4,289 triệu lượt và năm 2009 là 7,827 triệu lượt, tăng hơn 3,8 lần so với năm 2001; tăng trưởng bình quân 18,23%/năm.
DHNTB và Tây Nguyên là khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng nhất so với các khu vực khác của nước ta. Tỷ trọng khách du lịch nội
địa so với toàn quốc cũng tăng lên nhanh chóng từ 9,52% năm 2001 lên
11,23% năm 2009. Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết đã trở thành những điểm du lịch ưa thích nhất của khách du lịch nội địa.
Khách du lịch nội địa đến từ mọi miền của đất nước, nhiều nhất là khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Xu thế khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng đến
các tỉnh
khu vực DHNTB và Tây nguyên cũng tăng lên rõ
rệt. Mục đích của khách du lịch đến khu vực này khá đa dạng nhưng chủ yếu là nghỉ dưỡng biển ở khu vực DHNTB và nghỉ dưỡng núi ở khu vực Tây Nguyên.
Bảng 2.3. Lượng khách du lịch nội địa đến các tỉnh khu vực DHNTB
và Tây Nguyên (giai đoạn 2001 – 2009)
Đơn vị tính: Lượt khách
Tên tỉnh | 2001 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
1. | Kon Tum | 15.930 | 27.786 | 33.831 | 40.303 | 46.147 | 53.000 |
2. | Đắc Lắc | 93.690 | 199.609 | 188.881 | 221.769 | 229.813 | 275.000 |
3. | Đắk Nông | 0 | 93.800 | 99.400 | 120.000 | 124.000 | 138.000 |
4. | Gia Lai | 53.721 | 93.407 | 97.448 | 120.870 | 137.791 | 189.000 |
5. | Lâm Đồng | 725.000 | 1.460.300 | 1.751.000 | 2.080.000 | 2.180.000 | 2.400.000 |
6. | Bình Định | 126.060 | 351.627 | 415.000 | 518.000 | 655.782 | 771.000 |
7. | Phú Yên | 51.090 | 77.800 | 92.400 | 115.327 | 158.795 | 220.000 |
8. | Khánh Hoà | 353.156 | 653.890 | 832.861 | 1.081.270 | 1.281.613 | 1.300.000 |
9. | Ninh Thuận | 87.138 | 208.633 | 288.694 | 337.000 | 406.000 | 481.320 |
10. | Bình Thuận | 544.864 | 1.122.907 | 1.401.590 | 1.623.125 | 1.805.129 | 2.000.000 |
DHNTB&TN | 2.050.649 | 4.289.759 | 5.201.105 | 6.257.664 | 7.025.070 | 7.827.320 | |
Trong đó |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Nước Ta
- Khái Quát Tình Hình Phát Triển Du Lịch Nam Trung Bộ Và Tây Nguyên
- Dân Số, Diện Tích Và Mật Độ Dân Số Của Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ Và Tây Nguyên
- Cơ Cấu Cán Bộ Quản Lý Doanh Nghiệp Du Lịch Các Tỉnh Dhntb Theo Giới Tính Và Năm Sinh
- Thực Trạng Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch :
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Các Tỉnh Khu Vực Dhntb Và Tây Nguyên
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
888.341 | 1.874.902 | 2.170.560 | 2.582.942 | 2.717.751 | 3.055.000 | |
DHNTB | 1.162.308 | 2.414.857 | 3.030.545 | 3.674.722 | 4.307.319 | 4.772.320 |
Cả nước | 21.534.866 | 40.206.503 | 47.410.719 | 55.533.758 | 60.226.922 | 69.674.581 |
Tỷ trọng (%) | 9,52 | 10,67 | 10,97 | 11,27 | 11,66 | 11,23 |
Nguồn: - Số liệu báo cáo của các Sở VH, TT&DL,
- Số liệu tổng hợp của Viện NCPT Du lịch
2.1.3.2. Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên cũng có sự gia tăng nhanh chóng từ 1.135 tỷ đồng năm 2001 lên 7.496 tỷ năm 2009, gấp 6,6 lần so với năm 2001; tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2001-2009 đạt 26,6%/ năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng khách du lịch.
Sở dĩ có sự tăng trưởng cao về doanh thu du lịch, ngoài yếu tố trượt giá có thể thấy là dịch vụ du lịch của khu vực này đã tương đối đa dạng, kích thích mức chi tiêu bình quân của du khách lên cao, kéo dài thời gian lưu
trú của khách du lịch, kéo theo sự tăng nhanh của doanh thu du lịch. Tuy
nhiên, tỷ trọng doanh thu du lịch của khu vực so với toàn quốc vẫn đứng ở mức khá khiêm tốn 8,33% năm 2009, khả năng tăng doanh thu du lịch của khu vực vẫn còn rất lớn, nếu tổ chức bổ sung thêm các loại hình du lịch và các loại dịch vụ du lịch hấp dẫn như thể thao biển, thể thao mạo hiểm ở khu vực rừng núi...
Bảng 2.4. Doanh thu du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên
(giai đoạn 2001 – 2009)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tỉnh | 2001 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
1. | Kon Tum | 6,77 | 12,28 | 16,84 | 21,50 | 26,89 | 45,00 |
2. | Đắc Lắc | 43,05 | 90,73 | 102,13 | 125,17 | 152,45 | 165,00 |
3. | Đắk Nông | 0 | 3,00 | 4,50 | 7,60 | 12,00 | 14,50 |
4. | Gia Lai | 24,62 | 43,40 | 59,18 | 78,32 | 93,93 | 130,00 |
5. | Lâm Đồng | 482,00 | 1.405,00 | 1.663,00 | 3.000,00 | 3.220,00 | 3.400,00 |
6. | Bình Định | 50,10 | 90,00 | 110,00 | 142,80 | 187,42 | 212,00 |
7. | Bình Thuận | 199,03 | 611,32 | 803,41 | 1.060,77 | 1.424,09 | 1.650,00 |
8. | Khánh Hoà | 246,11 | 643,14 | 834,21 | 1.027,00 | 1.357,00 | 1.500,00 |
Ninh Thuận | 75,25 | 120,00 | 154,00 | 184,00 | 222,00 | 240,00 | |
10. | Phú Yên | 8,20 | 20,50 | 31,70 | 47,44 | 90,10 | 140,00 |
DHNTB&TN | 1.135,12 | 3.039,35 | 3.778,95 | 5.694,61 | 6.785,88 | 7.496,50 | |
Trong đó | |||||||
Tây Nguyên | 556,44 | 1.554,40 | 1.845,64 | 3.232,59 | 3.505,27 | 3.754,50 | |
DHNTB | 578,68 | 1.484,95 | 1.933,32 | 2.462,02 | 3.280,61 | 3.742,00 | |
Cả nước | 13.706,2 4 | 37.078,9 4 | 45.420,2 1 | 56.000,0 0 | 60.000,00 | 68.000,00 | |
Thị phần | 8,28% | 8,20% | 8,32% | 9,40% | 8,44% | 8,33% |
Nguồn: Số liệu báo cáo của các Sở VH, TT & DL,
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Trong những năm qua, hệ thống cơ
sở lưu trú của
các tỉnh
khu vực DHNTB và Tây Nguyên có sự phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Năm 2001 toàn khu vực mới có 757 cơ sơ lưu trú với tổng số 12.269 buồng ( bình quân 1 cơ sở lưu trú có 16 buồng) thì đến năm 2008 đã tăng lên 1.616 cơ sở lưu trú với tổng số
34.194 phòng, bình quân 1 cơ sở lưu trú có trên 21 buồng. Các cơ sở lưu trú cũng trở nên đa dạng hơn, rất nhiều với các loại hình như khách sạn, nhà khách biệt thự, bung ga lâu... Chất lượng của các cơ sở cũng được nâng lên rõ rệt, số lượng các khách sạn được xếp hạng sao, đặc biệt là hạng cao sao (3-5 sao) đã tăng lên nhiều, với dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, phục vụ chuyên nghiệp, đủ sức phục vụ cho cả các sự kiện quốc tế lớn.
Bảng 2.5. Hệ thống cơ sở lưu trú các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên (giai đoạn 2001 – 2008)
Tỉnh | 2001 | 2006 | 2008 | ||||
KS | Buồng | KS | Buồng | KS | Buồng | ||
1 | Đắc Lắc | 21 | 482 | 68 | 1.484 | 113 | 2.190 |
2 | Đắc Nông | 28 | 250 | 38 | 505 | ||
3 | Gia Lai | 14 | 409 | 33 | 923 | 39 | 1.014 |
4 | Kon Tum | 13 | 221 | 20 | 380 | 25 | 520 |
5 | Lâm Đồng | 400 | 4.800 | 725 | 10.000 | 675 | 11.000 |
Bình Định | 19 | 550 | 56 | 1.478 | 90 | 2.190 | |
7 | Bình Thuận | 37 | 1.287 | 125 | 4.240 | 134 | 5.006 |
8 | Khánh Hoà | 202 | 3.707 | 349 | 8,279 | 397 | 9.400 |
9 | Ninh Thuận | 38 | 511 | 65 | 1.224 | 61 | 1.436 |
10 | Phú Yên | 13 | 302 | 32 | 739 | 44 | 933 |
DHNTB&TN | 757 | 12.269 | 1.501 | 28.997 | 1.616 | 34.194 | |
Trong đó | |||||||
Tây Nguyên | 448 | 5.912 | 874 | 13.037 | 890 | 15.229 | |
DHNTB | 309 | 6.357 | 627 | 15.960 | 726 | 18.965 | |
Cả nước | 4.336 | 86,.09 | 8.516 | 168.315 | 10.638 | 205.979 | |
Tỷ trọng (%) | 17.46 | 14.13 | 16.70 | 17.63 | 17.56 | 15.19 |
Nguồn: báo cáo của các Sở VH, TT & DL,
Một đặc điểm dễ nhận thấy của hệ thống cơ sở lưu trú tại khu vực này là còn nhiều cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ (chỉ trên dưới 10 buồng, trang thiết bị không đồng bộ, mới chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ lưu trú đơn
thuần). Sự
phân bố
của các cơ
sở lưu trú cũng không đồng đều: thông
thường hệ thống cơ sở lưu trú tập trung ở các đô thị lớn thuộc những tỉnh có ngành Du lịch phát triển: Lâm Đồng 675 cơ sở lưu trú với 11.000 buồng; Khánh Hoà 397 cơ sở lưu trú với 9.400 buồng; Bình Thuận 134 cơ sở lưu trú với 5.006 buồng (số liệu năm 2008).
Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, ở các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đã hình thành một số các khu du lịch nổi tiếng, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như khu du lịch Hầm Hô (Bình Định), khu du lịch Hòn Ngọc Việt (Khánh Hòa), khu du lịch Vũng Rô (Phú Yên), khu du lịch Mũi Né (Bình Thuận), khu du lịch Cà Ná (Ninh Thuận)… Các khu du lịch này đều là những khu du lịch mới được đầu tư nên cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đồng bộ và đội ngũ nhân viên lành nghề.
2.1.3.3. Đầu tư du lịch: Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên trong giai đoạn 2006-2010 được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với tổng mức hỗ trợ là 1.177 tỷ đồng, mức bình quân hỗ trợ hàng năm mỗi tỉnh, thành phố trong khu vực đạt khoảng 23,5 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ hạ tầng đã thực sự tạo nên những chuyến biển tích cực, đóng vai trò là nguồn vốn mồi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho du lịch, góp phần tạo
nên diện mạo mới cho du lịch
các tỉnh
khu vực DHNTB và Tây Nguyên.
Những tỉnh trong khu vực thu hút được nhiều dự án đầu tư vào du lịch là Khánh Hoà và Bình Thuận với tổng mức vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Đầu tư du lịch đã tạo ra sự đột phá, một bước nhảy vọt về chất, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội, huy động nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, tạo đà tăng trưởng cao cho thời gian tiếp theo, góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với các đảng bộ địa phương, Đại hội Đảng toàn quốc trong việc tổng kết và xác định phương hướng, chủ trương, biện pháp phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ sản xuất , góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều nghề thủ công truyền thống; góp phần vào sự phát triển của Hàng không, Văn hoá - Thông tin và các ngành khác liên quan đến du lịch. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn
xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới,
góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cả
nước và từng địa
phương, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế.
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ngành Du lịch DHNTB và Tây Nguyên:
2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực:
các tỉnh
khu vực
Tính đến tháng 6 năm 2009, các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có 73.889 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 24.548 lao động trực tiếp và 49.341 lao động gián tiếp. Các tỉnh DHNTB có lực lượng lao động vượt trội hơn khi có 16.768 lao động trực tiếp và 33.705 lao động gián tiếp. Trong khi Tây Nguyên chỉ có 7.779 lao động trực tiếp và 15.636 lao động gián tiếp. Những tỉnh có số lượng khách du lịch dẫn đầu của khu vực cũng là những tỉnh có số lượng lao động đông đảo nhất (Khánh Hoà
7.565 lao động trực tiếp, 15.205 lao động gián tiếp; Bình Thuận 5.492 lao động trực tiếp và 11.040 lao động gián tiếp; Lâm Đồng 5.385 lao động trực tiếp và 10.823 lao động gián tiếp). Số lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch
các tỉnh
khu vực DHNTB và Tây Nguyên
được phản ánh trong bảng 2.6
dưới đây.
Bảng 2.6. Lực lượng lao động trong ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên
Đơn vị tính: Người
Tỉnh | Số lượng | ||
Trực tiếp | Gián tiếp | ||
Tây Nguyên | 7.779 | 15.636 | |
1. | Đắk Lắk | 923 | 1.855 |
2. | Đắk Nông | 224 | 450 |
3. | Gia Lai | 585 | 1.175 |
4. | Kon Tum | 663 | 1.333 |
5. | Lâm Đồng | 5.385 | 10.823 |
DHNTB | 16.768 | 33.705 | |
1. | Bình Định | 1.276 | 2.565 |
Khánh Hòa | 7.565 | 15.205 | |
3. | Phú Yên | 1.285 | 2.582 |
4. | Ninh Thuận | 1.151 | 2.313 |
5. | Bình Thuận | 5.492 | 11.040 |
DHNTB&TN | 24.548 | 49.341 |
Ghi chú: Số liệu tính đến tháng 6/2009, Nguồn: Báo cáo của các Sở VH, TT & DL.
2.2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng lao động của ngành tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn và sự phân công lao động trong ngành. Trong những năm qua, cùng với thành tựu của cả nước về việc nâng cao mặt bằng dân trí của dân cư. Số người lao động biết chữ nói chung và của ngành Du lịch nói riêng đã tăng nhanh và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động. Tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm của ngành đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đặc điểm lao động trong ngành. Với đặc thù là một ngành dịch vụ, trong đó có những bộ phận trực tiếp phục vụ khách du lịch những cũng có nhiều bộ phận gián tiếp, không đòi hái đào tạo ở trình độ cao mới có thể thực hiện được, ví dụ: bộ phận buồng, tạp vụ, quét dọn, vệ sinh, cây cảnh, bảo vệ ...vì thế theo số liệu
tổng hợp được, tỷ lệ
lao động có trình độ
văn hoá chưa tốt nghiệp phổ
thông trung học khá cao, chiếm khoảng 19,95% trong tổng số lao động.
Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch đã được quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch, vào những mùa cao điểm các doanh nghiệp du lịch phải sử dụng một lực lượng lao động mùa vụ khá lớn, lực lượng lao động này thường ít được đào tạo chuyên về du lịch hoặc được đào tạo nhưng trình độ chuyên môn
thấp đã
ảnh hưởng đến tỷ
lệ lao động có chuyên môn nghiệp vụ về du
lịch, ngoài ra, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ còn nhiều hạn chế
cũng là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng tỷ
lệ lao
động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp.
Kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy số lượng lao động trong ngành Du lịch chưa qua đào tạo chiếm hơn 70% tổng số lao động toàn khu vực. Lao động được đào tạo về du lịch có trình độ từ sơ cấp đến trung cấp
và cao đẳng còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động của ngành.
Lực lượng lao động này đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng, vì vậy yêu cầu đặt ra đối với ngành Du lịch là cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ lao động này trong thời gian tới. Ngoài ra ngành Du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo ở cấp đại học và trên đại học cho lao động trong ngành có kiến thức, kỹ năng ở trình độ cao, có khả năng giám sát bộ phận, điều hành quản lý doanh nghiệp du lịch và hoạch định chính sách ở trình độ cao hơn nữa.
Với đặc thù của ngành Du lịch là nhiều bộ phận trực tiếp giao tiếp với khách nước ngoài nên tỷ lệ lao động sử dụng được ít nhất một ngoại
ngữ trong ngành Du lịch là rất cao, chiếm khoảng 48% trong tổng số lao
động,
ở những bộ
phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch như
lễ tân
khách sạn, hướng dẫn viên, bộ phận thông tin khách hàng …tỷ lệ này còn cao hơn nhiều.
Hiện nay lao động quản lý ngành (gồm cả quản lý hành chính nhà nước và quản lý kinh doanh) có tỷ trọng khá cao, chiếm 25% và lao động
phục vụ
trực tiếp
ở các ngành nghề
chuyên sâu chiếm 75% tổng số lao
động của ngành. Nếu so sánh với kinh nghiệm các nước có ngành Du lịch
phát triển thì nhân lực ngành Du lịch Việt Nam nói chung, du lịch khu vực DHNTB và Tây Nguyên nói riêng có quá nhiều lao động làm công tác quản lý, giám sát, trong khi đó nếu theo một cơ cấu phù hợp thì con số này chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lao động của ngành.
2.2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực: