Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 2


phát triển là việc nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, bình đẳng về cơ hội, đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển.

2.1.1.2. Sản xuất

Hiện nay, theo quan điểm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong tài khoản quốc gia, Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm sản xuất khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia như sau: “Sản xuất là mọi hoạt động của con người với tư cách là cá nhân hay tổ chức bằng năng lực quản lý của mình, cùng với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn (tư bản), sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của đời sống sinh hoạt hộ gia đình dân cư, nhà nước, tích lũy tài sản để mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài”.

Như vậy, về thực chất, sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ.

2.1.1.3 Tiêu thụ

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa. Qua quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành.

Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất.

Do đó hoạt động tiêu thụ được cấu thành bởi các yếu tố sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

- Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua.

- Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 2

- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và người mua


* Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đến với nhau để thỏa mãn những nhu cầu của hai bên.

Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội; chứ năng thông tin.

Các quy luật của thị trường: quy luật giá trị; quy luật cung cầu; quy luật cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư.

* Kênh tiêu thụ sản phẩm

Kênh tiêu thụ là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác kênh tiêu thụ là một hệ thống quan hệ của các nhóm tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

Có ba yếu tố cơ bản phản ánh đến cấu trúc kênh

- Chiều dài của kênh: Được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh.

- Bề rộng của kênh: Biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi cấp độ của kênh.

- Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh Có hai loại kênh tiêu thụ:

- Kênh tiêu thụ trực tiếp: Là kênh tiêu thụ sản phẩm mà ở đó người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không cần thông qua trung gian.


Nhà sản xuất

Người tiêu dùng


Sơ đồ 2.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp

Ưu điểm của kênh này là người sản xuất thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ được nhu cầu của họ. Đồng thời kênh tiêu thụ trực tiếp


cũng làm giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ.

Nhược điểm: Mật độ bán hàng diễn ra chậm do người sản xuất phải quan hệ với nhiều khách hàng.


Người tiêu dùng

Bán buôn

Bán lẻ

- Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là kênh tiêu thụ sản phẩm mà ở đó người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua khâu trung gian bao gồm người bán buôn, đại lý, người bán lẻ.



Nhà sản xuất

Người bán lẻ


Bán lẻ

Đại lý

Bán buôn

Sơ đồ 2.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp

Ưu điểm: Người sản xuất có thể tiêu thụ được sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản...

Tuy nhiên kênh phân phối này cũng có một số nhược điểm nhất định: Thời gian lưu thông kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, người sản xuất khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng...

2.1.1.4 Phát triển sản xuất

Theo Nguyễn Xuân Cương (2016) phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm làm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con người

Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ: Thứ nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch


vụ; Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống con người.

Phát triển sản xuất là yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một trong những động lực phát triển quan trọng, góp phần tạo ra sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người

2.1.1.5 Phát triển tiêu thụ

Theo Nguyễn Thị Bích Phương (2015) phát triển tiêu thụ được coi là một quá trình, trong đó lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng về số lượng, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ được hoàn thiện dần theo hướng có lợi nhất cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy các doanh nghiệp phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Phải có phương thức bán hàng phù hợp nhất, có chính sách yểm trợ cho tiêu thụ sản phẩm, xác định thương hiệu sản phẩm và phương thức thanh toán phù hợp. Đặc biệt chú ý đếnviệc mở rộng tiêu thụ sản phẩm.Chú ý thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và thị trường ngách.

Trong phát triển tiêu thụ phải chú ý đến giá cả các loại sản phẩm.Giá cả khác nhau có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển sản xuất. Mặt khác giá cả các loại sản phẩm phân phối trên thị trường theo các kênh cũng khác nhau. Trong đó phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng thì nhà sản xuất có lợi hơn cả, nhưng chỉ tiêu thụ được một khối lượng nhỏ, do đó phải phân phối sản phẩm theo hệ thống kênh gián tiếp. Cần chú trọng chất lượng sản phẩm và thị hiếu khách hàng trong quá trình phát triển tiêu thụ sản phẩm.

2.1.1.6 Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận

Theo Đỗ Kim Chung (1997) Phát triển sản xuất là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản phẩm. Sản xuất là tạo ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản


phẩm hơn, phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bổ của cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các khía cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Do vậy phát triển sản xuất mận cũng là quá trình gia tăng về số lượng tổng hợp, kết hợp các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội như: chính sách, khoa học kỹ thuật, vốn, điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, con người,… nhằm tăng diện tích, năng xuất, sản lượng mận ở mức tốt nhất, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày của con người và cho ngành nghề khác.. Ngoài ra, trong phát triển sản xuất mận tạo những thay đổi tích cực về mặt xã hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí,… cũng là những biểu hiện của sự phát triển.

Phát triển sản xuất mận cần tuân theo những nguyên tắc: - Phát triển sản xuất bền vững: phát triển sản xuất phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường. - Phát triển sản xuất Mận phải theo hướng sản xuất hàng hoá: sản xuất hàng hoá không có nghĩa là cứ tạo ra với khối lượng lớn mà cần căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu,…

Phát triển sản xuất Mận phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường,… của từng vùng.

2.1.2. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ nông sản

Theo Thái Thị Bun My (2008) Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất nông sản lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng tình trạng quản lý về môi trường sản xuất chưa cao, việc xử lý chất thải chưa đúng quy cách cũng như một số nơi còn lạm dụng phân bón trong trồng trọt,… đã dẫn đến chất lượng một số sản phẩm nông sản của Việt Nam chưa đạt được những tiêu chuẩn bắt buộc. Vì thế, việc phát triển sản xuất nông sản chất lượng cao sẽ


mang lại ý nghĩa lớn cho chiến lược phát triển các sản phẩm nông sản của Việt Nam, giúp người nông dân sản xuất an toàn hơn, người tiêu thụ được yên tâm hơn, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh hang hoá trên thị trường quốc tế. Cung cấp các sản phẩm an toàn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.Quá trình sản xuất rất an toàn với con người từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và bảo vệ tuyệt đối môi trường do chỉ sử dụng các sản phẩm “thiên nhiên”: bón phân ủ (từ tàn dư cây trồng, chất thải động vật), sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh có nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc (dấm gỗ, lá cây xoan nghiền), các cây dẫn dụ (hoa, cỏ,…). Nông dân cũng có thể trồng luân canh và sử dụng phân xanh để tăng độ màu cho đất. Môi trường nước, đất, không khí và sức khỏe người nông dân không bị gây hại bởi thuốc hóa học. Một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến phát triển sản xuất nông sản chất lượng cao đó là sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao. Do sản xuất diễn ra trong môi trường nhân tạo thuận lợi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, xuất, đã làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Thêm vào đó, giá bán nông sản chất lượng cao có giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm của sản xuất nông nghiệp truyền thống đã tạo nên giá trị kinh tế cao cho người sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân.

2.1.3 Kỹ thuật trong canh tác trồng mận

1. Nhân giống bằng hạt:

a. Đặc điểm:

- Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, sản xuất cây con với số lượng lớn. Cây có bộ rễ thực sinh khỏe mạnh, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của thời tiết, đất đai cao, thời gian cho thu hoạch quả kéo dài.

- Nhược điểm là thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài, sau trồng từ 7-8 năm mới cho quả, mặt khác hạt mận Tả Van có tỷ lệ nảy mầm rất thấp; cây bị phân tính. Không phù hợp với sản xuất hàng hóa.


b. Kỹ thuật:

- Nguồn giống: Trên những cây mận năng suất cao, ổn định; chọn những quả to, không sâu bệnh. Quả được ủ mềm, xát rửa sạch thịt và vỏ quả, thu hạt, hong khô ở nơi râm mát hoặc ủ trong cát sạch ẩm.

- Chuẩn bị bầu: Chọn túi nilon kích thước 17 x 22 cm, đáy túi đục 8 - 10 lỗ nhỏ để thoát nước. Mỗi bầu chứa 1,5 kg đất mặt (tơi xốp, không lẫn tạp chất) trộn lẫn 0,2 kg phân chuồng hoai mục và 8 gram supe lân. [1.500 kg đất mặt + 200 kg phân chuồng hoai mục + 8 kg supe lân/1.000 túi bầu

- Xử lý hạt giống: Với hạt khô, trước khi gieo, ngâm hạt trong nước sạch 4 - 5 ngày, thay nước mỗi ngày 1 lần. Với hạt bảo quản trong cát ẩm có thể trồng ngay.

- Cách trồng: Mỗi túi bầu gieo 1 hạt, lấp đất mỏng 2 - 3 cm, tưới đẫm.

- Chăm sóc cây con: Xếp các túi bầu thành luống dài, bề ngang luống 1- 1,2m, luống cách nhau 40-50cm để đi lại chăm sóc thuận tiện. Nên chọn nơi cao, kín gió, gần nguồn nước tưới để xếp các túi bầu. Nếu nắng hạn cần tưới hằng ngày. Hạt sẽ mọc sau 20-30 ngày, sau 1 tháng nên tưới nước phân pha loãng. Khi cây con cao 60-70cm thì đem trồng.

- Thời vụ trồng: Từ tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.

2. Nhân giống từ rễ mầm:

a. Đặc điểm:

- Ưu điểm: đây là biện pháp nhân giống vô tính, kỹ thuật đơn giản, dễ làm; bảo tồn được các tính trạng tốt của cây mẹ. Đây là phương pháp phổ biến mà nhân dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai đang áp dụng rất hiệu quả, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt.

- Nhược điểm: Sản xuất cây con số lượng nhỏ, cây không đồng đều; gây tổn thương cho cây mẹ, làm giảm năng suất cây mẹ, cây mẹ dễ bị nhiễm bệnh.

b. Kỹ thuật:

- Bấm rễ: Chọn ngày trời khô mát, dùng dao sạch, cắt đứt một số rễ to bằng chiếc đũa, cách gốc 60 – 80 cm; bật đầu rễ đã cắt lên khỏi mặt đất. Sau


vài tuần chồi sẽ mọc thành cây con, lúc này cần bón phân và lấp đất để mầm rễ mọc tự do thành cây con.

- Chuẩn bị sọt hoặc túi bầu giâm: Trộn đất màu với supe lân và phân chuồng hoai mục, đựng trong sọt tre hoặc túi bầu có đường kính 15 – 18 cm.

- Tách cây con: Khi cây cao từ 20 – 25 cm thì bứng kèm theo 1 đoạn rễ của cây mẹ, giâm vào sọt tre hoặc túi bầu mậnn chặt đất, tưới đẫm nước. Sọt tre, túi bầu giâm cây con được đặt ở nơi râm mát, có giàn che, tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Mỗi tuần tưới phân pha loãng 1 lần. Cây cao 80 – 90 cm thì đem trồng.

- Thời gian bấm rễ: tháng 2, 3 hàng năm.

3. Nhân giống bằng phương pháp ghép:

a. Đặc điểm:

- Ưu điểm: Sản xuất cây con số lượng lớn, đồng đều về chất lượng, nhanh cho quả, bảo tồn được các đặc điểm, các tính trạng tốt của cây mẹ. Cây chịu nóng tốt hơn và cho năng suất cao hơn so với cây chiết

- Nhược điểm: Tốt nhất nên chọn gốc mận chua, vì theo kinh nghiệm nếu chọn gốc ghép khác loài như: đào, mơ,… có thể ảnh hưởng đến chất lượng quả sau này. Cây có tuổi thọ ngắn, không chịu được đất trũng hoặc đất thịt nặng.

b. Kỹ thuật:

* Sản xuất gốc ghép:

- Nguồn hạt giống: mận, đào, mận dại, cây sơn tra hoặc một số cây thuộc họ hoa hồng.

- Ương cây con: Hạt giống được lấy từ những cây khỏe mạnh, quả to, sạch bệnh. Thông thường, quả được ủ mềm, xát sạch vỏ và thịt quả. Hạt được phơi trong bóng râm, ủ trong cát ẩm từ 4 – 5 tháng. Trong thời gian ủ không tủ rác, không tưới quá ẩm. Khi hạt nứt nanh, nhú mầm từ 1 – 3mm, chọn mầm khỏe mạnh chuyển sang trồng trong bầu.

- Chuẩn bị bầu: Chọn túi nilon kích thước 17 x 22 cm, đáy túi đục 8 – 10 lỗ nhỏ để thoát nước. Mỗi bầu chứa 1,5 kg đất mặt (tơi xốp, không lẫn tạp


chất) trộn lẫn 0,2 kg phân chuồng hoai mục và 8 gram supe lân. [1.500 kg đất mặt + 200 kg phân chuồng hoai mục + 8 kg supe lân]/1.000 túi bầu

- Cách trồng: Mỗi túi bầu trồng 1 hạt. Dùng que chọc lỗ giữa bầu, thả hạt vào, lấp đất, tưới đẫm nước.

- Chăm sóc cây con: Xếp các túi thành luống bề ngang từ 1,0 – 1,2 m, hang cách hang từ 40 – 50 cm để tiện chăm sóc. Kiểm tra bầu thường xuyên, đảm bảo độ ẩm, phòng trừ kiến, mối. Sau 20 – 30 ngày khi cây mọc lên khỏi mặt đất, có thể tưới phân pha loãng 1 tuần 1 lần. Sau 6 - 8 tháng, cây cao 35 – 40 cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8 cm có thể đem ghép.

- Thời vụ trồng: ủ hạt từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép từ tháng 12 đến tháng 1, ghép mắt vào tháng 7, 8, 9.

* Chuẩn bị mắt ghép:

Mắt ghép được lấy từ những cây mận giống tốt, phẩm vị thơm ngon, năng suất cao ổn định. Cắt những cành một tuổi, vỏ đang chuyển từ xanh sang nâu (bánh tẻ), đường kính gốc cành 0,5 – 0,8 cm, thẳng, không có cành phụ. Cắt cành xong phải ghép ngay.

* Kỹ thuật ghép: Có 3 phương pháp ghép mắt mận.

- Ghép chữ T: Từ cành ghép, dùng dao sắc cắt lấy mắt ghép ở nách lá (mầm ngủ). Trên thân cây gốc ghép, cách gốc 20 - 25 cm, rạch 2 đường trên vỏ hình chữ T, tách vỏ và nhanh chóng đặt, đẩy mắt ghép vào rồi buộc bằng dây nilông cho chặt.

- Ghép mắt nhỏ có gỗ: Từ cành ghép, cắt lấy mắt ghép với 1 phần gỗ bằng nửa hạt đỗ xanh. Trên thân cây gốc ghép cách gốc 20 - 25 cm, cắt một vết cả vỏ và gỗ vừa bằng mắt ghép nói trên rồi đặt vào đó mắt ghép và dùng dây nilông cuốn chặt. Chú ý: kích cỡ mắt ghép và vết cắt trên gốc ghép càng khít nhau thì khả năng sống của mắt ghép càng đảm bảo.

- Ghép áp ngọn cành: Chọn cành ghép có đường kính bằng thân cây gốc ghép; cắt cành ghép thành các đoạn có độ dài 5 - 6 cm gồm 2 - 3 mắt, cắt vát


độ dài 2 - 3 cm và ở phần gốc ghép cách mặt đất 15 - 20 cm cũng cắt vát một phần vỏ và gỗ, vẫn giữ lại phần ngọn cây gốc ghép, áp sát cành ghép vào đó rồi dùng dây nilông quấn chặt

Sau khi ghép được 10 - 15 ngày kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì mở dây buộc và sau 3 - 5 ngày, cắt ngọn gốc ghép ở đoạn cách mắt ghép 5 cm để mắt ghép nảy mầm. Sau 10 - 15 ngày mầm ghép sẽ mọc và khi cao 30 cm thì bấm ngọn, chuẩn bị tạo tán cây con. Khi cây con đạt tiêu chuẩn đem trồng.

* Với kinh nghiệm của bà con nhân dân khi ghép bằng gốc đào, mận dại, cây sơn tra... thì quả khi chín ăm mềm hơn không có độ giòn, và ăn chua hơn khi ghép bằng gốc mận. Vì thế nên chọn cây mận dại làm gốc ghép là tốt nhất.

2.1.4 Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất và tiêu thụ mận

2.1.4.1 Phát triển sản xuất mận

Phát triển sản xuất mận được hiểu là:

- Quá trình tăng lên về quy mô, bao gồm: tăng về sản lượng; tăng giá trị sản xuất mận; tăng về năng suất mận; tăng về diện tích nuôi trồng mận

- Quá trình thay đổi cơ cấu:

+ Cơ cấu theo loại sản phẩm mận: những loại sản phẩm mận chủ yếu và thích hợp nhất được tăng lên để đem lại lợi ích lớn nhất.

+ Cơ cấu theo kỹ thuật, công nghệ sản xuất: muốn phát triển sản xuất mận tốt phải tìm ra được công nghệ sản xuất mận phù hợp cho vùng địa phương sao cho năng suất mận cao nhất. Bên cạnh đó trình độ kỹ thuật của người lao động cũng được nâng lên để tiếp thu tốt hơn những công nghệ mới.

+ Cơ cấu theo hình thức tổ chức sản xuất: thực hiện tổ chức sản xuất theo mô hình nào là phù hợp nhất cho từng vùng và địa phương, mô hình theo hộ gia đình, mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn. Hiện nay phổ biến nhất là tổ chức sản xuất theo hộ gia đình trên cơ sở tận dụng phế phẩm của ngành nông nghiệp tạo ra sản phẩm vừa để ăn và để bán. Mô hình tổ chức tập trung quy mô lớn hiện nay còn hạn chế.


- Quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm mận. Người tiêu dùng ngày càng có xu thế đòi hỏi các sản phẩm chất lượng cao. Do đó phải tạo ra được những sản phẩm mận có chất lượng tốt nhất. Vì vậy trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong quá trình công nghệ. Quá trình trên góp phần tăng hiệu quả sản xuất mận bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả môi trường.

2.1.4.2 Phát triển tiêu thụ mận

Phát triển tiêu thụ mận cũng là một quá trình thể hiện sản phẩm ngày càng được tiêu thụ với số lượng lớn, hoàn thiện cơ cấu tiêu thụ cho thích hợp với nhu cầu thị trường. Do đó phải đặc biệt chú ý tới thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển tiêu thụ là tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Đặc điểm của thị trường tiêu thụ mận

+ Thị trường tiêu thụ mận được coi là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng mận

+ Cung về sản phẩm mận được hiểu là khả năng ngành sản xuất mận có thể cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm mận trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Khối lượng sản phẩm mận hàng hoá cung cho thị trường phụ thuộc vào:

* Khối lượng tổng sản phẩm mận và tốc độ tăng lên của nó.

* Trình độ chuyên môn hoá của sản xuất mận

* Những giải pháp về thị trường.

+ Thị trường sản phẩm mận có tính thời vụ: nhất là những sản phẩm mận Chính vì vậy mà cung và cầu sản phẩm mận trên thị trường thường không cân bằng về thời gian và không gian.

+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm mận gắn liền với việc sử dụng các yếu tố sinh học và có quan hệ chặt chẽ với việc duy trì sức khoẻ và đời sống con người.

+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm mận gắn chặt với việc


khai thác và sử dụng lợi thế so sánh các điều kiện tự nhiên, khí hầu, thời tiết.

- Cấu trúc của thị trường tiêu thụ mận:

+ Thị trường trong nước: tiêu thụ tươi và chế biến thông qua các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp và gián tiếp.

+ Thị trường nước ngoài: tiêu thụ thông qua hình thức xuất khẩu.

2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ mận

2.1.5.1 Điều kiện tự nhiên

Sự thay đổi của điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, lượng mưa, đất đai,... đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng và phát triển của cây.Nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất Mận cũng như giá trị kinh tế thu được từ Mận sau này.

Cây mận sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ bình quân hàng năm là 22 – 24°C. Nếu nhiệt độ tuyệt đối cao hơn 35°C thì ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, và phát triển của mận. Ở nhiệt độ 0°C, cây mận vẫn chịu đựng được. Do bộ dễ của mận ăn nông, cho nên độ ẩm trong đất và không khí phải cao mối đáp ứng được yêu cầu của cây mận. Lượng mưa thích hợp cho cây mận là 1.600-1.700 mm/năm.. Đối với ánh sáng thì cây mận yêu cầu vừa phải, tức là ở nơi có độ cạo so với mặt biển tới 2.000m vẫn trồng được mận. Khi cây mận nở hoa và nuôi cỏ non thì cần có ánh nắng vừa phải.

- Đất đai : Có thể trồng mận ở nhiều loại đất của miền núi với yêu cầu đất phải có độ sâu trên dưới lm, tơi xốp và giữ ẩm nhưng dễ tiêu thoát nước khi mưa to liên tục. Các loại đất như dốc tụ, đất rừng mới khai hoang, phù sa cổ, đất bồi ven sông, suối, đất Feralit đỏ vàng đều phù hợp cho việc trồng mận. Độ pH từ 5,5 – 6,5 thích hợp cho cây mận. Đất có độ mùn từ 2,5% trỏ lên là điều kiện tót để cây mận cho nhiều quả. Cây mận cần nơi khuất gió, cho nên những vùng có gió mạnh phải trồng các đai rừng phòng hộ.

- Nước: Mận là cây chịu khô hạn giỏi nhưng mận cần nước để đâm chồi nảy lộc, nếu mưa nhiều ở thời kỳ nở hoa thì ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa đậu

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí