thị trường mở, thông minh có tính linh hoạt và sáng tạo.
Từ những vấn đề trên, tác giả cho rằng: Công nghệ cao ở Việt Nam là công nghệ thân thiện môi trường được tích hợp từ những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, có hàm lượng cao trong nghiên cứu và nghiên cứu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả sử dụng vượt trội với giá trị gia tăng cao góp phần hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có và hình thành một số ngành sản xuất, dịch vụ mới thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập, phát triển của đất nước trước tác động của cuộc cách mạng 4.0.
Nội hàm của quan niệm cho thấy:
Một là, CNC là công nghệ thân thiện môi trường được tích hợp từ những thành tựu KHCN với hàm lượng cao về R&D;
Hai là, CNC có khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hiệu dụng vượt trội, giá trị gia tăng cao
Ba là, CNC góp phần hiện đại hóa ngành sản xuất hay dịch vụ hiện có, hoặc hình thành một ngành sản xuất hay dịch vụ mới.
Tuy nhiên, khi xem xét đánh giá về một hàng hóa công nghệ cao trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó đang có sự tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu nắm chắc bốn giai đoạn trong vòng đời công nghệ là: Giai đoạn 1: Nghiên cứu và Phát triển. Giai đoạn 2: Tăng trưởng. Giai đoạn 3: Trưởng thành. Giai đoạn 4: Suy thoái. Qua đó làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, các nhân có điều kiện nhận biết trình độ công nghệ trong quá trình tiếp cận công nghệ, thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, giao dịch công nghệ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học. Đồng thời nó là nền tảng giúp cho các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng của nhà nước đối với các sản phẩm công nghệ ngày càng hoàn thiện, tránh được sự lãng phí ngân sách, thời gian, thậm chí là trở thành “ Bãi thải công nghệ” của các quốc gia khác trên thế giới.
2.1.2. Quan niệm về thị trường công nghệ, thị trường công nghệ cao
2.1.2.1. Quan niệm về thị trường công nghệ
Trong các tài liệu khoa học có thể gặp nhiều quan niệm khác nhau về TTCN, căn cứ vào cách tiếp cận nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, các quan niệm về TTCN được nhận định và đánh giá khác nhau. Song các quan niệm này đều thống nhất cho rằng, TTCN là nơi thực hiện giao dịch mua bán một loại hàng hóa đặc biệt, đó là sản phẩm và dịch vụ công nghệ.
Từ cách tiếp cận coi TTCN là phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu gắn kết hoạt động KHCN với thực tiễn sản xuất và đời sống, thì theo nghĩa hẹp TTCN có thể hiểu là nơi giao dịch sản phẩm, dịch vụ công nghệ, còn theo nghĩa rộng TTCN là tổng hòa các mối quan hệ trao đổi mua bán, môi giới, giám định thưởng phạt, khiếu kiện giữa các bên thực hiện giao dịch công nghệ.
Nếu tiếp cận từ vị trí, vai trò của TTCN thì “Thị trường công nghệ có vai trò quan trọng trong việc kích cung, kích cầu về công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là đổi mới theo hướng thân thiện với môi trường”[113].
Xét trên khía cạnh kết quả nghiên cứu nghiên cứu khoa học cho thấy, công nghệ là kết quả được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học hay nói cách khác công nghệ là kết quả cuối cùng của nghiên cứu khoa học và biểu hiện cụ thể là “sản phẩm công nghệ” để đưa vào phục vụ thực tiễn. Do vậy, TTCN được hiểu là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm công nghệ hay dịch vụ công nghệ trên thị trường. Theo đó, có một số quan niệm về TTCN như:
Thị trường công nghệ là nơi thực hiện các giao dịch mua - bán, trao đổi loại hàng hóa “đặc biệt” là các sản phẩm công nghệ để phát triển KT-XH [75, tr.5]; Thị trường công nghệ là nơi bán mua hàng hóa công nghệ theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các quy luật khác của nền kinh tể thị trường; Hoặc thị trường công nghệ được hiểu là những thể chế đảm bảo cho việc mua bán công nghệ được thực hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia [94, tr.4].
Như vậy, quan niệm về TTCN căn cứ vào từng cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra quan điểm của mình là nơi thực hiện việc