Thực Trạng Hoạt Động Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


Trong lĩnh vực sách xuất bản phổ biến là hiện tượng xuất bản, tái bản sách không xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu.

Trong thời kỳ đổi mới số lượng các nhà xuất bản đã tăng lên mà bộ văn hoá thông tin lại không quản lý nổi. Một số nhà xuất bản đã tuỳ tiện xuất bản sách với nội dung và chất lượng kém. Tình trạng xuất bản, tái bản sách mà không xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu trở thành vấn đề rất phổ biến. Có nhà xuất bản in số lượng nhiều nhưng con số in vào bìa sách thì ít, có nhà xuất bản còn in thêm để bán mà không trả tiền nhuận bút cho tác giả.

Việc xuất bản sách nước ngoài cũng là một trong những vấn đề đáng lưu ý. Trong những năm qua số lượng nhà xuất bản thì nhiều nhưng tác phẩm trong nước thì không nhiều vì thế các nhà xuất bản phải sử dụng những tác phẩm của nước ngoài. Có nhà xuất bản bê nguyên si sách nước ngoài để bán ở thị trường trong nước, có nhà xuất bản in sách của nước ngoài mà không xin phép và không trả tiền nhuận bút gây nên sự bất bình cho các tác giả và các nhà xuất bản vì đó là cách kiếm tiền không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả theo các điều ước quốc tế mà chúng ta đã cam kết thực hiện. Hiện tượng các tác phẩm của Việt Nam bị xuất bản trái pháp luật ở thị trường nước ngoài cũng đã xuất hiện. Gần đây chương trình truyền hình có đưa tin tác phẩm “Phố” của nhà văn Chu Lai được nhà xuất bản NOV của Pháp xuất bản mà không xin phép cũng như không trả tiền nhuận bút cho tác giả. Việc ông Đỗ Quang Lựu khiếu nại việc cuốn sách “Ngàn lẻ một nụ cười” do ông là tác giả xuất hiện tại thư viện Mỹ.

Trong lĩnh vực báo chí có việc lấy nguyên bản bài báo của người khác để đăng lại và ghi tên mình là tác giả.


Chẳng hạn như trường hợp bà Nguyễn Mai Thoa - Bảo tàng tỉnh Phú Thọ đã làm đơn khiếu nại ông Quỳnh Cư sử dụng nguyên văn bài viết của Bà làm bài viết của mình trên báo.

Trong lĩnh vực sân khấu có hiện tượng cố tình "bỏ quên" tác giả gốc: Nhiều vở diễn được các đoàn nghệ thuật dàn dựng, công chiếu nhưng tác giả kịch bản không được trả thù lao. Chuyển thể, nhưng quên luôn tác giả gốc, vi phạm cả quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm và có nhiều vụ khiếu nại tố cáo đã diễn ra, cũng có những vụ đã được xử lý đem lại quyền lợi chính đáng cho tác giả. Như vụ ông Hán Văn Khuyên khiếu nại Công ty nghe nhìn Hà Nội vi phạm quyền tác giả trong việc ghi hình vở “Lưu Bình - Dương Lễ” đã không xin phép và không trả nhuận bút cho tác giả. Công ty nghe nhìn Hà Nội đã xin lỗi và trả cho tác giả 8 triệu 200 nghìn đồng tiền nhuận bút. Và gần đây nhất là vụ ngày 14/10/2005 ông Lưu Mộng Long khiếu nại về việc nhà hát tuồng Đào Tấn đã sử dụng kịch bản “Chuyện tình nàng Xami” do ông chuyển thể mà không có sự thoả thuận. Nhà hát tuồng Đào Tấn đã phải xin lỗi và trả tiền sử dụng tác phẩm cho tác giảĐó là những vụ vi phạm mà chính các tác giả đã phải bỏ công tìm hiểu và khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng trên thực tế có rất nhiều vụ vi phạm bị bỏ qua do tác giả thiếu thông tin và các cơ quan thẩm quyền không có trách nhiệm. Có nhiều nhà hát thực hiện nghiêm túc luật bản quyền tác giả nhưng cũng có không ít nhà hát, những nhà sản xuất chương trình cố tình vi phạm đến khi bị phát hiện thì viện lý do người xem ít không đủ tiền trang trải mọi chi phí, hoặc sản phẩm đó đã thuộc về nhân dân.

Trong lĩnh vực mỹ thuật phổ biến là hiện tượng sao chép, đánh cắp, nhái lại tranh của người khác dẫn đến tranh chấp giữa các tác giả, và các tác giả với các công ty.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đặc biệt là mỹ thuật ứng dụng, việc vi phạm bản quyền tác giả là rất phổ biến. Các tác phẩm, hình thức thể hiện trên các nhãn mác, bao bì sản phẩm bị đánh cắp, bị nhái dẫn đến tranh chấp giữa các tác giả và các công ty, chẳng hạn công ty TNHH VICO Hải Phòng khiếu nại công ty TNHH DASCO Hải Phòng đã vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật trình bày trên bao bì bột giặt, cơ sở Kim Ngân xâm phạm quyền tác giả đối với sản phẩm kem nghệ Vitamin E Thái Dương. Lĩnh vực tranh ảnh nghệ thuật, hiện tượng sao chép tác phẩm của người khác để kinh doanh buôn bán đã trở thành vấn đề bức xúc của giới mỹ thuật nước ta, tranh được sao chép chủ yếu là các tác phẩm của các danh hoạ nổi tiếng thế giới hoặc các hoạ sỹ nổi tiếng trong nước. Các bức tranh sao chép được bày bán công khai trên thị trường mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Có bức tranh, ảnh là của tác giả nước ngoài được người sao chép ký tên mình, kéo theo đó là các vụ tranh chấp tranh thật, tranh giả mà chúng ta không giải quyết được triệt để. Nguyên nhân sâu xa là pháp luật chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này (kể cả luật sở hữu trí tuệ mới ban hành). Kể cả các cuộc thi lớn, việc sao chép các tác phẩm nghệ thuật cũng diễn ra, gần đây nhất là vụ anh Nguyễn Trung Kiên, sinh viên trường đại học Mỹ Thuật Hà Nội đã sử dụng tác phẩm “Nụ hôn của gió” của nhiếp ảnh gia Trần Thế Long làm bức tranh cổ động “Đảng là cuộc sống của tôi” và đã đoạt giải nhất cuộc thi tranh cổ động chào mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng. Có những bức tranh, ảnh phong cảnh đất nước của các tác giả đã công bố được người khác sử dụng mà không có tên tác giả, người ăn cắp lại tự đặt tên mình và ghi địa danh khác đi.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin phổ biến là sử dụng phần mềm bất hợp pháp.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 9

Theo thống kê của công ty phần mềm máy tính Microsoft thì tỷ lệ sử dụng phần mềm không xin phép trong hai năm 1998, 1999 ở Việt Nam lên tới 97%


[16] cho đến nay Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới với 94% vi phạm bản quyền phần mềm [77]. Qua các cuộc thanh tra các công ty máy tính tại các thành phố lớn ở nước ta, việc vi phạm bản quyền phần mềm cho các chương trình máy vi tính đã rất rõ ràng. Chẳng hạn ngày 15/5/2005 thanh tra Bộ Văn hoá thông tin phối hợp với Cục cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành thanh tra hai công ty máy tính Vinh Xuân và công ty Trần Anh có trụ sở tại phố Lý Nam Đế - Hà Nội. Cuộc thanh tra này là một hành động nghiêm túc thể hiện những cam kết của Chính phủ về đẩy mạnh việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm. Kết quả số lượng các đĩa CD Room có chứa phần mềm vi phạm lên đến 90 đĩa. Các phần mềm vi phạm bản quyền có rất nhiều loại: Từ phần mềm điều hành đến phần mềm các chương trình tiện íchTổng giá trị vi phạm bản quyền lên tới 200 triệu đồng. Các cuộc thanh tra tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương tự [38, tr.5]. Theo ông Jeffrey Hardee - Phó chủ tịch kiêm giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA): “Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của một quốc gia là chỉ số quan trọng để phân biệt giữa những nước tranh thủ được lợi ích kinh tế to lớn do Công nghệ thông tin mang lại và những nước để lãng phí cơ hội này. Theo dự báo, ngành công nghệ thông tin khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng với tốc độ 54% trong giai đoạn 2002-2006, chỉ cần cắt giảm 10% vi phạm bản quyền, ngành công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng tới 93%. Không những thế còn giúp cho khu vực này tăng quy mô của ngành công nghệ thông tin lên gấp đôi” [11].

Trong lĩnh vực Internet tình trạng phổ biến hiện nay là sao chép từ bài viết báo in sang một trang Web.

Việt Nam chính thức mở rộng internet từ 1997 nhưng phải đến năm 2002, khi nhà nước xoá bỏ độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ hạ tầng kết nối


internet thì thị trường internet mới trở nên sôi động. Từ chỗ chỉ dành cho các cá nhân có thu nhập cao hay tổ chức kinh doanh có trình độ cao, thu thập kiến thức xử lý dữ liệuInternet đã trở thành dịch vụ phổ thông thậm chí thiết yếu với nhiều đối tượng. Nhiều hoạt động kinh doanh thương mại, quản lý nhà nước, điều hành công việc, cung cấp thông tin đã gắn liền với internet. Năm 2005 Việt Nam đã có trên 7,5 triệu người sử dụng internet, chiếm gần 10% dân số. So với các nước châu Á đây là tỉ lệ cao. Internet đã tạo nên một xã hội thông tin toàn cầu. Tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ internet trong thời đại “nối mạng toàn cầu” gặp một thách thức lớn trong việc bảo vệ bản quyền. Internet càng được phổ cập nhanh chóng thì khả năng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ càng dễ xảy ra và khó kiểm soát. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là sao chép từ các bài viết báo in sang một trang web. Các báo điện tử và báo viết cùng đăng tải một bài giống hệt nhau mà khó có thể tìm được đâu là bản gốc, nhất là những bài dịch, những công trình nghiên cứu khoa học được sao nguyên bản hoặc trích lược khi tác giả của nó chưa kịp công bố thì đã được phát tán rộng rãiInternet gián tiếp làm thị trường máy ảnh kỹ thuật số trở nên sôi động. Với máy ảnh kỹ thuật số thông qua máy tính và Internet, ảnh có thể cắt dán, sửa chữa, copy thành hàng triệu bản cùng một lúc gửi đi khắp nơi chỉ trong vài phút. Cũng chính vì vậy mà ảnh chụp là một dạng tác phẩm bị ăn cắp nhiều nhất trong thời đại kỹ thuật số. Người ta không chỉ chụp hình bình thường mà còn copy dữ liệu. Chiếc máy kỹ thuật số bé xíu có thể copy một công trình nghiên cứu khoa học trong nháy mắt. Vấn đề là ở chỗ rất khó có thể phân biệt đâu là bản gốc trong môi trường kỹ thuật số hiện nay. Thiết bị kỹ thuật số để thu phát sóng hiện nay cũng đang rất phổ biến. Mặc dù các nhà quản lý đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng những thiết bị phát sóng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tràn ngập. Chỉ cần đặt trong nhà một thiết bị như vậy mua với giá 400 - 800 ngàn đồng người ta có thể xem được


hàng chục kênh trong và ngoài nước trong đó có cả những kênh giải trí không lành mạnh, nhưng không hề có một “Bức tường lửa” nào ngăn chặn. Với cách này nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình chương trình biểu diễn nghệ thuật dễ dàng bị phổ biến ngoài ý muốn trên diện rộng.

Trong kỷ nguyên Internet, mọi sản phẩm sáng tạo đều được tải đi dưới dạng kỹ thuật số bằng những sóng bit mà không gặp bất cứ trở ngại nào và có thể được “Tái sản xuất” nghiễm nhiên trở thành “Tài sản chung” của thế giới bỏ qua sự cho phép của tác giả. Người ta đã ví cách tạo ra những phiên bản sản phẩm trí tuệ thời kỹ thuật số giống như nhân bản vô tính. Sản phẩm trí tuệ được nhân bản phát tín tính bằng giây [30, tr.8].

Ở Pháp các toà án đã đưa ra phán quyết cho rằng việc tác phẩm được đưa lên mạng internet cho công chúng truy cập và được sao chép lại trên đĩa cứng cũng được coi là việc sao chép lại tác phẩm trên giấy hoặc photocopy; Khi công chúng truy cập vào mạng thì cũng như xem trực tiếp một buổi hoà nhạc hoặc một vở kịch [82]. Cho nên hiện tượng xâm phạm bản quyền ít diễn ra ở lĩnh vực này. Còn ở nước ta chưa có quy định cụ thể nào về bảo hộ quyền tác giả trên mạng internet. Nên luật phải bám sát những biến động của thời đại và phải điều hoà lợi ích giữa công chúng, nhà cung cấp mạng, tác giả, nhu cầu tiếp nhận thông tin của nền kinh tế. Do đó tình trạng ăn cắp bản quyền phát triển với tốc độ chóng mặt không thể kìm hãm được.‌

2.3. Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

2.3.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay hiện tượng hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường và thực sự đã trở thành “vấn nạn”, gây nhiều nguy hại cho xã hội. Hiện nay lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở nước ta được giao cho 3 cơ quan


nhà nước quản lý là Bộ Khoa học và Công nghệ (về sở hữu công nghiệp và một phần quyền tác giả không liên quan đến văn học nghệ thuật); Bộ Văn hoá - thông tin (về quyền tác giả văn học nghệ thuật); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (về giống cây trồng). Khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ các chủ sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng bảo hộ bao gồm các cơ quan: Uỷ ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành (Sở hữu công nghiệp, bộ văn hoá - thông tin) cơ quan cảnh sát, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan tư pháp. Trong đó chức năng cụ thể của các cơ quan như sau:

- Cơ quan hải quan có trách nhiệm tổ chức chống hàng giả xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu.

- Cơ quan quản lý thị trường có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng ở thị trường nội địa, chủ trì phối hợp với các lực lượng thanh tra chuyên ngành, các lực lượng có chức năng chống hàng giả trên địa bàn.

- Cơ quan công an có trách nhiệm điều tra, khám phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất và buôn bán hàng giả phối hợp với các lực lượng khác chống hàng giả khi có yêu cầu.

- Cơ quan thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chống hàng giả, thuộc phạm vi chuyên ngành đồng thời phối hợp với các lực lượng chống hàng giả khác khi có yêu cầu.

- Cơ quan tư pháp mà cụ thể là toà án nhân dân có nhiệm vụ xét xử những vụ khiếu kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục dân sự hay theo thủ tục tố tục hình sự.


- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan điều tra tổ chức chống các đường dây, ổ nhóm sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trên thực tế số lượng các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu do hải quan xử lý trước khi ban hành Nghị định số 12/1999/NĐ - CP hầu như không đáng kể. Trong cuộc hội thảo về “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới năm 1998 có đánh giá: Hệ thống thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót thể hiện ở các điểm sau: Vẫn chưa có được các văn bản cụ thể để thực thi quyền sở hữu công nghiệp, chưa ban hành về sử lý các vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, chưa ban hành các quy định về sử lý vi phạm sở hữu công nghiệp tại biên giới và xuất nhập khẩu, chưa có quy định cụ thể cho việc tố tụng dân sự liên quan đến sở hữu công nghiệp.

Mức phạt đối với các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp còn thấp nên chưa đủ tác dụng răn đe.

Trình độ chuyên môn về bảo hộ và sử lý vi phạm sở hữu công nghiệp của các cán bộ thực thi còn bất cập, trang thiết bị và phương pháp phục vụ cho việc phát hiện và sử lý vi phạm sở hữu công nghiệp vẫn còn thiếu nhiều.

Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi sử lý vi phạm sở hữu công nghiệp chưa chặt chẽ và kém hiệu quả, còn có sự đùn đẩy trách nhiệm hoặc sử lý không tích cực.

Trong những năm gần đây vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới bắt đầu được hải quan quan tâm, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của hải quan trong việc xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Đặc

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí