Bảng Tổng Hợp Đào Tạo Sử Dụng Giai Đoạn 2001-2005

Giang chưa có trường đại học, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên và hiện là Cao đẳng cộng đồng đã hợp tác, liên kết với các trường đại học trong cả nước đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học cho Tỉnh đã góp phần quan trong trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh đã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường. Trường Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên lên Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật lên Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trường Trung học y tế lên Trường Cao đẳng y tế và bước đầu đã xây dựng được Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang.

Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường và các trung tâm khoảng 67,105 tỷ đồng, trong đó vốn Trung Ương là 8.6 tỷ, và vốn địa phương là 58,56 tỷ. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của Tỉnh.

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mỡ rộng và đa dạng, đến nay có một trường Trung cấp nghề và 2 Trung tâm dạy nghề có đủ khả năng liên kết đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và 20 cơ sở dạy nghề tư nhân, đặc biệt Tỉnh đã cho phép thành lập Trường dạy nghề tư thục tại huyện Phú Quốc.

Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô đào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm. Từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2005- 2006 toàn tỉnh có khoảng trên 34.300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có trên 9.000 học sinh (chiếm 27%) trúng truyển vào các trường đại học, cao đẳng cả hệ chính quy và không chính quy; trong đó số trúng tuyển các trường ngoài Tỉnh chiếm khoảng 17 -18% và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Quy mô đào tạo các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn Tỉnh ngày càng tăng và đa dạng với trên 60 ngành nghề khác nhau. Về hệ đào tạo thì chính quy tập trung hệ cao đẳng là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết bồi dưỡng. Từ 2001-2005 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học 21.069 người, bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường 4.214 người. Năm 2007 toàn tỉnh đã tuyển mới từ trung cấp đến đại học 5.348 người.

Từ 2001 đến 2005 đã đào tạo nghề 37.835 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 6.580 người và ngắn hạn là 31.255 người. Năm 2007 đã đào tạo 19.769 người, trong đó dài hạn là 1.521 người, ngắn hạn là 18.248 người.

Bảng 17. Bảng tổng hợp đào tạo sử dụng giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: Người



STT


Nội dung

Đào tạo

Năm 2001

Năm 2005

Giai đoạn 2001 – 2005

I

Hệ đại học (Liên kết)

347

515

1.888


- Chính quy

0

0

0


- Tại chức

347

515

1.888

II

Hệ Cao đẳng

968

1.035

4.956


- Chính quy

450

500

2.448


- Tại chức

518

535

2.508

III

Hệ trung cấp

1.757

5.327

14.225


- Chính quy

1.187

2.345

8.327


- Tại chức

550

2.982

5.898

IV

Đào tạo nghề

5.224

12.095

37.835


Tổng cộng:

8.296

18.972

58.904

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 - 8

Nguồn báo cáo chương trình phát triển nguồn nhân lực Tỉnh.


Con số trên đây về lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy, giai đoạn từ 2001- 2005 bình quân mỗi năm các trường và các trung tâm đã cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo khoảng 11.800 người, trong đó trình độ đại học và cao đẳng

1.370 người (đại học 378 người), trung học chuyên nghiệp 2.480 người và có trình độ nghề là 7.600 người (dài hạn là 1.300 người), chưa kể số sinh viên học ở ngoài tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh.

Công tác đào tạo bồi dưỡng quản lý chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức được đẩy mạnh trong 5 năm qua 2001-2005 đã đào tạo được 13.046 cán bộ, trong đó 11.254 lý luận chính trị và quản lý nhà nước là 1.792 người. Năm 2006 đào tạo được 2.754 cán bộ, có 1.495 cán bộ lý luận chính trị và 1.259 cán bộ quản lý nhà nước. Năm 2007 đào tạo được 1.876 cán bộ, có 1.310 cán bộ lý luận chính trị và 566 cán bộ quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cơ chế chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao, nhiều chính sách thu hút nhân tài đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành. “Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, và chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” [25,19].

Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo:

Việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian vừa qua, Tỉnh đã có sự phân cấp giữa các sở, ban, ngành. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, quản lý nhà nước về nguồn nhân lực chưa qua đào tạo và nguồn nhân lực có trình độ nghề. Sở Nội vụ quản lý cán bộ công chức, viên chức thuộc bộ máy nhà nước. Về quản lý nhà nước, tổ chức các trường đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh. Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề. Đối với các trường cao đẳng như Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế và Trường Cao đẳng Cộng đồng trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh quản lý, Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trường Chính trị của Tỉnh thuộc Tỉnh ủy quản lý.

Việc quản lý cũng như thu hút nguồn nhân lực, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã ban hành nhiều quyết định có ý nghĩa quan trọng như: Quyết định số 50/2003/QĐ-UB ngày 29/04/2003 và quyết định số 12/2007/QĐ-UB ngày 06/02/2007 thay thế cho quyết định 50/2003/QĐ-UB về chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.

Qua khảo sát tại một số trường cho thấy số người sau khi được đào tạo ra trường có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao. Trường dạy nghề của Tỉnh 71,13%, trường Cao đẳng sư phạm 95%, trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật khoảng 70% và trường cao đẳng y tế khoảng 80-85%

Tình hình sử dụng lao động qua đào tạo:

Bảng 18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo


Năm

2005

2006

2007

Tỷ lệ đào tạo qua đào tạo chung

15%

17,2%

19,63%

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

9,24%

11,0%

13,1%

Các hình thức đào tạo:

12.095

16.628

19.769

+ Đào tạo ngắn hạn

10.340

14.870

18.248

+Đào tạo dài hạn

1.755

1.758

1.521

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ngành Lao động TB&XH năm 2007 và phương hướng hoạt động năm 2008 Sở Lao động TB&XH.


Theo báo cáo hàng năm của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Kiên Giang đã bắt đầu có sự quan tâm đến lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng trong những năm gần đây. Đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Trung Ương cấp và nguồn vốn đối ứng của Tỉnh đã đào tạo cho trên 5.000 ngàn lượt người và cấp chứng chỉ nghề để người lao động có điều kiện đi làm việc trong Tỉnh, ngoài Tỉnh và xuất khẩu lao động. Các trường và trung tâm dạy nghề của Tỉnh đã xác định được mục tiêu và thường xuyên chủ động liên kết tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức như đào tạo tại nhà trường, đào tạo gắn với cơ sở Doanh nghiệp, đào tạo lưu động tại các xã phường thị trấn. Về nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo cũng được tỉnh chú trọng trong bố trí vốn xây dựng thêm các trường và trung tâm dạy nghề nên đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 34 cơ sở tham gia đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung là 17,2% năm 2006, năm 2007 là 19,63%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2006 là 11,0% và 13,1% năm 2007 (tăng 2,1 % so với năm 2006).

Tuy nhiên, lực lượng lao động đã qua đào tạo không tìm được việc làm, không được bố trí đúng chuyên ngành đào tạo hoặc trình độ đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 19 : Trình độ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2001- 2005 và năm 2007.




Trình độ lao động

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2007

Số lao

động

Cứ 1.000

lao động thì có

Số lao

động

Cứ 1.000

lao động thì có

Số lao

động

Cứ 1.000

lao động thì có

Tổng số lao đđộng đang làm việc trong

các ngành KTQD

785.722

-

858.104

-

882.010


Trong đó: - Sau Đại

học

83

0,1

308

0,36

354

0,40

Đại học cao đẳng

14.748

16,8

27.717

32,3

31.904

36,17

Trung học chuyên

nghiệp

24.317

27,8

22.256

25,94

25.416

28,82

Có trình độ nghề

32.226

36,8

79.129

92,22

115.526

130,98

Nguồn: Niên giám thống kê của Tỉnh năm 2007

Số liệu ở bảng trên cho chúng ta thấy trình độ chuyên môn lao động của Tỉnh từng bước được nâng lên nếu như năm 2001 cứ 1.000 lao động chỉ có 0.1 lao động có trình độ sau đại học; 16,8 lao động trình độ đại học cao đẳng; 27,8 lao động trình độ trung học chuyên nghiệp và 36,8 lao động có trình độ nghề thì đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên tương ứng là: 0,40; 36,17; 28,2; 130,98 lao động. Điều này cho thấy Kiên Giang đang chú trọng đến chất lượng lao động để khai thác tiềm năng và lợi thế của Tỉnh.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực.

2.3.1. Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực.

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế, nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Nhìn chung nguồn nhân lực Kiên giang trong những năm gần đây bước đầu đã có những thay đổi, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động trong độ tuổi lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Cơ cấu lao động dần dần dịch chuyển theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng số lượng lao động ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp

và xây dựng cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, số người từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp tiểu học tăng, số lao động qua các lớp dạy nghề, đào tạo nghề tăng. Lực lượng cán bộ công nhân viên nhà nước cũng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ có trình độ luận và trình độ chuyên môn sau đại học tăng nhanh.

Đời sống, văn hóa, xã hội của người dân được cải thiện, hầu hết người dân được tiếp cận rộng rãi các dịch vụ công cộng như trường học, văn hóa, văn hóa, y tế…. phương tiện thông tin đại chúng. Số trường lớp, cơ sở y tế phường xã tăng lên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi phát trển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang.

Sở dĩ trong những năm qua việc đào tạo sử dụng và phát triển nguồn nhân lực đạt được những kết quả khả quan thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của Tỉnh. Thành tựu về kinh tế, văn hóa xã hội, từng bước nâng cao thu nhập, mức sống cho người lao động cho nền kinh tế quốc dân, là do những nguyên nhân sau đây:

Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về ý nghĩa tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, ngành, đơn vị được nâng lên. Bản thân người lao động từng bước tự ý thức và tự giác phấn đấu đi học tập để vươn lên tạo việc làm.

Đội ngũ nguồn lao động hiện có cần cù, chịu khó, phát huy tốt truyền thống con người Việt Nam, truyền thống của đất Kiên Giang.

Tỉnh ủy và Ủy ban nhân Tỉnh có chủ trương và chính sách kịp thời, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý các cấp. Xác định rõ nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề sống còn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đọan hiện nay.

2.3.2. Những thách thức, tồn tại.

* Những thách thức:

Mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế song hiện tại điều kiện phát triển còn khó khăn, nhất là cơ sở hạ tầng, cách xa trung tâm đô thị lớn như

Thành phố Hố Chí Minh, vì vậy vấn đề thu hút lực lượng lao động chất lượng cao rất khó, xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, số con em của Tỉnh đậu vào các trường đại học tại các thành phố lớn sau khi ra trường không quay về Tỉnh làm việc. Mạng lưới quy hoạch các khu Công nghiệp của Tỉnh đến năm 2020 đã được phê duyệt, song hiện tại 6 khu công nghiệp đang trong giai đoạn chuẩn bị các phương án bồi hoàn giải tỏa giao mặt bằng cho các Chủ đầu tư; một số khu đang trong giai đoạn mời gọi vì vậy đối với Kiên Giang đang là một thách thức lớn và cần phải xúc tiến nhanh và có cơ chế chính sách thông thoáng thì mới đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thời gian sớm nhất nhằm hướng đến thu hút số lượng lao động hiện còn dư thừa hàng năm rất lớn.

Con số trên đây cho thấy cơ cấu ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chưa cân đối, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ kỹ thuật cao đẳng trở lên chủ yếu tập trung ở cấp Tỉnh, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và trên 50% thuộc lĩnh vực giáo dục y tế. Trong khi đó một số ngành có tiềm năng lợi thế tuyệt đối của tỉnh như nông nghiệp, thủy sản, du lịch còn rất ít.

Quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, khoảng 30% số học sinh, sinh viên tuyển mới hàng năm bằng hình thức không chính quy, còn khoảng 4.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chưa có cơ hội được học nghề từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề còn chồng chéo và trùng lắp, đào tạo chưa gắn bó với nhu cầu của thị trường sức lao động, nên hiệu quả chưa cao; phần lớn các doanh nghiệp chưa có trách nhiệm cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nghề dài hạn chiếm tỷ lệ thấp (17%), số sinh viên đại học cao đẳng trên vạn dân thấp nhất trong cả nước. Thực tế đó đặt ra câu hỏi, cần có quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực mới, đáp ứng kịp theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhằm tiến kịp với các Tỉnh bạn trong cả nước trong khu vực. So với các Tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dân số Kiên Giang tương đối đông song chưa có

trường đại học, chưa chủ động trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao. Đây là một khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

* Những tồn tại:

Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển Kiên Giang trở thành một thành phố biển trong tương lai, thì nguồn nhân lực Kiên Giang còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, trong lĩnh vực lao động - việc làm, ở Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng, cung về sức lao động vượt quá cầu trong thị trường lao động. Hàng năm số người đến tuổi lao động tăng lên trong khi đó thị trường lao động chưa thật sự đa dạng, nên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao.

Thứ hai, xuất phát điểm là một Tỉnh đi lên từ nông nghiệp với ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, sản lượng nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nên phần lớn lực lượng lao động có dân trí thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Sự phát triển kinh tế của Kiên Giang cùng với tiến trình đô thị hóa, nhiều ngành nghề phi nông nghiệp như dịch vụ, du lịch, công nghiệp… ngày càng phát triển, đặc biệt là Chính phủ có quyết định 178/Cp về phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, đòi hỏi lực lượng có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất tác phong công nghiệp… Trong khi đó hệ thống định hướng nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại không theo kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo mặc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu của Kiên Giang. Cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn tăng chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu hụt so với nhu cầu, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Tỉnh vừa thiếu vừa yếu. Chưa có giải pháp hữu hiệu để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có những chuyên gia

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí