Bước đầu nghiên cứu đánh giá mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Bùi Thị Nhẹ


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĂN UỐNG TẠI KHU DU LỊCH SẦM SƠN, THANH HÓA


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Bùi Thị Nhẹ


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĂN UỐNG TẠI KHU DU LỊCH SẦM SƠN,

THANH HÓA


LUẬN VĂN THẠC SĨ CAO HỌC


Ngành: Khoa học Môi trường


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THU HÀ

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm Thị Thu Hà

- Giảng viên Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô là người đã định hướng và tận tình hướng dẫn giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Một lần nữa, em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Môi trường, đặc biệt tới các thầy cô trong bộ môn Sinh thái Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã dẫn dắt, truyền thụ cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong 2 năm học tập tại trường.

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Hoàng Xuân Trung – Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và các cán bộ đang làm việc tại Khu du lịch Sầm Sơn cũng như các cán bộ tại khu vực nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình điều tra, khảo sát thực địa và nhiệt tình cung cấp tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè – chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần và vật chất để em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.


Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh Viên


Bùi Thị Nhẹ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1. Một số vấn đề chung 4

1.1.1 Các khái niệm liên quan 4

1.1.2. Tác động đến môi trường của các cơ sở ăn uống 6

1.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống 7

1.1.4. Thực trạng công tác BVMT đối với các cơ sở ăn uống 14

1.1.5. Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam liên quan đến áp dụng đánh giá đạt chuẩn

về BVMT đối với các cơ sở ăn uống và những bài học 15

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 21

1.2.1 Địa hình – Khí hậu – Thủy văn 21

1.2.2. Dân cư – Kinh tế - Xã hội 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thứ cấp 26

2.2.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 26

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn 27

2.2.4 Phương pháp chuyên gia 29

2.2.5 Phương pháp áp dụng Bộ tiêu chí để đánh giá mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi

trường của các cơ sở ăn uống 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1. Đánh giá tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường và công tác

quản lý môi trường tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa 35

3.1.1 Đánh giá tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường tại khu du

lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa 35

3.1.2 Công tác quản lý môi trường tại KDL Sầm Sơn, Thanh Hóa 43

3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí đạt chuẩn về BVMT của các cơ sở ăn uống

tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa 45

3.3. Đánh giá chung mức độ đạt chuẩn về BVMT của các cơ sở ăn uống tại KDL Sầm Sơn, Thanh Hóa 53

3.4 Kiến nghị hoàn chỉnh Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống cho phù hợp với thực tiễn 57

3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ đạt chuẩn về BVMT của các cơ

sở ăn uống tại khu vực nghiên cứu 61

KẾT LUẬN 635

TÀI LIỆU THAM KHẢO 666

PHỤ LỤC


TT

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 1: Yêu cầu cơ bản và GreenPointsTMcho mỗi hạng nhãn hiệu nhà

hàng xanh

21

2

Bảng 2: Các tiêu chí GreenPointsT đối với nhà hàng mới xây

dựng

22

3

Bảng 3: Các tiêu chí về BVMT đối với các cơ sở ăn uống

35-38

4

Bảng 4: Thống kê số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giai

đoạn 2010 – 2018

39

5

Bảng 5: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại Sầm Sơn giai

đoạn 2011 – 2018

40

6

Bảng 6. Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý các cơ sở ăn uống tại KDL Sầm Sơn, Thanh Hóa về mức độ đáp ứng các

tiêu chí BVMT

49-53

7

Bảng 7. Kết quả đánh giá của cộng đồng địa phương về mức độ đáp ứng các tiêu chí BVMT của các cơ sở ăn uống tại

KDL Sầm Sơn, Thanh Hóa

53-55

8

Bảng 8. Kết quả đánh giá của khách du lịch về mức độ đáp ứng các tiêu chí BVMT của các cơ sở ăn uống tại KDL Sầm

Sơn, Thanh Hóa

55-56

9

Bảng 9. Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về mức độ đáp ứng các tiêu chí về BVMT của các cơ sở ăn uống tại khu vực

nghiên cứu

58

10

Bảng 10. Đề xuất bổ sung, hoàn chỉnh một số tiêu chí BVMT

đối với các cơ sở ăn uống cho phù hợp với thực tiễn

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu đánh giá mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa - 1


DANH MỤC HÌNH


TT

TÊN HÌNH

TRANG

1

Hình 1. Diễn biến hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển

ven bờ

42

2

Hình 2. Cống xả thải trực tiếp ra biển tại bãi biển Sầm Sơn

43


BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BVMT

Bảo vệ môi trường

CĐĐP

Cộng đồng địa phương

CSDL&DV

Cơ sở du lịch và dịch vụ

CSKD

Cơ sở kinh doanh

CTNH

Chất thải nguy hại

DLBV

Du lịch bền vững

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GDMT

Giáo dục môi trường

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HST

Hệ sinh thái

IUCN

(The International Union for Conservation of

Nature): Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

IUOTO

(International Union of Offcial Travel Oragnizations): Liên hiệp các tổ chức lữ hành

chính thức

KDL

Khách du lịch

KDL

Khu du lịch

PTBV

Phát triển bền vững

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

(The United Nations World Tourism Organization): Tổ

chức du lịch thế giới

VQG

Vườn quốc gia


MỞ ĐẦU

Sau 30 năm đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của những biến động toàn cầu và khu vực, song với sự nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ các cơ quan quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp du lịch trong cả nước, du lịch Việt Nam vẫn đảm bảo tăng trưởng vượt bậc với sự mở rộng quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ tầng gắn với quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến, điểm, đô thị du lịch trên 7 vùng du lịch của cả nước; hệ thống doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, vận chuyển, giải trí... với chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, đồng thời với lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp được tăng cường cả về số lượng và trình độ chuyên nghiệp... Hoạt động du lịch sôi động ở nhiều địa phương đã tác động tích cực tới nhiều kinh tế ngành liên quan; góp phần tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo; xây dựng hình ảnh Việt Nam năng động, thân thiện trong khu vực và quốc tế. Những thành tựu đó đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển ngành Du lịch trong thời kỳ hội nhập và phát triển mới của Đất nước[2].

Trong giai đoạn 2010 - 2019, khách quốc tế tới duy trì được đà tăng trưởng liên tục, với mức tăng khá cao trong khu vực (trung bình 13,2%/năm). Mặc dù, mấy năm qua bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong quá trình khắc phục suy thoái, tái cấu trúc và từng bước tìm kiếm động lực tăng trưởng mới nhưng du lịch Việt Nam vẫn là một trong những ngành kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao và là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế (tăng 0,9% so với năm 2010), phục vụ 65 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 400 ngàn tỷ đồng, đóng góp khoảng 6,8% GDP [23].

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã gây ra những hệ lụy nhất định đến môi trường. Cùng với sự gia tăng về lượng khách thì các chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở các trọng điểm phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch cũng làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, gia tăng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí