Dân Số, Diện Tích Và Mật Độ Dân Số Của Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ Và Tây Nguyên


Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều,

riêng cao nguyên cao trên 1.000 m (như quanh năm như vùng ôn đới.

Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ


Bảng 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên



Các vùng

Dân số trung bình

(Nghìn người)

Diện tích (km2)

Mật độ dân số

(Người/km2)

Cả nước

86.210,8

331.150,4

260

Duyên Hải Nam Trung Bộ


5.412,1


27.486,2


197

- Bình Định

1.592,6

6.039,6

264

- Phú Yên

8855

5.060,6

175

- Khánh Hoà

1.162,1

5.217,6

223

- Ninh Thuận

583,4

3.358,0

174

- Bình Thuận

1.188,5

7.810,4

152

Tây Nguyên

5.004,2

54.640,3

92

- Kon Tum

401,5

9.690,5

41

- Gia Lai

1.188,5

15.536,9

76

- Đắk Lắk

1.777,0

13.125,4

135

- Đắk Nông

431,0

6.515,3

66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 9



- Lâm Đồng

1.206,2

9.772,2

123

Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên


10.416,3


82.126,5


127

Tỷ lệ % so với cả nước

12,08

24,80

48,78

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2008. NXB Thống kê.

Về tộc người, Tây Nguyên có 2 bộ phận khác nhau là những cư dân bản địa và những người đến cư trú sau. Khối cư dân bản địa gồm nhiều tộc người, mỗi tộc người lại gồm nhiều nhóm địa phương, phân chia theo nhóm ngôn ngữ gồm: Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơme (9 tộc người là Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông, Gié Triêng, Mạ, Brâu, Rơ Măm và Hrê), các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ malyo – Polinedia (4 tộc người là Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru và Ra Glai).

Dân số của khu vực Tây Nguyên là hơn 5 triệu người (số liệu thống kê năm 2008). Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nguyên là 12,12%, trong đó khối Nông - Lâm - Thuỷ sản là 9%, khối Công nghiệp - Xây dựng là 21,2%, khối dịch vụ là 15,5%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,85 triệu đồng năm 2001 lên 11,5 triệu đồng năm 2008.

Tính chung khu vực DHNTB và Tây Nguyên có tổng dân số là 10,416 triệu người (số liệu năm 2008), tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động lớn, đủ để đap ứng cho nhu cầu tại chỗ, thậm chí phục vụ cả cho xuất khẩu lao động.

2.1.2. Tài nguyên du lịch:

2.1.2.1. Duyên hải Nam Trung Bộ:

Tài nguyên du lịch của DHNTB phong phú và đa dạng, nổi bật nhất chính là tài nguyên du lịch biển. DHNTB là dải đất chạy dọc biển Đông, có đường bờ biển dài gần 800 km. Các bãi biển, bãi tắm ở đây khá đẹp, đã trở nên nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả với khu vực như Ghềng Ráng, Tuy Hoà, Vũng Rô, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Chữ,


Cà Ná, Phan Thiết – Mũi Né. Nổi bật là dải ven biển Nha Trang - vịnh Vân Phong (Khánh Hoà), với vịnh Nha Trang được chính thức xếp hạng là một

trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới vào tháng 7/2003 và khu vực Phan Thiết -

Mũi Né (Bình Thuận), trong đó Phan Thiết được công nhận là đô thị du lịch. Cam Ranh là vịnh nước sâu tốt nhất của nước ta, trước đây được giao cho quân đội quản lý phục vụ mục đích quốc phòng, hiện nay được chuyển về phục vụ cho dân sự, mở ra triển vọng rất lớn để phát triển thành một khu du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đặc điểm của dải ven biển và các bãi tắm của khu vực DHNTB là độ tinh khiết của nước biển và độ mịn thoải của bãi cát trắng, khí hậu nóng ấm quanh năm nên rất thuận tiện cho việc tổ chức khai thác loại hình du lịch biển với những sản phẩm du lịch độc đáo như: tắm biển, lặn biển, tắm bùn, tắm nước khoáng nóng, và tham

gia các môn thể chuyền bãi biển.

thao biển: nhảy dù, lướt ván, canoeing, kayaking, bóng

DHNTB là vùng đất xa xưa của người Chăm, đến nay, vùng đất này

vẫn còn lưu dấu những dải tháp Chăm thể hiện tín ngưỡng tâm linh và

nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Trong đó nổi bật nhất là Tháp Bà (Tháp Pô Nagar) - đền thờ Nữ thần mẹ xứ sở Pô Inư Nagar của người Chăm. Tháp là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm. Trên thân tháp đắp những tượng và phù điêu bằng đất nung như thần Pô Nagar, thần Jênêxa, các loài thú…

DHNTB cũng là vùng đất của những lễ hội của người Chăm. Với

những lễ

hội như

lễ hội Katê (tưởng niệm đấng Cha), lễ

hội ChaBun

(tưởng niệm đấng Mẹ), lễ hội Rija Nưga (tưởng niệm thần xứ sở và các thần linh khác) cùng các nghi lễ múa linh thiêng, huyền bí đã thu hút không chỉ cộng đồng người Chăm của vùng đất này mà còn là điểm hẹn của du khách bốn phương. Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng không đa dạng như một số vùng khác nhưng lại mang tính độc đáo, hấp dẫn du khách với


các loại hình du lịch như linh…

2.1.2.2. Tây Nguyên:

du lịch tham quan, du lịch lễ

hội, du lịch tâm

Các tỉnh Tây Nguyên đều có tiềm năng du lịch khá phong phú và đa dạng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Nói đến Tây Nguyên là nói đến núi rừng hùng vĩ với những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Tou Mơ Rông, Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yokdon, nơi có hệ sinh thái đa dạng và quỹ Gien được coi là lớn nhất của nước ta hiện nay. Điểm nổi bật của tài nguyên du lịch tự nhiên khu vực Tây Nguyên là hệ sinh thái

rừng khộp (điển hình là vườn quốc gia Yokdon) và hệ sinh thái núi cao

(điển hình là khu bảo tồn tự nhiên Ngọc Linh), có giá trị không chỉ thu hút các nhà khoa học mà cả với những du khách ưa thích thiên nhiên. Bên cạnh đó hệ thống các hồ nước, thác nước rất nổi tiếng như Ealy, Biển Hồ, Đa

Nhim, Suối Vàng, Đray Sáp, Trinh Nữ, Gia Long, Ba Tầng, Đăk G’Lun,

Thác Liêng Nung… là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên quý giá để phát triển loại hình du lịch xanh ở khu vực Tây Nguyên.

Một thế mạnh khác rất đặc trưng của Tây Nguyên là giá trị văn hoá bản địa đa dạng, đặc sắc mà tiêu biểu là “Không gian Cồng Chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Các tộc người bản địa ở Tây Nguyên đều có những nét văn hoá rất riêng của mình và vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, thể hiện qua tập quán ăn uống, nhà cửa và hình thái cư trú, trang phục, công cụ dụng cụ, các lễ hội, văn học dân gian, ca múa nhạc, nghệ thuật tạo hình trang trí dân gian, các công trình kiến trúc, di sản văn hoá… Những giá trị của văn hoá đặc sắc này có thể khai thác phục vụ du lịch với mô hình đưa khách du lịch tham dự trực tiếp và cảm nhận văn hoá dân tộc trong chính môi trường, không gian văn hoá của họ.


Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch và liên kết hoạt động du

lịch với các khu vực khác, đặc biệt là với miền Trung. Nằm trên trục nối liền các “điểm đến” đầy hấp dẫn, các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên đang tiến theo hướng đi đầy triển vọng cho ngành công nghiệp không khói - liên kết vùng trong phát triển du lịch. Do những yếu tố địa lý, nhân văn, đặc trưng văn hóa mà tiềm năng du lịch miền Trung - Tây Nguyên có sự gắn kết rất chặt chẽ. Vì vậy, trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, việc liên kết giữa các tỉnh, thành phố ở khu vực này là hướng đi đúng và đầy triển vọng. 14 tỉnh, thành phố tại khu vực này, từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận và Tây Nguyên, đều có tiềm năng du lịch rất lớn, phù hợp

phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, sinh thái rừng, mạo

hiểm, du lịch hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa. Với những

tuyến du lịch độc đáo như “Con đường di sản miền Trung” hay “Con

đường xanh Tây Nguyên”, khách du lịch có dịp đi xuyên suốt các tỉnh, thành phố trong vùng, thưởng thức những cảnh quan thiên nhiên quyến rũ cùng những di sản văn hóa-lịch sử quý giá như cố đô Huế cổ kính, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, Vịnh Nha Trang và tham gia những hoạt động đầy hấp dẫn như cưỡi voi, săn thú trên cao nguyên Lâm Viên, uống rượu cần và

nghe kể

sử thi Tây Nguyên

ở Đắk Lắk. Du khách cũng có nhiều sự lựa

chọn với các tour liên kết khu vực như tuyến “Đà Lạt - Nha Trang: Lên rừng xuống biển” hay “Theo dấu chân Yersin”.

2.1.2.3. Vị trí của các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam”

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 đã xác định không gian phát triển du lịch Việt Nam gồm 3 vùng: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam


Bộ, khu vực Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt thuộc DHNTB và Tây Nguyên được xác định là địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu với các dự án kết hợp

giữa khu nghỉ biển và núi. Trong việc phát triển địa bàn tăng trưởng này

cần gắn kết với các điểm tham quan, nghỉ dưỡng thuộc khu vực DHNTB

và Tây Nguyên với các cảnh quan vùng ven biển Phú Yên, Khánh Hòa như Vũng Rô, Dốc Lết, Bãi Tiên Đồng Đế (Nha Trang), Hòn Chũ, các bãi biển

như Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận),

các cảnh quan vùng núi và cao nguyên thuộc một số tỉnh Tây Nguyên như

Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk với các hệ sinh thái núi, hồ, thác, hang

động, thực vật rừng gắn với các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Trong Dự án VIE 89/003 (do Tổ chức Du lịch Thế giới - UNWTO,

Chương trình Phát triển du lịch Liên hiệp quốc - UNDP và Viện Nghiên

cứu Phát triển du lịch phối hợp thực hiện), các chuyên gia của Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá khu vực DHNTB và Tây Nguyên hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển trở thành một vùng du lịch độc lập (Lãnh thổ Việt

Nam có thể chia thành 4 vùng du lịch, trong đó khu vực DHNTB và Tây

Nguyên trở thành vùng du lịch số 3), đã cho thấy sự đánh giá rất cao của

các chuyên gia quốc tế

đối với khu vực này. Do điều kiện hạ

tầng còn

nhiều bất cập, đặc biệt là chưa có cảng hàng không quốc tế để đón khách

du lịch quốc tế trực tiếp từ các thị trường du lịch nguồn nên Quy hoạch

Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 tạm ghép khu vực DHNTB và Tây Nguyên vào vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, dù ghép hay đứng độc lập thành một vùng thì khu vực DHNTB và Tây Nguyên vẫn luôn có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát


triển du lịch Việt Nam. Đây sẽ là địa bàn hoạt động du lịch sôi động nhất của nước ta trong thời gian tới.

2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2001- 2009:

2.1.3.1. Khách du lịch:

- Khách du lịch quốc tế: Những năm qua lượng khách quốc tế đến

các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên tăng trưởng liên tục từ hơn 308 ngàn lượt khách năm 2001 lên trên 550 ngàn lượt khách năm 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%/ năm. Giai đoạn từ sau 2006, do có sự đầu tư tương đối đồng bộ, nên lượng khách du lịch, trong đó có lượng khách quốc tế đã có mức tăng đáng kể: năm 2008 đạt 802,6 ngàn lượt người, tăng hơn 1,6 lần so với năm 2001; đặc biệt năm 2009 là năm mà ngành Du lịch các nước, kể cả Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng trên kinh tế thế giới nên lượng khách du lịch quốc tế bị suy giảm mạnh, khách du lịch quốc tế đến nước ta cũng bị giảm trên 10% so với năm 2008,

trong khi đó lượng khách quốc tế đến các tỉnh khu vực DHNTB và Tây

Nguyên vẫn tăng 14,4% so với năm 2008 và đạt 918,5 ngàn lượt khách. Tính chung giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế

đạt 14,8%/ năm. Năm 2001 lượng khách quốc tế

đến

các tỉnh

khu vực

DHNTB và Tây Nguyên chiếm 5,92% tổng lượng khách du lịch quốc tế của cả nước, năm 2005 tăng lên 6,44% và năm 2009 tăng lên 6,69%.

Bảng 2.2. Lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên (giai đoạn 2001 – 2009)

Đơn vị: Lượt khách


ST

T

Tên tỉnh

2001

2005

2006

2007

2008

2009

1.

Kon Tum

1.337

4.055

8.305

19.703

32.051

45.000

2.

Đắc Lắc

5.759

14.540

19.521

18.888

22.069

25.000

3.

Đắk Nông

0

6.200

10.600

10.000

8.000

12.000

4.

Gia Lai

2.969

3.735

4.346

6.508

8.201

11.000

5.

Lâm Đồng

78.000

100.600

97.000

120.000

120.000

200.000



6.

Bình Định

20.336

28.373

35.000

42.000

57.018

64.000

7.

Phú Yên

1.580

2.700

2.600

4.773

6.517

10.000

8.

Khánh Hoà

141.468

248.578

255.287

282.272

315.585

300.000

9.

Ninh Thuận

11.839

14.067

23.833

33.000

38.000

51.480

10.

Bình Thuận

44.838

128.029

150.707

178.251

195.156

200.000

DHNTB&TN

308.126

550.877

607.199

715.395

802.597

918.480

Trong đó







Tây Nguyên

88.065

100.872

80.645

106.893

129.130

139.772

DHNTB

220.061

290.935

293.627

346.541

421.747

467.427

Cả nước

5.204.300

8.557.901

9.671.281

11718287

13.037.420

13.730.367

Tỷ trọng (%)

5,92

6,44

6,28

6,10

6,16

6,69

Nguồn: - Số liệu báo cáo của các Sở VH, TT&DL,

- Số liệu tổng hợp của Viện NCPT Du lịch

Các tỉnh có số lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất là Khánh Hoà, Bình Thuận và Lâm Đồng; khu vực Tây Nguyên đón được ít khách quốc tế

hơn, chỉ

bằng 46,8% so với lượng khách du lịch quốc tế

của khu vực

DHNTB. Khách du lịch quốc tế đến khu vực bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng chủ yếu là bằng đường hàng không thông qua các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, nối chuyến bay đến các sân bay nội địa của khu vực hoặc bay trực tiếp đến sân bay Cam Ranh; có một lượng nhỏ khách du lịch đến bằng tầu biển thông qua các cảng Quy nhơn và Nha Trang. Những điểm du lịch mà khách quốc tế ưa thích của khu

vực là các bãi biển như Phan Thiết - Mũi Né, Nha Trang, cao nguyên

Liangbiang, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các bản làng dân tộc.

- Khách du lịch nội địa: Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có sức hút khách du lịch nội địa mạnh mẽ. Trong bối cảnh hạ tầng của khu vực được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày một lớn thì khu vực này trở thành địa chỉ du lịch của phần lớn khách nội địa. Năm 2001, khu vực DHNTB và Tây Nguyên đón 2,05 triệu lượt khách du lịch nội địa, đến năm 2005 đã tăng lên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023