Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 6


và thâm canh phát triển cây trồng một cách tích cực. Để phát triển nguồn nhân lực cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số giải pháp sau:

- Điều tra, khảo sát mặt bằng trình độ, năng lực của người dân trong vùng để quy hoạch sản xuất. Từ đó đưa ra những nhận định, kết luận về năng lực, sở thích, những yêu cầu thực tế của người dân, tổng hợp thành các nhóm hộ để xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn cho các đối tượng.

- Cán bộ địa phương có những định hướng và chỉ đạo rõ ràng cho các hộ trong công tác sản xuất mận Tả Van trong địa bàn xã, khi có sự giúp đỡ của cán bộ thì các hộ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất.

- Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường hướng dẫn người dân thu thập thông tin kiến thức liên quan đến phát triển cây mận Tả Van, cung cấp thông tin về các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương khác, tổ chức cho nông dân đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm ở ngoài địa phương.

- Các công ty chuyên hoạt động về các lĩnh vực: Tư vấn kỹ thuật sản xuất, tư vấn về thị trường… Các tổ chức kinh tế sẽ đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất, bảo quản, tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu quản lý, phát triển sản xuất kinh doanh cho cây trồng. Do đó các chính quyền địa phương cần phải có sự hỗ trợ bằng chính sách cụ thể như khuyến khích việc liên kết giữa các công ty với người dân hỗ trợ tạo điều kiện cùng phát triển.

4.5.2. Giải pháp về vốn đầu tư cho sản xuất

Vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng trong phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây mận Tả Van nói riêng. Xã cần tăng cường đầu tư vốn cho phù hợp với yêu cầu, vừa để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cây mận Tả Van nói riêng, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nông nghiệp:


Để huy động nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất mận Tả Van trên địa bàn xã, tôi đề xuất một số giải pháp:

- Vốn ngân sách ưu tiên cho xây dựng công trình thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác khuyến nông.

- Khuyến khích tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cây vụ đông, cây mận Tả Van nói riêng.

- Huy động mọi nguồn đóng góp của dân, đồng thời quản lý có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của Nhân dân để xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cây vụ đông nói chung và cây mận Tả Van nói riêng của địa phương.

4.5.3. Giải pháp về tập huấn kỹ thuật

Qua điều tra thực tế tại địa phương, các hộ trồng mận Tả Van chủ yếu trồng dựa vào kinh nghiệm là chính, nên năng suất các hộ thu được chưa tối đa và thấp hơn kỹ thuật đề ra. Vì vậy, vấn đề đào tạo kỹ thuật là yêu cầu tất yếu khách quan và cần thiết để tiến hành kịp thời.

Cán bộ khuyến nông địa phương cần thường xuyên tổ chức có hiệu quả các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, đưa nhiều thông tin về các tiến bộ kĩ thuật đến người dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng làm thế nào để người trồng hiểu được quy trình kỹ thuật, nhưng quan trọng hơn là những kiến thức đó phải được người dân áp dụng vào thực tế sản xuất. Phải nâng cao nhận thức của người dân là mục tiêu quan trọng của buổi tập huấn kỹ thuật.

Các cán bộ khuyến nông cần tập huấn cho bà con ít nhất là 5 buổi sáng hoặc 5 buổi chiều, sau khi đã thông báo cho bà con để họ biết hộ đến tham gia buổi tập đủ.

Các chương trình đào tạo tập huấn chủ yếu gồm: Buổi đầu tiên là hướng dẫn về quy trình sản xuất cây mận Tả Van; Buổi thứ 2 là chăm sóc, phòng trừ dịch hại tổng hợp đối với các loại cây trồng; Buổi thứ 3 hướng dẫn về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch; Buổi thứ 4 cho làm bài kiểm tra để nắm bắt được khả năng tiếp thu của bà con; Sau đó buổi cuối cùng


cho bà con được thử nghiệm ở các mô hình thực tế trồng mận Tả Van tạo điều kiện cho bà con được trao đổi và thảo luận vấn đề.

Cán bộ cần tổ chức tập huấn cho 10 – 20 hộ trong 1 lần tập huấn, để đảm bảo chất lượng cho buổi tập huấn. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác tập huấn kỹ thuật của các hộ gia đình, cần có công tác quản lý, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện theo quy trình kỹ thuật.

4.5.4. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất mận Tả Van tại địa phương

Muốn sản xuất mận Tả Van của xã phát triển cần tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi cho hộ nông dân trồng mận Tả Van để họ có thể yên tâm vào sản xuất. Để tạo được một môi trường chính sách thuận lợi, trong thời gian tới xã Thào Chư Phìn cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tỉnh, huyện và xã cần có những chính sách cụ thể về vốn vay cho hộ nông dân trồng mận Tả Van. Thực hiện các ưu đãi về vốn vay, cho vay với lãi suất thấp, thay đổi hình thức cho vay từ thế chấp sang hình thức tín chấp cho hộ nông dân trồng mận Tả Van. Vận động các tổ chức cho vay vốn khác trện địa bàn xã, có thể là trên địa bàn tỉnh để tạo môi trường vay vốn thuận lợi cho hộ nông dân sản xuất mận Tả Van.

Thứ hai, có chính sách cụ thể về phát triển nguồn nhân lực để nâng cao trình độ dân trí, trình độ lao động cho các hộ nông dân. Ngoài ra cũng cần có chính sách đầu tư cho khuyến nông , các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho các hộ nông dân trồng mận Tả Van về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và bảo quản. Có chính sách khuyến khích người dân tham gia tập huấn, khi hộ tham gia tập huấn sẽ được cấp giống mới vào các lĩnh vực: chọn, tạo giống, kỹ thuật đầu tư thâm canh, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm,…

4.5.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Trong điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay, vấn đề được các hộ quan tâm nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhằm tổ chức tốt việc tiêu thụ sản


phẩm mận Tả Van cho các hộ theo chúng tôi cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Tổ chức cung cấp thông tin thị trường:

Để thông tin thị trường đến với người dân một cách chính xác, chính quyền các cấp cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra cần phải có đội ngũ chuyên gia có khả năng nắm bắt thị trường để kịp thời phổ biến cho các hộ chủ động áp dụng trong sản xuất và giảm thiểu được những rủi ro về giá khi tham gia thị trường. Các thông tin thị trường cần thiết như thông tin giá vật tư đầu vào: giống, phân bón, thuốc BVTV, thông tin giá sản phẩm nông nghiệp…

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ:

Việc hình thành các tổ chức tiêu thụ một mặt làm giảm sự cạnh tranh không cần thiết giữa người sản xuất, mặt khác sẽ tăng khả năng thành công trong đàm phám bán hàng nhờ lợi thế có quy mô sản phẩm lớn. Có thể hình thành HTX tiêu thụ, các tổ chức hợp tác tiêu thụ đảm nhận hoạt động thu gom sau đó bán cho thương mua buôn hoặc vận chuyển đến nơi bán buôn ở các trung tâm tiêu thụ lớn.


PHẦN V

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Thào Chư Phìn là xã có lợi thế trong tổ chức sản xuất cây mận Tả Van, có tiềm năng lớn trong tổ chức sản xuất cây mận Tả Van do nơi đây có điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời có lực lượng lao động dồi dào đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây mận Tả Van. Hơn thế nữa cây mận Tả Van mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng và cũng nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương cây mận Tả Van đã trở thành cây trồng chính của xã và ngày được phát triển hơn. Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van trên địa bàn xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”, tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van

2. Qua phân tích, tôi rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van là:

- Yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu

- Yếu tố về kinh tế xã hội: vốn, kiến thức của hộ sản xuất

- Yếu tố về khoa học kỹ thuật

- Các chính sách phát triển sản xuất mận Tả Van của hộ nông dân

3. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van của xã Thào Chư Phìn cần thực hiện các giải pháp sau:

- Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Giải pháp về năng lực, tổ chức sản xuất của nông hộ

- Giải pháp về vốn


- Giải pháp về tập huấn kỹ thuật

- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất mận Tả Van tại địa phương

- Giải pháp về thị trường

5.2 Kiến nghị

Từ phân tích thực tế về phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tôi có đề xuất một số kiến nghị sau:

5.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước

Nhà nước cần xây dựng các dự báo thị trường về mận Tả Van, tránh tình trạng cung vượt cầu gây thiệt hại cho người nông dân hay ngược lại, nông dân không đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường.

Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp chủ yếu như đạm, lân, kali để giảm giá thành sản xuất của các hộ nông dân.

Chất lượng vật tư nông nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng nhằm hạn chế rủi ro cho người sản xuất do mua phải vật tư chất lượng kém.

Nhà nước nên hỗ trợ địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông để thúc đẩy việc lưu thông sản phẩm trong vùng.

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

Để phát triển sản xuất mận Tả Van, chính quyền địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần có các việc làm cụ thể:

- Quy hoạch vùng sản xuất mận Tả Van theo vùng, thuận lợi quản lý, cơ giới hóa trong sản xuất, giúp cho diện tích cây mận Tả Vanổn định, tránh tình trạng nhỏ lẻ manh muốn như hiện nay.

- Hỗ trợ vốn cho những hộ nông dân còn khó khăn, tạo điều kiện cho người dân mua giống chịu, dễ dàng hóa cho việc làm thủ tục xin vay vốn.


- Nâng cao vai trò của cán bộ khuyến nông để hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cho mận Tả Van một cách thường xuyên.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thực phẩm thu mua sản phẩm mận Tả Van của bà con nông dân. Liên hệ nhiều hơn nữa đến các cơ sở thu mua lớn hơn để việc tiêu thụ mận Tả Van không còn là vướng bận đến những người dân.

5.2.3. Đối với người dân

- Các hộ nông dân cần mạnh dạn đầu tư tiền vốn, lao động để phát triển và mở rộng quy mô phát triển sản xuất mận Tả Van.

- Cần đẩy mạnh chăn nuôi để tạo nguồn phân hữu cơ cho sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất cây mận Tả Van nói riêng.

- Cần tiến hành sản xuất tập trung, tránh trồng mận Tả Van manh mún, khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Nguyên Cự, Đặng Văn Tiến, Đoàn Ngọc Bích, Đỗ Thanh Xương (2005), Bài giảng Marketing nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Cường (2016), phát triển sản xuất mận của các nông hộ trên địa bà huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng, Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

3. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

4. Thái Thị Bun My (2008). Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

5. Nguyễn Thị Bích Phương (2015), Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành trồng trọt ở xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

6. Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai (2018) Văn bản số 1330/SNN- TT&BVTV, ngày 11/7/2018 của sở Nông nghiệp và PTNT về việc báo cáo đánh giá kết quả phát triển cây mận VH6. UBND huyện Si Ma Cai

7. Ngô Đình Thao (1996), Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội

8. Tạp chí công thương (2015), “Tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản: Kinh nghiệm của một số nước.

9. UBND xã Thào Chư Phìn (2016 - 2018) “Kết quả sử dụng đất năm 2016 - 2018” 10.UBND xã Thào Chư Phìn (2016 - 2018), “Kết quả sản xuất trồng trọt năm

206 - 2018”.

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG MẬN TẢ VAN

Mã hộ:

Ngày điều tra ……………………. Người điều tra: VŨ KHÁNH LINH

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA

1.1 Họ tên chủ hộ……………………………… giới tính: Nam/Nữ

1.2 Dân tộc …………………………. Tuổi………………………......... 1.3 Trình độ học vấn …………………………………………….......

1.4 SĐT ………………………………………………………………….

1.5 Nghề nghiệp …………………………………………………………

1.6 Số nhân khẩu trong hộ …………………… ……………………… … 1.7 Số lao động trong hộ ………………………………………………….

II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MẬN CỦA HỘ

2.1 Tổng diện tích đất trồng mận:………………………

2.2 Ông (bà) đã trồng mận được bao nhiêu năm ?

..........................................................................................

2.3 Thời gian từ lúc trồng cho tới khi thu hoạch là bao nhiêu lâu ?...............

2.4 Ông (bà) có gặp khó khăn gì trong sản xuất không ?

…………………………………………………………

III. NGUỒN VỐN

3.1 Để sản xuất ông (bà) phải đi vay vốn không?

□ (1) Có □ (2) Không

4. Nếu CÓ ông (bà) vay ở đâu? Vay bao nhiêu?

□ (1) Vay người thân …………... (Trđ) lãi suất …………………...%

□ (2) Vay tổ chức tín dụng ……………… (Trđ) lãi suất ………..%

IV. CHI PHÍ SẢN XUẤT BÌNH QUÂN/SÀO

4.1 Chi phí sản xuất đầu vào/sào những năm gần đây


Diễn giải

Chi phí bình quân


Giống

Năm 2016(1000đ)

Năm 2017(1000đ)

Năm 2018 (1000đ)

Phân bón





Thuốc bảo vệ thực vật





Các yếu tố đầu vào khác




Công lao động




Tổng




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 6


V. ĐIỀU KIỆN ĐẤT TRỒNG MẬN

5.1 Theo địa hình

□ (1) Cao □ (2) Trung bình □ (3) Thấp

5.2 Theo loại đất

□ (1) Đất thịt □ (3) Đất đồi

□ (2) Đất cát pha □ (4) Đất khác

5.3 Theo khả năng canh tác

□ (1) Đất ruộng □ (2) Đất bãi □ (3) Đất vườn

VI. CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRONG SẢN XUẤT MẬN?

□ (1) Bệnh phấn trắng □ (4) Rệp sáp

□ (2) Bệnh cháy lá □ (5) Bệnh thối cổ rễ

□ (3) Bệnh do virus □ (6) Khác ……………………

VII. THU HOẠCH

7.1 Thu hoạch bình quân mỗi sào?



Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Sản lượng (tạ)




Đơn

giá(1000đ/kg)





7.2 Hiệu quả thu được từ mận của gia đình Ông (bà) trong những năm gần đây ?


Thu nhập

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng





7.3 Ông (bà) bán mận theo phương thức nào?

□ (1) Bán buôn □ (4) Bán tại chợ

□ (2) Bán lẻ □ (5) Bán tại vườn trồng

□ (3) Bán buôn + bán lẻ □ (6) Khác………………………...

7.4 Giá bán mận của hộ?

Bán buôn …………………nghìn đồng Bán lẻ……………………..nghìn dồng

7.5 Theo ông (bà) loại cây trồng nào đem lại HQKT cao nhất?

□ (1) Mận □ (4)Lê

□ (2) Lúa □ (5) Ngô

□ (3) Cam □ (6) Khác ……..................

VIII. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN

8.1 Gia đình có mở rộng quy mô sản xuất không ?

□ (1) Có □ (2) Không

- Không vì sao ?...........................................................................................

- Nếu có thì diện tích mở rộng?..................................................................

8.2 Ông (bà) đã từng tham gia lớp tập huấn về mận không?

□ (1) Có □ (2) Không

8.3 Có áp dụng được những kiến thức của buổi tập huấn vào trong sản xuất không?

□ (1) Có □ (2) Không

8.4 Ông (bà) có những kiến nghị gì đối với phát triển sản xuất mận tại địa phương?

□ (1) Đảm bao bao tiêu sản phẩm

□ (2) Hỗ trợ phân bón, giống cho hộ

□ (3) Điều tiết giá sản phẩm thị trường

□ (4) Quản lý các thương lái

□ (5) Cải thiện giao thông đi lại

□ (6) Cải tiến chất lượng giống cây

□ (7) Khác …………………………………


Cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022