Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Nguồn Nhân Lực Lịch


trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.

- Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô: Các chính sách kinh tế - xã

hội vĩ mô của Nhà nước như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực.

Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện

phát triển nguồn nhân lực mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của nguồn nhân lực thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô.

Chính sách phát triển du lịch của

Nhà nước tác động đến sự

phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

triển du lịch, trong đó chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành

Du lịch lịch.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 6

ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du

- Các nhân tố tác động từ bên ngoài:

+ Toàn cầu hoá: Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi


quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI.

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông: Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện

công việc mới. Nhiều ngành nghề

mới, công nghệ

mới và phương thức

quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng

so với trước đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm thay đổi với một

chuỗi mệnh lệnh rõ ràng với người nghĩ ở trên, còn người làm ở phía dưới. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với nguồn nhân lực.

+ Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch: Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm du lịch và thực hiện nhiều chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác nhau trong thời gian trong năm.

Các dịch vụ du lịch được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...). Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách du lịch ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi


“cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch.

1.3. Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực lịch

ngành Du

Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực ngành

Du lịch, đáp

ứng yêu cầu phát triển du lịch

trong từng giai đoạn phát triển.

1.3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Những chính sách vĩ mô phát triển nguồn nhân lực ở các nước nói

chung và nước ta

nói riêng gồm:

Chính sách về

giáo dục-đào tạo; chính

sách bảo vệ - chăm sóc sức khoẻ nguồn nhân lực và chính sách phát triển thể dục thể thao cộng đồng.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là một bộ phận

trong hệ thống các chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Những chính sách cơ bản phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm:

- Chính sách về quản lý phát triển du lịch: Quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch, chương trình đào tạo chuyên ngành...

- Chính sách về giáo dục, đào tạo du lịch: Quy định về cơ sở đào tạo du lịch, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ với giáo viên và học viên, học phí...

- Chính sách thu hút và sử dụng lao động (quy định chế độ làm việc , điều tiết quan hệ và điều kiện lao động, chế độ dãi ngộ, bảo hiểm tiền lương...),

- Chính sách đặc thù (chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý nhà nước),


- Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học sách phát triển đội ngũ doanh nhân.

- công nghệ, chính

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành bao gồm các nội dung sau:

Du lịch

- Xây dựng chiến lược phát triển

nguồn nhân lực ngành

Du lịch:

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữ một vị trí hết sức

quan trọng đối với sự

phát triển của ngành

Du lịch, nó là sự cụ

thể

hoá

đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển ngành Du lịch. Ở nước ta, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan duy nhất có chức năng hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lược phát triển nguồn nhân

lực ngành

Du lịch gồm số

lượng nguồn nhân lực cần có, tỷ lệ lao động

được đào tạo, cơ

cấu trình độ

và cơ

cấu lao động giữa

các ngành nghề

thuộc ngành Du lịch. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

trên phạm vi toàn quốc cần được cụ

thể

hoá thông qua chiến lược phát

triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở các địa phương.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là cơ sở để xây

dựng các kế hoạch, chương trình phát triển nguồn nhân lực nganh Du lịch

trên phạm vi toàn quốc; chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du

lịch, các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở

từng địa phương, vùng miền, khu vực.

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cùng các cơ quan có liên quan khác sử dụng công cụ pháp luật và các chính sách vĩ mô tác động vào các mối quan hệ sản xuất,


quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hướng cho sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển.

Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Vấn đề là những văn bản này phải được tập hợp trong một thể thống nhất, giải quyết được những nội dung quản lý giao thoa, tránh tình trạng chồng chéo, phủ định lẫn nhau và phải tạo được cơ chế phối hợp, lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch: Chính sách quản lý nhà nước đối với tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch có nhiều nội dung, trong đó xây dựng hệ thống tiêu

chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch là một

nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp du

lịch có căn cứ để nhận xét, đánh giá, bố trí tuyển chọn lao động vào làm

việc trong ngành du lịch, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động

ngành Du lịch cần tính đến đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của

ngành Du lịch để tuyển dụng được đội ngũ lao động phù hợp.

Nhà nước, ngoài việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch, còn cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra giám sát, tránh tình trạng tuyển dụng và sử

dụng lao động một cách tuỳ tiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho

người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về giáo dục đào tạo, đào tạo du lịch, thu hút và sử dụng lao động. Ban hành, hướng dẫn thi hành các chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối


với lao động ngành Du lịch. Ban hành quy chế về thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các vùng miền và các quốc gia: Giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực là một trong những biện pháp nhanh nhất khắc phục những mâu thuẫn, bất hợp lý của nguồn nhân lực ngành Du lịch, quá trình này không chỉ phát huy thế mạnh của mỗi vùng miền mà còn giúp thay đổi phong cách, thói quen, tinh thần kỷ luật và đổi mới tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch, tạo mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực thống nhất giữa các vùng miền và các quốc gia.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đưa các chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực vào cuộc sống: Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc

rất nhiều vào tổ

chức bộ

máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để

phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

đủ mạnh từ

Trung

ương đến địa phương, bổ

sung thêm lực lượng, tăng

cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

Công tác thanh kiểm tra tình hình thực hiện cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo các chiến

lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành

Du lịch thực sự

đi vào

cuộc sống, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành Du lịch.

1.3.3. Hệ

thống tổ

chức quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn

nhân lực ngành Du lịch ở nước ta giai đoạn hiện nay:

Theo lý thuyết về khoa học quản lý thì hệ thống tổ chức quản lý

phát triển nhân lực ngành Du lịch bao gồm chủ thể và khách thể quản lý,

được phân cấp theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và vai trò, vị trí của


mỗi nhân tố trong hệ thống quản lý. Tuy nhiên, việc phân định giữa chủ thế và khách thể quản lý rất khó khăn, bởi lẽ chủ thể quản lý cũng đồng thời có thể là khách thể quản lý và ngược lại.

1.3.3.1. Hệ

thống quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành

Du lịch hiện

nay ở nước ta :

- Ở Trung

ương:

Tổ chức quản lý về

phát triển nguồn nhân lực

ngành Du lịch được phân thành các đầu mối quản lý do các cơ quan quản lý

nhà nước đảm nhiệm,

ở nước ta có Bộ

Giáo dục

- Đào tạo quản lý

nhà

nước về giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục đào tạo du lịch; Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội có chức năng quản lý nhà nước về lao động và đào tạo nghề; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng quản lý nhà nước về du lịch.

Nhà nước Trung ương giữ vai trò định hướng và tạo các nguồn lực, điều kiện cho sự phát triển nguồn nhân lực xã hội nói chung, nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng.

- Ở địa phương:

Theo phân cấp quản lý, các cơ

quan quản lý nhà

nước liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở địa phương gồm: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với các cơ quan chuyên

môn là: Sở VH,TT&DL, Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH, Sở quyền địa phương các cấp và các phòng đào tạo trực thuộc.

Nội vụ; chính

Chính quyền địa phương giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Chính quyền địa phương cụ thể hoá các chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước thành những quy định cụ thể, áp dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành Du

lịch ở địa phương phù hợp với điều kiện thực tiễn; thu hút, quản lý sử

dụng nguồn nhân lực nganh Du lịch; quản lý các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực (trừ các cơ sở đào tạo cấp đại học do bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý).


- Cấp cơ sở: Là bộ phận quản lý phát triển nguồn nhân lực của mỗi tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch (thường là Phòng tổ chức hành hành chính, tổ chức nhân sự). Cấp cơ sở có tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của mỗi đơn vị kinh doanh du lịch và do vậy, có vai trò nhất định tác động đến sự phát triển chung của nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Hệ

thống đối tác:

Là những cơ

sở đào tạo, đơn vị

nghiên cứu

thường xuyên cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch, bao gồm đào tạo mới và đào tạo

lại, bồi dưỡng

theo nhu cầu

xã hội và yêu cầu của các tổ

chức, đơn vị

trong ngành Du lịch. Hệ thống đối tác này giữ vai trò quan trọng đối với

chất lượng của nguồn nhân lực nganh Du lịch. Hiện nay còn có khoảng

cách khá xa giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu sử dụng, do đó cần tăng cường sự phối kết hợp giữa hệ thống đối tác với bên sử dụng nguồn nhân lực và chú trọng hơn nữa công tác đào tạo theo nhu cầu.

- Đội ngũ chuyên gia, giáo viên, giảng viên: Là lực lượng cung cấp

dịch vụ tư vấn, kinh nghiệm, chất xám, thực hiện việc giảng dạy, huấn

luyện, trực tiếp tác động vào quá trình nâng cao năng lực cho người học. Cùng với hệ thống đối tác, đội ngũ chuyên gia, giáo viên, giảng viên cũng

giữ lịch.

vai trò quan trọng đối với chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du


Trong hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch phải

kể đến vai trò của đội ngũ làm công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch từ việc cụ thể hoá chính sách của nhà nước, hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch, bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023