Văn Kiện Đại Hội Đảng Toàn Quốc Lần Thứ X, (2006), Nxb Ctqg, Hà


sản.

Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nhất là chế biến thủy hải


3.2.6. Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài.

Đây là một giải pháp quan trọng đối với Kiên Giang Tỉnh vùng sâu vùng

xa của tổ quốc nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do vậy để thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đặc biệt là nhân tài cần lưu ý một số điểm sau đây:

Tìm kiếm đánh giá phát hiện những triển vọng tài năng bằng các mô hình học tập và làm việc theo nhóm, tổ chức các cuộc thi sáng tạo đa dạng và phong phú.

Đầu tư phát triển nhân tài bằng cách cử đi học tập đào tạo ở trong và ngoài nước, lâu nay Tỉnh đã làm song chúng ta mới chỉ chú trọng ở trong nước, chưa chú trọng đến đội ngũ có chất lượng cao, đội ngũ lao động đầu ngành, đầu đàn, cần hỗ trợ kinh phí học tập, sáng tạo gắn với một số chế tài đảm bảo đối tượng tham gia đào tạo trở về phục vụ cho địa phương nhất là đội ngũ đào tạo ở nước ngoài.

Cần có chính sách kêu gọi nhân tài của Tỉnh sau khi học tập về phục vụ quê hương nhất là học tập ở nước ngoài. Đồng thời có chính sách hỗ trợ và thu hút nhân tài từ các nơi khác đến làm việc cho Kiên Giang. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Tỉnh trong việc đổi mới cơ chế, trọng dụng nhân tài, sử dụng và phát triển tài năng của thế hệ trẻ một cách hợp lý; chống các quan điểm tiêu cực, cục bộ trong việc bố trí và sử dụng nhân tài. Bên cạnh đó có chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần theo phương châm “trải chiếu hoa mời gọi nhân tài” chính sách tiền lương và khen thưởng hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đối với đội ngũ lực lượng lao động hiện có cần tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động thích nghi với sự phát triển của khoa học công nghệ của kinh tế thị trường phải được tiến hành thường xuyên. Tổ chức các hình thức thi đua động viên, khuyến khích nâng cao tay nghề, năng lực chuyên môn và có chính sách khen

thưởng hợp lý. Tạo môi trường làm việc thông thoáng cho người lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hóa, dã ngoại, du lịch... Tổ chức y tế khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công chức nhất là những cán bộ công chức mắc các bệnh nghề nghiệp, giao lưu với các đơn vị, nâng cao sự hiểu biết, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. “Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động” (41, 243-244).

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 - 11

3.3. Các kiến nghị đối với Nhà nước, Tỉnh.

Đối với Chính phủ:

Sớm ban hành quy định bắt buộc một số lĩnh vực ngành nghề mà người sử dụng lao động khi nhận người lao động vào làm việc phải có bằng hoặc chứng chỉ nghề.

Đối với Tỉnh:

Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với cạnh tranh để đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động tiếp cận với công nghệ mới nhằm hạn chế việc một số chủ doanh nghiệp sa thải công nhân. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện luật lao động, an toàn - vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tỉnh cần xây dựng chính sách thu hút và sử dụng nhân tài một cách hợp lý. Đồng thời có chính sách khuyến khích thu hút đặc biệt đối với một số nhân tài mà thế mạnh của Tỉnh đang cần.

Cân đối, quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của Tỉnh theo từng giai đoạn phát triển của Tỉnh.

Có chính sách động viên, khen thưởng, hỗ trợ học tập đối với những sinh viên của Tỉnh đang học tại các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Cần Thơ, có kế hoạch tiếp nhận bố trí sử dụng các em sau khi học xong về Tỉnh nhà công tác.

Đầu tư xây dựng ký túc xá để tạo điều kiện về nơi ở cho những em có hoàn cảnh khó khăn của Tỉnh khi trúng tuyển vào các trường đại học tại Thành phố Hố Chí Minh.

Tóm tắt chương 3, trên cơ sở mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh; Luận văn đã vạch ra những quan điểm cơ bản về sự phù hợp, lịch sử cụ thể, lấy con người làm nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời Luận văn đã vạch ra những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh về: giáo dục đào tạo nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, ngân sách đầu tư… Gắn đào tạo với sử dụng, thu hút người tài… nhằm phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế

- xã hội.

KẾT LUẬN

Với việc Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã khẳng định vị thế của đất nước ta đối với các quốc gia trên thế giới, đồng thời minh chứng cho quá trình hội nhập sâu và rộng của Việt Nam. Đối với Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung “thách thức đang là trước mắt và cơ hội là tiềm năng”, để vươn ra được với thế giới không còn cách nào khác là chúng ta vừa khai thác lợi thế về tài nguyên, con người, cơ chế chính sách, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị… nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành thông dụng vốn và lao động giải quyết một lượng lớn nguồn nhân lực đồng thời phát triển những ngành đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, tranh thủ công nghệ nước ngoài rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước. Để thực hiện được điều mong muốn đó, nguồn vốn nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt, quyết định hơn cả nguồn vốn và công nghệ trong giai đọan hiện nay. Bằng phương pháp biện chứng duy vật gắn với các phương pháp logic lịch sử, phân tích tổng hợp, khảo sát, chứng minh; Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cần giải quyết trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang.

Thứ nhất, luận văn trình bày một cách có hệ thống những những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, các khái niệm về nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như vai trị của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, từ những lý luận trên soi rọi vào thực tiễn của địa phương, Luận văn phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang qua các khía cạnh: về số lượng, cơ cấu đào tạo, cơ cấu sử dụng trong các ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, tuổi tác, hiệu quả sử dụng… Từ đó, làm rõ những thành tựu đồng thời đưa ra những tồn tại, hạn chế và đánh giá những nguyên nhân của những vấn đề trên.

Một là, trong những năm gần đây, việc phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: gia tăng về số lượng và chất lượng cùng với yếu tố vốn, quản lý và công nghệ đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần cải thiện đáng kể tỉ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số nguồn nhân lực.

Hai là, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Tỉnh còn nhiều tồn tại như: phát triển nguồn nhân lực chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của Tỉnh; sự bất cập về đào tạo và phân bổ sử dụng gây sự lãng phí, lao động được đào tạo chưa phát huy khả năng sáng tạo của mình. Luận văn còn nêu những vấn đề cần đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Thứ ba, Luận văn đưa ra những quan điểm, mục tiêu. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp khắc phục dựa trên những quan điểm chỉ đạo và định hướng của mục tiêu nguồn nhân lực của tỉnh Kiên giang đến năm 2020.

Với những kết quả nghiên cứu của Luận văn, trong quá trình đổi mới, phát triển nguồn nhân lực trong cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng còn nhiều vấn đề mới tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện là một yêu cầu cấp bách. Chúng tôi hy vọng rằng Luận văn: “phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên giang” đóng góp phần nào vào mục tiêu phát triển của Tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự góp ý của các nhà Khoa học để Luận văn được bổ sung đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho Luận văn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triệu Tuệ Anh, Lâm Trạch Viên, (2004), Thiết kế tổ chức và quản lý chiến lược nguồn nhân lực, NXBLĐ-XH, Hà Nội.

2. Vũ Phương Anh, (2003), Biên dịch, Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế thị trường, NXB TP.HCM.

3. Ngô Trần Ánh, 2000, Kinh tế quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê.

4. Báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang về nguồn nhân lực.

5. Báo cáo kết quả điều tra lao động việc - việc làm (1-7-2007) của Bộ LĐ TB&XH

6. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa X, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2007, Hà Nội.

7. Trần Kim Dung, 2000, Tình huống và bài tập thực hành, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2002), NXB CTQG.

10. Các Mác, Tư Bản, (1988), Quyển I, Tập 1, NXBST, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, (1997), Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.

12. Thái Trí Dũng, Tâm lý học quản trị kinh doanh, (2002), NXB Thống kê, TP. HCM.

13.Garry D. Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell, (1997),Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê.

14. Phạm Minh Hạc (CB), (1996) Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội.

15. Đào Thanh Hải, Tìm hiểu các quy định pháp luật mới về quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công chức và người lao động, NXB Lao động, 2004.

16. Nguyễn Thanh Hải, (2002), Hoạch định chiến lược kinh doanh, NXB Bưu điện.

17. Trần Đình Hoan, (1996), Đổi mới chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện, NXB CTQG, Hà Nội.

18. Đào Duy Huân, Trần Thanh Mẫn, 2006. Quản trị học trong toàn cầu hóa, NXB Thống kê.

19. Nguyễn Lân, (2000) Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. HCM.

20. Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, (1997), Bộ Luật lao động và các văn Bản hướng dẫn thi hành, TP. HCM.

21. Bùi Bá Linh, 2003, Quan niệm của Các Mác, PH.Aêngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người, NXB Chính trị quốc gia.

22. GEORGE T. MILKOVICH, JOHN W. BOUDREAU, 2002, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.

23. PAUL HERSEY, KEN BLANC HARD, 1995, Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia.

24. Phạm Xuân Nam, (1997), Đổi mới chính sách xã hội, luận cứ và giái pháp, NXB CTQG, Hà nội.

25. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, (2004), Quản lý mguồn nhân lực

ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Phần, Đỗ Gia Thư, Đỗ Đức San,(1997), Giáo trình luật lao động Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội.

27. Đỗ văn Phức, (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Nguyễn Hữu Quỳnh, Chủ nhiệm Ban biên dịch, (1998), Đại từ điển kinh trế thị trường. Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội.

29. Trương Thị Minh Sâm, (2003), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB KHXH.

30. Trương Văn Sang, 2006, Phát triển nguồn nhân lực qua hệ thống phát thành truyền hình – Kinh nghiệm bước đầu của tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

31. Lê Đắc Sơn, (2001), Phân tích chiến lựơc kinh doanh, lý thuyết và thực hành, NXB CTQG, Hà Nội.

32. Trần Đình Tâm, 2001, Nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001-2010, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

33. Nguyễn Thanh, 2006, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB chính trị Quốc gia.

34. Nguyễn Hữu Thảo, (2001), Đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức: làm sao để đáp ứng? Tạp chí Thương nghiệp - Thị Trường Việt Nam, Số Xuân Tân tỵ

35. Nguyễn Hữu Thảo, 2005, Vận dụng học thuyết giá trị lao động của Karl Marx trong kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Tổng hợp TP. HCM.

36. Nguyễn Hữu Thảo, 2007, Kinh tế tri thức - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm sao để đáp ứng, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 198, tháng 4 năm 2007.

37. Nguyễn Hữu Thân, 2003, Quản trị nhân sự, NXB Thống kê.

38. Trần Trác, (11/2004), Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng ở đồng bằng sông Cửu Long về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo tinh thần Nghị quyết số: 2 NQ/TW ngày 20/1/2003 của Bộ Chính Trị, Hà Nội.

39. Nguyễn Kế Tuấn, 2004, Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

40. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, (2001), NXB CTQG, Hà

Nội. Nội.


41. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, (2006), NXB CTQG, Hà

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí