Các Hợp Đồng Bhnt Có Hiệu Lực Ở Mỹ, Giai Đoạn 1900-1993 [10]


các loại hình bảo hiểm. Các công ty này sử dụng hơn 2,1 triệu lao động và quản lý tài sản trị giá 2,7 nghìn tỷ USD. Các công ty bảo hiểm Mỹ đã khai thác được 740 tỷ USD phí bảo hiểm các loại, chiếm 11,4% GDP; trong số này, có 2.100 công ty BHNT, khai thác được khoảng 252 tỷ USD doanh thu phí. Tại Mỹ, các công ty BHNT là một trong những tổ chức quan trọng nhất cung cấp hơn 120 tỷ USD cho thị trường vốn – chỉ sau các ngân hàng thương mại [10, tr.62].

Năm 1999, Nhật Bản và Mỹ là 2 nước có vai trò quan trọng nhất đối với thị trường BHNT thế giới (chiếm trên 50% doanh thu phí). Bảng 1.2 cho thấy năm 2002, Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về doanh thu phí bảo hiểm khai thác nói chung và đứng đầu về doanh thu phí BHNT nói riêng. Doanh thu phí BHNT năm 2002 của Mỹ là 480,452 tỷ USD, chiếm 31,28% thị phần thế giới. Bình quân một người dân Mỹ đã chi khoảng 1.662 USD cho BHNT và doanh thu phí BHNT đã đóng góp 4,59 % vào GDP của Mỹ.

+ Các sản phẩm BHNT:

Trên thị trường BHNT Mỹ, các công ty triển khai hàng nghìn loại sản phẩm, được phân nhóm theo nhiều tiêu thức khác nhau. Có thể nói rằng đa số các sản phẩm các nước “mới nổi” đang triển khai đều được khai sinh tại Mỹ.

Nếu theo phương thức các loại sản phẩm được đưa ra thị trường, các sản phẩm trên thị trường BHNT Mỹ được chia thành 4 nhóm lớn: Các sản phẩm BHNT thông thường (ordinary life insurance); các sản phẩm BHNT công nghiệp (industrial life insurance); BHNT nhóm (group life insurance); BHNT tín dụng (credit life insurance).

BHNT thông thường là loại hình bảo hiểm cổ nhất và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc điểm cơ bản của loại hình BHNT này là nó được mua trên cơ sở đánh giá rủi ro cá nhân, mức số tiền bảo hiểm (STBH) là 1.000 USD hoặc cao hơn, phí bảo hiểm được nộp hàng năm, hàng nửa năm, hàng quý hoặc hàng tháng. BHNT công nghiệp là các đơn bảo hiểm cá nhân có mức STBH nhỏ hơn 1.000 USD, phí bảo hiểm được nộp định kỳ, thậm chí là hàng tuần thông qua việc đại lý bảo hiểm đến tận nhà người được bảo hiểm để thu


phí. BHNT nhóm là loại hình bảo hiểm theo đó một nhóm các cá nhân được bảo hiểm trong 1 đơn bảo hiểm (gọi là đơn bảo hiểm chủ). Loại hình BHNT này thường được cấp cho các chủ sử dụng lao động nhằm bảo hiểm cho những người lao động mà họ sử dụng. BHNT tín dụng được bán cho những đối tượng vay tiền trong thời hạn ngắn thông qua các tổ chức cho vay. Loại hình BHNT này bảo vệ cho cả người đi vay và người cho vay trước các tổn thất tài chính do người đi vay không may tử vong trước khi trả được khoản nợ vay.

Nếu vào năm 1900, ở Mỹ có 14 triệu hợp đồng BHNT có hiệu lực với tổng số tiền bảo hiểm là 7,573 tỷ USD ((xem Bảng 1.3), thì đến năm 1910, số hợp đồng BHNT có hiệu lực và tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng này đã tăng lên gấp đôi. Vào năm 1993 có 363 triệu hợp đồng BHNT các loại với tổng số tiền bảo hiểm khoảng 11,104 nghìn tỷ USD. Trong đó, loại hình BHNT thông thường chiếm khoảng 39% các hợp đồng BHNT đang có hiệu lực; loại hình BHNT công nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 1% các đơn bảo hiểm có hiệu lực; khoảng 40% số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là hợp đồng bảo hiểm nhóm. Về STBH bình quân một hợp đồng, năm 1900 là khoảng 540 USD, năm 1910 là 514 USD, năm 1980 là 8.808 USD, năm 1990 là 24.145 USD và năm 1993 là 30.591 USD. Như vậy STBH bình quân một hợp đồng BHNT có xu hướng tăng. Điều này thể hiện các sản phẩm BHNT đang ngày càng tập trung vào bộ phận khách hàng có thu nhập cao.

Bảng 1.3: Các hợp đồng BHNT có hiệu lực ở Mỹ, giai đoạn 1900-1993 [10]



Năm

Hợp đồng

BHNT

thông thường (triệu HĐ)

Hợp đồng

BHNT

nhóm (triệu HĐ)

Hợp đồng BHNT công nghiệp (triệu HĐ)

Hợp đồng BHNT tín dụng (triệu HĐ)

Tổng cộng

Số HĐBH

(triệu HĐ)

STBH (tỷ USD)

1900

3

-

11

-

14

7,573

1910

6

-

23

-

29

14,908

1920

16

2

48

*

66

40,54

1930

32

6

86

*

124

106,413

1940

37

9

85

3

134

115,53

1950

64

19

108

11

202

234,168

1960

95

44

100

43

282

586,448

1970

120

80

77

78

355

1.402,123

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 5


1980

148

118

58

78

402

3.541,038

1990

141

141

36

71

389

9.392,597

1993

140

142

29

52

363

11.104,741

(*: Số lượng dưới 0,5 triệu hợp đồng)

Nếu phân loại theo đặc tính của sản phẩm gắn với lãi suất tính phí, các sản phẩm BHNT đang triển khai trên thị trường BHNT Mỹ được chia thành 2 nhóm lớn: BHNT truyền thống (traditional life Insurance ) và BHNT không truyền thống (non-traditional life Insurance). BHNT truyền thống là các loại hình BHNT có lãi suất cố định (bao gồm: BHNT tử kỳ, BHNT trọn đời…). BHNT không truyền thống là loại hình BHNT có lãi suất biến đổi theo thị trường – các loại hình bảo hiểm gắn với đầu tư (như BHNT phổ thông – Universal Life Insurance; BHNT biến đổi - Variable Life Insurance; BHNT phổ thông biến đổi - Variable Univeral Life Insurance…).

Tại Mỹ, trước những năm 1970 lãi suất trong nền kinh tế tương đối ổn định thì từ năm 1971 trở đi lãi suất đã biến động rất nhiều. Từ sự biến động này của lãi suất, các sản phẩm BHNT truyền thống có yếu tố tính phí BHNT cố định đã không còn phù hợp ở cả góc độ khách hàng và công ty BHNT. Khách hàng muốn được hưởng quyền lợi nhiều hơn trong trường hợp lãi suất thị trường tăng lên. Do đó loại sản phẩm BHNT mới ra đời (BHNT phổ thông, BHNT biến đổi…- các loại hình BHNT gắn với đầu tư) trong đó các cơ sở tính phí (chủ yếu là lãi suất) sẽ biến động theo lãi suất thị trường. Bảng 1.4 dưới đây chỉ rõ nếu giai đoạn trước năm 1980, 100% sản phẩm trên thị trường BHNT Mỹ là các sản phẩm BHNT truyền thống thì sau năm 1980 tỷ trọng các sản phẩm BHNT không truyền thống (các sản phẩm BHNT gắn với đầu tư) ngày càng tăng. Năm 2001, tỷ trọng các sản phẩm BHNT truyền thống giảm xuống chỉ còn 46%.

Bảng 1.4: Tỷ trọng sản phẩm BHNT của Mỹ, giai đoạn 1976-2001 [19, tr.39]

Đơn vị: %



Năm

BHNT phổ thông

BHNT biến đổi

BHNT phổ

thông biến đổi

BHNT tử kỳ

BHNT trọn đời

1976

-

-

-

12

88

1980

-

-

-

18

82

1981

2

1

-

19

78


1985

38

3

1

11

47

1990

26

1

6

13

54

1993

22

3

10

13

52

1995

24

3

12

15

46

2000

17

3

34

22

24

2001

21

2

31

20

26


Thị trường BHNT Đức:

Bảng 1.2 cho thấy Đức là một trong những quốc gia có ngành bảo hiểm nói chung, BHNT nói riêng rất phát triển. Năm 2002, doanh thu phí BHNT của Đức là 60,86 tỷ USD, chiếm 3,96% thị phần thế giới, đóng góp 8,25% cho GDP của Đức. Bình quân 1 người Đức chi 737 USD cho BHNT. Thị trường BHNT Đức cũng như thị trường BHNT ở các nước phát triển hiện đang có điều kiện tăng trưởng do dân số già đi, hệ thống BHXH chưa hoàn thiện; nhưng thị trường BHNT Đức cũng gặp phải khó khăn do môi trường đầu tư không thuận lợi.

+ Dân số già đi:

Dự đoán dân số thế giới của các chuyên gia OECD cho biết hiện nay tình trạng lão hóa dân số đang diễn ra mạnh ở các nước Tây Âu và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong 40 năm nữa. Tại 18 nước thành viên OECD ở Tây Âu, tới năm 2030, số người thọ trên 65 tuổi có thể lên tới 70 triệu người so với 50 triệu người hiện nay. Còn số người ở độ tuổi lao động sẽ giảm nhiều. ở Đức, nếu năm 1999, số người thọ trên 60 tuổi chiếm 22,4% dân số. Năm 1999, dân số Đức là 82,1 triệu người) thì dự đoán tới năm 2050 có thể lên tới 38,7%, số người trong độ tuổi lao động (20-59 tuổi) do vậy sẽ giảm từ 56,2% xuống 45,8%. Năm 2003, tuổi thọ bình quân ở Đức của nam giới là 74 tuổi, nữ giới là 80 tuổi. Tới năm 2030, tuổi thọ bình quân dự đoán sẽ tăng 2 tuổi.

Tại Đức, trong 30 năm qua, tỷ lệ sinh đẻ không ngừng giảm. Điều này được lý giải một phần là do ngành bảo hiểm phát triển. Sở dĩ như vậy là vì nếu trước đây các cặp vợ chồng muốn có nhiều con trong khả năng có thể để nương tựa tuổi già thì hiện nay cuộc sống khi về già của họ được nhà nước và giới chủ đảm bảo (thông qua chế độ BHXH hưu trí) hoặc là họ tự đảm bảo


bằng cách mua BHNT tại các công ty bảo hiểm. Do tỷ lệ sinh đẻ giảm nên số người trong độ tuổi lao động giảm đi còn số người già hưởng lương hưu lại tăng. Ví dụ tại Đức, năm 1997 có khoảng 17,8 triệu người nghỉ hưởng lương hưu, thì đến năm 1999 con số này là 18,5 triệu người. Điều này có nghĩa là trong tương lai số người nghỉ hưởng lương hưu sẽ lớn hơn nhiều số người trong độ tuổi lao động. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế Đức, hiện nay ở Đức cứ 2 người đóng góp cho quỹ hưu trí của Nhà nước thì có 1 người được hưởng lương hưu. Nếu sau 30 năm nữa, tỷ lệ sinh đẻ cứ như của năm 2003 thì số người hưởng lương hưu sẽ tương đương với số người đang lao động đóng góp cho quỹ hưu trí của Nhà nước.

+ BHXH chưa hoàn thiện:

Năm 1998, Hiệp hội bảo hiểm châu Âu (CEA) đã nghiên cứu thị trường BHNT châu Âu và kết luận rằng người Đức có nhu cầu BHNT cao nhưng chưa được thỏa mãn đầy đủ so với người dân của các nước khác. Bởi vì ở Đức bảo hiểm tuổi già vẫn chưa được phát triển. Do vậy cần cải cách kinh tế, trước hết là cải cách thuế nhằm giảm gánh nặng thuế khóa cho dân cư và cho các doanh nghiệp, sau đó là cải cách hệ thống hưu bổng nhằm đảm bảo tuổi già cho người lao động. Tại Đức, hệ thống BHXH hưu trí hiện nay được xây dựng trên cơ sở lấy thu thường xuyên thanh toán cho chi thường xuyên nhưng hoàn toàn không đảm bảo mức sống cho người về hưu như khi họ còn đang lao động. Do vậy cần phải phát triển hệ thống đảm bảo bổ sung và đây là cơ hội tốt cho BHNT phát triển.

+ Môi trường đầu tư không thuận lợi:

Thị trường BHNT Đức có sự cạnh tranh về giá, nhưng không phải ở chỗ hạ mức phí bảo hiểm, mà ở chỗ mong muốn nâng tỷ suất thu nhập đầu tư vốn bảo hiểm nhàn rỗi dành cho người tham gia bảo hiểm. Sở dĩ như vậy là do vốn của các công ty bảo hiểm trong thời gian qua hoạt động kém hiệu quả

- vốn nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm chủ yếu đầu tư vào mua trái phiếu chính phủ. Tại Đức, trong thời gian dài, 10 loại trái phiếu Chính phủ liên bang Đức đạt tỷ suất thu nhập (lãi trên vốn) không quá 6%. Nếu trước đây, thu


nhập thấp về trái phiếu chính phủ được bù lại bằng thu nhập cao từ việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu thì giờ đây không còn khả năng ấy nữa vì thị giá nhiều loại cổ phiếu cũng bị giảm.

Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu thị trường BHNT ở các nước

công nghiệp phát triển:

Nghiên cứu thị trường BHNT ở các nước công nghiệp phát triển có thể

rút ra một số bài học:

Nhận thức sâu sắc của người dân về vai trò của BHNT.

Tình hình dân số già đi tại các nước Tây Âu, Bắc Mỹ đòi hỏi các chi

phí y tế cao hơn tạo điều kiện cho BHNT phát triển.

Hệ thống BHXH chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân; xu hướng không kỳ vọng vào các chương trình hưu trí của Chính phủ và việc nhận thức về sự cần thiết của chương trình bảo hiểm hưu trí cá nhân tăng lên tạo điều kiện cho các sản phẩm hưu trí của BHNT.

Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế với một tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng là một nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sản phẩm BHNT nhóm.

Sự thay đổi quan điểm đánh thuế đối với các hợp đồng BHNT

Thị trường BHNT Nga:

Trong thời gian gần đây, Nga tích cực cải tổ, đổi mới hệ thống pháp luật Nhà nước trong đó có Luật bảo hiểm thương mại theo định hướng thị trường nhằm từng bước đưa nền kinh tế Nga hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Do vậy, hoạt động bảo hiểm nói chung, BHNT nói riêng ở Nga mặc dù gặp không ít khó khăn khách quan do thị trường mang lại, nhưng đã bắt đầu hội nhập thị trường bảo hiểm châu Âu và phát triển nhiều loại dịch vụ bảo hiểm mới.

Trong các loại hình dịch vụ bảo hiểm thì BHNT đóng vai trò khá quan trọng vì loại hình bảo hiểm này không những bảo vệ mọi người khi không may gặp rủi ro mà còn góp phần tích lũy cho đầu tư phát triển sản xuất. ở Nga, trước năm 1996, BHNT không được thống kê riêng. Giai đoạn 1996 –


2002, nhìn chung doanh thu phí BHNT của Nga đều tăng (từ 7,54 tỷ rúp hay 1,4 tỷ USD năm 1996 lên 104 tỷ rúp hay 3,3 tỷ USD vào năm 2002 (Bảng 1.5)

Bảng 1.5: Doanh thu phí BHNT của Nga giai đoạn 1996 - 2002 [17]


Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Doanh thu phí BHNT (tỷ rúp)

7,54

7,49

12,8

35,6

79,8

139,7

104,0

Doanh thu phí BHNT (tỷ USD)

1,4

1,3

0,6

1,3

2,8

4,6

3,3

Năm 2002, Nga xếp thứ 17 trong số 20 nước ở châu Âu có doanh thu phí BHNT trên 1 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, so với năm 2001, vì nhiều lý do khách quan, doanh thu phí BHNT của Nga bị giảm. Một trong những lý do đó là thay đổi trong luật thuế làm giới chủ giảm ký kết các hợp đồng BHNT.

Có 2 vấn đề nổi lên với thị trường BHNT Nga. Thứ nhất, thiếu sự quản lý chặt chẽ trong việc cấp giấy phép hoạt động, kết quả là các công ty bảo hiểm “mọc lên như nấm”. Đầu năm 2000, có khoảng 2700 công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Nga nhưng trong quá trình hoạt động, hàng trăm công ty đã phá sản, gây mất lòng tin trong dân chúng. Thứ hai là, có tình trạng ký kết hợp đồng BHNT “giả” – không nhằm mục đích hạn chế rủi ro, mà nhằm tối thiểu hóa các khoản đóng góp cho Ngân sách Nhà nước. Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, năm 1998 có tới 90% tổng số phí BHNT thu được là từ các hợp đồng BHNT “giả”. Ngoài những thiệt hại trực tiếp cho Nhà nước trong việc giảm số thuế phải thu, các hợp đồng bảo hiểm giả còn làm dư luận hiểu sai về vai trò của bảo hiểm và kỳ thị bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc:

ở Châu á, Hàn Quốc là một quốc gia có ngành BHNT rất phát triển – chỉ đứng sau Nhật Bản. Bảng 1.2 và bảng 1.6 cho thấy năm 2002, Hàn Quốc đứng thứ 7 thế giới về doanh thu phí BHNT (39,272 tỷ USD), chiếm 2,56% thị phần BHNT thế giới. Bình quân 1 người dân Hàn Quốc chi 821 USD cho BHNT và ngành BHNT đóng góp 8,23% GDP trong nước.

Bảng 1.6: Danh sách 13 quốc gia ở Châu á có tổng phí bảo hiểm năm

2002 trên 1,0 tỷ USD [7]


Quốc gia, vùng lãnh thổ

Phí bảo hiểm

(tỷ USD)

Thứ hạng thế

giới

Dân số (triệu người)

GDP (tỷ USD)

1. Nhật Bản

445,580

2

127,4

4.102

2. Hàn Quốc

55,414

7

47,8

477

3. Trung Quốc

36,888

11

1.284,5

1.237

4. Đài Loan

28,65

14

-

-

5. ấn Độ

15,472

19

1.051,5

475

6. Hồng Kông

10,743

25

6,8

162

7. Israel

6,45

29

6,6

103

8. Singapore

5,827

31

4,1

87

9. Malaysia

4,855

33

24,5

99

10. Thái Lan

4,095

34

62,8

126

11. Indonesia

2,575

39

217

173

12. Philippines

1,154

45

78,4

78

13. Iran

1,134

46

72,4

98


Theo số liệu của ủy ban giám sát dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSS), đến cuối năm 2003, tài sản mà các công ty bảo hiểm nắm giữ là 221,2 nghìn tỷ won, trong đó các công ty BHNT nắm giữ 183,2 nghìn tỷ won, còn lại là các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Trong năm tài chính 2002, thu nhập thuần của các công ty BHNT (bao gồm thu nhập về BH và thu nhập về đầu tư) là 2,8 nghìn tỷ won.

Theo hiệp hội BHNT Hàn Quốc (KLIA), gần 90% hộ gia đình Hàn Quốc tham gia BHNT. Trong kinh doanh BHNT, Hàn Quốc cũng như các nước khác trên thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn đó là tình trạng lãi suất thấp, thị trường chứng khoán giảm sút, những đối thủ cạnh tranh mới và sự phản ứng với cải cách.

+ Hệ thống các công ty BHNT Hàn Quốc:

Luật kinh doanh bảo hiểm của Hàn Quốc được ban hành vào năm 1962, được mở rộng vào năm 1977 thành các Bộ luật liên quan tới bảo hiểm bao gồm cả tư vấn pháp lý, các công ty bảo hiểm nước ngoài, các công ty tái bảo hiểm. Vào năm 2002, Luật kinh doanh bảo hiểm Hàn Quốc đã được sửa đổi lần thứ 16. Ngành bảo hiểm Hàn Quốc đã có những bước tiến rất nhanh kể từ khi gia nhập OECD vào năm 1996 - khi mà các rào cản được tháo bỏ và khu vực dịch vụ tài chính được mở cửa cho sự cạnh tranh bên ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023