Số Lượng Lao Động Làm Việc Trong Các Dnnvv Trên Địa Bàn Tp.hcm Từ


nhân thành lập, các cá nhân này thường là nhóm bạn bè, cùng dòng họ hay một cá nhân đứng tên thành lập điều hành theo mô hình gia đình linh hoạt trong quyết định đầu tư.

2.1.2 Về quy mô lao động của các DNNVV

Bảng 2.1 Số lượng lao động làm việc trong các DNNVV trên địa bàn TP.HCM từ

năm 2009 – 2014


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số Doanh nghiệp

102,350

112,500

125,745

151,000

155,240

165,050

Tổng số lao động

2,354,050

2,362,500

2,640,645

3,322,000

3,729,503

4,186,993

Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp


23


21


21


22


24


25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 6

Nguồn: Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Với số liệu bảng 2.4 tổng số lao động tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM tăng đều qua các năm với tốc độ trung bình hơn 14%/năm. Tuy nhiên số lượng lao đông bình quân một doanh nghiệp lại có xu hướng giảm. Điều này được lý giải là do khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các DNNVV trong giai đoạn này thu hẹp sản xuất kinh doanh, tiết giảm tối đa các chi phí.

2.1.3 Về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DNNVV tại TP.HCM

Trong giai đoạn 2008 – 2009, doanh thu và lợi nhuận sau thuế bình quân 1 doanh nghiệp tăng trưởng tốt. Tuy nhiên từ sau năm 2009 trở đi, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên doanh thu của các DN bị sụt giảm, chi phí lại tăng cao dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sau thuế bị sụt giảm nhưng không nhiều, điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TP.HCM tương đối hiệu quả. Đến năm 2014 tình hình kinh tế bắt đầu ổn định, do đó doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DN có dấu hiệu tăng trở lại.


Bảng 2.2 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DNNVV trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2009 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Doanh thu thuần bình quân 1 doanh nghiệp

20,657

20,470

19,911

19,316

19,781

20,863

Tổng chi phí bình quân 1 doanh nghiệp

18,305

18,310

17,947

17,451

17,780

18,710

Lợi nhuận sau thuế bình quân 1 doanh nghiệp


2,352


2,184


2,012


1,902


1,983


2,153


2.1.4 Về đóng góp vào ngân sách nhà nước

Nguồn: Cục thống kê TP.HCM


Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, hàng năm đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Thuế và các khoản nộp NSNN


54,025,060


59,076,493


64,201,281


66,313,431


68,854,200


72,492,367

Nguồn: Cục thống kê TP.HCM

Năm 2009 DNNVV đã nộp ngân sách nhà nước là là 54,025,060 triệu đồng tăng 8% so với năm 2008; năm 2010 là 59,076,403 triệu đồng tăng 9.35% so với năm 2009;

năm 2011 là 64,021,281 triệu đồng tăng 8.67% so với năm 2010, năm 2012 là 66,313,413 triệu đồng tăng 3.6% so với năm 2011, năm 2013 là 68,554,200 triệu đồng tăng 3,4% so với năm 2012. Năm 2014, DNNVV đã nộp ngân sách là 72,492,367 triệu đồng tăng 5,28% so với năm 2013


Với số liệu trên đã cho thấy đóng góp vào ngân sách nhà nước của DNNVV chiếm một tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, từ đó góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.2.1 Tổng quan về Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.

Ngày 17/01/1990, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 04/NH-QĐ phê chuẩn Điều lệ của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND tương đương 12,5 triệu USD và có tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank, đây là ngày chính thức Eximbank đi vào hoạt động.

Ngày 06/03/1990 Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 16/KTĐN-NH-QĐ cho phép Eximbank được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thiết lập các quan hệ đại lý, quan hệ tài khoản với các ngân hàng nước ngoài.

EximBank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2014 có 208 điểm giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước bao gồm: 44 chi nhánh, 163 phòng giao dịch , 1 quỹ tiết kiệm, 1 điểm giao dịch và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.


Hiện mạng lưới giao dịch Eximbank có mặt tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank được thể hiện qua 3 cột mốc quan trọng sau:

Giai đoạn 1990- 1997: đây là giai đoạn Eximbank mới hình thành những nền móng ban đầu cho sự phát triển. Eximbank đã không ngừng phát triển, đến năm 1997 vốn điều lệ đã tăng lên 250 tỷ đồng gấp 5 lần so mới khi mới thành lập. Đây là giai đoạn Eximbank phát triển nhanh với quy mô tổng tài sản đạt trung bình trên 50%/năm.

Giai đoạn 1998-2006: đây là giai đoạn củng cố Eximbank. Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ và phát sinh những hạn chế trong điều hành, nhất là trong rủi ro tín dụng đã làm cho Eximbank giảm sút nhanh chóng với dư nợ xấu tăng cao. Để vực dậy Eximbank, Chính phủ đã phê duyệt phương án chấn chỉnh, củng cố hoạt động Eximbank trong vòng 3 năm như tích cực thu hồi nợ, mua nợ xấu….Đến năm 2005 Eximbank được chính thức ra khỏi kiểm soát đặc biệt, và kết quả là năm 2006 lần đầu tiên kể từ khi rơi vào khó khăn thì lợi nhuận trước thuế đạt được là 359 tỷ đồng, nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 0,85%.

Giai đoạn 2007- nay: đây là giai đoạn phát triển bền vững của Eximbank. Eximbank đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu và có bước phát triển đáng kể cho đến nay.

Các hoạt động kinh doanh của Eximbank bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức gửi tiết kiệm, gửi tiền thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có


giá; kinh doanh ngoại hối; thanh toán quốc tế; đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá; dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa, MasterCard, VisaDebit; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh; mua bán trái phiếu doanh nghiệp; các dịch vụ ngân hàng khác…

2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam4

Với phương châm “dẫn đầu xu thế”, Eximbank luôn đi đầu trong việc đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đồng thời luôn nâng cao chất lượng các sản phẩm có thế mạnh truyền thống như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Với những cố gắng và nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, Eximbank luôn nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có quy mô lớn và là một trong các ngân hàng TMCP tiêu biểu tại Việt Nam.

Trong năm qua, mặc dù kinh tế vĩ mô được ổn định theo hướng tích cực, nhưng môi trường kinh doanh ngành tài chính ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao; sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu, …. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, Eximbank cũng đạt được kết quả như sau: Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 101,380 tỷ đồng, tăng 22.7% so với năm 2013, hoàn thành 101% kế hoạch. Tổng cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế và dân cư (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 97,956 tỷ đồng, tăng 17.5% so với năm 2013, hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra (97,300 tỷ đồng). Trong đó, tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư là 87,147 tỷ đồng, tăng 4.6% so với năm 2013, hoàn thành 97% kế hoạch. Quy mô tổng tài sản đạt 161,094 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2013, hoàn thành 95% kế hoạch. Mặc dù trong năm 2014, tổng tài sản và lợi nhuận của Eximbank bị sụt giảm, nhưng điều đó phản ánh quyết tâm trong việc lành mạnh hóa cơ cấu tài chính và nâng cao chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, Eximbank đã


4 Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014


mạnh dạn trích lập dự phòng bằng nguồn lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh, làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo cũng như thực hiện đúng cam kết phát triển ngân hàng theo hướng lành mạnh và bền vững. Vì vậy, kết quả lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 69 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 0.03%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 0.39%. Sau đây là một số chỉ tiêu Eximbank đạt được qua các năm gần đây

2.2.2.1 Huy động vốn

Bảng 2.4: Tổng vốn huy động của Eximbank giai đoạn 2009 – 2014

ĐVT: tỷ đồng


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Vốn huy động

46,989

70,705

72,777

85,519

82,650

101,380

Chênh lệch

14,658

23,716

2,072

12,742

(2,869)

18,730

Tốc độ tăng

45.3%

50.5%

2.9%

17.5%

(3.4%)

22.66%

Nguồn: BCTN của Eximbank

Nguồn vốn huy động của Eximbank luôn tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2008 – 2010 với tốc độ tăng trung bình luôn trên 40% lớn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng khoảng 28% của toàn ngành. Sau đó, do nền kinh tế gặp không ít khó khăn đồng thời với quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động đối với VNĐ và USD làm cho lãi suất tiền gửi sụt giảm, kém hấp dẫn ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của toàn ngành nói chung và Eximbank nói riêng. Tính đến cuối năm 2011 nguồn vốn huy động chỉ tăng 2,9% so với năm 2010. Đến năm 2012, Eximbank không ngừng đổi mới chất lượng dịch vụ, đa dạng kênh bán hàng, đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm để phục vụ khách hàng, do đó nguồn vốn huy động đã tăng trưởng trở lại tuy không bằng giai đoạn 2008 – 2010 nhưng cũng là một con số đáng khích lệ là 17,5%. Năm 2013, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư mặc dù giảm 3,4% nhưng trong năm 2014, Eximbank thực hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo


hướng tích cực tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn, đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn huy động và đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn nên kết quả là nguồn vốn huy động đạt 101,380 tỷ đồng tăng hơn 22% so với năm 2013.

2.2.2.2 Hoạt động cho vay

Bên cạnh những sản phẩm tín dụng truyền thống, Eximbank đã không ngừng thiết kế và đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm tài trợ vốn vay, với thời gian và lãi suất cho vay hợp lý nhằm hỗ trợ tốt nhất nhu cầu vốn chính đáng cho sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của khách hàng như: Sản phẩm cho vay bất động sản An Cư Lạc Nghiệp, An Gia Hạnh Phúc, cho vay tín chấp các cá nhân như cán bộ nhân viên các doanh nghiệp, cho vay hỗ trợ tiểu thương, cho vay chứng khoán, cho vay du học, cấp hạn mức thấu chi,

… Eximbank hầu như đã tận dụng hết những thế mạnh về thương hiệu, nguồn lực tài chính hùng hậu, cùng khả năng chăm sóc phục vụ khách hàng tuyệt vời với thời gian thẩm định, xử lý hồ sơ cho vay và giải ngân nhanh, cùng mức phí và lãi suất cạnh tranh. Vì thế, Eximbank đã dễ dàng giành được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng đầy cam go như hiện nay.

Bảng 2.5: Tổng dư nợ cho vay của Eximbank giai đoạn 2009-2014

ĐVT: tỷ đồng


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng dư nợ

35,580

62,346

74,663

74,992

83,354

97,956

Chênh lệch

14,348

26,766

12,317

329

8,362

14,602

Tốc độ tăng

67,58%

75,56%

19,76%

0.44%

11.3%

17.5%

Nguồn: BCTN của Eximbank

Qua bảng trên, dư nợ tín dụng của EximBank tăng liên tục trong các năm, trong đó mức tăng trưởng cao nhất tại giai đoạn 2009 – 2011, mức tăng trong giai đoạn này luôn cao hơn mức tăng trung bình của Ngành. Hoạt động tín dụng năm 2012, 2013 gặp không ít khó khăn, tăng trưởng tín dụng của ngành ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây


do tình hình kinh tế suy giảm, hàng tồn kho lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngưng hoạt động tiếp tục tăng cao. Sang năm 2014, Eximbank đã phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn, chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế, chính thức thành lập Trung Tâm bán lẻ nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, Eximbank cũng triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, kết hợp giảm lãi suất cho vay để chia sẽ khó khăn với khách hàng. Kết quả dư nợ cho vay toàn hệ thống đạt 97,956 tỷ đồng, tăng 17.5 % so với năm 2013, trong đó cho vay các tổ chức kinh tế đạt 67.530 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 68.94%), cho vay cá nhân đạt 30,426 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 31.06%)

Cũng giống như hầu hết các NHTM khác, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ của Eximbank với 66.2% năm 2014, dư nợ trung và dài hạn chiếm 33.8%. Dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, trong khi đó dư nợ cho vay trung dài hạn tăng lên. Điều này cho thấy áp lực giải ngân và thu hồi vốn đúng hạn đã phần nào được giảm bớt.

2.2.2.3 Các hoạt động khác

Đầu tư tài chính: Năm 2014 mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn tuy nhiên thị trường chứng khoán đã có mức tăng trưởng khá tốt, đặc biệt thị trường trái phiếu đã có sự phát triển vượt bậc và tính thanh khoản cao, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư trái phiếu của các tổ chức tín dụng nói chung và của Eximbank nói riêng. Do đó, mặc dù lãi suất trong năm 2014 liên tục giảm nhưng danh mục trái phiếu vẫn hiệu quả và đem lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho Eximbank. Số dư danh mục trái phiếu cuối kỳ đạt 14.082 tỷ đồng (không bao gồm tín phiếu và trái phiếu VAMC) có mức tăng trưởng đáng kể (25,3%) so với cuối năm 2013.

Kinh doanh ngoại tệ: Eximbank đã tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống là các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong hoạt động thanh toán

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí