Căn cứ quyết định hình phạt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

giảm nhẹ TNHS này có giá trị làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vì chúng làm cho các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm không đạt được một cách triệt để trong quá trình tội phạm được thực hiện.

So với Điều 38 BLHS năm 1985, Điều 46 BLHS năm 1999 đã không coi “Phạm tội vì bị người khác chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác” và “Phạm tội do trình độ nghiệp vụ non kém” là những tình tiết giảm nhẹ TNHS có giá trị làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tình tiết bị người khác chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác không có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong tình tiết này, người phạm tội vẫn gần như có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu sự chi phối có tính chất nghiêm trọng hơn thì lại thuộc tình tiết quy định tại điểm i khoản 1 Điều 46. Tình tiết phạm tội do trình độ nghiệp vụ non kém cũng không thể xem là lý do để giảm nhẹ TNHS trong điều kiện hiện nay đội ngũ cán bộ ngày càng được tiêu chuẩn hoá về trình độ và năng lực công tác. Vì vậy, qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy việc bỏ hai tình tiết này là hoàn toàn phù hợp và có cơ sở.

- Nhóm các tình tiết giảm nhẹ TNHS phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 thuộc nhóm này bao gồm: Người phạm tội đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Người phạm tội tự thú; Phạm tội do lạc hậu; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; Người phạm tội đã lập công chuộc tội; Người phạm tội đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, công tác. Đây là các tình tiết phản ánh thái độ, các đặc điểm nhân thân tốt của người phạm tội trước và sau khi phạm tội cũng như khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của công

tác giáo dục, cải tạo. Vì vậy, chúng được xác định là các tình tiết giảm nhẹ TNHS của người phạm tội.

So với Điều 38 BLHS năm 1985, Điều 46 BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm ba tình tiết giảm nhẹ TNHS mới, phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội. Đó là tình tiết “Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả” (Điểm b, khoản 1). Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra và người phạm tội đã chủ động, tích cực tìm mọi cách để làm giảm nhẹ hậu quả, khắc phục những thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra như tự nguyện sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bồi thường về vật chất, tinh thần cho người bị hại... Hành vi tự nguyện khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra là sự phản ánh rõ ý thức ăn năn hối cải của người phạm tội, thái độ thừa nhận tính trái pháp luật và có lỗi trong việc thực hiện hành vi của mình. “Người phạm tội đã lập công chuộc tội” cũng là tình tiết phản ánh rõ ý thức ăn năn hối cải, thái độ quyết tâm cải tạo của người phạm tội đối với việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội đã lập thành tích, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm như phát hiện, ngăn chặn tội phạm, bắt kẻ phạm tội khác; có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của người khác như cứu người trong hoả hoạn, cứu người sắp chết đuối... được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận. “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác” là tình tiết phần nào thể hiện những đóng góp đáng kể của người phạm tội cho xã hội trước khi họ phạm tội. Đồng thời, quá trình đạt được các thành tích xuất sắc đó cũng phản ánh sự hình thành các đặc điểm tốt thuộc nhân thân của bị cáo. Theo Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP, người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác là “người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua...” 8. Qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự đã kiểm nghiệm được giá trị của các tình

tiết này trong việc giảm nhẹ TNHS cho bị cáo là dựa trên cơ sở ý thức ăn năn hối cải, thái độ thừa nhận tội lỗi, quyết tâm cải tạo và nhân thân tốt của người phạm tội. Việc chính thức ghi nhận các tình tiết trên đây tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 là tình tiết giảm nhẹ TNHS chính là sự cụ thể hoá yêu cầu của đường lối xét xử kết hợp giữa nghiêm trị với khoan hồng.

- Nhóm các tình tiết giảm nhẹ TNHS phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 thuộc nhóm này bao gồm: Người phạm tội là phụ nữ có thai, người phạm tội là người già; Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Cơ sở để xác định các tình tiết này có giá trị giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội là do những trường hợp này đều là đối tượng của chính sách nhân đạo, chính sách ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta được cụ thể hoá trong luật hình sự Việt Nam. Việc giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội trong các trường hợp này còn nhằm đảm bảo cho hình phạt được tuyên phù hợp với hoàn cảnh thực tế và không gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Xuất phát từ bản chất nhân đạo của Nhà nước ta, luật hình sự Việt Nam chỉ coi hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội là cơ sở để thực hiện sự khoan hồng của Nhà nước chứ không phải là cơ sở để tăng nặng TNHS cho người phạm tội. Chính vì vậy, các tình tiết tăng nặng TNHS chỉ được phân thành hai loại dựa trên tiêu chí sau:

Nhóm các tình tiết tăng nặng TNHS có giá trị làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 thuộc nhóm này bao gồm: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Phạm tội có tính chất côn đồ; Phạm tội vì động cơ đê hèn; Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc dùng phương tiện, thủ đoạn có khả năng gây

nguy hại cho nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người đang ở trong tình trạng không thể tư vệ được; Phạm tội đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác; Xâm phạm tài sản của Nhà nước; Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Xúi giục người chưa thành niên phạm tội; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS này có giá trị làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vì chúng làm cho các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm đạt được một cách triệt để trong quá trình thực hiện tội phạm, qua đó gây ra những hậu quả rất nguy hại cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

So với Điều 39 BLHS năm 1985, khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 đã không coi “Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội” là tình tiết tăng nặng TNHS có giá trị làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc bỏ tình tiết này là hoàn toàn phù hợp vì trong thực tế, người phạm tội chỉ cần lợi dụng chức vụ, quyền hạn bình thường cũng có thể làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, gây nguy hại rất lớn cho xã hội. Vì vậy, nếu chỉ quy định lợi dụng chức vụ cao để phạm tội mới là tình tiết tăng nặng TNHS thì không công bằng. Để giải quyết vấn đề này, khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 đã quy định “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết tặng nặng TNHS. Tình tiết này có giá trị làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vì việc sử dụng chức vụ, quyền hạn sẽ làm cho tội phạm được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn, khả năng che dấu tội phạm cao hơn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn cho xã hội do không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy nên việc quy định “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết tăng nặng TNHS không chỉ đảm bảo tính công bằng mà còn đảm bảo cho việc cá thể hoá TNHS và hình phạt được chính xác và sát thực hơn với từng trường hợp phạm tội cụ thể.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội

Căn cứ quyết định hình phạt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

phạm, khoản 1 BLHS năm 1999 còn bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng TNHS mới, có giá trị làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà Điều 39 BLHS năm 1985 chưa quy định. Đó là:

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là trường hợp người phạm tội đã cố ý thực hiện tội phạm từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xoá án tích. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính của người phạm tội 12.

Phạm tội có tính chất côn đồ” là tình tiết phản ánh bản chất hung hãn, ngang ngược, coi thường pháp luật, sẵn sàng thực hiện tội phạm của người phạm tội như: luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì lý do nhỏ nhặt, không đáng kể là đâm chém, thậm chí giết người... để thoả mãn ý muốn của mình.

Theo quy định của BLHS năm 1985, “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” và “Phạm tội có tính chất côn đồ” chỉ được quy định là tình tiết định khung hình phạt của một số tội mà chưa được quy định tại khoản 1 Điều 39 là tình tiết tăng nặng TNHS đối với một số tội phạm khác. Do đó, quy định các tình tiết tăng nặng TNHS này tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 là hết sức cần thiết trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm đảm bảo tình nghiêm minh, công bằng của luật hình sự Việt Nam.

Xâm phạm tài sản của Nhà nước”. Tình tiết này chưa được quy định tại khoản 1 Điều 39 BLHS năm 1985 do tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài sản thuộc sở hữu công dân được quy định tại hai chương khác nhau. Cách quy định này đã phần nào thể hiện sự phân biệt giữa tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài sản thuộc sở hữu công dân, thể hiện sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Để giải quyết vấn đề này, BLHS năm 1999 chỉ quy định một chương về “Các tội xâm phạm sở

hữu” bao gồm cả các tội xâm phạm sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, do chế độ pháp lý, ý nghĩa chính trị - xã hội và cũng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước của công dân nên khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 đã quy định hành vi xâm hại tài sản Nhà nước là tình tiết tăng nặng TNHS đối với người phạm tội.

Nhóm các tình tiết tăng nặng TNHS phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 thuộc nhóm này bao gồm: Phạm tội nhiều lần; Tái phạm, tái phạm nguy hiểm; Sau khi phạm tội đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che dấu tội phạm. Thực chất, các tình tiết này cũng phản ánh mức độ nguy hiểm cao hơn cho xã hội của hành vi phạm tội. Nhưng xét dưới góc độ ảnh hưởng đến việc đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội thì việc xếp chúng vào nhóm các tình tiết tăng nặng TNHS phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội lại phù hợp hơn. Đây là các tình tiết phản ánh ý thức tiêu cực trong việc thực hiện tội phạm, bản chất và nhân thân xấu của người phạm tội khó có thể đạt được mục đích giáo dục, cải tạo nếu không áp dụng hình phạt nghiêm khắc. Vì vậy, chúng được xác định là các tình tiết tăng nặng TNHS của người phạm tội để cá thể hoá hình phạt theo hướng nghiêm khắc hơn trong giới hạn của khung hình phạt.

So với khoản 1 Điều 39 BLHS năm 1985, khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 không coi “Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt” là tình tiết tăng nặng TNHS vì phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt là điều kiện để tính tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Vì vậy, việc loại bỏ tình tiết này chính là thể hiện tính khoa học, công bằng của BLHS năm 1999 khi không sử dụng một tình tiết hai lần để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng trong quyết định hình phạt nhằm đảm bảo cho hình phạt

được tuyên một cách công bằng, thể hiện sự tương xứng giữa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội với mức độ TNHS được áp dụng. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS là những biểu hiện có tính đặc thù của từng trường hợp phạm tội cụ thể nên mức độ ảnh hưởng của các tình tiết này đến việc quyết định hình phạt phải tuỳ thuộc vào từng vụ án hình sự cụ thể. Mức độ giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của mỗi tình tiết không được nhà làm luật quy định trước trong luật mà thuộc quyền tuỳ nghi cân nhắc của Hội đồng xét xử. Vì vậy, khi cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS, cần phải quán triệt các yêu cầu có tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Trong mỗi vụ án hình sự, trước tiên cần xác định tình tiết là yếu tố định tội, tình tiết là yếu tố định khung hình phạt trước rồi mới xác định tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS. Những tình tiết đã là yếu tố định tội, định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS hoặc tình tiết tăng nặng TNHS 2, tr.29-30 Ví dụ: tình tiết vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là yếu tố định tội của hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96) thì không được sử dụng với tính chất là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo điểm c khoản 1 Điều 46; Tình tiết phạm tội có tổ chức là yếu tố định khung hình phạt tăng nặng của tội buôn lậu (Điều 153) thì không được sử dụng với tính chất là tình tiết tăng nặng TNHS theo điểm a khoản 1 Điều 48...

Thứ hai: Trong mỗi vụ án hình sự thường có cả tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS với những giá trị pháp lý không giống nhau. Điều đó đòi hỏi Hội đồng xét xử phải trên cơ sở đánh giá toàn diện các tình tiết trong mối liên hệ thống nhất của toàn bộ vụ án để xác định giá trị pháp lý, ý nghĩa của từng tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS làm căn cứ quyết định mức hình phạt tương xứng trong phạm vi khung hình phạt. Việc đánh giá đó phải dựa trên các quy định có liên quan của BLHS năm 1999 như Điều 15 về tình tiết vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Điều 16 về vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết... hoặc dựa vào văn bản hướng dẫn của TAND tối

cao để bảo vệ quyền lợi của bị cáo, tính nghiêm minh của pháp luật hình sự.

Thứ ba: Ngoài những tình tiết giảm nhẹ TNHS chung được quy định tại khoản 1 Điều 46, khoản 2 Điều 46 cho phép Hội đồng xét xử có quyền coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. Đây là quy định nhằm làm có lợi hơn cho bị cáo và hoàn toàn phù hợp với bản chất nhân đạo của Nhà nước ta được cụ thể hoá trong chính sách, đường lối xử lý nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Đồng thời đây cũng được xem là giải pháp khắc phục hạn chế của luật hình sự Việt Nam do chưa thể bao quát hết mọi tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn. Việc ghi nhận các tình tiết này trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân tối cao đã minh chứng cho điều này. Cụ thể, trên cơ sở thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã cho thấy một số tình tiết thực sự có giá trị làm giảm nhẹ TNHS cho bị cáo nhưng chưa được nhà làm luật quy định trong luật là:

Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước; Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ; Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên; Người bị hại cũng có lỗi; Thiệt hại do lỗi của người thứ ba; Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo; Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản; Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu...” 8.

Ngược lại, xuất phát từ yêu cầu có tính nguyên tắc là không làm xấu


75

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí