ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
VŨ KHÁNH LINH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MẬN TẢ VAN
TẠI XÃ THÀO CHƯ PHÌN, HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 2
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản
- Chỉ Tiêu Phản Ánh Tình Hình Sản Xuất Mận Trên Địa Bàn Xã Thào Chư Phìn
- Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 5
- Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tả van tại xã thào chư phìn, huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai - 6
Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Lớp : K47 - Khuyến nông
Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hùng
THÁI NGUYÊN – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Vũ Khánh Linh
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài trường
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, khoa Kinh tế và PTNT. Các Thầy, Cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ UBND xã Thào Chư Phìn, ban thống kê, ban địa chính... và những hộ dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Vũ Khánh Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
BQ: : Bình Quân
CC : Cơ cấu
DT : Diện tích
ĐVT : Đơn vị tính
HTX : Hợp tác xã
QMN : Quy mô nhỏ QMTB : Quy mô trung bình QML : Quy mô lớn
TT : Thứ tự
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 3
2.1.1. Các khái niệm có liên quan 3
2.1.2. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ nông sản 8
2.1.3 Kỹ thuật trong canh tác trồng mận 9
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất và tiêu thụ mận 13
2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ mận 15
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản 20
2.2.1 Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới 20
2.2.2 Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận ở một số địa phương trong nước 23
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất và tiêu thụ mận 24
PHẦN III. ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2. Giới hạn về nội dung, thời gian, không gian 26
3.2. Nội dung nghiên cứu 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu 27
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 27
3.3.2. Thu thập số liệu 27
3.3.3. Xử lý số liệu 29
3.3.4. Phương pháp phân tích 29
3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 29
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 34
4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trên từ đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn 36
4.2.1. Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ mận tại xã Thào Chư Phìn 36
4.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất mận của các hộ điều tra tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 38
4.3. Tiêu thụ mận của các hộ điều tra tại xã Thào Chư Phìn 45
4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất mận tại xã Thào Chư Phìn 50
4.5. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 51
4.5.1. Giải pháp về năng lực sản xuất của nông hộ 51
4.5.2. Giải pháp về vốn đầu tư cho sản xuất 52
4.5.3. Giải pháp về tập huấn kỹ thuật 53
4.5.4. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất mận Tả Van tại địa phương 54
4.5.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 54
PHẦN V. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 56
5.1. Kết luận 56
5.2 Kiến nghị 57
5.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước 57
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 57
5.2.3. Đối với người dân 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG MẬN TẢ VAN
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới qua các năm 21
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất mận ở một số nước trên thế giới năm 2010 22
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nước năm 2011 23
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thào Chư Phìn năm 2019 33
Bảng 4.2. Cơ cấu dân số và lao động của xã Thào Chư Phìn qua 3 năm 2016 – 2018 34
Bảng 4.3. Diện tích một số cây trồng chính của xã Thào Chư Phìn qua 3 năm 2016 – 2018 37
Bảng 4.4. Tình hình sản xuất mận các hộ điều tra trên địa bàn xã Thào Chư Phìn qua 3 năm ( 2016-2018) 38
Bảng 4.5. Tổng chi phí sản xuất mận của các hộ điều tra năm 2019 40
Bảng 4.6. Quy mô sản xuất mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn năm 2016-2018 42
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng mận của các hộ điều tra năm 2019 44 Bảng 4.8. Nguồn cung cấp giống cho các hộ sản xuất mận năm 2016-2018... 45 Bảng 4.9. Tình hình tiêu thụ mận trên địa bàn xã Thào Chư Phìn giai đoạn 2016-2018 46
Bảng 4.10. Hình thức tiêu thụ mận của các hộ điều tra 47
Bảng 4.11. Địa điểm bán mận của các hộ điều tra 48
Bảng 4.12. Giá bán mận bình quân của các hộ điều tra 49
Bảng 4.13. Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ mận của các hộ điều tra 49
Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả sản xuất mận của các nhóm hộ điều tra năm 2019 50
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp 5
Sơ đồ 2.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp 6
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, điều đó tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại cây ăn quả. Mỗi một vùng, một địa phương có lợi thế phát triển một loại cây ăn quả đặc trưng của vùng đó: như nhăn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà Trong số đó không thể không kể tới cây mận Tả Van huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Tại huyện Si Ma Cai - Lào Cai, mận Tả Van là một cây có vị trí rất quan trọng sản xuất nông nghiệp. Công tác phát triển sản xuất mận đã và đang được các cơ quan ban ngành quan tâm và thực hiện.Mận Tả Van là một cây có vị trí rất quan trọng sản xuất nông nghiệp huyện. Công tác phát triển sản xuất mận đã và đang được các cơ quan ban ngành quan tâm và thực hiện. Nguyên nhân do phần lớn cây mận Tả Van đã nhiều năm tuổi, đồng thời người dân phát triển cây mận Tả Van theo hướng tự phát, chỉ chú trọng mở rộng diện tích trồng và đợi ngày thu hoạch, không quy hoạch thiết kế hoặc chăm sóc vườn quả kém, không đốn tỉa để cây ra hoa đậu quả trên cành già cỗi, không phòng trừ sâu bệnh…. Kết quả là các vườn quả nhanh già cỗi, năng suất và chất lượng quả giảm mạnh, làm mất đi sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Chưa bố trí sản xuất theo cơ cấu mùa vụ thu hoạch cho một vùng sản xuất, chưa có khuyến cáo về thời điểm thu hoạch thích hợp. Đồng thời cơ sơ vật chất dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, công nghệ bảo quản chế biến sau khi thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm còn yếu, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của người dân thấp và điều kiện kinh tế nghèo, khả năng tự đầu tư phát triển sản xuất của người dân là rất hạn chế. Thêm vào đó, do thời tiết những năm gần đây bất thuận, có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài vào mùa đông nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất, chất lượng quả. Giá cả không ổn định cũng gây khó khăn trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường của địa phương.
Huyện Si Ma Cai đã xác định: Cây mận Tả Van sẽ vẫn là cây trồng chủ yếu, không chỉ giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo mà còn trở thành một sản phẩm du lịch chất lượng cao. Hiện nay, huyện Si Ma Cai đã có chính sách, chương trình hỗ trợ người trồng mận duy trì và phát triển ổn định nghề. Mận Tả Van không những là giống cây trồng bản địa mà còn là giống cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao cần được bảo vệ, bảo tồn lâu dài và đầu tư khai thác một cách hiệu quả bền vững phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nông dân. Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển ngành trồng mận đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó trong cơ cấu kinh tế của huyện những năm tới? Nhằm phát triển sản xuất cây mận của huyện trong thời gian tới và để giải quyết thoả đáng những câu hỏi trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình , không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị to lớn góp phần bảo tồn gen di truyền qúy hiếm của cây mận Tả Van và một phần xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng miền núi huyện Si Ma Cai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong thời gian vừa qua; từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ mận tại địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ mận
- Đánh giá thực trạng sản xuất mận Tả Van tại địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ mận Tả Van tại xã Thào Chư Phìn
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Phát triển
Những năm gần đây lý thuyết về sự phát triển được nhiều tác giả đưa ra theo các cách hiểu khác nhau.
Theo tác giả Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997) giáo trình kinh tế nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội “ Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường”.
Với Ngân hàng Thế giới (1991) phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính có liên quan đến hệ thống giá trị của con người đó là: “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân...”
Theo tác giả Nguyễn Nguyên Cự, Đặng Văn Tiến. Đoàn Ngọc Bích, Đỗ Thanh Xương (2005), bài giảng Marketing nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội “Phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào đều được đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng thành tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu để thỏa mãn nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn. Nói cách khác