(nhóm lao động này thường phải thuê người nước ngoài nên đòi hỏi chi phí rất cao)
- Bốn là, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, triển khai các hoạt động đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo.
- Năm là, quản lý và phát triển NNL ở cấp ngành, địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn bất cập trên nhiều mặt: chưa có chiến lược phát triển NNL nói chung và NNL du lịch nói riêng; chưa xây dựng được tiêu chuẩn các chức danh lao động trong ngành du lịch; chưa thực hiện tốt công tác thống kê NNL; chưa xây dựng hệ thống thông tin về lao động và việc làm trong ngành du lịch; chưa thực hiện được công tác cung cấp thông tin về lao động và việc làm, hướng nghiệp để cho học sinh có sự lựa chọn đúng trước khi quyết định và học các trường đại học, trung học và dạy nghề; chậm nghiên cứu đổi mới và thống nhất chương trình đào tạo, cách thức đào tạo ở bậc đại học, trung học và nghề; chưa triển khai chương trình đào tạo liên thông; các tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành du lịch chậm được ban hành.
- Sáu là, các thể chế, chính sách liên quan tới đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói riêng chưa phù hợp, kìm hãm việc đổi mới chương trình, phương thức giảng dạy (quy định chương trình khung, về học phí, về các thức đánh giá, ...). Thiếu các chính sách phù hợp để huy động các nguồn tài trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác liên quan để phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Bảy là, một bộ phận lao động (nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ nhà hàng) có tâm trạng lo ngại về con đường phát triển nghề nghiệp của họ. Thông thường nếu không được thăng tiến lên vị trí cao hơn, họ phải chuyển sang làm một công việc khác không phù hợp với mong muốn của họ, gây ra sự không ổn định về lao động của các doanh nghiệp.
- Tám là, hệ thống giáo dục- đào tạo còn nhiều yếu kém cả về công tác quản lý; đội ngũ giáo viên; nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị...Sự yếu kém trong công tác quản lý giáo dục bắt đầu từ sự buông lỏng, thiếu sự giám sát chặt chẽ trong quản lý cơ cấu đào tạo các bậc học,
ngành học. Việc đào tạo chưa bám sát vào nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực hay sự cân đối thừa thiếu về NNL mà chủ yếu dựa vào nhu cầu của người học. Đội ngũ giáo viên nói chung, nhất là giáo viên của các trường đại học dân lập
,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề còn thiếu và yếu. Nội dung, chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết coi nhẹ thực hành; phương pháp giảng dạy theo kiểu áp đặt chưa phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo NNL là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng NNL.
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, tác giả cho rằng, để xây dựng được NNL du lịch có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải giải quyết đồng thời các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần khảo sát, đánh giá lại một cách khách quan về thực trạng NNL du lịch hiện có của tỉnh, làm rõ NNL nào thừa hoặc thiếu ở những loại trình độ nào, ngành nào, vùng nào để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh được lãng phí và khai thác hiệu quả lợi thế này. Cùng với việc rà soát, đánh giá lại NNL, tỉnh cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp để dự báo một cách khoa học về NNL du lịch, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NNL đáp ứng yêu cầu cụ thể cho từng giai đoạn.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về vai trò của NNL và nhận thức nghề nghiệp cho các đối tượng liên quan. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển NNL trực tiếp kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh và từng doanh nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin về lao động và việc làm. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh du lịch, cơ sở đào tạo du lịch, hiệp hội du lịch khách sạn, cơ sở nghiên cứu trong công tác phát triển NNL trực tiếp kinh doanh du lịch, tổ chức Hội nghị chuyên đề hàng năm về phát triển NNL.
Thứ ba, kiện toàn tổ chức và bổ sung chức năng của bộ phận quản trị nhân sự, nghiên cứu áp dụng mô hình hiện đại về quản trị NNL trong các công đoạn tuyển
chọn, đào tạo, bồi dưỡng và duy trì NNL. Cần bố trí sắp xếp lao động hợp lý để giảm lao động gián tiếp.
Thứ tư, xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển NNL với sự tham gia của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân, người lao động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển (phần cứng và phần mềm) của các cơ sở đào tạo du lịch.
Thứ năm, phải thay đổi một cách cơ bản, toàn diện hiện trạng giáo dục- đào tạo cả về cơ cấu đào tạo, ngành nghề đào tạo, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất ngang tầm với giai đoạn phát triển mới. Bởi NNL của tỉnh tuy đông nhưng chưa mạnh: số lao động không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chiếm tỷ lệ khá cao, thiếu nghiêm trọng lao động quản lý có trình độ chuyên môn cao, thiếu hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ; chất lượng NNL du lịch hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh cả về thể lực, trí lực và các kỹ năng lao động.
Thứ sáu, muốn có sự đột phá về NNL du lịch, đầu tiên cần bắt đầu từ sự đột phá về chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài, bởi đầu tư vào người tài mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh tôn vinh trí tuệ, giá trị sáng tạo và đặt người tài vào đúng vị trí dựa trên sự cống hiến của họ, thì chế độ đãi ngộ về vật chất rất cần thiết để khuyến khích, động viên người tài. Nếu điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn, thì trong thời gian tới cần phải có những chính sách nhỏ hơn để khích lệ như xây nhà chung cư bán trả góp, cho thuê nhà với giá thấp, cho vay tiền để sắm sửa các thiết bị cần thiết...
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Dự báo nhu cầu phát triển NNL của tỉnh Thừa Thiên Huế đến giai đoạn 2015- 2020 đã được các sở, ngành có liên quan của tỉnh nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn đó là: nhu cầu LĐ du lịch qua đào tạo của các cơ quan, doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh du lịch; khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển NNL du lịch giai đoạn 2010 - 2014; yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch gắn với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, nhu cầu lao động trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế được dự báo như sau:
* Nhu cầu lao động trong các cơ quan quản lý về du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến 2015, tầm nhìn đến 2020, căn cứ vào nhu cầu phát triển du lịch tại các sở, phòng, ban đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện xã phường thị trấn sẽ thành lập các phòng quản lý du lịch. Ở cơ quan quản lý cấp tỉnh, xu hướng mở rộng quy mô các trung tâm, các phòng, ban liên quan là một tất yếu. Do đó, số lượng cán bộ quản lý du lịch ở các cấp sẽ tăng lên, dự báo số lượng tăng thêm đến năm 2015 là 48 người và đến năm 2020 là 150 người.
Bảng 3.1: Nhu cầu nhân lực trong ngành du lịch cho các cơ quan quản lý du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020
Đơn vị: Người
Trên đại học | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Sơ cấp | Tổng | |
Du lịch | 4 | 10 | 2 | 16 | ||
Ngoại ngữ | 16 | 2 | 1 | 19 | ||
Tin học | 3 | 5 | 1 | 9 | ||
Khác | 1 | 1 | 2 | 4 | ||
Tổng | 5 | 30 | 11 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Lao Động Du Lịch Phân Theo Loại Lao Động Và Phân Theo Ngành Nghề Kinh Doanh Của Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh Giá Về Tác Phong Công Nghiệp Của Người Lao Động Trong Ngành Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Kết Quả Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nhóm Các Giải Pháp Trực Tiếp Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nhóm Các Giải Pháp Khai Thác Và Sử Dụng Có Hiệu Quả Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Bảng Số Cơ Sở Lưu Trú Và Doanh Nghiệp Lữ Hành Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn Từ Năm 2011- 2015
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
* Nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nhu cầu lao động bổ sung của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch năm 2015 ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Kết quả điều tra về nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp du lịch cho thấy, trong hiện tại các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang cần 1.420 lao động, trong đó, lao động chuyên môn là 740 người chiếm 52,1% và lao động nghiệp vụ là 680 chiếm 47,9%.
Nhu cầu lao động theo trình độ chuyên môn, du lịch cần 182 người chiếm 24,59%; ngoại ngữ 447 người chiếm 60,7%; tin học 49 người chiếm 6,62%; ngành khác 62 người chiếm 8,3%. Phân theo nghiệp vụ, số lao động cần là 680 người, trong đó, nghiệp vụ khách sạn chiếm 96,18% và nghiệp vụ lữ hành chiếm 3,82%.
Nhu cầu lao động phân theo trình độ, trên đại học cần 10 người, chiếm 0,7%; đại học 188 người, chiếm 13,23%; cao đẳng 185 người, chiếm 13,02%; trung cấp 305 người, chiếm 21,47%; sơ cấp 180 người, chiếm 12,67%; bồi dưỡng 114 người,
chiếm 8,02%; tự đào tạo 438 người, chiếm 30,84%.
- Dự báo nhu cầu đào tạo lao động đến 2015, tầm nhìn 2020 ở tỉnh Thừa Thiên Huế Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tập trung vào đào tạo tại chỗ và đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo tại các trung tâm lớn trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu
cầu kinh doanh du lịch và nhu cầu xã hội. Đảm bảo đến: Năm 2015 phải đào tạo thêm 72.817 lao động du lịch, trong đó: 19.396 lao động trực tiếp và 53.485 lao động gián tiếp; Năm 2020 phải đào tạo thêm 80.341 lao động du lịch, trong đó: 22.954 lao động trực tiếp và 57.387 lao động gián tiếp;
- Đến năm 2015, 100% nhân viên phục vụ dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo 1.000 hướng dẫn viên du lịch đạt chuẩn về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tàu biển.
Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Đơn vị tính: Người
2015 | 2020 | |
Lao động trực tiếp | 19.396 | 22.954 |
Lao động gián tiếp | 53.485 | 57.387 |
Tổng cộng | 72.817 | 80.341 |
Nguồn: Quy hoạch du lịch Thừa Thiên Huế đến 2015, tầm nhìn 2020.
3.1.2. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch phải gắn với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao, bền vững, an sinh xã hội tốt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.
Một nền kinh tế muốn có sự tăng trưởng cao và ổn định, phải có một nguồn nhân lực dồi dào về cả số lượng và chất lượng. Điều quan trọng đó là phải làm thế nào để đào tạo một nguồn lao động tinh thông nghề nghiệp, đào tạo đúng trọng tâm, đúng chuyên ngành, điều này sẽ dẫn đến nguồn lao động đó sẽ phát triển đúng theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo những mục tiêu trước mắt và lâu dài góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định hơn. Xây dựng hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn, một trung tâm lớn của Việt Nam. Từng bước xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
- Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch với cơ cấu ngành nghề hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng; phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, du lịch, tài chính, ngân hàng,...) công nghiệp (chế biến, chế tác), xây dựng (quản lý đô thị, kiến trúc), chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao về khoa học - công nghệ (chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành) phục vụ cho địa phương và vùng Bắc Trung bộ, miền Trung - Tây Nguyên, đào tạo nhân lực lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực kinh tế, xã hội; đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực theo mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh.
-Thứ ba, phát triển nhân lực là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và người dân). Các đơn vị, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh phải có chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực.
Nguồn nhân lực muốn phát triển một cách đồng bộ có hiệu quả cần có sự nỗ lực của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các lớp đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp.Điều này cần có sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp, các đơn vị.
-Thứ tư, quy hoạch hệ thống đào tạo đồng bộ, đáp ứng các điều kiện về: đội ngũ giáo viên, giảng viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ cho phát triển nhân lực trên các lĩnh vực có lợi thế, theo kịp trình độ trong khu vực và hội nhập quốc tế.
-Thứ năm, tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển nhân lực theo quy hoạch; huy động nguồn lực đầu tư thông qua các cơ chế, chính sách thu hút, liên kết, hợp tác trong và ngoài nước.
Sự quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cần có các chính sách, cơ chế phù hợp với từng vùng, từng địa phương cụ thể mà đưa ra những yêu cầu, những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
3.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
3.2.1. Nhóm các giải pháp tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch
- Thứ nhất, tích cực chủ động hội nhập quốc tế đế phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao
Việc tích cực chủ động hội nhập quốc tế đã mang về cho tỉnh nguồn vốn, kinh nghiệm phát triển GD - ĐT... góp phần nâng cao chất lượng NNL. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục triển khai các giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân, cán bộ, người LĐ hiểu rõ chủ trương hội nhập quốc tế của tỉnh là nhằm tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển KT - XH, đặc biệt là vốn, kinh nghiệm phát triển GD - ĐT, kinh nghiệm phát triển NNL chất lượng cao của các nước trên thế giới.
+ Sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách trong các lĩnh vực GD - ĐT, KH - CN tạo ra một cơ chế thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các quốc gia, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực trên.
+ Đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết với các trường ĐH, viện nghiên cứu tầm cỡ trong khu vực và thế giới để vừa tranh thủ được nguồn vốn, công nghệ, phương pháp giảng dạy tiên tiến, vừa từng bước tham gia vào việc đào tạo NNL chất lượng cao bao gồm cả học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ của tỉnh. Trong đó, tiếp tục duy trì các chương trình liên kết đào tạo đã được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua như: đào tạo kỹ sư tài năng; đào tạo quản lý du lịch ở nước ngoài....
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học, các giảng viên quốc tế, Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế . Thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị để các nhà khoa học, các giảng viên, cán bộ trao đổi về chuyên môn mà còn tạo điều kiện để tỉnh ký kết nhiều văn bản hợp tác mới trong đào tạo NNL du lịch.