Số Lần Du Lịch Và Thời Gian Lưu Trú Của Du Khách


Phú Yên là một tỉnh ven biển miền Trung có cảnh quan tự nhiên đẹp với các bãi biển, vũng vịnh, đầm phá... hoang sơ phù hợp với nhu cầu tham quan, khám phá tự nhiên; các di tích - danh thắng độc đáo đáp ứng yêu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử của du khách. Mặc dù nhu cầu đi công tác, hội nghị, thương mại và nghỉ ngơi, nghỉ cuối tuần tương đối cao nhưng địa phương chưa tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch hỗ trợ cho nhóm du khách này, các hoạt động du lịch về đêm, những sự kiện du lịch cuối tuần chưa được triển khai rầm rộ; nhu cầu thăm bạn bè, người thân khá nhiều nhưng chưa được quan tâm đúng mức; chưa khai thác được các hoạt động tham quan làng nghề, tham gia lễ hội... cho du lịch.

Ngoài các mục đích đó, du khách còn có mục đích khác với tỉ lệ khá cao 34,4%; du khách đến Phú Yên có thể vì hiếu kì về vùng đất “hoa vàng cỏ xanh” đẹp hoang sơ và lung linh qua phim ảnh hay tìm đến sự trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương ở quê hương “xứ Nẫu” chân chất, hiền hòa hoặc bất kì lí do nào khác. Và cho dù là nguyên nhân gì thì du khách đã chọn Phú Yên là điểm đến thì địa phương cần có tinh thần đón tiếp nồng hậu, chu đáo thể hiện qua sự đầu tư về dịch vụ du lịch đặc biệt với kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo, nâng cao năng lực quản lí du lịch và văn hóa cộng đồng địa phương để khai thác/sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch khác biệt để làm nên sản phẩm du lịch đặc thù ấn tượng nhất của Phú Yên.

Một điểm đến du lịch để có được vị trí trên bản đồ du lịch quốc gia và thương hiệu trên thị trường du lịch quốc tế thì cần phải có sản phẩm du lịch đặc thù, bắt nguồn từ việc nhận diện/xác định tài nguyên du lịch khác biệt mà điểm đến đó sở hữu/tự tạo kết hợp với những yếu tố bổ trợ khác. Từ tài nguyên du lịch khác biệt, xây dựng/hình thành nên những loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù có yếu tố dịch vụ du lịch đặc biệt. Tuy nhiên, qua quá trình khai thác/sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù trong một giai đoạn tương đối, cần phải nghiên cứu những hoạt động của du khách tại điểm đến để nâng cấp/làm mới sản phẩm. Bởi sản phẩm du lịch đặc thù nào dù hấp dẫn ra sao cũng chỉ phù hợp với thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất định. Vì vậy, tìm hiểu hoạt động du khách trong chuyến du lịch có vai trò định hướng cho việc đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm và dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của đa số du khách.


• Hoạt động của du khách trong chuyến du lịch

Đề tài cần hiểu rõ các hoạt động của du khách trong chuyến đi: nghỉ dưỡng biển đảo; tham gia hoạt động sinh thái biển đảo; tham gia hoạt động thể thao biển; tham gia du lịch thể thao mạo hiểm (leo núi, vượt thác); khám phá thiên nhiên ở các khu bảo tồn; tìm hiểu, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; tham gia lễ hội, sự kiện văn hóa; đi lễ tại chùa; vui chơi, giải trí tại công viên, khu vui chơi; chữa bệnh, làm đẹp; trải nghiệm cuộc sống người dân bản địa; thưởng thức ẩm thực đặc sản địa phương; mua sắm, sản vật, hàng hóa địa phương; tổ chức đám cưới/nghỉ tuần trăng mật hay hoạt động khác nhằm thiết kế các yếu tố hiện đại, trải nghiệm và chuyên đề, chuyên biệt tại các nơi tổ chức các hoạt động mà du khách mong muốn thực hiện ở điểm đến.

Bảng 3.6. Hoạt động của du khách trong chuyến du lịch


Hoạt động

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Nghỉ dưỡng biển đảo

160

100

Tham gia các hoạt động sinh thái biển đảo

86

53,8

Tham gia các hoạt động thể thao biển

80

50

Tham gia du lịch thể thao mạo hiểm (leo núi, vượt thác)

16

10

Khám phá tự nhiên tại các khu bảo tồn

16

10

Tìm hiểu, tham quan di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng

60

37,5

Tham gia các lễ hội, sự kiện văn hóa

106

66,3

Đi lễ tại các chùa chiền

32

20

Vui chơi, giải trí tại các công viên, khu vui chơi

160

100

Chữa bệnh, làm đẹp

32

20

Trải nghiệm cuộc sống người dân bản địa

160

100

Thưởng thức ẩm thực địa phương

160

100

Mua sắm, mua sản vật, hàng hóa địa phương

160

100

Tổ chức đám cưới/nghỉ tuần trăng mật

61

38,1

Khác

10

6,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 15

(Kết quả điều tra của tác giả, 2018)


Ở đây, du khách tham gia hoạt động nghỉ dưỡng biển đảo; vui chơi, giải trí tại công viên, khu vui chơi; trải nghiệm cuộc sống người dân bản địa; thưởng thức ẩm thực và mua sắm, mua sản vật, hàng hóa địa phương chiếm tỉ lệ tuyệt đối (100%). Với những nhu cầu trên, khả năng đáp ứng của du lịch Phú Yên hạn chế nhiều mặt, nhất là những hoạt động vui chơi, giải trí tại các công viên, khu vui chơi; sản vật, hàng hóa địa phương quá ít so với nhu cầu thực tế; thêm vào đó, chưa có nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với cuộc sống người dân bản địa.

Ngoài ra, các hoạt động tham gia lễ hội, sự kiện văn hóa (66,3%); tìm hiểu, tham quan di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng (37,5%); tham gia hoạt động sinh thái biển đảo (53,8%); tham gia hoạt động thể thao biển (50%); tổ chức đám cưới/ nghỉ tuần trăng mật (38,1%) chiếm tỉ lệ khá lớn. Về mặt này, du lịch Phú Yên chưa có khả năng đáp ứng cao; đặc biệt địa phương chưa tổ chức qui mô các lễ hội, sự kiện văn hóa thu hút đông đảo du khách, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng có qui mô nhỏ, chưa đầu tư mạnh mẽ đồng thời công tác bảo tồn cũng chưa tốt, hoạt động sinh thái biển đảo, thể thao biển chưa nhiều cũng như những hoạt động du lịch chuyên đề dành cho các đối tượng du khách tổ chức đám cưới/ nghỉ tuần trăng mật chưa có.

Thêm nữa, hoạt động đi lễ tại chùa chiền (20%); chữa bệnh, làm đẹp (20%); khám phá tự nhiên tại các khu bảo tồn (10%); tham gia du lịch thể thao mạo hiểm như leo núi, vượt thác (10%) tuy chiếm tỉ lệ thấp nhưng tỉnh cũng cần quan tâm tới các nhu cầu này để có các kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch tương ứng, bởi một điểm đến hấp dẫn phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của tất cả du khách, nhất là các sản phẩm du lịch chuyên biệt dành cho những đối tượng du khách đặc biệt đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Phú Yên có khu bảo vệ môi trường quốc gia Bắc Đèo Cả và khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh Krông Trai có thể khai thác cho hoạt động du lịch tìm hiểu và khám phá thiên nhiên; núi Đá Bia, Chóp Chài, thác Hòa Nguyên, Cây Đu... có thể khai thác du lịch thể thao mạo hiểm như leo núi, vượt thác; suối khoáng (Lạc Sanh), nước khoáng nóng (Phú Sen), suối lạnh (Hòa Thịnh)... đáp ứng nhu cầu làm đẹp, chữa bệnh phục hồi sức khỏe cho du khách. Những tài nguyên du lịch này cần được khai thác và phát triển kịp thời thành sản phẩm du lịch phục vụ đa dạng hoạt động của du khách tại điểm đến.


Qua kết quả điều tra, ngoài các hoạt động trên, chỉ có du khách quốc tế mới tham gia các hoạt động khác như tham gia hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường trồng cây, nhặt rác, làm sạch bãi biển… (66,7%), tham gia hoạt động thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng (33,3%). Hoạt động này cần được nhân rộng và phát huy đối với các đối tượng du khách nội địa bởi ý thức bảo vệ môi trường và giúp đỡ cộng đồng của họ chưa cao. Làm như thế nào để phát huy vai trò cộng đồng và du khách trong gìn giữ và bảo vệ môi trường cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điểm đến nhằm nâng cao tính bền vững và phát triển toàn diện đời sống vật chất - tinh thần cho người dân địa phương.

• Sự tham gia của du khách tại các điểm tham quan

Đề tài cần nắm rõ các điểm tham quan của du khách ở điểm đến du lịch để hiểu rõ giữa tiềm năng và hiện thực thì điểm tham quan nào sẽ thu hút du khách nhiều hơn; nếu đa số điểm tham quan trùng khớp với các điểm tài nguyên du lịch khác biệt thì có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn du khách rất cao hoặc có thể kết nối các điểm tài nguyên du lịch khác biệt để tạo nên chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng.

Bảng 3.7. Sự tham gia của du khách tại các điểm tham quan


Điểm tham quan

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Gành Đá Đĩa

160

100

Mũi Đại Lãnh

160

100

Đảo Nhất Tự Sơn

80

50

Núi Đá Bia

10

6,3

Vũng Rô

53

33,1

Đền thờ Lương Văn Chánh

35

21,9

Nhà thờ Mằng Lăng

160

100

Chùa Đá Trắng

8

5

Chùa Thanh Lương

106

66,3

Tháp Nhạn

70

43,8

Bãi biển Tuy Hòa

160

100

Đồi Thơm

106

66,3


Bãi Xép

106

66,3

Đập Đồng Cam

16

10

Khác

60

37,5

(Kết quả điều tra của tác giả, 2018)

Qua thống kê những điểm tham quan của du khách tại Phú Yên, có thể biết một số điểm tham quan nổi bật thu hút đông đảo du khách, đó là Gành Đá Đĩa, Mũi Đại Lãnh, Nhà thờ Mằng Lăng và Bãi biển Tuy Hòa với tỉ lệ đạt 100%; một số điểm tham quan cũng có lượng du khách khá lớn như Chùa Thanh Lương, Đồi Thơm và Bãi Xép với tỉ lệ 66,3%.

Trong các điểm tham quan trên, một số điểm gắn với các tài nguyên du lịch khác biệt của tỉnh Phú Yên như Gành Đá Đĩa, Mũi Đại Lãnh, Nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Thanh Lương và Bãi Xép, do đó lượng du khách cao. Đặc biệt Gành Đã Đĩa và Bãi Xép là hai điểm tham quan được 100% du khách đánh giá ấn tượng nhất; trong đó, Gành Đá Đĩa là loại tài nguyên du lịch khác biệt duy nhất ở Việt Nam. Điểm tham quan Bãi biển Tuy Hòa ở ngay trung tâm thành phố nên thu hút khá đông đảo du khách; Đồi Thơm thuộc vùng ngoại ô có Khu nghỉ dưỡng 5 sao Vietstar đầu tiên của Phú Yên rất hấp dẫn du khách Nga, Trung Quốc.

Ba điểm tham quan thu hút tương đối du khách như Đảo Nhất Tự Sơn (50%), Tháp Nhạn (43,8%), Vũng Rô (33,1%) và Đền thờ Lương Văn Chánh (21,9%); 3/4 các điểm tham quan này là tài nguyên du lịch khác biệt và Tháp Nhạn là di tích quốc gia đặc biệt của Phú Yên. Ba điểm tham quan ít hấp dẫn du khách gồm Đập Đồng Cam (10%), Núi Đá Bia (6,3%) và Chùa Đá Trắng (5%) mặc dù có 2 trong số 3 điểm này gắn với tài nguyên du lịch khác biệt là Núi Đá Bia và Chùa Đá Trắng; cho thấy công tác bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị tài nguyên du lịch khác biệt phục vụ hoạt động phát triển du lịch chưa đạt hiệu quả.

Đáng chú ý có các điểm tham quan khác (37,5%) du khách lựa chọn khi đến Phú Yên như Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Cao nguyên Vân Hòa, Vực phun… chiếm tỉ lệ tương đối cao; minh chứng cho thấy điểm đến Phú Yên có nhiều điểm tham quan khác hấp dẫn không kém nhưng một số điểm có vị trí, khả năng tiếp cận không thuận lợi (Vực phun) và dịch vụ du lịch hạn chế (Cao nguyên Vân Hòa) nên


chưa thu hút du khách. Đầm Ô Loan và Vịnh Xuân Đài là 2 điểm tài nguyên du lịch khác biệt được nhiều du khách lựa chọn bởi ngoài việc khám phá tự nhiên, du khách còn thưởng thức các ẩm thực đặc sản địa phương khai thác từ biển, đầm, vịnh như cá ngừ đại dương, sò huyết, hàu sữa, tôm hùm, cua huỳnh đế, ốc nhảy…

• Số lần du lịch và thời gian lưu trú của du khách

Số lần du lịch và thời gian lưu trú của du khách ở một điểm đến sẽ cho biết khả năng cung ứng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch của điểm đến đó. Một điểm đến nếu thu hút du khách tới nhiều lần với thời gian lưu trú dài ngày cho thấy khả năng cung ứng du lịch cao đồng thời thường xuyên bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch để thu hút du khách. Điều này lí giải vì sao một số điểm đến du khách đi rất nhiều lần vẫn không cảm thấy nhàm chán, trong khi một số điểm đến du khách chỉ ghé qua một lần rồi thôi. Với những điểm đến như vậy, không phải là không còn cơ hội kéo du khách trở lại mà phải suy nghĩ nâng cấp dịch vụ mời gọi du khách thêm lần nữa.

Số lần đi du lịch và thời gian lưu trú ở điểm đến cũng cho biết sự hấp dẫn của một điểm đến. Một điểm đến ít thu hút du khách đương nhiên họ sẽ không đến nhiều lần. Mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch chỉ chiếm một phần trong khi nhân tố quyết định du khách quay trở lại chính là sự đa dạng và tiện nghi của các dịch vụ du lịch. Các điểm đến nổi tiếng luôn bổ sung và làm mới hệ thống dịch vụ du lịch, để mỗi lần du khách đến là một lần cảm nhận sự thay đổi, nét tươi mới và phát triển không ngừng các dịch vụ đó. Điều này lí giải vì sao các tài nguyên du lịch Phú Yên tuy phong phú, đa dạng, đặc sắc và độc đáo; trong đó sở hữu không ít các tài nguyên du lịch khác biệt nhưng vẫn chưa hấp dẫn nhiều đối tượng du khách và chưa thu hút du khách trở lại những lần sau.

Bảng 3.8. Số lần du lịch và thời gian lưu trú của du khách


Phân loại

Số lần du lịch (lần)

Thời gian lưu trú (ngày)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

110

68,8

60

37,5

2

40

25

95

59,4

3

10

6,2

5

3,1


Trên 3

0

0

0

0

(Kết quả điều tra của tác giả, 2018)

Có tổng số 110/160 du khách đến Phú Yên lần đầu (68,8%), số du khách đến địa phương lần thứ 2 chỉ có 40/160 (25%), con số này ở lần thứ 3 giảm còn 10/160 (6,2%) và từ 3 lần trở lên không còn du khách nào. Điều này chứng tỏ các sản phẩm du lịch địa phương chưa hấp dẫn, sản phẩm du lịch đúng nghĩa chưa có; sản phẩm du lịch đặc thù gắn với những yếu tố hiện đại, chuyên đề và trải nghiệm chưa được khai thác hiệu quả.

Kết quả cũng cho thấy thời gian lưu trú của du khách ở Phú Yên quá ít, có 95/160 du khách ở 2 ngày (59,4%), chỉ có 5/160 du khách ở 3 ngày (3,1%), không du khách nào lưu trú từ ngày thứ 3 trở lên và 60/160 (37,5%) du khách đến Phú Yên chỉ 1 ngày (đi và về trong ngày); một lần nữa cho thấy nếu điểm đến đó có loại hình du lịch đơn điệu, sản phẩm du lịch nghèo nàn, dịch vụ du lịch manh mún... thì không thể kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Địa phương tuy có rất nhiều điểm tài nguyên du lịch khác biệt nhưng chưa có dịch vụ du lịch đặc biệt với kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo trong khi năng lực quản lí du lịch còn hạn chế, văn hóa cộng đồng địa phương chưa được phát huy.

Một điều dễ dàng nhận thấy, đa phần du khách lưu trú tại Bình Định và Khánh Hòa, đến Phú Yên để tham quan, ăn uống, trở về trong ngày do địa phương có cảnh quan đẹp, vé tham quan rẻ, ăn uống ngon và giá cả hợp lí. Tuy cơ sở lưu trú khá tốt, giá cả phù hợp nhưng những dịch vụ về đêm và thời gian hoạt động quá ít, du khách không biết làm gì mỗi đêm. Nhiều du khách chia xẻ đến Bình Định và Khánh Hòa không đủ tiền để tiêu còn đến Phú Yên lại không biết tiêu tiền chỗ nào ngoài lưu trú, ăn uống và karaoke.

• Đối tượng du khách và hình thức lưu trú

Đối tượng du khách và hình thức lưu trú tại một điểm đến cho thấy qui mô và khả năng cung ứng các dịch vụ lưu trú của điểm đến đó. Các dịch vụ lưu trú với số lượng các khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, homestay, lều trại... cho thấy sự đa dạng về loại hình lưu trú có thể đáp ứng nhiều đối tượng du khách gia đình, nhóm bạn bè, hai người/cặp đôi/một mình, cơ quan/đồng nghiệp...


Bảng 3.9. Đối tượng du khách và hình thức lưu trú


Đặc điểm

Phân loại

Số lượng

Tỉ lệ (%)


Đối tượng du khách

Gia đình

121

75

Nhóm bạn bè

131

81,9

Hai người/Cặp đôi

48

30

Một mình

32

20

Cơ quan, đồng nghiệp

63

39,4

Khác

16

10


Hình thức lưu trú

Khách sạn 1 - 2 sao

12

7,5

Khách sạn từ 3 - 5 sao

35

21,9

Resort cao cấp

8

5

Nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ

57

35,6

Homestay

15

9,4

Nhà người thân

20

12,5

Lều, trại

10

6,2

Khác

3

1,9

(Kết quả điều tra của tác giả, 2018)

Du khách đến Phú Yên đi theo nhóm bạn bè chiếm tỉ lệ cao nhất với 81,9%, kế đó đi với gia đình 75% và cơ quan, đồng nghiệp 39,4%; các tỉ lệ này cho biết Phú Yên là một điểm đến thu hút nhiều đối tượng du khách đi du lịch theo số đông, thuận lợi cho việc đầu tư vào điểm du lịch và khu du lịch có qui mô lớn. Đối tượng du khách đi hai người/cặp đôi (30%) và một mình (20%) có tỉ lệ thấp hơn. Qua khảo sát các hoạt động của du khách trong chuyến du lịch có các hoạt động tổ chức đám cưới/nghỉ tuần trăng mật (38,1%), rất phù hợp với điểm đến Phú Yên, nơi có vô số cảnh quan đẹp tự nhiên, hoang sơ là mục tiêu của nhóm du khách đi 2 người/cặp đôi/một mình. Đặc biệt, 10% du khách đến Phú Yên không nằm trong các nhóm liệt kê và một điều trùng hợp là những phiếu thăm dò ứng với tỉ lệ trên đến từ nhóm du khách quốc tế, có thể nhiều trong số họ đến địa phương để du lịch kết hợp tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường...

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí