Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kontum - 2

DANH MỤC BIỂU ĐỔ


Biểu đồ 2.1. Các hình thức lưu trú được du khách sử dụng khi đến thành phố Kon Tum 44

Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng về dịch vụ du lịch tại thành phố Kon Tum của khách du lịch 51

Biểu đồ 2.3. Các loại phương tiện được khách nội địa sử dụng đến thành phố Kon Tum 54

Biểu đồ 2.4. Đánh giá sự tác động của du lịch đến truyền thống gia đình tại thành phố Kon Tum 61

Biểu đồ 2.5. Thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động 63

du lịch 63

Biểu đồ 2.6. Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố 67

Kon Tum 67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.7. Mục đích các chuyến đi của du khách đến thành phố Kon Tum 68

Biểu đồ 2.8. Đánh giá điểm du lịch thu hút nhất tại thành phố Kon Tum 69

Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kontum - 2

Biểu đồ 2.9. Các nguồn cung cấp thông tin du lịch về thành phố Kon Tum 75

cho du khách 75

Biểu đồ 2.10. Đánh giá khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Kon Tum của cộng đồng địa phương 79

Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò của hệ thống di sản đối với phát triển du lịch của thành phố 84

Biểu đồ 3.2. Đánh giá sự tác động của hoạt động du lịch đối với chất lượng môi trường tại thành phố Kon Tum 86

Biểu đồ 3.3. Đánh giá hiện trạng các di sản của thành phố Kon Tum 93

Biểu đồ 3.4. Đánh giá hướng bảo tồn di sản của thành phố Kon Tum 104

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Du lịch là một trong những lĩnh vực được nhà nước chú trọng trong những năm gần đây. Được coi là một ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đầu tư vào du lịch đã đem lại công việc, nâng cao mức sống và cải thiện dân trí cho người dân.

Trong những năm qua, nắm bắt lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Tổng cục Du lịch đã đưa ra nhiều chính sách, chương trình quảng bá hình ảnh đất nước – con người Việt Nam đến bạn bè năm châu. Không chỉ có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, chúng ta còn có cả kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có thể trở thành những nguồn lợi lâu dài. Lấy tôn chỉ phát triển du lịch theo hướng bền vững, hoạt động khai thác du lịch luôn được gắn liền với việc bảo tồn di sản; đặc biệt là đối với khu vực trung du miền núi, biên giới và hải đảo như: Tây Bắc, Tây Nguyên....Tại đây, hiệu quả của việc phát triển du lịch được thể hiện rõ nét, đem lại cho đồng bào dân tộc công ăn việc làm, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng... nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực về mặt xã hội, hao mòn đi nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Tỉnh Kon Tum có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Kon Tum là cửa ngõ phía Bắc của vùng đất cao nguyên với những bản sử thi hùng tráng, nơi có ngã ba Đông Dương huyền thoại với hệ thống đường bộ kết nối các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, thông thương với cả hai miền Nam - Bắc qua đường Hồ Chí Minh lịch sử. Đặc biệt, cửa khẩu quốc tế Bờ Y của Kon Tum nằm ở trung tâm của khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia; là đầu cầu ngắn nhất nối Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, đồng bằng Nam Bộ với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Campuchia. Tương lai, có thể liên kết với tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối dài để phát triển thương mại và du lịch.

Tỉnh Kon Tum có tài nguyên du lịch dồi dào, đặc biệt có điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Trong những

năm gần đây, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum, Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Kon Tum đã tiến hành xây dựng nhiều đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về xây dựng mô hình phát triển du lịch trên địa bàn. Xét trên tổng thể, có thể thấy thành phố Kon Tum là nơi có thể xây dựng thành trung tâm du lịch của tỉnh. Với những di tích lịch sử văn hóa như: chùa Bác Ái được xây dựng năm 1932 do vua Bảo Đại sắc phong, tòa Giám mục Kon Tum có sự pha trộn hài hòa kiến trúc bản địa và phương Tây, nhà thờ gỗ Kon Tum – một di sản độc đáo về cả kiến trúc và văn hóa, di tích ngục Kon Tum – một chứng tích lịch sử thời Pháp thuộc…và các điểm du lịch tự nhiên như: sông Đăk Bla - một phụ lưu của sông Sê San, bãi Mộng Mơ...tạo ra một sự kết hợp vừa thơ mộng vừa đậm tính nhân văn, thuận lợi để phát triển cả du lịch văn hóa với du lịch sinh thái. Kon Tum mang một sức hút đặc biệt từ vẻ nguyên sơ, mộc mạc gây ấn tượng sâu sắc đối với những du khách trẻ ưa khám phá, các nhà nghiên cứu và khách quốc tế từ thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ...

Tuy nhiên với những bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao so, du lịch thành phố Kon Tum chưa khai thác được những thế mạnh riêng. Bên cạnh đó, những tác động của quá trình “Mở cửa” không chỉ mang lại cho thành phố một diện mạo mới mà còn đặt ra những yêu cầu về bảo tồn hệ thống các di sản, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, gây dựng lại các làng nghề đang dần mai một, bị “Kinh hóa”, “ Tây hóa”.

Từ thực tế trên, có thể thấy vấn đề phát triển du lịch một cách bền vững chính là nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch thành phố Kon Tum trong thời gian tới. Do vậy, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kon Tum” cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch gắn với bảo tồn di sản.

Từ lâu du lịch là đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu trên nhiều phương diện tại Việt Nam.Trước hết phải kể đến các công trình dẫn luận về du lịch đã được xuất bản như: Nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh – 2003) và Tổng quan du lịch (Vũ Đức Minh – 1999) đã chỉ ra đối tượng, nội dung, phương

pháp nghiên cứu và lịch sử phát triển của ngành du lịch. Hay Giáo trình kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004) đã chỉ ra xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh tế xã hội cùng điều kiện phát triển và tính thời vụ của du lịch. Dưới góc độ thị trường, trong nghiên cứu Thị trường du lịch (1998) tác giả Nguyễn Văn Lưu đã đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch.

Dưới giác độ địa lý học, tác giả Nguyễn Minh Tuệ với công trình Địa lý du lịch (1999) đã luận giải những vấn đề lí luận về địa lý du lịch Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch của một số vùng địa lí du lịch…

Hướng nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản được các nhà khoa học đề cập trong nhiều đề tài, dự án, hội thảo. Từ những năm 70- 80 của thế kỷ XX, đề án ”Lấy di tích nuôi di tích” đã được nhà nước triển khai và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tại các điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình....đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn, phục dựng các di tích, làng nghề truyền thống như là: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng gốm Bát Tràng của Ths. Nguyễn Đức Thọ, dự án Giữ gìn, khai thác tiềm năng di sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm- UBND huyện Gia Lâm và Liên hiệp Khoa học Bảo tồn Phát triển Văn hóa Việt Nam- Đông Nam Á chủ trì, dự án Doanh nhân đồng hành cùng di sản văn hóa- Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam chủ trì được tổ chức tại Khu di sản Văn hóa thế giới thành Nhà Hồ (Thanh Hóa)....Các công trình, dự án này đã đưa ra những đánh giá về thực trạng của điểm nghiên cứu mà đề tài khảo sát đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản.

Có thể nói, các công trình nghiên cứu du lịch nêu trên đã cung cấp những tiền đề lí luận cần thiết cho luận văn và là những tư liệu tham khảo hết sức hữu ích trong quá trình nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Kon Tum.

2.2. Các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Kon Tum

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kom Tum đến năm 2020 đã đưa ra phương án tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Kom Tum dựa trên xác định các khu du lịch

như khu du lịch Măng Đen, khu nước khoáng Đăk Tô, vùng hồ Ya Ly, khu du lịch ĐăkBla, khu du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia Chư Mon Ray, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, khu du lịch Đăk Uy. Chiến lược phát triển du lịch đến 2020 của tỉnh Kom Tum đã xác định việc hình thành và đưa vào khai thác khu du lịch Măng Đen, rừng đặc dụng Đăk Uy, lòng hồ thủy điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đuờng Hồ Chí Minh và các khu bảo tồn thỉên nhiên, vườn quốc gia. Một số nghiên cứu về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa ở Kom Tum cũng được đề cập trong một số công trình, ví dụ của Lê Huy Bá (2007) về nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái và văn hoá Kon Tum từ 2007- 2015.

Báo cáo: “Du lịch Kon Tum trên đường phát triển” của Sở VH- TT- DL và đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum” [24] đã phân tích các khó khăn, thuận lợi trong điều kiện phát triển du lịch tỉnh Kon Tum và đưa ra những qui hoạch và định hướng phát triển du lịch của tỉnh trên các phương diện như là: nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về du lịch, tuyên truyền quảng bá. Đồng thời đưa ra những định hướng phát triển dưới hình thức tổng quan, khái lược nhất. Trong đó, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum”của tác giả Bùi Thị Thanh Vân đã đi sâu vào phân tích các điều kiện để phát triển loại hình du lịch cộng đồng và đưa ra một số mô hình thí điểm để áp dụng vào thực tế.

Các công trình “Di tích và danh thắng Kon Tum” [18] đi sâu vào thống kê các các công trình văn hóa, lịch sử và các điểm du lịch tự nhiên của tỉnh.

Đi theo hướng nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại một số điểm du lịch tiềm năng của Kon Tum có luận văn thạc sỹ của Đặng Thanh Nam: ”Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Konplông tỉnh Kon Tum” đi sâu vào phân tích những ưu thế và nhược điểm trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại nơi được gọi là ” Đà Lạt thứ 2” của Việt Nam.

2.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch thành phố Kon Tum

Cho đến nay, có rất ít công trình đi vào nghiên cứu về du lịch thành phố Kon Tum mà chỉ được đề cập như một điểm trong tuyến du lịch của vùng trong các đề

tài nghiên cứu. Bước đầu mới phân tích được những điều kiện, tài nguyên du lịch, vị trí địa lý, lịch sử hình thành của nơi đây.

Qua việc tổng hợp tài liệu, tác giả nhận thấy việc đi vào phân tích tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giái pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ thống di sản ở thành phố Kon Tum là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được công bố.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích

Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu là vận dụng lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch khu vực nghiên cứu gắn liền với bảo tồn hệ thống các di sản một cách bền vững.

Nhiệm vụ

Tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản. Phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố

Kon Tum.

Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch khu vực thành phố Kon Tum

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng

Hệ thống các di sản cùng hoạt động khai thác du lịch gắn với bảo tồn tại thành phố Kon Tum

Phạm vi nghiên cứu

Về mặt lãnh thổ: Phạm vi nghiên cứu gồm toàn bộ phạm vi lãnh thổ hành chính thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Về mặt thời gian: số liệu và tài liệu được đưa vào nghiên cứu, xem xét phân tích, tổng hợp chủ yếu từ các nguồn tài liệu về thành phố Kon Tum được giới hạn trong thời kỳ từ 2009-2013 (có bổ sung số liệu 2014, 2015)

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập các số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau: Sở VH- TT – Dl tỉnh

Kon Tum, phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Kon Tum, chi cục thống kê thành phố Kon Tum, thư viện tỉnh Kon Tum, Công ty Du lịch Sinh thái Miền Cao... Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích các thông tin cho mục đích của đề tài. ( Phụ lục 2)

Phương pháp so sánh: Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kinh nghiệm thực địa, tác giả đã so sánh tiềm năng tài nguyên cùng thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn thành phố Kon Tum đặt trong tương quan du lịch tỉnh Kon Tum.

Phương pháp thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát và điền dã kết hợp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý du lịch – văn hóa, các công ty lữ hành, dân làng, các giám mục, trụ trì và phỏng vấn bảng hỏi: 15 phiếu khách nội địa, 35 phiếu khách quốc tế, 20 phiếu cộng đồng địa phương) trên địa bàn thành phố để khai thác thông tin cần thiết, nâng cao tính thực tiễn của đề tài.

Phương pháp phân tích SWOT: Tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khác với nghiên cứu chuyên ngành lấy riêng một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người làm đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu liên ngành lấy không gian văn hóa làm đối tượng tìm hiểu, chú trọng tới mối liên hệ mật thiết giữa các hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người với điều kiện tự nhiên hay hoàn cảnh xã hội. Áp dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu du lịch gắn với bảo tồn các di sản thành phố Kon Tum có nghĩa là đặt nó dưới góc độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm đạt được nhận thức toàn diện, tổng thể; từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá khách quan.

6. Những đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đánh giá tiềm năng du lịch và phân tích thực trạng hệ thống các di sản trên địa bàn thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất phát triển du lịch gắn với bảo tồn. Đồng thời, luận văn là kết quả nghiên cứu theo hướng liên ngành, sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học: du lịch, địa lý, lịch sử, kinh tế, văn học… Vì vậy, những đánh giá, phân tích về tiềm năng và thực trạng du lịch của thành phố được nhìn nhận một cách toàn diện, không đơn thuần là

số liệu kinh tế mà còn dựa trên cơ sở phân tích những giá trị nhân văn và biến đổi xã hội, biến đổi thiên nhiên trước ảnh hưởng của hoạt động du lịch.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương.

Chương 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum Chương 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá

trị di sản ở thành phố Kon Tum

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí