Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 5


trong đất thuận lợi. Chính vì vậy mà mức bón phân chuồng cao hơn mọi mức bón của phân bón lót khác. Mặt khác thì chi phí bón phân chuồng lại không quá cao, phần lớn các hộ đều có của nhà vì hầu hết các hộ tham gia sản xuất mận thì cũng kèm theo chăn nuôi nhỏ lẻ như chăn nuôi bì, gà, lợn.

Bảng 4.5. Tổng chi phí sản xuất mận của các hộ điều tra năm 2019



Chi phí


ĐVT

Chi phí bằng

hiện vật

Chi phí bằng tiền

(triệu đồng)

QMN

QMV

QML

QMN

QMV

QML

1. Chi phí đầu tư


-

-

-

2,635

2,853

3,084

Giống (mua, tự có)

Kg

4,1

4,5

4,7

0,82

0,9

0,94

Phân chuồng, phân gà ủ

Kg

500

530

545

0,5

0,5 3

0,545

Đạm

Kg

14

16,5

18

0,112

0,132

0,144

Phân NPK

Kg

105

112

117

0,525

0,056

0,585

Thuốc BVTV

Tr.đồng

0,21

0,225

0,29

0,21

0,225

0,29

2. Công lao động








Công lao động thuê

Công

0,00

0,29

0,47

0,00

43,5

70,5

Công lao động gia đình

Công

65,20

67,05

72,31

-

-

-

3. Khấu hao

-

-

-

-

0,03

0,07

0,078

Tổng

-

-

-

-

4,535

4,877

4,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 5

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019) Lượng phân chuồng các hộ dùng bón lót khá cao, hộ có quy mô nhỏ lượng phân sửa dụng trong một năm trên đơn vị tính một sào bắc bộ tới 500kg phân nhưng chi phí chỉ hết 0,5 triệu đồng. Hộ có quy mô trung bình và hộ có quy mô lớn lượng bón lót nhiều hơn và chi phí bỏ ra nhiều hơn, do các hộ này chủ yếu tập chung vào sản xuất mận là chính ít chăn nuôi cũng như làm công việc khác như đi chợ, nên họ hoàn toàn phải mua ngoài với giá khá cao. Mà các hộ này đầu tư nhiều cho giai đoạn đầu bón lót và giảm số lần bón thúc

trong quá trình chăm sóc mận


Đạm: là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, thúc đẩy cây ra nhiều nhánh, nảy chồi mới cần thết cho sự sinh trưởng và phát triển lâu dài của thân và lá. Tuy nhiên thì lượng đạm tuỳ thuộc vào điều kiện của từng hộ mà có mức bón khác nhau. Ở nhóm hộ có quy mô lớn thì chi phí đạm cao gấp 1,3 lần so với nhóm hộ có quy mô nhỏ. Các hộ có quy mô nhỏ đầu tư ít và làm không theo khoa học, kiểu tự phát, không bón theo các chu kì theo quy định mà cứ thấy mận xấu có hiện tượng chậm phát triển mới bón.

Phân NPK: Có vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh, nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá, giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng ngoài ra nó còn giúp cây quang hợp tốt hơn, thúc đẩy hình thành lignin, xellulo làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại. Nhìn vào bảng

4.9 ta thấy lượng phân bón NPK của hộ có quy mô lớn cao gấp 1,12 lần so với các hộ có quy nhỏ, gấp 1,04 lần so với hộ có quy mô trung bình. Qua đó ta thấy các hộ có quy mô lớn các chi phí bỏ ra lúc nào cũng cao hơn so với các hộ có quy mô trung bình và quy mô nhỏ.

(3) Lao động thuê

Hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng lao động gia đình, nhưng vào mùa vụ thiếu người làm thì họ đổi công cho nhau bần cùng quá bận không có người làm họ mới thuê thêm người. Trường hợp thuê thêm người làm là rất ít chi phí thuê mướn không đáng kể giúp nhau là chính nhiều ngưởi đi làm chỉ ăn cơm không lấy tiền công.Chủ yếu thuê người đào cỏ và thu hoạch mận vào chính vụ lúc quá nhiều việc, công lao động 200.000 đồng/người/ngày. Nhìn vào bảng trên ta thấy chi phí thuê lao động của nhóm hộ có quy mô lớn cao hơn nhóm hộ có quy mô trung bình là 1,62 lần. Nhóm hộ có quy mô nhỏ thường họ không thuê tất cả là lao động gia đình


(4)Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật của nhóm hộ quy mô lớn cao gấp 1,29 lần so với nhóm hộ có diện tích quy mô trung bình và nhóm hộ quy mô trung bình cao gấp 1,07 lần so với hộ quy mô nhỏ. Nguyên nhân bởi vì nhóm hộ quy mô lớn có diện tích lớn, trồng đại trà nên không chăm sóc được kịp đào cỏ đường trước đằng sau đã mọc, nhiều cỏ dẫn đến nhiều loại sâu bệnh như bọ nhảy và vàng thối lá nên phải sử dụng nhiều thuốc hơn và còn sử dụng một số loại thuốc phòng nấm do việc sử dụng nhiều phân chuồng hơn nhóm hộ quy mô nhỏ.

(5) Lao động gia đình

Tất các các hộ sử dụng 100% lao động gia đình, vào vụ chính quá nhiều việc mới thuê thêm lao động nhưng thuê với giá rẻ, giúp nhau là chính. Nên công lao động gia đình khá cao, chủ yếu lấy công làm lãi, ngày nắng cũng như ngày mưa lúc nào cũng có mặt trên đồng ruộng.

4.2.2.4 Quy mô sản xuất mận của xã Thào Chư Phìn

Trong nhưng năm gần đây, theo thống kê của UBND xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai thì số hộ trồng mận có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, số lượng tăng vẫn chưa nhiều. Cụ thể:

Bảng 4.6. Quy mô sản xuất mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn năm 2016-2018‌


TT


Quy mô

2016

2017

2018

Tốc độ

phát triển (%)

ĐVT

SL

(hộ)

CC

(%)

SL

(hộ)

CC

(%)

SL

(hộ)

CC

(%)

17/16

18/17

BQ

1

Tổng

Hộ

105

-

121

-

146

-

115,24

120,66

117,92

2

Diện tích mận

Ha

88.2

-

101,6

-

122.7

-

115,2

120,8

118

3

Sản lượng

Tạ

3580,5

-

4126,1

-

4978,6

-

115,2

120,6

117,9

(Nguồn: Ban thống kê xã Thào Chư Phìn, 2019)


Qua bảng 4.6 ta có thể thấy được số hộ trồng mận và diện tích sản xuất mận đều tăng lên giữa các năm. Bình quân mỗi năm số hộ tăng 17,92% và diện tích bình quân tăng 19,37%. Năm 2016, số hộ QML là 10 hộ (chiếm 9,52%), hộ có QMTB là 32 hộ (chiếm 30,48%), số hộ có QMN là 63 hộ (chiếm 60%). Tuy nhiên sang đến năm 2018, do sản xuất mận được lại thu nhập cao cho các hộ trên địa bàn xã Thào Chư Phìn mà các hộ dân đã tập trung mở rộng diện tích trồng từ 40ha tăng lên 50 ha. So với năm 2016 thì năm 2018 tăng 125%. Ngoài ra, có nhiều hộ trồng mới làm cho số hộ trên địa bàn cũng tăng lên. Bình quân qua 3 năm hộ QML tăng 51,66%, hộ QMTB tăng 17,26% và hộ QMN tăng 10,55%.

Đối với năng suất mận thì có xu hướng tăng qua 3 năm, năm 2016, sản lượng ước đạt là 3580,5 tạ so với năm 2017 đạt 4126,1 tạ thì năm 2018 tăng 125% trên một ha. Tuy nhiên, đến năm 2018, do thời tiết thay đổi có xuất hiện sâu bệnh do đó mà năng suất của năm 2018 vẫn tăng hơn so với năm 2017 nhưng lượng tăng không đáng kể, tăng từ 4126,1 tạ lên 4978,6 tạ .

Nhìn chung, cơ cấu hộ nông dân sản xuất chuôi tây của các hộ có sự thay đổi qua 3 năm. Bên cạnh việc quan tâm đến chỉ tiêu số lượng thì trong quá trình tìm hiểu và đánh giá, còn có yếu tố chất lượng cần được chú trọng. Qua tìm hiểu phỏng vấn sâu cán bộ và lãnh đạo xã và hộ nông dân cho thấy, chất lượng cũng như năng suất trồng mận của xã ngày càng được nâng cao. Tình trạng mận kém chất lượng đã được hạn chế và khắc phục tránh ảnh hưởng đến thương hiệu và tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

Rút kinh nghiệm từ kết quả sản xuất của năm vừa qua, chính quyền địa phương và nông dân đã chú trọng tới tăng diện tích sản xuất mận với khâu lựa chọn giống sạch và tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành, quy hoạch vùng chuyên sản xuất mận Chính vì vậy, rất cần sự hỗ trợ vào cuộc của các ngành cụ thể là ngành nông nghiệp, khuyến nông phối hợp với chính quyền xã Thào Chư Phìn để có những quyết sách, quy hoạch cụ thể


nhằm đảm bảo tính bền vững của sản xuất mận của các hộ trên địa bàn xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Xã Thào Chư Phìn hiện có 2 thôn chủ yếu sản xuất mận: thôn Thào Chư Phìn và thôn Sán Chá. Diện tích đất trồng mận trên địa bàn hiện nay phải trên 60 ha bao gồm cả đất người dân chuyển đổi từ cây trồng năng suất thấp sang để trồng mận Theo phòng NN và PTNT huyện Si Ma Cai, cây mận đưa lại năng suất và sản lượng cao gấp 6lần đến 10 lần so với trồng cây lúa và các loại rau màu.

Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng mận của các hộ điều tra năm 2019‌

TT

Chỉ tiêu

Diện tích BQ hộ

( ha/hộ)

Sản lượng BQ

( tạ/hộ)

1

Quy mô nhỏ (< 1 ha)

0,46

29,34

2

Quy mô trung bình (1-3 ha)

0,54

98,10

3

Quy mô lớn (> 3 ha)

0,72

181,44

(Nguồn: Số liệu điều tra,2019)

Qua bảng 4.7 ta có thể thấy được, quy mô nhỏ là thuộc những nhóm hộ có diện tích trồng mận dưới 1 ha với tổng diện tích bình quân là 0,46 ha/hộ và sản lượng ước tính mỗi vụ là 29,34 tạ. Đối với những hộ ở QMTB thì diện tích bình quân là 0,54ha/ hộ, với sản lượng bình quân là 98,10 tạ. Những hộ có QML là những hộ có diện tích bình quân trên 3 ha, với sản lượng ước tính tầm 181,44 tạ. Qua đó ta có thể biết được, trồng mận đưa lại sản lượng cao cho người dân.Tuy nhiên, năng suất và sản lượng lại có sự chênh lệch tương đối giữa các hộ, nguyên nhân là do các hộ trồng mận khác nhau đưa ra quyết định sản xuất khác nhau. Điều này cho thấy mối liên kết lỏng lẻo giữa các hộ trồng mận trong toàn xã và chưa có sự chỉ đạo sát sao hay các chính sách hỗ trợ về khoa học kỹ thuật của HTX cũng như khuyến nông trong xã.


Bảng 4.8. Nguồn cung cấp giống cho các hộ sản xuất mận năm 2016-2018



Nguồn cung cấp giống

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Số hộ

CC (%)

Số hộ

CC (%)

Số hộ

CC

(%)

1. HTX dịch vụ

38

63,33

45

75

51

85

2. Cửa hàng vật tư

22

36,67

15

25

9

15

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019) Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy giống được mua từ nhiều nguồn khác nhau. Giống mận được lấy từ HTX dịch vụ tăng lên cụ thể: Năm 2016 có 38 hộ, chiếm 63,33%, năm 2017 có 45 hộ, chiếm 75 % và đến năm 2018 tăng lên 51 hộ, chiếm 85%. Do HTX dịch vụ phối hợp với cơ quan giống của Viện nghiên cứu rau quả Trung Ương, cho nên các giống đã được kiểm định và đạt chất lượng cao,ngoài ra HTX còn hỗ trợ cho việc mua giống. Vì vậy mà năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá trị tăng mà chi phí bỏ ra mua giống thường thấp hơn so với giống mua ở nơi khác. Giống được mua từ cửa hàng vật tư giảm dần, cụ thể: Năm 2016 có 22 hộ, chiếm 36,67% và 15 hộ, năm 2017, chiếm 25%, giảm xuống còn 9 hộ năm 2018, chiếm 15%. Nguyên nhân giảm là do giống mận không được kiểm định nên chất lượng kéo theo năng suất giảm, nên các hộ có xu hướng chuyển sang mua giống ở HTX dịch vụ. Qua bảng 4.8 ta có thể thấy các hộ nông dân đã biết chọn mua giống tốt được kiểm định chất lượng, qua đó giúp cho chất lượng cũng như năng suất của mận

được tốt hơn.

4.3. Tiêu thụ mận của các hộ điều tra tại xã Thào Chư Phìn

Qua bảng 4.9 ta có thể thấy được tình hình tiêu thụ mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn qua 3 năm gần đây. Cụ thể:

Năm 2016: Tổng sản lượng mận sản xuất là 2051 tạ. Trong đó, sản lượng mận tiêu thụ là 1952 tạ. Giá bán BQ 25.000 đồng và mỗi hộ có sản lượng mận tiêu thụ là 32.5 tạ/hộ. Tuy nhiên, đến năm 2017 thì sản lượng mận


tăng lên, tăng chiếm 22,62% . Năm 2018, sản lượng mận sản xuất là 2298 tạ với sản lượng mận tiêu thụ là 2133 tạ, mức giá bán mận BQ của các hộ là

35.000 đồng/kg và sản lượng mận tiêu thụ BQ của các hộ là 31,1 tạ/hộ

Bảng 4.9. Tình hình tiêu thụ mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn giai đoạn 2016-2018‌

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Tốc độ phát triển (%)

17/16

18/17

BQ

Sản lượng mận sản xuất

Tạ

2051

2133

2298

104

107,74

103,85

Sản lượng mận tiêu thụ

Tạ

1952

2005

2106

102,7

105,03

103,9

Giá bán mận BQ

1000đ/kg

25

30

35

120

116,7

118,35

SL mận tiêu thụ BQ/hộ

Tạ/hộ

32,5

33,41

35,1

102,8

105,05

103.9

(Nguồn: UBND xã Thào Chư Phìn 2019)

Nhìn chung, ta có thể thấy được, sản lượng mận tiêu thụ của các hộ có xu hướng tăng dần theo các năm. Bình quân mỗi năm tăng 20,94%.Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ sản xuất cũng như tiêu thụ mận để thúc đẩy quá trình tiêu thụ đạt hiệu quả cao.

Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã Thào Chư Phìn chủ yếu thông qua thương lái. Đối với sản phẩm mận người dân bán cho thương lái là chủ yếu chỉ có ít hộ mang ra chợ bán, những hộ này là do quy mô nhỏ việc sản xuất mận chủ yếu là do kinh nghiệm. Vì vậy giá cả phụ thuộc vào người mua. Người dân không có khả năng thỏa thuận cũng như trao đổi giá với các thương lái. Việc mua mận ở xã chủ yếu thỏa thuận qua miệng, không ký kết hợp đồng nên việc phụ thuộc rất lớn vào thương lái. Việc thương lái không mua khiến cho các hộ trên địa bàn bị ế phải bán giá rẻ cho người dân, các chợ. Vì vậy, việc tìm hướng đầu ra cho người dân là vấn đề cần thiết để giúp bà con ổn định sản xuất

Kênh tiêu thụ mận của các hộ điều tra

Việc sản xuất đối với bất kì loại sản phẩm nào thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là đầu ra của sản phẩm. Tại xã Thào Chư Phìn thì phần lớn việc buôn


bán mận vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Vì thế, khi có một vấn đề gì xảy ra thì người chịu thiệt thời lớn nhất vẫn là người nông dân. Người dân và thương lái không có một ràng buộc pháp lý nào. Chỉ khi nào tới vụ thu hoạch thì thương lái sẽ tự tìm tới thu mua cho bà con. Tuy nhiên, khách với thời điểm mọi năm thì năm vừa qua khi tới vụ thu hoạch thì khung cảnh mua mận không còn nhộn nhịp, tấp nập như trước nữa. Lý do thương lái đưa ra đó là năm nay không thu mua mận nữa. Điều này gây nên tình trạng đến mùa thu hoạch nhưng lại không biết bán cho ai. Như vậy, việc tiêu thụ mận của xã Thào Chư Phìn vẫn còn bấp bênh còn phụ thuộc rất nhiều vào nước bạn.

Bảng 4.10. Hình thức tiêu thụ mận của các hộ điều tra

ĐVT:%


Quy mô hộ

Bán buôn

Bán lẻ

QMN

50

15

QMTB

75

10

QML

95

5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019)

Qua bảng 4.10 ta thấy, các hộ gia đình trồng mận trên địa bàn người dân tiêu thụ mận chủ yếu qua 2 kênh là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp, hộ có quy mô nhỏ và quy mô vừa chiếm tỷ lệ cao qua kênh trực tiếp cụ thể:

- Hộ quy mô nhỏ có lượng tiêu thụ qua kênh trực tiếp lớn nhất trong 3 nhóm hộ lên tới 35,00% tiếp đến là hộ quy mô vừa với 15,00%, đặc biệt nhóm hộ quy mô lớn thì việc tiêu thụ qua kênh trực tiếp hầu như không diễn ra.

- Kênh bán buôn vẫn chiếm tỷ lệ trọng lớn nhất trong các kênh tiêu thụ của các hộ. Hộ quy mô lớn có quá trình tiêu thụ qua kênh này với tỷ trọng lớn nhất lên tới 95.00%, hộ qua mô vừa có tỷ trọng tiêu thụ cao qua kênh bán buôn với tỷ lệ 75%. Mặc dù là hộ có quy mô mô sản xuất nhỏ nhưng nhóm hộ quy mô nhỏ vẫn có 50.00% tỷ trọng tiêu thụ ở kênh này.

- Kênh bán lẻ là kênh có tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tiêu thụ của các nhóm hộ.


Địa điểm bán mận

Đa số người dân đều bán hàng hóa, nông sản của mình cho những người thương lái. Vai trò của các công ty, doanh nghiệp, người cung cấp dịch vụ đầu vào, người chế biến gần như không được thể hiện trong vấn đề sản xuất và tiệu sản phẩm của người dân. Chính vì vậy địa điểm bán hàng là một yếu tố quan trọng trong đối với người sản xuất. Vì khi tìm được những nơi có địa điểm bán tốt sẽ giúp người dân tiết kiệm được chi phí vận chuyển và đẩy nhanh viên tiêu thụ sản phẩm

Bảng 4.11. Địa điểm bán mận của các hộ điều tra

(ĐVT: %)


Địa điểm bán

QMN

QMTB

QML

Tại vườn

25

75

95

Tại chợ

35

5

5

Điểm trung gian (các hộ thu gom)

40

20

0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

Qua bảng 4.11 ta thấy, hộ có quy mô lớn có tỷ lệ bán tại vườn cao nhất so với các hộ quy mô vừa và quy mô nhỏ chiếm 95.00%. Vì quy trình sản xuất ở quy mô nhỏ, trồng theo kinh nghiệm nên thu hoạch mận không đồng đều và thường bán ra chợ hoặc bán cho các điểm thu gom.

Như vậy qua kết quả điều tra các hộ nông dân trên địa bàn xã Thào Chư Phìn thì việc thu mua thường diễn ra ngay tại vườn trồng mận của bà con. Việc tiến hành bán mận như thế này có ưu điểm đó là người dân không phải tốn chi phí vận chuyển nhưng cũng có nhiều bất cập đó là sự phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.


Biến động giá bán mận của các hộ điều tra

Bảng 4.12. Giá bán mận bình quân của các hộ điều tra


Quy mô

Giá bán bình quân (đồng/Kg)

Quy mô nhỏ

25.000 -30.000

Quy mô trung bình

25.000 -30.000

Quy mô lớn

30.000-35.000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2019)

Qua bảng 4.12 ta thấy giá bán mận của các hộ có sự chênh lệch. Hộ quy mô lớn có giá bán mận trung bình cao nhất giao động từ 25.000đ – 35.000đ/kg. Điều này có được là do sản phẩm mận mà nhóm quy mô lớn đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thu hoạch có chất lượng tốt hơn so với 2 quy mô còn lại

Bảng 4.13. Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ mận của các hộ điều tra‌

Thuận lợi

Khó khăn

- Việc tiến hành thu mua thường diễn ra ngay tại vườn nên không tốn chi phí vận chuyển

- Nhu cầu về sản phẩm này ngày càng được nâng cao không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra thị trường thế giới

- Công tác tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi, cơ sở hạ tầng được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu

thông.

- Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây trồng và tình hình sâu bệnh cũng là vấn đề gặp khó khăn.

- Việc liên kết giữa các hộ nông dân với các tác nhân khác còn hạn chế và chưa phổ biến.

- Giá cả sản phẩm còn phụ thuộc vào mùa vụ

- Thiếu thông tin bị động và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường

- Chưa có công ty nào đến hỏi mua mận

và ký hợp đồng với các hộ dân.


Vì vậy, để có thể phát triển sản xuất mận một cách bền vững thì đầu ra là vấn đề quan trọng. Đây không chỉ là thách thức với những người nông dân


mà là câu hỏi đặt ra cho các cán bộ địa phương trong việc ổn định đầu ra và đầu vào cho các bà con.

4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất mận tại xã Thào Chư Phìn

Qua kết quả điều tra ta có thể thấy được mức độ đầu tư cho sản xuất mận của các hộ dân trên địa bàn xã Thào Chư Phìn còn chưa cao và có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Sự đầu tư đó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kin tế của cây trồng giữa các nhóm hộ

Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả sản xuất mận của các nhóm hộ điều tra năm 2019‌

Chỉ tiêu

ĐVT

QMN

(< 3 sào)

QMTB

( 3-6 sào)

QML

(>6 sào)

Giá trị sản xuất (GO)

1000đ

1567

4017

6125

Chi phí trung gian (IC)

1000đ

750

1537

2175

Giá trị gia tăng (VA)

1000đ

817

2480

3950

Tiền thuê công lao động

1000đ

0

435

705

Thu nhập hỗn hợp( MI)

1000đ

738

2045

3245

GO/IC

Lần

2,09

2,61

2,82

GO/MI

Lần

2,12

1,96

1,89

VA/IC

Lần

1,09

1,61

1,82

MI/IC

Lần

0,98

1,33

1,49

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019)

Ta có thấy được giá trị sản xuất (GO) tại các nóm hộ có sự chênh lệch khá lớn. Nhóm hộ QML là nhóm hộ có GO cao nhất là 6,125 triệu đồng/sào và thấp nhất là các hộ QMN có GO là 1,567 triệu đồng/sào. Có thể thấy được năng suất mận khác nhau dẫn tới sản lượng, giá trị sản xuất cũng có sự khác nhau. Nhóm hộ có QML là nhóm có kết qura sản xuất cao nhất.

Về giá trị gia tăng( VA): sau khi GO trừ đi chi phí trung gian thu được giá trị gia tăng. Nhóm hộ QML vẫn là nhóm hộ có giá trị gia tăng cao nhất là


3,950 triệu đồng/sào. Sau đó là nhóm hộ có QMTB là 2,480 triệu đồng/sào và nhóm hộ QMN là nhóm hộ có giá trị gia tăng thấp nhất 0,738 triệu đồng. Sự chệnh lệch giữa các nhóm hộ QML và QMN là rất lớn. Điều đó làm ảnh hưởng đến hiểu quả sản xuất giữa các QM.

Thu nhập hỗ hợp ( MI): Thu nhập hỗn hợp chính bằng giá trị gia tăng từ đi chi phí thuê lao động. Thu nhập hỗn hợp của cả 3 nhóm hộ cũng có sự chênh lệch đáng kể. MI của nhóm hộ QML cao gấp 1,89 lần so với nhóm hộ QMN, Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư dẫn tới sự thay đổi thu nhập của các hộ dân, nhóm hộ nào có sự đầu tư lớn và hợp lý sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, mức độ đầu tư pử các nhóm hộ vẫn chưa cao nên kết quả đạt được vẫn chưa cao.

Về các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất mận của các hộ dân. Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí (GO/IC), giá trị giá tăng tính trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC).Qua bảng 4.10 ta có thể thấy được sự chệnh lệch giữa các nhóm hộ không nhiều. Trong đó, nhóm hộ QML là nhóm hộ đầu tư hiệu quả nhất với các chỉ số luôn cao nhất. Với chỉ tiêu GO/IC thì nhóm hộ QML tạo ra được 2,82 đồng so với 1 đồng chi phí bỏ ra còn đối với nhóm hộ QMN chỉ tạo ra 2,09 đồng so với 1 đồng chi phí bỏ ra. Giá trị sản xuất so với thu nhập hỗn hợp ( GO/MI) có sự chệnh lệch không lớn do chi phí sản xuất mận nhỏ hơn so với giá trị sản xuất thực của hộ.

Qua kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy được hộ QML sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với hộ có QMTB và QMN.

4.5. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

4.5.1. Giải pháp về năng lực sản xuất của nông hộ

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cho người dân là một điều kiện để phát triển nguồn nhân lực. Có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí