Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch:


Bar; dịch vụ vui chơi giải trí - các phương tiện thể thao, rạp hát, sòng bạc, công viên giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận chuyển-các hãng lữ hành, phòng bán vé hàng không, xe tuyến, tàu hỏa, tàu thủy, taxi, xe cho thuê.

b) Hoạt động của các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ du lịch tuyến sau bao gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp phục vụ du lịch tuyến trước như: công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rượu, nước giải khát, công ty phát hành thẻ tín dụng, công ty vận tải, thương mại bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vệ sinh môi trường, cung cấp điện , nước, kỹ thuật, sức khỏe, y tế…

c) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ du lịch như: cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo

đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo

tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa…

d) Hoạt động của cộng đồng dân cư liên quan đến phục vụ du lịch, như: các gia đình, cá nhân, các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít người tham gia quá trình phục vụ khách du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

e) Hoạt động của các đơn vị đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch tuyến trước và tuyến sau.

Như vậy, xét một cách tổng quát, nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành Du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du

lịch. Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng lao động (khách du lịch), lao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

động du lịch được chia thành hai nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián


Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 5

tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp bao gồm

những công việc cung

ứng, hỗ

trợ

cho các hoạt động trực tiếp phục vụ

khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của

Chính phủ

hỗ trợ

phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng

khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch… Tất nhiên các lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch bao giờ cũng có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất lượng sản phẩm du lịch.

Từ những phân tích trên, nguồn nhân lực ngành Du lịch được hiểu là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Trong phạm vi nghiên cứu của

Luận án này chỉ

đề cập đến lực

lượng lao động trực tiếp trong ngành Du lịch.

- Vai trò và đặc điểm của nguồn nhân lực ngành Du lịch: Lực lượng

lao động trong ngành khác nhau:

Du lịch được chia thành 3 nhóm

với những vai trò

a) Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch. Họ đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả; khiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.

b) Nhóm lao động chức năng sự

nghiệp ngành

Du lịch. Đây là bộ

phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành Du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong


việc phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch hiện tại và trong tương lai.

c) Nhóm lao động chức năng kinh doanh. Nhóm lao động này chiếm

số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.

Du lịch và cần được

Nhóm lao động chức năng kinh doanh có một số đặc điểm riêng là:

+ Cơ

cấu độ

tuổi trẻ, tỷ

lệ lao động nữ cao hơn so với lao động

nam: xuất phát từ tính đặc thù của ngành Du lịch đòi hỏi phải có lực lượng lao động có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách du lịch như lễ tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ, vì vậy tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam.

+ Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu: Có sự phân bố không đồng

đều theo lãnh thổ và các nghiệp vụ du lịch. Xuất phát từ tính định hướng tài nguyên rõ nét của ngành Du lịch, các hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch, những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, vì vậy phần lớn lao động đã qua đào tạo đều làm việc tại những khu du lịch, trung tâm du lịch lớn, ở những khu vực còn lại thường thiếu lao động.

Trong ngành Du lịch có nhiều công việc với yêu cầu lao động giản đơn, không đòi hỏi phải đào tạo ở trình độ cao mới thể hiện được, dẫn đến

tình trạng tỷ lệ

lao động chưa tốt nghiệp phổ

thông trung học khá cao.

Ngược lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, đội ngũ lao động thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao.

+ Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do

ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch các hoạt động du lịch thường diễn ra

sôi động trong một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm),


vào thời điểm cao điểm của mùa du lịch, các doanh nghiệp du lịch thường phải tuyển dụng thêm các lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp du lịch chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động thời vụ.

Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch lại được chia thành 4 nhóm cơ bản với vai trò và đặc trưng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch:

a) Nhóm lao động chức năng quản lý chung: Nhóm này gồm những người đứng đầu các đơn vị kinh tế cơ sở (doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch, vận chuyển du lịch, là tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc hoặc các chức danh tương đương). Lao động của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêng biệt, bởi đối tượng, công cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù, thể hiện:

- Là loại lao động trí óc đặc biệt: Trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định thể hiện rõ nét nhất đặc điểm lao động trí óc của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

- Là loại lao động tổng hợp: Với tư cách là một nhà chuyên môn, lao động của lãnh đạo là lao động của người tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy cho mục đích kinh doanh có hiệu quả cao. Với tư cách là nhà hoạt động xã hội, người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch còn tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phương, ngành và đất nước (các tổ chức đoàn thể quần chúng, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, thể thao, văn hoá...).

Những đặc điểm trên đòi hỏi người lãnh đạo phải được đào tạo chu đáo, bài bản, có bằng cấp quản lý và quản lý du lịch.

b) Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế:

Nhóm này bao gồm lao động thuộc phòng kế hoạch đầu tư và phát triển;


lao động thuộc phòng tài chính-kế toán (hoặc phòng kinh tế); lao động

thuộc phòng vật tư thiết bị, phòng tổng hợp; lao động thuộc phòng quản

lý nhân sự... Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ

chức hạch toán kinh doanh, tổ

chức bộ

máy quản lý doanh nghiệp, tổ

chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và

tốc độ

phát triển doanh nghiệp. Lao động thuộc nhóm này có khả

năng

phân tích các vấn đề, đang hoặc sắp xảy ra trong doanh nghiệp của mình, các tác động của các biến số vĩ mô của nền kinh tế, ảnh hưởng tới nhiệm vụ của mình hoặc doanh nghiệp. Họ phải có khả năng “tổng hợp” tốt, việc “phân tích” tình hình và nghiệp vụ của mỗi lao động không giống nhau, nhưng

kết quả cuối cùng của việc “phân tích” đó phải cung cấp được “thông tin”

cho lãnh đạo xử lý và đề ra được quyết định quản lý đúng đắn trong kinh doanh. Do đó, để có được những thông tin này, mỗi lao động thuộc các bộ phận quản lý chức năng đồng thời phải có khả năng biết “tổng hợp” vấn đề. Bản tổng hợp vấn đề đòi hỏi phải chính xác, có giá trị thực tiễn và có thể dùng để tham mưu cho lãnh đạo. Lao động quản lý chức năng phải được đào tạo theo đúng chuyên ngành và có những kiến thức, hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh du lịch.

c) Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của

doanh nghiệp du lịch: Lao động thuộc nhóm này gồm nhân viên thường

trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trường; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Họ không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đòi hỏi bộ phận lao động này phải luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ; có những quyết định kịp thời, giải quyết tốt mọi


công việc hàng ngày cũng như những việc đột xuất; năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

d) Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ

cho khách:

Đây là

những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực

tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách. Nhóm lao động này rất

đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông

nghề nghiệp. Trong khách sạn có lao động thuộc nghề lễ tân; nghề buồng; nghề chế biến món ăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh doanh lữ hành có lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch và đặc biệt có lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch... Trong ngành vận chuyển khách du lịch có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện vận chuyển du lịch... Các nghề trên lại được chi tiết hoá thành từng việc cụ thể, phân công cho từng chức danh nghề nghiệp khác nhau và số lượng tuỳ theo quy mô của các doanh nghiệp mà có thể thêm bớt lao động ở các vị trí, hoặc bố trí một người kiêm nhiều việc.

Kinh doanh du lịch là chủ yếu nhằm cung cấp các dịch vụ và giải

quyết các mối quan hệ giữa con người với con người, nên đòi hỏi nhân

viên phải có các kỹ năng giao tiếp, sự thân thiện và hình thức hấp dẫn... Đặc biệt, một số công việc trong ngành khách sạn và nhà hàng tương tự như các hoạt động nội trợ trong gia đình. Do các đặc điểm này, lực lượng phụ nữ tham gia lao động trong ngành Du lịch thường chiếm tỷ trọng cao.

Ngoài ra, kinh doanh du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của du

khách về nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mang tính chất đơn lẻ hoặc tổng

hợp (như các tour du lịch trọn gói), ở bất cứ địa điểm nào và vào bất kỳ

thời gian nào. Các đặc điểm sản phẩm và tiêu dùng du lịch này tạo ra nhiều loại công việc có thể thu hút sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều loại, nhiều bộ phận lao động trong xã hội. Do đó, càng làm tăng khả năng cung (về số lượng) lao động du lịch trên thị trường và sự tham gia lao động


trong ngành Du lịch là rất cao. Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đối với các nước kém phát triển, vì các nước này có nguồn lao động dồi dào và dân số trong độ tuổi lao động nhưng lại có trình độ chuyên môn thấp.

1.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

1.2.1. Khái niệm:

Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nguồn nhân lực.

Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải được thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về sản phẩm vật chất và tinh thần. Muốn sản xuất, con

người phải có cơ sở nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực

công nghệ... và hợp thành các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con người là yếu tố cách mạng nhất và động nhất. Để có được những sản phẩm đó con người phải tiến hành sản xuất ra chúng. Chính bởi vậy, bản thân con người trở thành mục tiêu của sự phát triển. Nhu cầu con người ngày càng phong phú về số lượng và nâng cao về chất lượng thì sản xuất càng được cải tiến để tạo ra những sản phẩm phù hợp. Để thực hiện được việc đó, nguồn nhân lực phải được phát triển. Nguồn lực con người như vậy không chỉ là đối tượng mà còn là động lực của sự phát triển.

Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của

mọi thời đại. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh, thì lợi thế

thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Nguồn lực nhân lực là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp,

chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai


đoạn phát triển, nhất là trong bối cảnh dân số, lao động và kinh tế nước ta [3. Tr 85].

của

Phát triển nguồn nhân lực ngành

Du lịch là tổng thể

các hình thức,

phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao hàm quá trình đào tạo

nhân lực về

kiến thức chung liên quan đến nghề

nghiệp, kiến thức nghề

nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa và sức khỏe nghề nghiệp.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

- Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch: Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo ngồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao.

Trình độ

phát triển kinh tế

cũng

ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát

triển du lịch và đến lượt mình, trình độ phát triển du lịch sẽ quyết định đến

số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của nguồn nhân lực ngành Du

lịch.

- Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo là yếu

tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực; chất lượng của giáo

dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thông

qua giáo dục đào tạo các quốc gia hình thành nguồn nhân lực của mình với

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí