Khái Quát Tình Hình Phát Triển Du Lịch Nam Trung Bộ Và Tây Nguyên


và nhà nước cùng cạnh tranh bình đẳng trong việc đáp ứng nhu cầu dạy

nghề trong xã hội. Năm 1991, khoảng 21% số lao động tham gia vào đào tạo bổ túc. Số tiền các xí nghiệp bỏ vào việc đào tạo bổ tục cho nhân viên của họ lên đến 36,5 tỉ DM, gấp 1,5 lần số tiền dùng cho đào tạo cơ bản.

Ngoài hệ thống đào tạo nghề, Cộng hoà Liên bang Đức rất chú trọng loại hình đào tạo kỹ sư thực hành. Đối với đào tạo du lịch, tồn tại loại hình

đào tạo này thông qua hệ thống trường cao đẳng chuyên nghiệp

(Hotelberufschule hay Fachhochschule); đào tạo hướng vào thực hành, triển

khai vận dụng, có trình độ thấp hơn kỹ sư đại học. Thời gian đào tạo của

các ngành khoa học kỹ thuật công nghiệp của các trường Hotelberufschue là 4 năm, các ngành khác của trường loại này có thời gian đào tạo ngắn hơn. Các

trường kỹ sư

chuyên nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Hotelberufschule

ở Cộng hoà Liên bang Đức

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 8

hiện nay có trình độ đào tạo tương đối cao; với thời gian đào tạo 4 năm thì những người tốt nghiệp trường Hotelberufschule ở Đức hiện nay có trình độ thực hành chuyên môn mạnh hơn so với các nước khác.

Cộng hoà Liên bang Đức có nền giáo dục kỹ nghệ tốt nhất. Nền giáo

dục này đã tạo ra khả

năng đáp

ứng, thích

ứng rất linh hoạt và có chất

lượng cao với nền kinh tế phát triển. Hoa Kỳ, các nước châu Âu chịu ảnh hưởng của loại hình giáo dục cao đẳng, đại học ngắn hạn ở các ngành kỹ thuật này của Đức từ cuối thế kỷ trước. Gần đây các nước Trung Đông và châu Phi, châu Mỹ La-tinh và một số nước Đông Nam Á cũng mở loại hình đào tạo này.

1.4.4. Một số

bài học cho phát triển nguồn nhân lực

ngành Du lịch ở

Việt Nam và khu vực DHNTB và Tây Nguyên:

Từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở các nước nói trên có thể rút ra một số bài học như sau:

- Bài học thứ nhất là tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Ngành Du lịch là ngành kinh tế dịch


vụ, chất lượng của nguồn nhân lực

nganh Du lịch giữ

vai trò quyết định

đối với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch, qua đó quyết định sự

phát triển của ngành Du lịch. Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến phát

triển giáo dục nghề nghiệp, coi đó là chìa khoá cho thành công của sự phát triển du lịch. Để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch đáp ứng với yêu

cầu phát triển cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển

nguồn nhân lực ngành Du lịch thông qua những công cụ như xây dựng và

ban hành các chính sách phát triển; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát

triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Nhà nước cần chủ động xây dựng hệ thống đào tạo du lịch cùng hệ thống luật về giáo dục, luật dạy nghề, luật lao động...

- Bài học thứ hai là phát huy vai trò của các bên có liên quan trong

phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Hầu hết các nước đều đã

chuyển vai trò của chính phủ, từ người thực hiện chính sang vai trò tạo

điều kiện là chính; cùng với đó là phát huy tối đa vai trò của các cấp chính quyền địa phương, thông qua việc tạo các cơ chế và phân cấp mạnh hơn

cho chính quyền địa phương.

Khuyến khích các doanh nghiệp

kinh doanh

du lịch và khu vực tư nhân tham gia đào tạo du lịch được thực hiện theo cả hai hướng: hình thành cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo tư nhân; phát huy vai trò của các hiệp hội nghề, tăng cường liên kết giữa các địa phương và giữa các bên có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch là nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động du lịch. Nhà nước cần thành lập Hội đồng phát triển nguồn nhân lực để điều hành, quản lý sự phát triển của hệ thống theo một quy hoạch thống nhất.

- Bài hc thba là ngun tài chính cho phát trin ngun nhân lc ngành Du lch: Nhà nước thành lập Quỹ phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch và trực tiếp cung cấp tài chính, chủ yếu cho cấp giáo dục bắt buộc


thông qua phát triển và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỉ lệ ban đầu cho quỹ phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp du lịch đóng góp bằng nộp thuế đào tạo, đóng góp cho quỹ phát triển nguồn

nhân lực

ngành Du lịch hoặc ký hợp đồng với các cơ sở

đào tạo. Nhìn

chung, những cơ sở đào tạo nghề nghiệp nói chung, cơ sở đào tạo du lịch nói riêng đều hoạt động theo nguyên tắc bồi hoàn kinh phí.

- Bài hc thtư là cn xác đnh đào to du lch là đào to ngh, cn chuyn hướng sang đào to chuyên sâu, tăng cường knăng thc hành; đào to theo nhu cu xã hi: Do tác động mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, các nước đều chuyển hướng mạnh từ đào tạo đại trà sang đào tạo chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong du lịch; nhu cầu đào tạo du lịch phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Đối với đào tạo du lịch, hai mô hình đang được áp dụng hiệu quả có thể vận dụng tốt đó là đào tạo song hành theo mô hình của Đức và đào tạo tại doanh nghiệp theo mô hình của Nhật Bản.


Tiểu kết chương 1:

Chương

1 giới thiệu hệ

thống cơ sở

lý luận về

phát triển nguồn

nhân lực ngành Du lịch và kinh nghiệm của của một số quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

Hệ thống các khái niệm cơ bản được trình bày gồm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành Du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Các đặc điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành Du lịch cũng đã được đề cập đến trong chương này trong mối quan hệ với thị trường lao động.


Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch. Do đề tài liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, nên Luận án đã cố gắng xác định những nội dung chính của quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch làm cơ sở cho các phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở những chương sau.

Chương 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của Thái Lan, Nhật Bản và CHLB Đức. Thái Lan là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, có điều kiện tương đồng với Việt Nam, có ngành Du lịch phát triển, vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan là phù hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn Việt Nam là tương đối cao trong thời gian trước mắt. Nhật Bản và CHLB Đức là các nước công

nghiệp phát triển, nên những kinh nghiệm của họ

có thể

nghiên cứu áp

dụng cho giai đoạn phát triển dài hơn. Từ những kinh nghiệm đó, chương 1

luận án đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm để Việt Nam và khu vực Duyên

hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên có vận dụng trong phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.


Chương 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2001 - 2009


2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Nam Trung bộ và Tây Nguyên

các tỉnh khu vực duyên hải

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực

duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

2.1.1.1. Duyên hải Nam Trung Bộ:

Có nhiều quan điểm về

phân vùng lãnh thổ

cho khu vực

DHNTB.

Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ, lãnh thổ Việt Nam được chia thành 6 vùng kinh tế xã hội: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (15 tỉnh), vùng đồng bằng sông Hồng (12 tỉnh), vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ (14 tỉnh), vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), vùng

Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh). Các

tỉnh, thành thuộc vùng Duyên hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ là: Thanh

Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận và Ninh thuận. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam đều xác định Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) gồm 8 tỉnh thành là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận [44]. Tổng cục Thống kê lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ [43].

Du lịch là một ngành mang tính định hướng tài nguyên rõ nét và có tính liên ngành liên vùng cao, phân vùng du lịch dựa chủ yếu vào đặc điểm tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng liên kết để tạo sản


phẩm du lịch, do đó phân vùng du lịch thường không trùng khớp với phân vùng kinh tế - xã hội. Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1995 xác định DHNTB bao gồm 5 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Luận án này với đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch, vì vậy dựa vào cách phân vùng của Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Theo đó, khu vực DHNTB gồm 5 tỉnh là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận với diện tích là 27.486,2 km2 . Phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Ngãi, phía Tây giáp Tây

Nguyên, phía Nam giáp Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dân số là

5.412.100 người (số liệu năm 2008). Mật độ dân số 197 người/km2.

DHNTB có lợi thế về vị

trí và cơ sở hạ tầng:

Nằm trên trục giao

thông đường bộ, sắt, hàng không và biển; nằm gần trọng điểm kinh tế miền Trung và trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam, là cửa ngõ ra biển của khu vực Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế; có các cảng hàng không như Phù Cát, Đông Tác, Nha Trang, Cam Ranh, trong đó sân bay Cam Ranh đang được đầu tư trở thành sân bay quốc tế; cùng hàng ngàn km đường bộ đường sắt. Về đường biển có các

cảng Nhơn Hội, Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh với cơ tương đối hiện đại.

sở hạ

tầng

Kinh tế biển là thế mạnh lớn nhất của khu vực, bao gồm nguồn lợi hải sản, vận tải biẻn trong nước và quốc tế, các cảng nước sâu đảm bảo cho tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với cảng nước sâu, làm cửa ngõ ra biển cho đường xuyên Á (Vịnh Vân Phong được chọn là cảng trung chuyển container của Việt Nam).

Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình

độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công


nghiệp, đánh bắt thuỷ sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận

được với sản xuất hàng hoá, nguồn lao động sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tại chỗ và hợp tác quốc tế về lao động

Khu vực DHNTB có tài nguyên du lịch phong phú, tập trung nhiều bãi

biển đẹp như Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Chữ,

Mũi Né; quanh năm nắng

ấm, hệ

sinh thái biển đa dạng, có nhiều suối

nước nóng . Ngoài khơi có nhiều đảo lớn nho, với sự kết hợp hài hoà giữa

núi và biển tạo nên nhiều vịnh đẹp như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh. Khu vực này cũng là nơi giao thoa của 2 nền văn hoá Chăm Pa và Đại

Việt với sự

tụ cư

và quần cư

của nhiều tộc người: Kinh, Chăm, Bana,

Cơho, Hrê, Raglai, Êđê… Trong đó, tộc người Kinh có số dân đông nhất, sau đến tộc người Chăm. Địa hình của vùng đa dạng với biển xen lẫn núi đồi và đồng bằng. Do chiều dài Bắc-Nam của khu vực khá lớn nên sự phân

bố khí hậu không đồng đều, nếu như Bình Định, Phú Yên, Nha Trang có

khí hậu nóng nhưng ôn hòa thì Bình Thuận, đặc biệt là Ninh Thuận là vùng đất khô hạn nhất nước. DHNTB được hình thành trên con đường phát triển về phương Nam của các thế hệ người Việt. Vùng đất này có một lịch sử hào hùng, vàng son rực rỡ phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, và tiếp nối, hòa nhập vào nền văn hóa Đại Việt. Trong qúa trình phát triển, vùng đất này vẫn còn thấm đẫm những giá trị truyền thống bản địa buổi sơ khai.

Đến nay, du lịch DHNTB đã phát triển, nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương và vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Trong xu thế mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, vùng đã có những chủ trương, chính sách thông thoáng kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi đầu tư như một số khu du lịch: khu du lịch Hầm Hô, Tân Thanh, Vĩnh Hội (Bình Định), khu du lịch Vân Phong, Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận)…


2.1.1.2. Tây Nguyên:

Khu vực Tây Nguyên nằm


ở phía Tây Nam Việt Nam, gồm 5 tỉnh:

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Khu vực này có 3

nhóm địa hình chính là địa hình núi cao trên 2.000 mét (Ngọc Linh ở phía

Bắc với độ cao 2.598m và Chư Yang Sin ở phía Nam với độ cao 2.406m); địa hình cao nguyên (cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Mdrak, Đắk

Nông, Di Linh Plâyku, Buôn Ma Thuôṭ ), tất cả các cao nguyên này đều

được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là

Trường Sơn Nam); địa hình thung lũng (cánh đồng An Khê, bình nguyên Ea súp, vùng trũng Cheo Reo, Phú Túc). Tây Nguyên còn có nhiều sông suối, là đầu nguồn của nhiều dòng sông chảy sang đất Lào, Campuchia, xuống vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (Pô Cô, Sa Thầy, Bla, Đắc Crông, Ia Jun, Ba, Đắc Nhim…) và nhiều ngọn thác (Yaly, Đray, Hlinh) các hồ nước như hồ Lắc, Suối Vàng, Biển Hồ.

Tây Nguyên có diện tích 54.640 km2, hiện còn 3.140 nghìn ha rừng các loại, trữ lượng gỗ 238,9 triệu m3, chiếm đến 31,9% diện tích rừng và

36,3% trữ lượng rừng toàn quốc (trong đó rừng giàu chiếm 41,2%, rừng

trung bình chiếm 51,2% so với tổng trữ nước).

lượng rừng cùng loại của cả

Với đặc điểm thổ

nhưỡng đất đá bazan

ở độ

cao khoảng 500-600

mét so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát

triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số

một

ở Tây Nguyên. Tây

Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Tây

Nguyên là khu vực còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và có tiềm năng du lịch lớn.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí