Tốc Độ Tăng Trưởng Tổng Thu Du Lịch (2009 - 2018)


• Mức chi tiêu bình quân

Trong giai đoạn từ 2009 - 2018, mức chi tiêu bình quân của một du khách đã tăng lên đáng kể so với các thời kì trước đó; mức chi tiêu bình quân của du khách quốc tế dao động từ 1 - 1,5 triệu VND/ngày (tương đương 50 - 60 USD), mức chi tiêu bình quân của du khách nội địa là từ 700 - 900 ngàn VND/ngày (30 - 40 USD) (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018); cho thấy rằng khả năng chi tiêu của du khách là rất lớn trong khi mức độ đáp ứng nhu cầu du khách ở địa phương rất hạn chế. Vì vậy, Phú Yên cần phát triển thêm sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hơn nữa mức chi tiêu của du khách tại điểm đến.

• Tổng thu du lịch

Bảng 3.2. Tổng thu du lịch của Phú Yên (2009 - 2018)


Năm

Tổng thu (tỉ đồng)

Tỉ lệ tăng (%)

2009

253,8

54,6 (so với 2008)

2010

249,5

-1,7

2011

450

80,4

2012

500

11,1

2013

540

8

2014

675

25

2015

850

25,9

2016

997,5

17,4

2017

1.245

24,8

2018

1.556

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 14

(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018)

Tổng thu du lịch của Phú Yên có sự chuyển biến tích cực qua từng giai đoạn, hiện nay đã đạt mức gần 1.600 tỉ đồng.

So với năm 2009, năm 2010 tuy mức độ tăng trưởng du khách đạt trên 50% nhưng tổng thu du lịch lại giảm 1,7%.

Năm 2011, tổng thu du lịch tăng vọt hơn 80%; ngay sau đó, năm 2012 - 2013, tổng thu du lịch lại giảm mạnh, từ 11% xuống còn 8%.


Từ năm 2014 cho đến nay, tổng thu du lịch tương đối ổn định và duy trì mức tăng bình quân hơn 20%.

So với những tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thì con số trên khá khiêm tốn nhưng cũng đã đánh dấu một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển du lịch của Phú Yên giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, thay vì giữ mức độ phát triển ổn định thì địa phương cần có sự bứt phá trong việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù, trên cơ sở đó hình thành thương hiệu du lịch điểm đến để thu hút du khách nhiều hơn.

Để thấy rõ hơn về tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch Phú Yên giai đoạn này, có thể quan sát biểu đồ dưới đây:

%

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

2009

-10


Tỉ lệ tăng


2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

năm


Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch (2009 - 2018)

(Kết quả phân tích của tác giả, 2018)

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tổng thu du lịch tỉnh Phú Yên có nhiều biến động. Tổng thu du lịch có thời kì tăng trưởng nhanh nhưng cũng có thời kì tăng trưởng chậm. Điều này liên quan trực tiếp đến số lượt du khách, thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách tại điểm đến.

Trước đây, du lịch Phú Yên chưa được nhiều du khách biết đến; từ năm 2009 trở đi, Trung tâm giải trí và du lịch sinh thái Thuận Thảo đã đăng cai tổ chức nhiều các chương trình văn hóa - văn nghệ quốc gia đặc sắc như Sao mai điểm hẹn, Duyên dáng Việt Nam... bắt đầu thu hút sự quan tâm của du khách.


Năm 2010, các hoạt động du lịch bị ngưng trệ do địa phương đang tập trung toàn lực chuẩn bị cho Năm du lịch quốc gia Phú Yên - Nam Trung Bộ (2011) “Thiên đường du lịch biển đảo” nên tổng thu du lịch giảm mạnh.

Năm 2011 là năm thành công rực rỡ của ngành du lịch Phú Yên với tổng thu du lịch vượt trội nhờ hoạt động quảng bá và thu hút du khách tham gia vào ngày hội du lịch quốc gia.

Từ năm 2012 - 2016, tổng thu du lịch duy trì mức tăng bình ổn; đến năm 2017, tổng thu du lịch của Phú Yên chạm mức gần 1.300 tỉ đồng; hiện nay, tổng thu du lịch tăng đều khoảng 25%/năm.

Về tỉ trọng cơ cấu tổng thu du lịch, dịch vụ ăn uống 45%, dịch vụ lưu trú 35%, các dịch vụ khác không đáng kể (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018). Trong nhiều năm qua, ngành du lịch tỉnh Phú Yên chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu lưu trú, ăn uống và vận chuyển; dịch vụ lữ hành hạn chế. Do vậy, du khách lưu lại ở đây thường không lâu, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tổng thu của ngành du lịch và cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm… ở Phú Yên khá khiêm tốn.

Có thể thấy mối tương quan mật thiết về số lượt du khách, thời gian lưu trú, mức chi tiêu của du khách và tổng thu du lịch: nếu du khách càng đông, lưu trú càng lâu, chi tiêu càng nhiều thì tổng thu càng tăng; cũng có thể nhận ra sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch chính là yếu tố quyết định tới sự lựa chọn điểm đến của du khách. Vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh Phú Yên hiện nay là việc làm cấp bách nhằm đẩy mạnh tổng thu du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người dân địa phương.

3.2.2.2. Tại điểm tài nguyên du lịch khác biệt

Trước đây, tỉnh Phú Yên không thu phí tham quan ở các điểm du lịch. Năm 2015, sau khi bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh” được trình chiếu, du khách ồ ạt đổ về địa phương, tập trung nhất ở các điểm du lịch như Gành Đá Đĩa, Mũi Đại Lãnh, Nhà thờ Mằng Lăng, Bãi biển Tuy Hòa, Chùa Thanh Lương, Đồi Thơm, Bãi Xép, Đảo Nhất Tự Sơn, Tháp Nhạn...

Nhận thấy tiềm năng du lịch tại các điểm này, tỉnh đầu tư một số công trình phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Từ ngày 01/01/2016, tỉnh bắt đầu bán vé


tham quan tại 2 điểm tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt là Gành Đá Đĩa và Mũi Đại Lãnh với giá vé chỉ có 10.000 đồng/du khách; từ ngày 01/01/2017, tăng lên

20.000 đồng/du khách, không phân biệt du khách quốc tế và nội địa; miễn vé cho trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 60 tuổi và dân cư địa phương. Tuy nhiên, số lượt du khách và doanh số bán vé ở 2 điểm này còn khá khiêm tốn.

Bảng 3.3. Số lượt du khách và doanh số bán vé


Điểm tài nguyên du lịch khác biệt


Năm

Số lượt du khách

Doanh số bán vé

(tỉ đồng)

Quốc tế

Nội địa

Tổng số


Gành Đá Đĩa và Mũi Đại Lãnh

2016

11.000

389.000

400.000

3

2017

13.000

389.000

402.000

4,5

2018

15.000

540.000

555.000

8,5

(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018)

Năm 2016, tổng số du khách tham quan 2 điểm du lịch trên đạt 400.000 lượt; năm 2017 tăng thêm 2.000 lượt, con số này đến từ du khách quốc tế; năm 2018, lượt du khách quốc tế và nội địa đồng loạt tăng cao, đẩy tổng số du khách lên

555.000 lượt. Theo đó, doanh số bán vé cũng tăng nhanh chóng, từ 3 tỉ đồng (2016) lên 4,5 tỉ đồng (2017) và 8,5 tỉ đồng (2018). Mặc dù số lượt du khách không nhiều và doanh số bán vé còn ít do giá vé tham quan rẻ nhưng cho thấy hiệu quả công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ở hai điểm du lịch trên. Nếu như địa phương tiếp tục phát triển dịch vụ du lịch đặc biệt, đầu tư kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo và bổ sung văn hóa cộng đồng địa phương thì hai điểm tài nguyên du lịch khác biệt này sẽ phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc thù rất hấp dẫn.

Ngoài việc bán vé ở hai điểm du lịch trên, Phú Yên đã giao quyền quản lí và khai thác những điểm du lịch khác cho tư nhân như: Bãi Xép, Đảo Nhất Tự Sơn, Hòn Yến, Núi Đá Bia, Đồi Thơm... có sự thống nhất trong việc thu chi và thuế phí; tại khu vực Bãi biển Tuy Hòa, doanh nghiệp tự tạo tổng thu qua hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí... của du khách.

Tại các điểm tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh khác biệt như: Đền thờ Lương Văn Chánh, Nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Đá Trắng và Chùa Thanh Lương


không tổ chức bán vé. Bảo tàng Phú Yên vẫn cho du khách tham quan mỗi ngày cũng không bán vé, đàn đá và kèn đá thỉnh thoảng đem lên Tháp Nhạn hòa tấu vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần và không thu vé. Làng gốm Quảng Đức chưa khôi phục để khai thác du lịch. Hội đua ngựa Gò Thì Thùng mỗi năm chỉ tổ chức một lần chủ yếu để vui xuân chứ chưa bán vé đặt cược cho ngựa đua. Ở Phú Yên, chỉ có hoạt động ẩm thực đặc sản địa phương về đêm là diễn ra nhộn nhịp nhất.

Tỉnh Phú Yên cũng kêu gọi xã hội hóa du lịch, khuyến khích người dân tự thiết kế và bán sản phẩm du lịch của mình với nội dung và giá cả hợp lí. Theo đó, rất nhiều nơi tự kinh doanh sản phẩm du lịch của riêng mình như Biệt thự xưa Quảng Đức, Nông trại Bu Farm, Phim trường Bambi... góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao doanh thu, phát triển kinh tế - xã hội và du lịch địa phương.

3.2.3. Kết quả điều tra xã hội học

3.2.3.1. Ý kiến du khách

Để hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên, đề tài thực hiện nghiên cứu thăm dò ý kiến của du khách (Phụ lục 3) tại một số điểm tài nguyên du lịch khác biệt. Kết quả điều tra cung cấp nhiều thông tin hữu ích, là cơ sở định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

• Thông tin cá nhân du khách

Đề tài tìm hiểu thông tin cá nhân du khách về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và nơi sống với mục đích nắm rõ đối tượng du khách của điểm đến du lịch: họ là ai, nam/nữ hay khác, có độ tuổi ra sao, nghề nghiệp thế nào và sống ở đâu? Những thông tin này rất quan trọng với điểm đến du lịch, bởi muốn hình thành/phát triển hay khai thác/sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù phải nắm rõ thông tin về đối tượng du khách. Tất cả các sản phẩm du lịch đặc thù cần hướng đến thị trường du khách cụ thể với những nhu cầu cụ thể thì mới khai thác hiệu quả và phát triển lâu dài.

Bảng 3.4. Thông tin cá nhân du khách


Thông tin

Phân loại

Số lượng

Tỉ lệ (%)


Giới tính

Nam

75

46,9

Nữ

80

50

Không trả lời

5

3,1



Độ tuổi

Dưới 18

20

12,5

18 – 30

48

30

31 – 45

52

32,5

46 – 60

25

15,6

Trên 60

15

9,4


Nghề nghiệp

Chính khách, thương gia

10

6,3

Công chức, viên chức nhà nước

68

42,5

Nhân viên doanh nghiệp, công nhân

43

26,9

Học sinh, sinh viên

22

13,7

Khác

17

10,6


Trong nước


Nơi sống


Nước ngoài

Hà Nội

36

31,3

Các tỉnh Bắc Bộ khác

10

8,7

Thành phố Hồ Chí Minh

35

30,4

Các tỉnh Nam Bộ khác

9

7,8

Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa

13

11,3

Tây Nguyên

12

10,5

Úc

3

6,7

Nga

12

26,7

Các nước Châu Âu khác

2

4,4

Các nước Bắc Mĩ

8

17,8

Các nước Đông Bắc Á

13

28,9

Các nước Đông Nam Á

7

15,5

(Kết quả điều tra của tác giả, 2018)

Từ kết quả thăm dò ý kiến du khách thông tin cá nhân về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và nơi sống, có thể nhận thấy:

- Về giới tính

Tỉ lệ du khách nữ nhiều hơn du khách nam 3,1%, đặc biệt có 5 phiếu không trả lời, cũng chiếm tỉ lệ 3,1%, cho thấy xu hướng đi du lịch càng ngày càng trở nên phổ biến ở mọi giới và du khách không ngần ngại thể hiện bản thân tại điểm đến. Điều này đặt ra cho địa phương một bài toán mới là làm thế nào để đa dạng hóa và


chuyên biệt hóa loại hình, sản phẩm và dịch vụ du lịch không chỉ phục vụ cho giới nam, nữ mà còn cho các đối tượng du khách đặc biệt khác.

- Về độ tuổi

Độ tuổi từ 31 - 45 chiếm tỉ trọng lớn nhất với 32,5%, từ 18 - 30 chiếm 30%, từ 46 - 60 chiếm 15,6% và dưới 18 chiếm 12,5% cho thấy du khách thanh niên và trung niên đi du lịch khá phổ biến, trẻ em thường đi theo bố mẹ; đáng chú ý có số du khách trên 60 tuổi tuy chiếm tỉ trọng thấp nhất với 9,4% nhưng cũng cho biết Phú Yên là điểm đến hấp dẫn, thân thiện với du khách mọi lứa tuổi tới tham quan, nghỉ dưỡng...

- Về nghề nghiệp

Đối tượng du khách là cán bộ công chức, viên chức nhà nước chiếm tỉ lệ lớn nhất với 42,5%; tiếp đến là nhóm khách nhân viên doanh nghiệp, công nhân chiếm 26,9%; nhóm học sinh và sinh viên cũng chiếm tỉ lệ tương đối 13,7%. Trong khi đó, nhóm chính khách và thương gia chỉ chiếm 6,3%; các nhóm khách có nghề nghiệp khác chiếm tỉ lệ nhỏ 10,6%, cho thấy Phú Yên chưa có dòng sản phẩm và dịch vụ du lịch cao cấp thỏa mãn nhu cầu các đối tượng chính khách, thương gia và chưa đáp ứng đa dạng yêu cầu đối tượng du khách đa nghề nghiệp.

- Về nơi sống

Du khách nội địa đến từ Thủ đô Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn nhất với 31,3%, sau đó là du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 30,4%, nhóm du khách đến từ Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa chiếm 11,3% và Tây Nguyên chiếm 10,5%, nhóm du khách đến từ tỉnh Bắc Bộ (8,7%) và Nam Bộ khác (7,8%) có tỉ trọng thấp, cho biết các sản phẩm du lịch Phú Yên, đặc biệt du lịch biển - đảo có sức hấp dẫn đối với du khách đến từ các thành phố lớn và những tỉnh cách xa biển. Thị trường du khách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng cách địa lí xa với khả năng chi tiêu cao, nên cần chú ý liên kết các hãng hàng không để tăng cường chuyến bay thuận lợi cho du khách tham quan ngắn ngày.

Du khách quốc tế đến tỉnh Phú Yên từ các nước Đông Bắc Á (chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm tỉ lệ lớn nhất 28,9%, tiếp đó là du khách Nga với 26,7%, du khách đến từ các nước Bắc Mĩ (chủ yếu Mĩ và Canada) là 17,8%, du khách từ các nước Đông Nam Á chiếm tỉ lệ tương đối 15,5%, thị trường


du khách Úc (6,7%) và các nước châu Âu khác (4,4%) có tỉ lệ khiêm tốn. Vì vậy, cần lưu ý khai thác tối đa tài nguyên du lịch khác biệt để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng hiện đại, trải nghiệm, chuyên đề và thu hút các nhóm du khách này trong thời gian tới.

• Mục đích đi du lịch

Đề tài nghiên cứu mục đích đi du lịch của du khách để biết được du khách muốn/cần gì ở điểm đến du lịch. Họ có thể tham quan, khám phá tự nhiên; tìm hiểu văn hóa, lịch sử; đi lễ, tham gia lễ hội; công tác, hội nghị, thương mại; thăm bạn bè, người thân; nghỉ ngơi, nghỉ cuối tuần hay với mục đích nào đó... Điều này giúp việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo nhu cầu du khách; không chỉ chú ý đặc điểm thị trường du khách mà còn lưu ý đến nhu cầu thị trường du khách, như vậy mới phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp.

Bảng 3.5. Mục đích đi du lịch


Mục đích

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Tham quan, khám phá tự nhiên

120

75

Tìm hiểu văn hóa, lịch sử

60

37,5

Đi lễ, tham gia lễ hội

20

12,5

Công tác, hội nghị, thương mại

40

25

Thăm bạn bè, người thân

23

14,4

Nghỉ ngơi, nghỉ cuối tuần

32

20

Khác

55

34,4

(Kết quả điều tra của tác giả, 2018)

Tìm hiểu mục đích đi du lịch của du khách để nắm bắt nhu cầu và động cơ du lịch của họ, từ đó phát triển phong phú các hoạt động du lịch để đáp ứng yêu cầu đa dạng của du khách. Kết quả điều tra đã cho biết nhu cầu về tham quan, khám phá tự nhiên chiếm tỉ lệ cao (75%); nhu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử (37,5%); công tác, hội nghị, thương mại (25%) và nghỉ ngơi, nghỉ cuối tuần (20%) tỉ lệ khá; nhu cầu thăm bạn bè, người thân (14,4%) và đi lễ, tham gia lễ hội (12,5%) có tỉ lệ thấp; đã cho thấy tiềm năng phát triển các loại hình du lịch ở địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023