Phương Thức Và Phương Tiện Tiếp Cận Điểm Đến


Việc lựa chọn các hình thức lưu trú của các nhóm du khách đến Phú Yên khá đa dạng, với 35,6% lưu trú tại nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, 21,9% ở khách sạn 3-5 sao, 12,5% trú nhà người thân; số du khách lưu trú tại homestay (9,4%), khách sạn 1-2 sao (7,5%), lều, trại (6,2%), resort cao cấp (5%) và các hình thức lưu trú khác (1,9%) có tỉ lệ thấp; không phải do giá cả các khách sạn chất lượng quá cao khiến du khách e ngại lựa chọn mà là Phú Yên có quá ít các khách sạn đạt chuẩn phục vụ du khách. Chỉ 2 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn

2 sao, 50 khách sạn 01 sao, 01 biệt thự và 01 homestay đạt chuẩn và 80 nhà nghỉ tiêu chuẩn (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018) thật sự quá thấp so với nhu cầu phát triển du lịch trong thời kì mới.

• Phương thức và phương tiệp tiếp cận điểm đến

Phương thức và phương tiệp tiếp cận điểm đến du lịch cho thấy hiệu quả của hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và tầm ảnh hưởng của điểm đến trên thị trường du lịch. Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra các ưu - nhược điểm của điểm đến. Câu nói “hữu xạ tự nhiên hương” ngày trước bây giờ không còn phù hợp nữa; giờ đây cần đẩy mạnh hoạt động marketing điểm đến du lịch, một phần hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của một địa phương.

Bảng 3.10. Phương thức và phương tiện tiếp cận điểm đến


Đặc điểm

Phân loại

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Phương

thức du lịch

Đặt tour du lịch trọn gói

120

75

Tự tổ chức

32

20

Khác

8

5


Phương tiện

du lịch

Các công ty du lịch

102

63,8

Các hội chợ du lịch

16

10

Internet/mạng xã hội

160

100

Truyền hình, báo, đài

80

50

Bạn bè, người thân

106

66,3

Tờ rơi, tập gấp quảng cáo

12

7,5

Khác

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 16

(Kết quả điều tra của tác giả, 2018)


Trước khi du khách tìm đến vùng đất “hoa vàng cỏ xanh” đã tìm hiểu qua Internet/mạng xã hội (100%) hoặc qua bạn bè, người thân (66,3), sau đó liên hệ với các công ty du lịch (63,8%) để đặt tour du lịch trọn gói (75%). Hình thức tự tổ chức (20%) và các hình thức du lịch khác (5%) không nhiều.

Việc quảng bá du lịch Phú Yên trên truyền hình, báo, đài thời gian qua đạt hiệu quả tốt (50%), đặc biệt nhờ hiệu ứng bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh”, Phú Yên dù không tốn một đồng nào cho quảng cáo vẫn được hưởng lợi, từ đó du khách biết và tìm đến địa phương ngày càng nhiều hơn. Thông tin du lịch Phú Yên tại hội chợ du lịch (10%) và qua tờ rơi, tập gấp quảng cáo (7,5%) quá ít, chưa tạo ra động lực thúc đẩy động cơ đi du lịch Phú Yên của du khách.

Vì vậy, Phú Yên phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, nhất là cần chú trọng giới thiệu hình ảnh hấp dẫn, thân thiện của điểm đến Phú Yên ra thị trường du lịch thế giới nhằm tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư, phát triển du lịch địa phương tương xứng với lợi thế và tiềm năng vốn có đồng thời khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế.

Kết quả thăm dò ý kiến du khách tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt ở Phú Yên một lần nữa khẳng định phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương chú trọng thị trường du khách là hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu thế thời đại trên cơ sở tổng hợp ý kiến du khách kết hợp điều tra, khảo sát thực tế về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát ý kiến du khách về các điểm tham quan tại tỉnh Phú Yên cho thấy đa số điểm tham quan đồng thời cũng là điểm tài nguyên du lịch khác biệt. Như vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên du lịch khác biệt và dịch vụ du lịch đặc biệt là hoàn toàn mang tính khả thi.


Bảng 3.11. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên


TNDL khác biệt

TNDLTN khác biệt (A)

TNDLVH khác biệt (B)


A1. Bãi Xép

A2. Đảo Nhất Tự Sơn A3. Hòn Yến

A4. Gành Đá Đĩa A5. Mũi Đại Lãnh A6. Đầm Ô Loan A7. Vũng Rô

A8. Vịnh Xuân Đài

A9. Núi Đá Bia

B1. Đền thờ Lương Văn Chánh B2. Nhà thờ Mằng Lăng

B3. Chùa Đá Trắng

B4. Chùa Thanh Lương B5. Đàn đá

B6. Kèn đá

B7. Gốm sứ Quảng Đức

B8. Hội đua ngựa Gò Thì Thùng B9. Ẩm thực địa phương

SPDL đặc thù

SPDLĐT trải nghiệm (C)

SPDLĐT chuyên đề (D)


C1. Bình minh

C1 = A5 + DVDL đặc biệt

D1. Hoa vàng cỏ xanh

D1 = (A1 + A4 + A5 + A6)

+ DVDL đặc biệt

C2. Hồn đá

C2 = (A1 + A2 + A3 + A4 + A9 + B2 + B3 + B4 + B5 + B6)

+ DVDL đặc biệt

D2. Ẩm thực địa phương

D2 = (A6 + A7 + A8) + DVDL

đặc biệt

(Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2018)

Theo đó, việc đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù gắn với tài nguyên du lịch khác biệt là một nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài nhằm xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương.

Trên cơ sở kết hợp các tài nguyên du lịch tự nhiên - văn hóa khác biệt, đề tài đưa ra 2 sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm (Bình minh, Hồn đá) và 2 sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề (Hoa vàng cỏ xanh, Ẩm thực địa phương) đồng thời đã tiến hành lựa chọn 5 tiêu chí đánh giá (tính hấp dẫn, tính độc đáo, tính nguyên bản, tính đại diện, dịch vụ du lịch đặc biệt). Dựa vào kết quả đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp sẽ cho ra kết quả đánh giá mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch ở tỉnh Phú Yên như sau:


Bảng 3.12. Đánh giá mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch Phú Yên



S T T


Sản phẩm du lịch đặc thù

Tiêu chí (hệ số)


Tổng

Tính hấp

dẫn

Tính độc

đáo

Tính nguyên

bản

Tính đại

diện

DVDL

đặc biệt

(2)

(3)

(1)

(3)

(2)

1

Bình minh

2

4

4

4

2

36

2

Hồn đá

3

4

2

4

3

38

3

Hoa vàng cỏ xanh

1

3

1

3

1

20

4

Ẩm thực địa phương

4

3

3

3

4

37

(Kết quả đánh giá của tác giả, 2018)

- Tính hấp dẫn: bất kì du khách nào khi đi du lịch đều có nhu cầu tham quan phong cảnh tự nhiên, trải nghiệm giá trị văn hóa, thưởng thức ẩm thực, mua sắm... Trong thời đại 4.0, du khách dễ dàng lưu lại kỉ niệm của mình qua hình ảnh, video clip... về các chuyến đi. Với đặc sản địa phương, chỉ khi nào du khách đến tận nơi mới có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất các món ăn, thức uống mang đậm dấu ấn vùng miền mình đã đi qua. Do vậy, Ẩm thực địa phương có lẽ là sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách nhất. Phú Yên có nhiều loại thủy hải sản đặc sắc và cách chế biến, thưởng thức thực phẩm độc đáo thu hút du khách gần xa; nên sản phẩm ẩm thực địa phương được xem là hấp dẫn nhất. Ngoài ra, hồn đá cũng là sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn không kém với việc trải nghiệm di sản đá trong tự nhiên, trong tôn giáo - tín ngưỡng và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Bình minh tuy là sản phẩm du lịch đặc thù độc đáo nhưng sức hấp dẫn chưa cao vì chỉ có mỗi hoạt động cắm trại đêm để đón tia nắng đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Hoa vàng cỏ xanh mặc dù là thương hiệu du lịch địa phương song ngoài cảnh quan tự nhiên thì trải nghiệm văn hóa quá ít, chưa thực sự hấp dẫn du khách tham quan.

- Tính độc đáo/duy nhất: Bình minh và Hồn đá là 2 sản phẩm du lịch đặc thù có tính độc đáo/duy nhất gắn liền với Mũi Đại Lãnh - nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam và Gành Đá Đĩa - di tích độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Nhắc đến hoa vàng cỏ xanh, du khách nghĩ ngay đến vùng đất Phú Yên nhưng tính


đặc thù chưa thể hiện rõ, phải có một loại hoa vàng, cỏ xanh nào đó mang đặc trưng của Phú Yên mới thu hút sự quan tâm của du khách và cần có các hoạt động du lịch thực sự nổi trội làm lên hình ảnh hoa vàng cỏ xanh của quê hương xứ Nẫu. Ẩm thực địa phương của các tỉnh miền biển có nhiều phần giống nhau, vì thế muốn văn hóa ẩm thực Phú Yên trở thành độc đáo, nên xây dựng thương hiệu ẩm thực mang tầm quốc gia và quốc tế trong cách chế biến, thưởng thức mà không nơi nào có được.

- Tính nguyên bản: việc bảo tồn tài nguyên du lịch khác biệt và khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù ở Phú Yên chưa hiệu quả, khi mà năng lực quản lí du lịch còn hạn chế và ý thức sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù còn thấp kém. Nếu như hoa vàng cỏ xanh chưa được đầu tư đúng mức, công tác bảo tồn các di sản đá chưa đảm bảo thì văn hóa ẩm thực địa phương cần được phát huy lên một tầm cao mới và hoạt động đón bình minh phải được tổ chức bằng các hình thức đa dạng hơn.

- Tính đại diện: có thể nói Bình minh và Hồn đá là những sản phẩm du lịch đặc thù có tính điển hình về mặt tài nguyên gắn với điểm cực Đông và các di sản đá độc đáo. Bên cạnh đó, Hoa vàng cỏ xanh và Ẩm thực địa phương cũng đã tạo nên điểm nhấn cho vùng đất xứ Nẫu. Nếu tiếp tục đầu tư và khai thác thì các sản phẩm du lịch này sẽ tạo nên thương hiệu đặc thù cho du lịch Phú Yên.

- Dịch vụ du lịch đặc biệt: ngoài các giá trị về tài nguyên du lịch khác biệt, sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên chưa được gọi tên đúng nghĩa bởi thiếu hẳn các dịch vụ du lịch đặc biệt. Dịch vụ du lịch trong Ẩm thực địa phương và Hồn đá thì tương đối nhưng ở Bình minh và Hoa vàng cỏ xanh thì hạn chế mọi mặt. Do vậy, cần có sự đầu tư, nâng cấp để các sản phẩm du lịch này trở nên hoàn thiện.

Như vậy, trong số 4 sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các tài nguyên du lịch khác biệt đưa vào đánh giá mức độ đặc thù; có 3 sản phẩm du lịch (1), (2) và (4) đạt mức 1 (rất đặc thù), sản phẩm du lịch (3) ở mức 2 (đặc thù) và không có sản phẩm du lịch nào ở mức 3 (ít đặc thù). Đây chính là cơ sở quan trọng để phát triển những sản phẩm đặc thù của tỉnh Phú Yên. Như trên đã phân tích và đánh giá, Phú Yên cần phải tập trung đầu tư phát triển hơn nữa để phát huy tối đa tính đặc thù của các sản phẩm du lịch địa phương, đặc biệt là việc phát triển và nâng cấp dịch vụ du lịch đăc biệt tương xứng với giá trị tài nguyên du lịch khác biệt của tỉnh.


Để hiểu rõ hơn thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên, ngoài kết quả khảo sát thực địa và thăm dò ý kiến du khách, đề tài đã thu thập và tổng hợp ý kiến các chuyên gia du lịch một số nội dung có liên quan (Phụ lục 4). Các quan điểm và nhận định của chuyên gia du lịch về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá và làm rõ những vấn đề quan trọng trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.

3.2.3.2. Ý kiến chuyên gia

Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên - văn hóa phong phú, chứa đựng các tiềm năng rất lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên - văn hóa khác biệt, tỉnh Phú Yên hoàn toàn có khả năng phát triển đa dạng hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù, dựa trên sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch khác biệt và dịch vụ du lịch đặc biệt. Tuy nhiên, rất nhiều tài nguyên du lịch khác biệt chưa được khai thác hiệu quả để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng. Ngoài tài nguyên du lịch khác biệt sẵn có, địa phương hầu như chưa bổ sung bất kì dịch vụ du lịch đặc biệt nào. Vì thế, thời gian qua du lịch Phú Yên vẫn chưa tận dụng triệt để tiềm năng và lợi thế vốn có phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thu hút du khách về địa phương.

Năm 2015, ngành du lịch Phú Yên xác định nhiệm vụ trọng tâm tập trung nghiên cứu, từng bước hình thành, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, đảm bảo tính nổi bật nhất để tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn du khách tham quan. Thế nhưng, từ chính sách đến thực tế là cả một quá trình dài trong khi nhu cầu du lịch phát triển như vũ bão; thị hiếu du khách đã thay đổi, xu hướng du lịch dần chuyển biến. Các vùng đất xinh đẹp và hoang sơ như Phú Yên có lẽ chỉ là điểm dừng chân một lần duy nhất nếu địa phương không kịp thời đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

Không chỉ dựa vào tài nguyên du lịch khác biệt mà sản phẩm du lịch đặc thù cần được gọi tên đúng nghĩa với dịch vụ du lịch đặc biệt cùng kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo, quản lí du lịch năng lực, cộng đồng địa phương tích cực và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo, môi trường tự nhiên, văn hóa thuận lợi. Bên cạnh đó, cần phát triển nhiều hơn nữa sản phẩm du lịch nhân tạo bổ sung cho sản phẩm du lịch chính nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách.

Đà Nẵng và Khánh Hòa được biết đến đâu chỉ bởi các bãi biển đẹp, những hòn đảo xinh mà còn gắn liền với rất nhiều dịch vụ du lịch đặc biệt và các sự kiện


du lịch ấn tượng khác như Festival biển, Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế... Phú Yên chưa có động thái nổi bật nào trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; do vậy, từ nghiên cứu đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cần có chính sách kịp thời và hiệu quả, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho du lịch địa phương.

Thực tiễn cho thấy, sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên tuy hấp dẫn nhưng đơn điệu. Sản phẩm du lịch đặc thù địa phương chủ yếu dựa vào tài nguyên du lịch khác biệt mà chưa bổ sung dịch vụ du lịch đặc biệt, chưa có phương pháp khai thác tài nguyên du lịch khác biệt bằng kĩ thuật - công nghệ độc đáo và chưa phát huy được vai trò của quản lí du lịch cũng như văn hóa cộng đồng địa phương. Du khách đến đây rất thích thú hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ nhưng thiếu nhiều dịch vụ du lịch thiết yếu như lều trại, thuyền bè, đồ bơi, nước ngọt, thể thao núi - biển…, câu lạc bộ đêm, quà lưu niệm, đặc sản... Tất cả điều đó không thể níu chân du khách ở lại lâu và không có khả năng mời gọi du khách quay trở lại.

Thực tế cho thấy, sản phẩm du lịch đặc thù thiếu sự gắn kết giữa tour, tuyến và các điểm du lịch; các tour đơn giản, các tuyến nhạt nhẽo, các điểm manh mún; không gian du lịch tỉnh chưa gắn kết chặt chẽ trong mối liên kết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, với chương trình “4 địa phương 1 điểm đến” gồm các tỉnh Phú Yên - Bình Định - Gia Lai - Đắk Lắk chưa đem lại hiệu quả. Các tour độc đáo và hấp dẫn du khách hạn chế, du lịch đậm tính mùa vụ, chưa phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có thể khai thác quanh năm. Rất nhiều du khách chỉ đến Phú Yên rồi đi điểm du lịch khác, không lưu trú hoặc chỉ lưu trú rất ít bởi dịch vụ giải trí về đêm chưa có và chưa kết nối các điểm đến.

Vì vậy, rất nhiều di tích - danh thắng chưa đưa vào tuyến, điểm tham quan thường xuyên của tour du lịch. Phú Yên có nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm phong phú, đa dạng nhưng chưa đầu tư thỏa đáng, chưa có các sản phẩm đặc trưng làm quà cho du khách, người làng nghề chưa nhận thức đầy đủ hiệu quả du lịch đem lại, cùng với đó là các khó khăn về hạ tầng kĩ thuật, nguồn vốn… nên việc đầu tư cho làng nghề phát triển du lịch thực sự chưa có. Bên cạnh đó, vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh Phú Yên chưa phát huy tối đa với tư cách là chủ thể có trách nhiệm đầu mối trong việc phối hợp quản lí du lịch và cộng đồng địa phương liên kết các điểm, khu du lịch mà trực tiếp là chỉ là các doanh nghiệp du lịch.


Rõ ràng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong bối cảnh cạnh tranh là rất cần thiết nhưng điều này thực sự là bài toán khó đối với du lịch địa phương. Mặc dù Phú Yên có nhiều chương trình liên kết phát triển du lịch nhưng hiện tại du lịch của tỉnh vẫn trong tình trạng thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù nhưng thừa sản phẩm du lịch bị trùng lặp, khiến cho sức hút du khách đến với Phú Yên chưa thực sự mạnh mẽ. Điều đó đặt ra thách thức không nhỏ trong việc phát triển các sản phẩm du lịch Phú Yên bảo đảm tiêu chí đại diện, tiêu biểu, hấp dẫn, không trùng lặp vơi các tỉnh thành khác và tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Muốn làm được điều đó, trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cần nghiên cứu đối tượng du khách và các nhu cầu của họ… Bởi nếu chỉ đơn thuần tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên tài nguyên du lịch khác biệt mà không bổ sung các dịch vụ du lịch đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì khó hấp dẫn du khách, không kéo dài thời gian lưu trú và sự quay lại của du khách; như vậy giảm đi rất nhiều tính hấp dẫn của điểm đến du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm du lịch không đem lại ý nghĩa gì cho sự phát triển du lịch ở tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên cũng chưa đa dạng và khác biệt hóa sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với xu thế chuyển biến từ du lịch thụ hưởng qua du lịch chủ động, đáp ứng các nhu cầu khám phá, trải nghiệm, tận hưởng của du khách, phù hợp với từng thị trường trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái - biển đảo kết hợp với du lịch văn hóa - ẩm thực. Thêm nữa, quá trình phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù cần phải gắn với quá trình nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, dịch vụ du lịch và các tuyến, điểm tham quan du lịch với xúc tiến, quảng bá, marketing, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí du lịch với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thông qua đẩy mạnh công tác qui hoạch, quản lí qui hoạch và thẩm định dự án của các cơ quan quản lí, tư vấn du lịch.

Hơn nữa, cần chú trọng việc gắn kết sản phẩm du lịch đặc thù với cộng đồng địa phương để các sản phẩm mang nét văn hóa đặc trưng bản địa và đảm bảo yếu tố liên kết các địa phương khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; đồng thời kết hợp khai thác loại hình di sản văn hóa với cảnh quan tự nhiên nhằm gia tăng số lượng và các loại hình dịch vụ trong cùng một sản phẩm du lịch. Đó là

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí