Chỉ Tiêu Phản Ánh Tình Hình Sản Xuất Mận Trên Địa Bàn Xã Thào Chư Phìn


hình thực tế, sử dụng thành thạo và ững biến kịp thời với các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Như thế nào? Bao nhiêu? Phỏng vấn điều tra các hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

- Phỏng vấn bằng bẳng hỏi: là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện, đã được xây dựng sẵn, gồm các nội dung sau:

+ Thông tin cơ bản về hộ: họ và tên; tuổi; giới tính; trình độ học vấn; ….

+ Điều tra thực trạng sản xuất mận của hộ.

- Thảo luận nhóm: Đề tài tiến hành thảo luận 3 nhóm, mỗi nhóm tại một thôn nghiên cứu gồm 20 người. Mục đích là nhằm xác định về mùa vụ sản xuất mận, quy trình sản xuất mận, xác định các cấp yếu tố rủi ro, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả sản xuất mận.

*. Tiến trình thu thập thông tin

Tiến trình thu thập thông tin được tiến hành theo sơ đồ sau:


Thu thập các thông tin thứ

cấp

Phỏng vấn người am

hiểu

Phỏng


vấn hộ

Thảo luận

nhóm

Tham vấn thêm

thông tin

- QMN: Diện tích mận < 1 ha

- QMTB: Diện tích mận 1- 3 ha

- QML: Diện tích mận > 3 ha

+ Các nhóm khác trong chuỗi sản xuất như: cung ứng vật tư, đầu vào, thu gom, bán buôn, bán lẻ,…

- Nội dung khảo sát

+ Các thông tin chung về đối tượng khảo sát

+ Nguồn lực cho sản xuất mận Tả Van

+ Thực trạng sản xuất mận Tả Van hiện nay

+ Kết quả, hiệu quả sản xuất mận Tả Van

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất mận Tả Van

+ Các thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất và tiêu thụ mận


3.3.3. Xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

3.3.4. Phương pháp phân tích

a) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, và số bình quân trong thống kê... để phản ánh quy mô, tốc độ phát triển được nghiên cứu trong phạm vi đề tài. Trong nghiên cứu phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng sản xuất và tiêu thụ mận với diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí, tiêu thụ…

b) Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình biến động các chỉ tiêu của dãy số theo thứ tự thời gian hoặc theo tiêu thức phân tổ khác nhau giữa các hộ trồng mận Từ đó tìm ra chiều hướng biến động của các yếu tố để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết để giúp phát triển sản xuất mận

c) Phương pháp phân tích SWOT

Để phân tích những điểm mạnh, diểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, dựa trên thực trạng sản xuất và tiêu thụmận trên địa bàn nghiên cứu rút ra những nhận xét, đánh giá về điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – thách thức của quá trình sản xuất và tiêu thụ mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.5.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn

- Chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất:

- Tuổi, trình độ chủ hộ

- Đất đai của hộ

- Vốn của hộ

- Lao động của hộ

- Diện tích trồng mận của mỗi hộ


- Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất

- Số hộ sản xuất mận tại địa phương

- Diện tích, năng suất mận của xã

- Diện tích, sản lượng mận trung bình của các nhóm hộ

3.3.5.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ mận

- Chất lượng sản phẩm

- Khối lượng tiêu thụ mận

- Giá cả tiêu thụ

3.3.5.3. Chỉ tiêu đánh giá về kết quả, hiệu quả:

-Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

-Giá trị sản xuất (GO: Gross output): Là giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm do cơ sở sản xuất ra trong một thời gian. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

GO = ∑ Qi * Pi (i = 1,2,3,...n)

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại Pi là giá bán sản phẩm loại i

-Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất (không kể công lao động, khấu hao tài sản cố định và thuế).

IC = ∑Ci (i=1,n)

Trong đó: Ci là các khoản chi phí thứ I trong một mùa vụ sản xuất N là số đàu vào được sử dụng.

-Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm do người sản xuất tạo ra trong một chu kì sản xuất, nó bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian

VA = GO – IC

Trong đó: VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian IC là toàn bộ chi phí vật chất dịch vụ trong một chu kỳ sản xuát nhất định.


-Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của hộ bao gồm thu nhập của công lao động khi tiến hành sản xuất đã trừ thuế và khấu hao tài sản cố định

MI = VA – (T+A) – lao động thuê (nếu có) Trong đó: T là thuế nông nghiệp

A là khấu hao tài sản cố định

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

- Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí trung gian.

- Giá trị gia tang tính trên một đồng chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian.

- Giá trị sản xuất tính trên một công lao động gia đình.

- Giá trị gia tăng tính trên một công lao động gia đình.


PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thào Chư Phìn nằm cách trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai 20km về phía Tây Bắc, có tuyến tỉnh lộ đi qua, toàn xã có diện tích tự nhiên là 749,78với 5 thôn, dân số 8.043 nhân khẩu.

- Phía Đông giáp xã Bản Mế.

- Phía Tây giáp huyện Mường Khương.

- Phía Nam giáp xã Sín Chéng.

- Phía Bắc giáp huyện Mường Khương

Xã Thào Chư Phìn là vùng đồi núi, có độ cao từ 1200 – 1.800m, địa hình có độ dốc lớn trên 25% chiếm tỉ lệ cao, được tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và thấp dần về phía Bắc, mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dải núi cao là các thung lũng sâu và nhỏ, nhiều nơi tạo thành vách đứng. Mặt khác do có độ che phủ rừng thấp nên trong mùa mưa rất dễ xảy ra quá trình rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt và sạt lở diễn ra khá phổ biến. Hơn nữa sông suối của xã có bề rộng nhỏ và dốc nên cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

a. Khí hậu

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, xã Thào Chư Phìn mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc, được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm hơn 80% lượng mưa của cả năm, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết hanh khô và lạnh,lượng mưa ít, có tháng hầu như không có mưa. Mưa đá thường hay xảy ra vào các tháng 2,3 và tháng 4. Lượng mưa trung bình của năm khoảng từ 1.200 – 2.000mm. Nhiệt độ trung bình của năm


thường từ 17-20c, nhiệt độ thấp xảy ra vào các tháng 1,2 và tháng 12, nhiệt độ trung bình tháng từ 10-12c và nhiệt độ cao vào các tháng 6,7,8. Độ ẩm trung bình năm từ 85-88%. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính Đông Bắc và Tây Bắc nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi theo thời gian và không gian. Một số noiw có năm đã xảy ra tượng đột biến dị thường với các biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và lượng mưa

b. Thủy văn

Trên đại bàn xã không có sông suối lớn, mạng lưới thủy văn của xã chủ yếu là các khe suối nhỏ dày đặc phân thành ranh giới giữa các dãy núi. Tuy nhiên chế độ nước của các con suối cũng ảnh hưởng theo mùa và nhiều nước về mùa mưa, cạn kiệt về mùa khô nên gây ra khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của xã.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thào Chư Phìn năm 2019



STT


Chỉ tiêu

2016

2017

2018

SL (ha)

CC

(%)

SL (ha)

CC

(%)

SL

(ha)

CC

(%)

I.

Tổng diện tích đất tự nhiên

749,78

100

749,78

100,00

749,78

100,00

1.1.

Đất nông nghiệp

427,54

57,02

412,17

54,97

402,30

53,66

1.1.1.

Đất trồng lúa

116,94

27,35

110,21

26,74

107,94

26,83

1.1.2.

Đất trồng rau màu, cây CN khác

210,44

49,22

203,20

49,30

197,00

48,97

1.1.3.

Đất trồng cây lâu năm

65,18

15,25

65,18

15,81

65,18

16,20

1.2.

Đất phi nông nghiệp

259,12

34,56

274,89

36,66

284,76

37,98

1.2.1.

Đất nhà ở

51,72

19,96

52,22

19,00

52,72

18,51

1.3.

Đất chưa sử dụng

11,40

1,52

10,50

1,40

10,00

1,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 4

(Nguồn: UBND xã Thào Chư Phìn 2019)

Diện tích đất tự nhiên của xã là 749,78ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 402,30ha, chiếm 53,66% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2019) và có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm 3% và có xu hướng giảm nhanh trong những năm tới. Năm 2016, diện tích đất


nông nghiệp/khẩụ bình quân là 0,057ha đến năm 2017 giảm còn 0,055ha và tiếp tục giảm ở giai đoạn sau đó, năm 2018 bình quân mỗi người chỉ còn 0,054ha đất nông nghiệp. Đây là con số quá nhỏ, cho thấy diện tích đất đai của địa phương còn manh mún, nhỏ hẹp, khó khăn cho việc đầu tư thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Bảng 4.2. Cơ cấu dân số và lao động của xã Thào Chư Phìn qua 3 năm 2016 – 2018


Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tốc độ phát triển (%)

SL

CC

(%)

SL

CC

(%)

SL

CC

(%)

17/16

18/17

BQ

1. Tổng số nhân khẩu

Khẩu

7.280

100

7481

100

8.043

100

102,76

107,51

105,14

Khẩu NN

Khẩu

4.776

65,60

4.892

65,39

5.255

65,34

102,43

107,42

104,92

Khẩu phi NN

Khẩu

2.504

34,40

2.589

34,61

2.788

34,66

103,39

107,69

105,54

2. Tổng số hộ

Hộ

1.829

100

1.952

100

2.285

100

106,72

117,06

111,89

Hộ NN

Hộ

1.209

66,10

1.259

64,50

1.493

65,34

104,14

118,59

111,36

Hộ phi NN

Hộ

620

33,90

693

35,50

792

34,66

111,77

114,29

113,03

3. Tổng số lao động

5.677

100

5.783

100

6.090

100

101,87

105,31

103,59

Lao động NN

3.681

64,84

3774

65,26

3.874

63,61

102,53

102,65

102,59

Lao động phi NN

1.996

35,16

2.009

34,74

2.216

36,39

100,65

110,30

105,48

4. Chỉ tiêu bình quân











Khẩu/hộ

Khẩu

3,98


3,83


3,52





Lao động/ hộ

3,10


2,96


2,67





Khẩu/hộ NN

Khẩu

3,95


3,89


3,52





Lao động/hộ NN

3,04


3,00


2,59





(Nguồn: UBND xã Thào Chư Phìn 2019)

* Về dân số

Hiện nay dân số của xã Thào Chư Phìn năm 2019 là 8.043 người với nhiều dân tộc cùng sinh sống. Người dân hầu hết sản xuất nông nghiệp và sống ở vùng nông thôn.


Nhân khẩu nông nghiệp 5.255 người (chiếm 65,34%) Nhân khẩu phi nông nghiệp 2.788 người (chiếm 34,66%)

* Về lao động

Lao động là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cùng như của từng vùng. Theo phòng thống kê của xã năm 2016 tổng số lao động trên địa bàn là 5.677 lao động. Dựa vào tình hình phát triển nguồn lao động, cũng như cơ cấu các ngành mà người ta có thế đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng hay của mỗi quốc gia. Tình hình biến động dân số vào lao động của xã Thào Chư Phìn được thể hiện qua bảng số liệu. Qua bảng ta thấy, dân số của xã có sự biến động không lớn, bình quân qua 3 năm tăng 5,14%. Nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2016 là 65,6% các năm tiếp theo số khẩu nông nghiệp có sự giảm nhẹ cụ thể năm 2017 là 65,39%, năm 2018 là 65,34% tồng nhâu khẩu tỏng toàn xã, bình quân trong 3 năm tăng 4,92%. Nhân khẩu phi nông nghiệp qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016, số khẩu phi nông nghiệp chỉ chiếm 34,40%, nhưng bước sang năm 2017 thì số khẩu phi nông nghiệp tăng dần lên và đạt 34,61% tồng nhân khẩu toàn xã. Hộ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng số hộ qua các năm đều trên 66,1% năm 2016 và giảm nhẹ năm 2017 là 65,34%, bình quân trong 3 năm có sự biến động tăng 11,36%. Hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trung bình là 13,03%.

Lao động có sự gia tăng qua các năm, tốc độ bình quân là 3,59%. Nhưng trong 3 năm, lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp có sự biến động nhẹ, trung bình 2,59%. Còn số lượng lao động phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh ở năm 2018, bình quân 3 năm tăng 5,48%.

Nhìn chung, số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã chưa hợp lý. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp do tính chất thời vụ nên tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động còn thấp còn khá phổ biến, đây là bài toán, là vấn đề thách thức đối với các cấp, các ngành của xã.


4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trên từ đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.3.1 Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên: Xã có điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng, khí hậu thời tiết đất đai rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Đó là tiền đề cho xã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thật vào sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung.

- Kinh tế xã hội: Đến nay cơ bản đời sống đại bộ phận người dân trong xã là ổn định, cơ sở hạ tầng, nhà ở kiên cố, khang trang, giao thông liên thôn, liên xã thuận lợi. Hệ thống điện được chú trọng đầu tư. Văn hóa giáo dục ngày càng được quan tâm nhiều hơn, từng bước đa dạng các loại hình giáo dục đảm bảo 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường.

4.1.3.2 Khó khăn

Ngoài những thuận lợi trên xã còn gặp không ít những khó khăn:

- Thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả vật tư phục vụ cho nông nghiệp có nhiều biến động nên ảnh hưởng đến cây trồng của nhân dân.

- Đất đai của xã mặc dù được giao ổn định cho người dân song với quy mô còn nhỏ, manh mún khó áp dụng được tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng.

- Thủy lợi: Mức độ đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chưa đạt yêu cầu do trên địa bàn xã chưa có trạm bơm

- Lao động: Lực lượng lao động trong xã tương đối dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, số lao động có chuyên môn còn ít từ đó gây khó khăn cho công tác tổ chức quản lý tiến hành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn

4.2.1. Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ mận tại xã Thào Chư Phìn

Theo thống kê của xã, năm 2018 diện tích trồng mận của xã là 65,09 ha. Hai loại cây trồng chính của xã vẫn là Lúa và Ngô chiếm 70% diện tích canh tác. Năm 2016 năng suất của ngành trồng trọt đạt 150,55 tạ/ha


Thực hiện nghị quyết 57/2015/NQ-HĐND Hội đồng nhân huyện Si Ma Cai thực hiện nghị quyết về “Phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2025” xã đã xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Các cây trồng trong sản xuất trồng trọt của xã có nhiều thay đổi. Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, cây mận nói riêng phụ thộc vào nhiều thời tiết. Năm 2016 ngành nông nghiệp của xã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các cơn bão, mưa kéo dài gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến diện tích các loại cây trồng thiệt hại từ 30 – 60%.

Xã Thào Chư Phìn là một xã người dân sống chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp lúa và ngô là hai cây trồng chính nhưng tuy nhiên trong những năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế của 2 loại cây trồng đó không mang lại hiệu quả kinh tế cao nữa thì thay vào đó xã Thào Chư Phìn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng mận. Vì vậy trong 5 năm trở lại đây diện tích trồng mận và những cây ăn quả lại tăng lên

Bảng 4.3. Diện tích một số cây trồng chính của xã Thào Chư Phìn qua 3 năm 2016 – 2018‌


Cây trồng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tốc độ phát triển (%)

DT

(ha)

CC

(%)

DT

(ha)

CC

(%)

DT

(ha)

CC

(%)

17/16

18/17

BQ

Tổng diện tích

473,62

100

464,44

100

466,26

100

98,63

100,96

99,79

1. Lúa

295,50

62,39

283,00

62,39

280,55

62,39

95,77

99,13

97,44

2. Ngô

67,25

14,20

68,00

14,20

68,37

14,20

101,12

100,54

100,83

3. Khoai

30,67

6,48

31,67

6,48

32,15

6,48

103,26

101,52

102,38

4. Cây mận

50,2

16,93

61,00

16,93

65,09

16,93

121,51

106,70

114,1

(Nguồn: UBND xã Thào Chư Phìn 2019)

Qua bảng 4.3 ta thấy, diện tích trồng lúa của xã có xu hướng giảm cụ thể: Diện tích trồng lúa năm 2016 là 295.50ha đến năm 2018 diện tích trồng lúa là 280.55ha giảm 14.95ha (bình quân giảm 7.44%). Trong khi đó diện tích


trồng ngô không giảm và cũng không tăng đáng kể năm 2016 là 67.25ha đến năm 2018 diện tích trồng ngô là 68.37ha (bình quân tăng 0,83%). Đặc biệt là diện tích trồng mận của xã tăng mạnh năm 2016 là 50.20ha đến năm 2018 là 65.09ha tăng lên 14.89ha. Vậy ta thấy tình hình sản xuất mận của các hộ trên địa bàn xã Thào Chư Phìn đạt hiệu quả do các hộ biết chăm sóc và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật vào sản xuất mận

4.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất mận của các hộ điều tra tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

4.2.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng mận của các hộ điều tra

Về năng suất và sản lượng mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn tăng dần qua 3 năm 2016 – 2018 được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình sản xuất mận các hộ điều tra trên địa bàn xã Thào Chư Phìn qua 3 năm ( 2016-2018)‌


Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tốc độ

phát triển (%)

SL

CC

(%)

SL

CC

(%)

SL

CC

(%)

17/16

18/17

BQ

1. Tổng diện tích

trồng mận

ha

50,2

100

61,00

100

65,09

100

121,5

106,7

114,1

2. Tổng sản lượng

mận

Tạ

2051

-

2133

-

2298

-

104

107,74

103,85

3. Năng suất mận

Tạ/ha

25,5

-

26,08

-

26,97

-

102,27

103,41

102,84

4. Tổng giá trị sản

lượng mận

Tr/đồng

16408

-

17064

-

18384

-

104

107,74

105,85

(Nguồn: UBND xã Thào Chư Phìn 2019)

Qua bảng 4.4 ta thấy, diện tích trồng mận của các hộ trên địa bàn xã Thào Chư Phìn tăng mạnh, sản lượng mận cũng tăng qua các năm cụ thể: sản lượng mận năm 2016 là 2051 tạ đến năm 2018 là 2298 tạ tăng 247 tạ (bình quân tăng 5.85%). Năng suất mận bình quân cũng tăng qua các năm bình quân tăng 2.84%. Giá trị sản xuất mận cũng tăng năm 2016 tổng giá trị sản lượng


mận là 16408 triệu đồng đến năm 2018 là 18384 triệu đồng. Điều này cho thấy được tình hình sản xuất mận của các hộ trên địa bàn trong thời gian qua đã tăng thêm thu nhập cho các hộ trồng mận Sản lượng mận năm 2016 là 1251 tạ đến năm 2018 là 1722 tạ tăng 471 tạ (bình quân tăng 7.32%). Về Năng suất bình quân cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2016 năng suất bình quân là

24.92 tạ/ha đến năm 2018 là 26.46 tạ/ha. Vậy ta thấy tình hình sản xuất mận của các hộ trên địa bàn xã Thào Chư Phìn đạt hiệu quả do các hộ biết chăm sóc và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật vào sản xuất mận

4.2.2.2 Mức độ đầu tư và chi phí trong sản xuất mận của các hộ điều tra

Qua bảng 4.4 cho thấy bình quân tổng chi phí bình quân của hộ trên 1 ha là 4,76 triệu đồng, các hộ có điều kiện kinh tế và diện tích khác nhau cũng có chi phí khác nhau cho năm trồng. Nhóm hộ có quy mô nhỏ có tổng chi phí nhỏ hơn gấp 0,93 lần so với nhóm hộ có quy mô trung bình, nhóm hộ có quy mô trung bình có tổng chi phí gấp 1,003 lần so với nhóm hộ có quy mô lớn. Do nhóm hộ quy mô trung bình đầu tư nhiều cho dụng cụ lao động và công lao động nhiều hơn các nhóm hộ khác.

(1)Về chi phí giống

Từ bảng dưới cho thấy chi phí giống của nhóm hộ quy mô trung bình cao gấp 1,09 lần so với nhóm hộ có quy mô nhỏ, nhóm hộ có quy mô lớn chỉ hơn gấp 1,04 lần so với nhóm hộ có trung bình. Phần lớn các hộ có quy mô nhỏ và trung bình giống chủ yếu là tự cung tự cấp, mua ở địa lý giống cây trồng ở địa phương ít. Theo tổng hợp phiếu điều tra biết được giống các hộ tự làm ra chất lượng và cho năng suất cao hơn giống mua tại đại lý.

(2)Về phân bón

Phân chuồng và phân gà ủ hoai mục: phân chuồng là loại phân bón rất tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng và làm đất có kết cấu tốt hơn, nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và còn cải thiện tính vật lý của đất, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt, nhờ vậy cây hấp thụ dinh dưỡng

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí