Nội Dung Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Nước Ta


+ Đội ngũ làm công tác phát triển nguồn nhân lực và liên quan của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, là cán bộ làm công tác phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Đội ngũ làm công tác phát triển nguồn nhân lực và liên quan của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở địa phương.

+ Đội ngũ làm việc trong bộ máy hoạt động của các cơ sở đào tạo du

lịch.

+ Đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên trong

các cơ sở đào tạo du lịch, các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch.

1.3.3.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở nước ta

Yêu cầu về nguồn nhân lực ngành Du lịch ngày càng cao, đặc biệt

yêu cầu về chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ, cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Thực tế đó đòi hỏi ngành Du lịch phải có khung chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chung của chiến lược phát triển du lịch. Các nước có du lịch phát triển đều quan tâm vấn đề này và đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực. Nhằm tăng cường hiệu quả cho việc hoạch định chính sách và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực nganh Du lịch dài hạn,

công tác quản lý nhà nước về du lịch phải chú trọng hơn nữa đến kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 7

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới là một quá trình giao lưu, trao đổi

giữa Việt Nam và các nước trên thế

giới về

hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ,

công nghệ mới, nguồn nhân lực... theo hai chiều ra, vào. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào Việt Nam kéo theo công việc làm, các

nghề

mới, kinh nghiệm và kỹ

năng quản lý... Những diễn biến này tác

động trực tiếp vào nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.


Nhằm có được nguồn nhân lực ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát

triển

trong giai đoạn hiện nay, các nội dung

phát triển nguồn nhân lực

ngành Du lịch cần được tiến hành là:

- Tổng điều tra nguồn nhân lực ngành Du lịch trong toàn quốc; tham gia, góp phần kiện toàn các vụ chức năng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cơ quan quản lý du lịch và các đơn vị sự nghiệp của ngành;

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chức danh ngành Du lịch làm cơ sở cho công tác đào tạo du lịch;

- Xây dựng và tập huấn triển khai quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng

nâng cao năng lực lao động ngành Du lịch và xây dựng chương trình khung đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho lao

động trong các cơ sở lưu trú du lịch; triển khai các hội nghị đào tạo, bồi

dưỡng nhân lực du lịch; và tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ quản lý du lịch.

- Xây dựng và ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực, làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển.

1.4. Kinh nghiệm của một số lực ngành Du lịch

1.4.1. Thái Lan:

quốc gia trong phát triển nguồn nhân

Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là một

trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Kế

hoạch

phát triển du lịch tập trung giải quyết nhóm vấn đề

về giáo dục

nghề nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành Du lịch Thái Lan.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần 1 (1961-1967) đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế quốc gia chỉ có thể đạt được khi có sự chuẩn bị sẵn


sàng nguồn nhân lực được giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Kế hoạc lần 2

(1967-1971) đặt phát triển công nghiệp lên ưu tiên hàng đầu và nhấn mạnh

đào tạo về kỹ

thuật, nông nghiệp, khoa học và y khoa. Kế

hoạch lần 3

(1972-1976) một lần nữa công bố sự chú trọng của Chính phủ trong đào

tạo kỹ

sư, các nhà khoa học, bác sỹ, y tá và giáo viên. Kế

hoạch lần 4

(1977-1981) và lần 5 (1982-1986) với sự cam kết tiếp tục tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; đáng lưu ý là sự bùng nổ kinh tế bắt đầu vào cuối năm 1980. Kế hoạch lần 6 (1987-1991) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Kế hoạch lần 7 (1992-1996) nhằm chuẩn bị để Thái Lan trở thành

một nước công nghiệp mới thì "nguồn nhân lực có chất lượng" được coi là một điều kiện tiên quyết và được đưa lên hàng đầu trong các danh mục phát triển.

Kế hoạch lần 8 (1997-2001) vẫn duy trì tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá. Kế hoạch cũng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch phải được tăng cường thêm một bước.

Chính sách về

phát triển nguồn nhân lực

ngành Du lịch được thực

hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá ở Thái Lan, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu sau: Tăng cường giáo dục dạy nghề và

kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành,

phục vụ du lịch; khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại doanh nghiệp du

lịch); Các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển

nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Ở Thái Lan, các chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành Du

lịch được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Quá


trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy. Có sự liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch

1.4.2. Nhật Bản:

Hệ thống phát triển nguồn nhân lực

ở Nhật Bản

được gọi là hệ

thống phát triển nhân lực suốt đời. Việc phát triển nguồn nhân lực, được

tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đào tạo cơ bản

đến ứng dụng, thực hiện một cách liên tục và phù hợp với các nhóm

người lao động. Các hoạt động này đảm bảo sự thăng tiến nghề nghiệp một cách vững chắc theo thời gian, đồng thời làm cho người lao động có

được các năng lực thích động.

ứng với những biến đổi trong thị

trường lao

Quá trình phát triển nhân lực ngành Du lịch được thực hiện trong một hệ thống gồm ba hình thức đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo. Đào tạo tại doanh nghiệp du lịch tại Nhật Bản rất được coi trọng. Đối với những nghề giản đơn, như phục vụ buồng, giặt là, phục vụ nhà hàng... khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng. Vai trò của Chính phủ thể hiện rõ nhất trong đào tạo

công cộng, nhưng không chỉ giới hạn trong đó, mà còn thể hiện qua các

mối quan hệ với doanh nghiệp và người lao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động.

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực: Bộ Lao động chuẩn bị kế

hoạch cơ bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghề nghiệp, kiểm tra tay nghề và phát triển các năng lực nghề nghiệp khác phù hợp với đòi hỏi của thị


trường lao động, bảo đảm thoả mãn những yêu cầu và nguyện vọng của người lao động trong một môi trường thường xuyên biến đổi.

Hệ thống tổ

chức quản lý phát triển nguồn nhân lực

ở Nhật Bản

được tổ

chức rộng khắp trên toàn quốc

ở cả hai cấp độ quốc gia và địa

phương (tỉnh). Cục phát triển nguồn nhân lực thuộc Bộ Lao động Nhật

Bản chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý hệ thống phát triển nhân lực và hợp tác quốc tế. Các tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực mà Cục quản lý và phối hợp có: 1) 47 trung tâm khuyến khích việc làm và

phát triển nguồn nhân lực ở 47 tỉnh và một hệ thống các trường đào tạo

thực hiện các dự án của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực và khuyến khích việc làm; 2) Các hội đồng phát triển nhân lực và hệ thống các trường đào tạo thuộc chính quyền cấp tỉnh; 3) Hội đồng khuyến khích năng lực nghề nghiệp Nhật Bản (JVADA) chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp; 4) Trung tâm phát triển nguồn nhân lực cho người tàn tật và Hiệp hội quốc gia khuyến khích việc làm của những người tàn tật.

Phát triển nguồn nhân lực ở khu vực tư nhân: Hoạt động phát triển nguồn nhân lực được các công ty lớn tiến hành tương đối độc lập. Các công ty thường có cơ sở đào tạo và các chương trình phát triển nhân lực một cách hệ thống.

Hệ thống phát triển nguồn nhân lực trong các xí nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm cơ bản: 1) Đào tạo tại chỗ là hình thức chủ yếu, trong đó

có đào tạo tại chỗ chính thức (thường dành cho những người mới vào

nghề) và phi chính thức, được thực hiện trong suốt cuộc đời làm việc của người lao động thông qua kèm cặp và hướng dẫn của thợ lâu năm và lành nghề đối với những người có tay nghề thấp hơn; 2) Nội dung của đào tạo tại chỗ phi chính thức rất rộng, mang tính chất dài hạn và được thực hiện từng bước, theo các giai đoạn và có hệ thống; 3) Đào tạo tại chỗ được áp


dụng rộng rãi trong các công ty lớn và ở một phạm vi nhỏ hơn đối với các công ty vừa và nhỏ; d) Đào tạo tại chỗ được bổ trợ bằng đào tạo chuyên tu.

Tổ chức đào tạo tại các cơ sở công cộng: Chính sách đào tạo nghề nghiệp công cộng hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả những hỗ trợ cho đào tạo tại doanh nghiệp và tự đào tạo của người lao động. Hệ thống các cơ sở phát triển nhân lực này bao gồm các trung tâm phát triển việc làm và nguồn nhân lực, các trường cao đẳng và trung học dạy nghề.

Các hoạt động này bao gồm: đào tạo cơ bản cho lớp trẻ là những

người muốn trở thành công nhân có tay nghề trong các xí nghiệp vừa và

nhỏ; đào tạo nâng cấp cho công nhân hạng trung trong các xí nghiệp vừa và nhỏ; đào tạo cơ bản cho những người khó tìm việc làm, bao gồm cả những người tàn tật; đào tạo nghề mới cho những người mất việc do suy thoái kinh tế; đào tạo lại cho phụ nữ khi họ muốn tham gia thị trường lao động.

Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở của Nhà nước được thực hiện và điều phối chủ yếu thông qua Tổ chức xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (EHDO), thành lập từ năm 1951. Với số vốn khoảng 15 tỉ USD và ngân sách hàng năm khoảng 7 tỉ USD, tổ chức này đã thực hiện các dự án bằng tiền của Chính phủ dành cho khuyến khích việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức này có cơ sở ở mỗi tỉnh, cùng với các tổ chức do chính quyền cấp tỉnh quản lý, tạo thành một mạng lưới rộng khắp thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực một cách đa dạng. Chính phủ còn tổ chức các hệ thống đào tạo qua vệ tinh và bất kỳ ai có nhu cầu đều có thể đến tham dự tại các cơ sở công cộng ở các trung tâm xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực công cộng.

Thúc đẩy phát triển năng lực nghề

nghiệp một các tự

nguyện của

người lao động: Phát triển năng lực nghề

nghiệp một cách tự

nguyện.

Người lao động tự phát triển nhằm những mục đích khác nhau: 1) Thu


nhận thông tin và kỹ năng ở mức cao đối với nghề nghiệp hiện tại; 2) Thu nhận kiến thức và kỹ năng để đổi sang công việc ở mức cao hơn tại cùng

xí nghiệp; 3) Thu nhận kiến thức và kỹ năng để chuyển sang làm việc ở

công ty khác.Theo một nghiên cứu điều tra thì những người được hỏi cho biết họ tự phát triển thông qua các lớp tại công ty (39,5%), dự các khoá đào tạo tại cơ sở tư (27,7%), tham gia các khoá đào tạo tại các cơ sở đào tạo công cộng (7,4%), dự các khoá học từ xa (36%), dự các khoá học tại các trường đại học và trường chuyên (2,9%) và các hình thức khác (24,5%).

Chính phủ đã trợ cấp cho các hoạt động này dưới hình thức trợ cấp phát triển nhân lực (từ 1/3 đến 1/2 mức chi phí hoạt động; 1/3 - 1/2 học phí); trợ cấp những người tự phấn đấu, bao gồm học phí và trợ cấp lương (1/4 lương tháng ở các công ty lớn và 1/3 với người lao động ở các công ty vừa và nhỏ).

Hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực: Hợp tác kỹ thuật

giữa các chính phủ được thực hiện thông qua Hiệp hội hợp tác quốc tế

Nhật Bản (JICA) theo các hiệp định liên chính phủ, như: hợp tác trong việc

thành lập và vận hành các cơ

sở đào tạo nghề nghiệp

ở nước ngoài, cử

chuyên gia đi giúp đào tạo nghề, thực hiện chương trình phát triển kỹ năng quốc tế.

Hợp tác kỹ thuật thông qua hợp tác quốc tế, như hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ APEC và trong Chương trình châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Thế giới (APSDEP).

1.4.3. Cộng hoà Liên bang Đức:

Đầu tư

cho giáo dục

ở Cộng hoà Liên bang Đức rất lớn, chiếm

khoảng 5-6% thu nhập quốc dân, do đó các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và giáo viên cho hệ thống giáo dục-đào tạo Cộng hoà Liên bang Đức rất tốt so với các nước khác. Việc đóng góp để đầu tư cho giáo dục, chủ yếu là từ ngân sách của chính quyền địa phương (các bang).


Cộng hoà Liên bang Đức xác định mục tiêu của giáo dục đại học và

đào tạo nghề nghiệp nhằm cung cấp nhân lực theo hướng thiên về khoa

học, công nghệ và nghề nghiệp cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển của lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong nền kinh tế phát triển và cạnh tranh gay gắt.

Thông thường, người theo hướng học nghề bắt đầu được đào tạo từ sau năm học lớp 9 hoặc lớp 10 hệ phổ thông. Thời gian học nghề thường là 3 năm. ở tuổi này, có tới 75% số người chọn con đường học nghề, trong đó

3/4 là đi theo hệ

thống đào tạo nghề

theo phương thức đào tạo tại xí

nghiệp và trường học (gọi là hệ thống song hành- Dual System), 1/4 còn lại học tại các trường dạy nghề thuần tuý. Về nguyên tắc, người học nghề

theo hệ song hành không bắt buộc phải có một trình độ văn hoá nào, nó

được chấp nhận cho mọi người trên 15 tuổi; do đó, chỉ có khoảng 15% số người học nghề theo hệ thống này đã có bằng tú tài (học hết lớp 12 hoặc 13). Các trường dạy nghề thường được tổ chức và phân theo những ngành chính như: sản xuất, thương mại, thủ công, nông nghiệp... Các trường dạy nghề du lịch điển hình trong việc áp dụng hệ thống song hành trong đào tạo nghề như Trường Hotelberufschule Bavaria.

Phần lớn chi phí cho việc dạy nghề theo hệ thống song hành là do các xí nghiệp đài thọ (87%), chi phí này lớn gấp 2,8 lần ngân sách do Chính phủ chi cho các trường dạy nghề. Lợi thế của hình thức đào tạo này là do quá trình đào tạo có chất lượng cao cùng với những tiêu chuẩn đào tạo linh hoạt và thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế; khuyến khích đề cao tính

độc lậo của người thợ công việc sau này.

trong việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát

Bên cạnh đào tạo nghề, việc bồi dưỡng, bổ túc tay nghề cũng được

tổ chức rộng rãi bởi một hệ thống trường lớp đa dạng, hoạt động trên

nguyên tắc thị trường. Các xí nghiệp, hiệp hội cũng như các cơ sở tư nhân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023