Dân Số Và Lao Động Đang Làm Việc Trong Ngành Kinh Tế Quốc Dân Của Tỉnh Qua Các Năm.

Lực lượng lao động nữ (50,66%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam (49,34%) điều này phù hợp quy hoạch và cơ cấu dân số phân theo giới tính thì tỷ lệ nữ cao hơn nam. Trong vài năm gần đây một số tỉnh tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ đang là một báo động; song trong điều kiện của quá trình công nghiệp hóa, sử dụng lực lượng lao động đòi hỏi phải phát triển một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, những công trình có tính lưu động cao... Ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản, khai thác thủy sản, sản xuất vật liệu và các công trình xây dựng... Đây là những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của tỉnh, nhưng tỷ lệ giới tính (nam) ít cũng là những hạn chế trong tiến trình phát triển.


Bảng 7: Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của tỉnh qua các năm.

Năm


Chỉ tiêu


2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007

Tốc độ

tăng 2001-

2007 (%)

Dân số (người)

1.574.255

1.599.938

1.623.834

1.630.366

1.655.026

1.683.041

1.705.539

1,13

Lao động đang làm việc trong

nền kinh tế quốc dân


785.722


809.859


832.859


845.645


858.104


870.404


882.010


2,45

Tỷ suất hoạt

động (*) kinh tế trong dân số (%)


49,9


50,6


52,28


51,87


51,85


51,71


51,71


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 - 6

Ghi chú (*) có 100 người dân thì có 51,71 người dân tham gia hoạt động kinh tế năm 2007

Độ tuổi:

Bảng 8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi.


Nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

15-19

191.927

17,21

20-24

168.157

15,08

25-29

151.735

13,61

30-34

130.275

11,68

35-39

134.503

12,06

40-44

117.820

10,56

45-49

84.179

7,55

50-54

82.422

7,39

55-59

54.244

4,86

Tổng số:

1.115.262

100%

Nguồn: Số liệu thống kê- việc làm 2007

Nếu chia khoảng cách tuổi giữa các nhóm là 4, từ 15 đến 19 tuổi, từ 20 đến 24 tuổi... Thì tỷ lệ lực lượng lao động tập trung nhiều nhất là ở nhóm từ 25 đến 29 tuổi (13,61%), từ 20 đến 24 tuổi (15,08%). Nhìn chung trong độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi tham gia lao động nhiều hơn các nhóm tuổi khác.

Khu vực thành thị - nông thôn:

Tỷ lệ lực lượng lao động phân theo khu vực nông thôn và thành thị tỷ lệ thuận với dân số, khu vực nông thôn đông lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 75,48%, còn khu vực thành thị chỉ chiếm 24,52%. Tuy nhiên năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất thấp. Vì vậy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn phải chuyển dịch tỷ trọng lao động nông nghiệp sang các ngành khác là rất lớn. Đây là bài toán cần có lới giải đối với các tỉnh có tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.

Biểu đồ 5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm khu vực thành thị và nông thôn năm 2007.


1200000


1000000


800000


Nông thôn Thành th

Tng s

600000


400000


200000


0

Slượng(người)


Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007


2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực.

Dân số Kiên Giang thuộc dân số trẻ, nhóm người từ độ tuổi 65 trở lên khoảng 3,5 - 4%, nhóm tuổi từ 15 trở xuống chiếm tỷ lệ cao khoảng 1/3 dân số

của toàn tỉnh. Điều đáng mừng trong chất lượng dân số hiện nay trong nhóm 1/3 dân số của toàn tỉnh đang trong độ tuổi đi học tỷ lệ đến lớp, các cấp học ngày càng cao là cơ sở đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng lên, đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo từ đào tạo nghề đến đào tạo sau đại học. Nếu năm 2001 tỷ lệ qua đào tạo chỉ chiếm 9,08% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh thì đến năm 2006 đã tăng lên 17,13%; chỉ riêng lao động đã qua đào tạo nghề năm 2001 có 32.236 lao động chiếm 4% trên tổng số lao động trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, con số này năm 2007 đã tăng lên 115.526 lao động chiếm 13,1%. Tổng số lao động trong tỉnh có chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học và sau đại học tăng khá nhanh; trình độ sau đại học năm 2005 tăng gấp 3,71 lần so với 2001, năm 2007 tăng 1,14 lần so với 2005; cao đẳng đại học năm 2005 tăng 1,88 lần so với năm 2001 và năm 2007 tăng 1,15 lần so với năm 2005. Điều đó củng khẳng định rằng Kiên Giang đã có sự chú ý và quan tâm đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong những năm gần đây, bởi vì Kiên Giang có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện để phát triển nhanh ở một số lĩnh vực có ưu thế đặc biệt so với các tỉnh trong khu vực như tiềm năng du lịch đó là danh lam thắng cảnh Hà Tiên; du lịch sinh thái chất lượng cao ở Đảo Phú Quốc...

Về cơ cấu nguồn nhân lực:

Như trên đã phân tích về chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực cũng có sự chuyển hướng tích cực. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực theo các loại trình độ có sự chuyển đổi qua các năm, lao động có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng và nghề tăng, nhưng số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp giảm. Năm 2001 cứ 1000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân có 0,1 lao động có trình độ sau đại học; 16,8 lao động trình độ đại học, cao đẳng; 27,8 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 36,8 lao động có trình độ nghề. Con số này tương ứng của năm 2005 là: 0,36; 32,3; 25,94; 92,22. Riêng năm 2007, cứ 1.000 lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế quốc dân thì có 0,40 lao động có trình độ sau đại học; 36,17 lao động có trình độ đại học cao đẳng; 28,82% lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 130,98 lao động có trình độ nghề.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực như trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh 759.469 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 6.403 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 118,6 lao động. Năm 2006 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 870.404 lao động, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm là 11.915,63 tỷ đồng, để tạo 1 tỷ đồng GDP thì trung bình chỉ cần 73,09 lao động. Năm 2007 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 882.010 lao động, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm 13.488,66 tỷ đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình chỉ cần 65,3 lao động. Như vậy số lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP qua các năm đều giảm, bình quân hàng năm giảm 8,86% / năm, việc phân tích trên cho thấy năng suất lao động bình quân chung của Tỉnh tăng cao qua các năm trên cơ sở sự tăng lên tương ứng của chất lượng nguồn nhân lực.

Về chất lượng nguồn nhân lực:

Thực trạng về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực hiện có của Tỉnh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Phân tích chất lượng nguồn lao động trên các mặt: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập mức sống, đời sống văn hóa tinh thần, cơ cấu đội ngũ lao động, phân bố nguồn lao động, sử dụng nguồn lao động, sử dụng nhân tài… Là những nhân tố ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Về đào tạo nguồn nhân lực:

Từ xưa, ông cha ta đã kết luận: tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh). Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì vẻ vang

hơn. Muốn tinh thông giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề vừa học. V.I Lênin đã từng nên cao khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi” tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu (OCDE) cũng nêu khái niệm về chính sách học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Việc cải cách chế độ giáo dục cũ thường là tách rời với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. “Nhất là phải tổ chức đào tạo nghề có tính linh hoạt, tính thích ứng cao theo nhu cầu của kinh tế thị trường” [30.75,77].

Liên tục trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, các quyết định mang tính định hướng nhằm xác định mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến phát triển giáo dục đào tạo, đến việc chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Trong các nghị quyết đó, Đảng ta đã khẳng định: “quan điểm lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội [21.196,197].

Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra những thách thức gay gắt, Kiên giang cũng không phải là tỉnh ngoại lệ. Mặc dù Kiên Giang chưa có trường đại học, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên và hiện là Cao đẳng cộng đồng đã hợp tác, liên kết với các trường đại học trong cả nước đặc biệt là TP Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học cho tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, Tỉnh hiện có 4 trường cao đẳng và một số trường trung cấp trong những năm qua đã cung cấp được nguồn nhân lực triển khai thực hiện trong các ngành nghề….

Trong những năm qua mạng lưới đào tạo của tỉnh đã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường. Trường trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên lên Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật lên Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trường

Trung học y tế lên Trường cao đẳng y tế và bước đầu đã xây dựng được Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang.

Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường và các trung tâm khoảng 67,105 tỷ đồng, trong đó vốn Trung Ương là 8.6 tỷ, và vốn địa phương là 58,56 tỷ. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của tỉnh.

Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mỡ rộng và đa dạng, đến nay có một trường Trung cấp nghề và 2 trung tâm dạy nghề có đủ khả năng liên kết đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và 20 cơ sở dạy nghề tư nhân, đặc biệt tỉnh đã cho phép thành lập 01 trường dạy nghề tư thục tại huyện Phú Quốc.

Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô dào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm. Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2006- 2007 toàn tỉnh có khoảng trên 34.300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có trên 9.000 học sinh (chiếm 27%) trúng truyển vào các trường đại học, cao đẳng cả hệ chính quy và không chính quy; trong đó số trúng tuyển các trường ngoài tỉnh chiếm khoảng 17-18% và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Quy mô đào tạo các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng và đa dạng với trên 60 ngành nghề khác nhau. Về hệ đào tạo thì hệ chính quy tập trung ở hệ cao đẳng là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết bồi dưỡng. Từ 2001-2005 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học

21.069 sinh viên, bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường 4.214 sinh viên. Năm 2007 toàn tỉnh đã tuyển mới từ trung cấp đến đại học 5.348 sinh viên.

Đối với đào tạo nghề năm năm qua từ 2001 đến 2006 đã đào tạo 54.453 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 8.361 người và ngắn hạn là 46.092 người. Năm 2007 đã đào tạo 19.769 người, trong đó dài hạn là 1.521 người, ngắn hạn là 18.248 người.

Con số trên đây về lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy, giai đoạn từ 2001- 2005 bình quân mỗi năm các trường và các trung tâm của tỉnh đã cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo cho Tỉnh khoảng 11.800 người, trong đó số có

trình độ đại học và cao đẳng 1.370 người (đại học 378 người), trung học chuyên nghiệp 2.480 người và có trình độ nghề là 7.600 người (dài hạn là 1.300 người) đây là chưa kể đến số sinh viên đi học tập ở ngoài Tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2007 tỉnh Kiên Giang đã tăng tốc trong cơ chế chính sách cũng như số lượng các cơ sở đào tạo nên đã đẩy nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo chung lên 19,63% (năm 2005 là 15%), trong đó đào tạo nghề lên 13,1% (năm 2005 là 9,24%), như vậy năm 2007 tăng 2,1% so 2006 và tương đương số lao động qua đào tạo nghề là 19.769 người.

Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cơ chế chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao, nhiều chính đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành. “Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” [25,19].

Về trình độ văn hóa:

Bảng 9: Trình độ học vấn phân theo giới tính và khu vực thành thị - nông thôn.


Trình độ học vấn

Kiên Giang

Tổng

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

902.128

495.597

406.531

207.351

697.777

100%

100%

100%

100%

100%

Chưa đi học

51.737

21.464

30.473

7.604

44.333

5,75%

4,33%

7,49%

3,66%

6,38%

Chưa tốt nghiệp

tiểu học

224.418

107.637

116.781

32.987

191.431

24,88%

21,72%

28,72%

15,91%

27,55%

Tốt nghiệp tiểu học

354.213

188.818

165.395

72.071

282.142

39,26%

38,09%

40,68%

34,75%

40,61%

Tốt nghiệp THCS

154.940

104.832

50.108

44.324

110.616

17,17%

21,15%

12,32%

21,27%

15,92%

Tốt nghiệp THPT

115.649

72.536

43.113

50.365

65.284

12,82%

14,63

10,60%

24,28%

9,39%

Không xác định

971

310

661


971

0,10%

0,06%

0,16%


0,14%

Nguồn Cục Thống kê tỉnh năm 2007

Trình độ văn hóa giáo dục là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn lao động, chỉ tiêu này được xác định bởi tỷ lệ biết chữ, tốt nghiệp các cấp. Năm 2007 lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 24,88%; tốt nghiệp tiểu học là 39,26%; tốt nghiệp THCS là 17,17% và THPT 12,82%. Lực lượng lao động chưa đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học ở Kiên Giang hiện nay giảm nhiều so với các năm trước.

Tỷ lệ lao động chưa đi học ở nông thôn cao hơn ở thành thị (nông thôn: 6,38%; thành thị: 3,66%). Trong độ tuổi học vấn nam cao hơn nữ, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học ở nữ chiếm 28,72% so với lao động nữ, nam là 21,72%; tỷ lệ nam tốt nghiệp trung học cao hơn nữ.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Nếu so với tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước thì Kiên Giang còn rất thấp; phần lớn lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật có 80,37% (trong đó 83,86% lao động nữ và 77,50% lao động nam; 85,48% lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo).

Bảng10: Nguồn lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007.



Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Tổng

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

902.128

495.597

406.531

207.351

694.777

100%

100%

100%

100%

100%

Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật

725.040

384.112

340.928

131.080

593.960

80,37%

77,50%

83,86%

63,21%

85,48%

CNKT không có bằng cấp

52.111

31.225

20.886

21.812

30.299

5,77%

6,30%

5,13%

10,51%

4,36%

Dạy nghề ngắn hạn

25.741

21.578

4.163

8.359

17.382

2,85%

4,35%

1,02%

4,03%

2,50%

Dạy nghề dài hạn

8.348

6.881

1.467

5.473

2.876

0,92%

1,38%

0,36%

2,63%

0,41%

Trung học chuyên nghiệp

53.912

29.650

24.262

22.561

31.351

5,97%

5,98%

5,96%

10,88%

4,51%

Cao đẳng

7.417

3.990

3.428

3.074

4.343

0,82%

0,81%

0,84%

1,48%

0,62%

Đại học trở lên

28.221

17.248

10.973

14.840

13.381

3,12%

3,48%

2,69%

7,15%

1,92%

Không xác định

1.338

913

424

152

1.186

0,14%

0,18%

0,10%

0,07%

0,17%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Kiên Giang năm 2007

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023