Tình Hình Khai Thác Mới Ở Thị Trường Bhnt Hàn Quốc, Giai Đoạn 1996-2000 [18]


Đến cuối năm 2000, trên thị trường BHNT Hàn Quốc có 21 công ty BHNT đang hoạt động, bao gồm cả chi nhánh của các công ty BHNT nước ngoài. Ngoài những công ty BHNT trong nước còn có những tên tuổi lớn trên thế giới như Prudential, NewYork Life, MetLife, AIA…

Sau khi Bộ Tài chính Hàn Quốc có thông báo chính thức về việc xóa nợ cho các công ty bảo hiểm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, ngành bảo hiểm Hàn Quốc đã nỗ lực thực hiện ngay quá trình cơ cấu lại 10 công ty bảo hiểm bị phá sản, đồng thời chuyển một công ty thua lỗ thành doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước. Vào tháng 10 năm 2000 và tháng 1 năm 2001, Samshin và Huyndai Life Insurance đã được tổ chức thành 2 công ty bảo hiểm mạnh trên thị trường bảo hiểm Hàn Quốc. Hội đồng giám sát tài chính của Chính phủ Hàn Quốc cũng đã cấp giấy phép để 2 công ty trở lại hoạt động. Đến tháng 4 năm 2001, trong nỗ lực tiếp tục xây dựng tập đoàn bảo hiểm lớn, 2 công ty này một lần nữa được hợp nhất thành Korea Life Corporation, là công ty bảo hiểm lớn nhất Hàn Quốc.

Kết quả quá trình cơ cấu lại ngành bảo hiểm Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 là thêm 13 công ty bảo hiểm có mặt trên thị trường, trong đó có một doanh nghiệp nhà nước, 1 tập đoàn bảo hiểm và một công ty bảo hiểm đang trong thời gian cải cách. Đến cuối năm 2003, trên thị trường bảo hiểm Hàn Quốc đã có 23 công ty BHNT (bao gồm cả ba chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài).

+ Kết quả khai thác mới giai đoạn 1996 - 2000:

Trên thị trường BHNT Hàn Quốc, sản phẩm bảo hiểm triển khai được chia thành 2 nhóm chính là bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm. bảo hiểm cá nhân bao gồm: bảo hiểm hỗn hợp thuần túy (như các sản phẩm niên kim nhân thọ, chương trình giáo dục dành cho trẻ em); bảo hiểm tử kỳ (gồm các sản phẩm bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm nhân thọ có thời hạn, bảo hiểm trọn đời); bảo hiểm hỗn hợp (gồm các sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm ngắn hạn). Bảo hiểm nhóm chủ yếu là sản phẩm bảo hiểm hưu trí cho người lao động.


Tổng hợp tình hình thị trường BHNT Hàn Quốc giai đoạn 1996-2000 cho thấy số hợp đồng khai thác mới liên tục tăng, từ 13,692 triệu hợp đồng năm 1996 lên 18,732 triệu hợp đồng vào năm 2000 (Bảng 1.7). Tổng STBH cũng tăng từ 253,7 nghìn tỷ won năm 1996 lên 302,5 nghìn tỷ won năm 2000 (1 nghìn tỷ won = 1 tỷ USD). Nhưng STBH bình quân một hợp đồng lại có xu hướng giảm, từ 19 triệu won năm 1996 xuống còn 16 triệu Won vào năm 2000.

Bảng 1.7: Tình hình khai thác mới ở thị trường BHNT Hàn Quốc, giai đoạn 1996-2000 [18]


Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

1. Số HĐBH khai thác mới

(triệu HĐ)

13,692

17,119

17,514

17,945

18,723

2. Tổng STBH (nghìn tỷ

won)

253,7

281,1

289,1

265,6

302,5

3. STBH bình quân một HĐ

(triệu won)

19

16

17

15

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 6

Thị trường BHNT Trung Quốc:

Trong gần 50 năm, ngành Bảo hiểm Trung Quốc ở trong cơ chế độc quyền – chỉ có duy nhất 1 công ty Bảo hiểm Nhà nước hoạt động trên thị trường – công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Hoa (PICC). Kể từ năm 1992, khi Trung Quốc ký kết hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), hoạt động bảo hiểm của Trung Quốc mới thực sự phát triển. Chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách ưu tiên cấp giấy phép cho các công ty Bảo hiểm trong nước, còn các công ty Bảo hiểm nước ngoài chỉ được cấp phép “dần dần”. Với đặc thù là lĩnh vực kinh doanh mới, các công ty BHNT được ưu tiên cấp giấy phép so với các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ. Ngành BHNT của Trung Quốc do vậy đã có những bước phát triển vững chắc. Từ 1 công ty bảo hiểm ban đầu (kinh doanh cả BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ), hiện nay trên thị trường BHNT Trung Quốc có 27 công ty đang hoạt động (trong đó có 9 công ty BHNT trong nước, 17 công ty BHNT liên doanh và 1 công ty BHNT 100% vốn nước ngoài).


Trung Quốc được coi là quốc gia có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BHNT cao nhất thế giới (25.550 lần – từ 96.700 USD vào năm 1982 tăng lên là 2,5 tỷ USD vào năm 1995). Đến năm 2002, doanh thu phí BHNT của Trung Quốc là 25 tỷ USD, chiếm 1,6 % thị phần thế giới, so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng của BHNT Trung Quốc là 61%.

Sự phát triển của BHNT đã làm thay đổi cơ cấu của ngành Bảo hiểm Trung Quốc. Nếu năm 1990, doanh thu phí BHNT chiếm 27,6% tổng phí bảo hiểm, thì tỷ lệ này vào năm 2002 là 74,5%. Tỷ trọng doanh thu phí BHNT trong GDP đã tăng từ 0,28% vào năm 1990 lên 2,24% vào năm 2002.

Sự phát triển vượt bậc của BHNT Trung Quốc trong thời gian gần đây một phần là do nhu cầu tăng về các sản phẩm tham dự chia lãi. Tại thị trường BHNT châu á, các sản phẩm BHNT truyền thống không tham dự chia lãi đã từng chiếm ưu thế, nhưng từ khi có những đơn bảo hiểm kết hợp đầu tư vào năm 1999 do công ty BHNT Ping An đưa ra, nhu cầu về những sản phẩm kết hợp đầu tư và tham dự chia lãi đã tăng lên nhanh chóng. Mặc dù vậy, trên thị trường BHNT Trung Quốc, các sản phẩm không tham dự chia lãi vẫn chiếm ưu thế (61,2%), các sản phẩm liên kết đầu tư và tham dự chia lãi mới chiếm 26,6% thị phần.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường BHNT Trung Quốc đã tạo ra sự phát triển phong phú của các sản phẩm BHNT. Những thế hệ sản phẩm BHNT trước đây đã cạnh tranh một cách gay gắt với các sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Khi cơ quan quản lý bảo hiểm Trung Quốc quy định một tỷ lệ tối đa 2,5% cho những sản phẩm BHNT dài hạn, những nhà bảo hiểm đã phản ứng bằng việc đưa ra những sản phẩm kết hợp đầu tư và các sản phẩm tham dự chia lãi.

Với một mức tiết kiệm cao (40% GDP), cùng với việc Chính phủ cắt giảm vai trò nhà cung cấp dịch vụ y tế và quỹ lương hưu, BHNT Trung Quốc được đánh giá là còn rất nhiều cơ hội phát triển.


Sau hơn 2 thập kỷ triển khai, BHNT Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong 2 ngày 17 và 18/12/2003, giá cổ phiếu của các công ty BHNT Trung Quốc đã gây sự chú ý của giới chuyên môn. Tại sàn giao dịch của thị trường chứng khoán Hồng Kông, giá cổ phiếu của công ty BHNT Trung Quốc đã tăng 23%, từ 2,95 HK$ lên 4,7 HK$. Tại sàn giao dịch chứng khoán NewYork, tình hình còn sôi động hơn, giá cổ phiếu của công ty BHNT Trung Quốc đã tăng 27%, từ 16,8 USD lên 23,7 USD. Số lượng cổ phiếu chào bán đã tăng lên 25 lần. Trong 3 năm 2001-2003, thị phần BHNT của Trung Quốc đã tăng 33% một năm và đã chiếm 68%. Điều này chứng tỏ thị trường BHNT Trung quốc đang là một thị trường màu mỡ. Tính đến năm 2003, mới chỉ có 10% dân số Trung quốc tham gia BHNT.

Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu các thị trường BHNT mới nổi:

Qua nghiên cứu hoạt động BHNT ở các thị trường mới nổi, từ thành công của Hàn Quốc, Trung Quốc cũng như tình hình kém phát triển của thị trường BHNT Nga, có thể rút ra bài học:

Sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát là những điều kiện rất cần cho sự phát triển của thị trường BHNT.

Nhà nước cần phải xây dựng chính sách thuế sao cho vừa khuyến khích BHNT phát triển, vừa hạn chế việc lợi dụng dịch vụ bảo hiểm để trốn tránh các nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước.

Dân số đông tạo điều kiện cơ bản cho sự phát triển của thị trường BHNT.

Môi trường đầu tư là một nhân tố rất quan trọng cho sự phát triển BHNT.

Cần phải mở cửa thị trường Bảo hiểm nhưng phải hạn chế theo từng giai đoạn và phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh BHNT.


Chương 2

thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong những năm

vừa qua



Nam

2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường BHNT ở Việt


2.1.1. Giai đoạn trước năm 1996

Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và ra đời từ

rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng ra đời tương đối muộn. Sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước.

Sau năm 1954, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Trong cũng thời kỳ đó, ở miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các cơ sở hạ tầng và tổ chức kinh tế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lần lượt ra đời, hình thành hệ thống kinh tế quốc doanh ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội. Hoạt động kinh tế và yêu cầu quản lý mới đòi hỏi cấp thiết phải có cơ chế tài chính và cơ chế đảm bảo an toàn tài sản cho nền kinh tế. Chính vì vậy, từ năm 1963 Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xúc tiến thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam với sự cộng tác của Công ty bảo hiểm nhân dân Trung hoa.

Ngày 17.12.1964 bằng Quyết định số 179/CP của Hội đồng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty bảo hiểm Việt Nam, tên giao dịch là Bảo Việt, được thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15.01.1965 với số vốn điều lệ là 10 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển khai mảng bảo hiểm phi nhân thọ, mà chưa triển khai BHNT. Tuy nhiên, Bảo Việt cũng đã chú trọng đến việc


mở rộng và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt là nghiệp vụ bảo

hiểm con người, làm tiền đề cho việc triển khai BHNT về sau.

Sau hơn 10 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, công cuộc xây dựng Tổ quốc ở nước ta đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp cũng bộc lộ nhiều hạn chế, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Chính sách giá cả, tiền lương không còn phù hợp làm lạm phát trở nên trầm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị trong và ngoài nước biến đổi mạnh mẽ đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi.

Ngày 22.12.1987, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho chính sách mở cửa nền kinh tế với thị trường bên ngoài, mở ra thời kỳ phát triển mới cho nền kinh tế nước nhà.

Chính sách mở cửa vào năm 1986 đã tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam được học hỏi và tiếp cận với những kỹ thuật bảo hiểm mới trên thế giới. Từ kinh nghiệm các nước, Bảo Việt, lúc đó vẫn là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam, đã thấy được tiềm năng to lớn của BHNT ở nước ta. Vì vậy, Bảo Việt đã có đề tài nghiên cứu “BHNT và việc vận dụng vào Việt Nam”. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp những lý thuyết cơ bản mà BHNT thế giới đã áp dụng, đồng thời phân tích những điều kiện triển khai BHNT. Tuy nhiên, đề tài đã nhận định rằng, việc triển khai BHNT ngay vào thời điểm đó là chưa phù hợp. Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đó có nhiều điểm bất lợi, cụ thể:

+ Tỷ lệ lạm phát cao

+ Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp

+ Chưa có môi trường để cho công ty bảo hiểm hoạt động

+ Chưa có môi trường pháp lý trong lĩnh vực BHNT

Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, lạm phát được khống chế một cách nhanh chóng, đời sống nhân dân được ổn định, từ đó tạo nhu cầu về


tham gia bảo hiểm. Để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, và góp phần thực hiện chiến lược kinh tế 1991-2000 của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP, vào ngày 18.12.1993, cho phép thành lập các Công ty bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác, chấm dứt sự độc quyền của Bảo Việt trên thị trường, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Ngay trong năm 1994, sau khi ban hành Nghị định 100/CP, một số công ty bảo hiểm được thành lập như PJICO, Bảo Minh, Bảo Long. Nhưng đây đều là các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay

Trên cơ sở đánh giá các điều kiện để triển khai BHNT được coi là chín muồi ( như thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, dân số nước ta đông), Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 281/QĐTC, vào ngày 20/03/1996, cho phép triển khai hai loại hình BHNT đầu tiên ở Việt Nam, đó là: BHNT có thời hạn và bảo hiểm trẻ em. Sau đó, do những yêu cầu về quản lý quỹ BHNT, ngày 22/6/1996 Bộ Tài chính ký Quyết định số 568/QĐ-TCCB thành lập Công ty BHNT là Bảo Việt Nhân Thọ, trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Sự ra đời của Bảo Việt Nhân Thọ đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Khẳng định hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Năm 1999, đánh dấu mốc quan trọng sự phát triển của thị trường BHNT Việt Nam. Nhận thức rõ được tiềm năng to lớn của thị trường BHNT Việt Nam, đã có nhiều công ty BHNT nước ngoài đăng ký xin phép được hoạt động ở Việt Nam. Và đến năm 1999, có ba công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài đã được Nhà nước ta cấp giấy phép hoạt động, đó là: Công ty TNHH BHNT Chinfon-Manulife (hiện nay Chinfon đã bán hết cổ phần cho Manulife và đổi tên thành Công ty TNHH BHNT Manulife), Công ty TNHH BHNT


Bảo Minh-CMG (là liên doanh giữa Bảo Minh và tập đoàn CMG), và Công ty

BHNT Prudential UK.

Đến năm 2000, một công ty BHNT 100% vốn đầu tư nước ngoài nữa được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, đó là Công ty TNHH BHNT Quốc tế Mỹ (AIA). Như vậy, có thể nói đến lúc này, thị trường BHNT Việt Nam thực sự được hình thành. Sự cạnh tranh không phải diễn ra giữa các công ty trong nước như trong bảo hiểm phi nhân thọ, mà là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ năm 2001 đến nay: Đây là giai đoạn mà đất nước tiếp tục thời kỳ đổi mới, cải cách kinh tế đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng đạt bình quân 6,9%, lạm phát một con số. Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 300 USD năm 1996 lên 430 USD năm 2001 và trên 500 USD năm 2003. Đây là những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thúc đẩy thị trường BHNT Việt Nam phát triển.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển một cách bền vững, tại Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 của nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật này có hiệu lực từ ngày 1.4.2001, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, trong đó có BHNT.

Bên cạnh Bảo Việt Nhân thọ và bốn công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập từ năm 2000 trở về trước, thị trường BHNT Việt Nam tính đến cuối năm 2005 còn có thêm ba công ty mới và đều là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, đó là: Công ty TNHH BHNT Prévor, và công ty TNHH BHNT ACE, công ty TNHH bảo hiểm new York Life . Có thể nói thị trường BHNT Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường BHNT khu vực và trên thế giới.

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHNT ở Việt Nam trong những năm vừa qua

Ngày đăng: 01/07/2023