Các Khái Niệm Cơ Bản Về Du Lịch:


cảm thấy không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, người công nhân về mặt kinh tế luôn phải phụ thuộc vào ông chủ, tức là không có sự bình đẳng nào ở đây cả.

Vì lao động không thể

trở

thành hiện thực, nếu không có sức lao

động và muốn sức lao động được thực hiện, thì phải có lao động. Lao động, đó là một quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần, cùng các loại dịch vụ. Quá trình này được bắt đầu sau khi sự giao dịch trên thị trường lao

động đã được ký kết, quan hệ

thị

trường kết thúc và quá trình sản xuất

được bắt đầu. Để trở thành hàng hóa thì đối tượng phải có sẵn trước khi bán, nhưng đối với lao động thì lại không diễn ra như vậy. Khi bán thì hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua. Với lao động, chúng ta cũng không thấy sự chuyển đổi này. Vì vậy, quan điểm cho rằng, trên thị trường lao động được bán chính bản thân “lao động” là không chính xác hay nói cách khác là không có cơ sở khoa học. Trong tuyên bố Philadelphia - một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

phần cấu thành của điều lệ

ILO-cũng đã viết, “Hội nghị

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 4

một lần nữa

khẳng định những nguyên tắc cơ bản, mà ILO đã dựa vào đó để ra tuyên bố rằng, lao động không phải là hàng hóa”.

Xuất phát từ quan điểm, đối tượng mua và bán trên thị trường lao

động là “sức lao động”, vì vậy, nếu xét về phương diện lý thuyết thì thị trường đó phải được gọi là “thị trường sức lao động”. Nhưng trên thực tế, trong các văn bản chính thống của ILO, cũng như ở nhiều nước phát triển và ở Việt Nam thường được dùng tên gọi “thị trường lao động”, do đó để thống nhất cách gọi, ở đây thuật ngữ “thị trường lao động” được dùng như là một khái niệm đồng nhất với “thị trường sức lao động”.

Thị trường lao động là biểu hiện kinh tế - xã hội phức tạp. Tại đó hàng ngày có tới hàng chục ngàn người lao động và thuê lao động (hoặc đại diện của họ) gặp nhau và tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Những quyết định của họ phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố khách quan, mà còn rất nhiều


yếu tố chủ quan. Những yếu tố cơ bản của thị trường lao động là: cầu sức lao động; cung sức lao động; giá cả của sức lao động (tiền lương); cạnh tranh trên thị trường lao động; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động.

Thị trường lao động bao gồm những chủ thể sau: Những người thuê lao động (người mua) và đại diện của họ; những người làm thuê (người bán) và đại diện của họ; nhà nước và các đại diện của mình; các tổ chức môi giới trung gian.

Một quan điểm khác về bản chất của thị trường lạo động đang gây tranh cãi lớn là: Thị trường lao động bao gồm cả “thị trường chỗ làm việc”, là sự thống nhất biện chứng của hai thị trường: chỗ làm việc và sức lao động. Tuy nhiên dễ thấy là: Chỗ làm việc thì không thể bán được và cũng không có giá cả, đó chỉ là một phần không thể tách rời của thị trường sức lao động, nếu không có nó thì người thuê lao động không thể thuê công nhân được. Hay nói cách khác, sức lao động là chủ thể của việc làm, còn chỗ làm việc - là đối tượng của việc làm.

- Những đặc trưng của thị

trường lao động: Thị

trường lao động,

cũng giống như loại thị trường khác, cũng có những nguyên tắc và cơ chế hoạt động, nổi bật là quan hệ cung-cầu là phương Tuy nhiên, thị trường lao động có những đặc trung gắn với tính chất và những đặc thù của quá trình tái sản xuất sức lao động, chủ yếu là:

+ Không tách rời quyền sở hữu hàng hóa (sức lao động) khỏi chủ sở hữu. Trên thị trường lao động, người mua chỉ có quyền sử dụng và làm chủ từng phần khả năng lao động - sức lao động, trong một khoảng thời gian nhất định. Người mua không đơn giản là mua sức lao động như những loại

hàng hóa khác, mà có quan hệ với người có những quyền hạn nhất định

như một cá nhân tự do mà anh ta phải tuân thủ. Nếu vi phạm những quyền hạn đó, người mua phải chịu trách nhiệm pháp lý và có thể có những tổn


thất về kinh tế. Người mua này được gọi là người thuê lao động (người sử dụng lao động);

+ Giữa người bán và người mua có trách nhiệm phối hợp hành động

với nhau tương đối dài so với thị trường hàng hóa, lương thực và thực

phẩm. Điểm này đặt một dấu ấn trong mối quan hệ tương hỗ hai bên và đóng một vai trò không ít quan trọng trong khả năng cạnh tranh của công ty. Người lao động, với tư cách là một cá thể, có thể tự kiểm soát chất lượng công việc của mình với những nỗ lực khác nhau, thể hiện mức độ trung thực khác nhau với công ty đã thuê họ. Người thuê phải tính đến những yếu tố đó để quản lý sản xuất, nghĩa là phải xây dựng một cơ chế đãi ngộ, kích thích, tạo động lực đối với người lao động một cách phù hợp như: điều kiện làm việc, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi xã hội khác;

+ Tồn tại những cấu trúc, thể chế loại đặc biệt (hệ thống pháp luật

phân nhánh, những chương trình kinh tế-xã hội, dịch vụ việc làm các tổ

chức công đoàn, liên hiệp hội các nhà doanh nghiệp...) sinh ra đặc thù quan hệ giữa các chủ thể của thị trường lao động. Vì vậy, cần phải thể chế hóa thật chi tiết mọi hướng hoạt động của họ;

+ Chất lượng lao động ở từng người lao động có khác nhau theo giới

tính, tuổi tác, thể

lực, trí tuệ, trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ

công tác,

động lực làm việc... Vì vậy, mức độ cá thể hóa cao khi ký kết giao kèo, gắn với trình độ chuyên môn khác nhau của sức lao động, sự đa dạng của công nghệ và tổ chức lao động, nên việc đánh giá chất lượng lao động khi tuyển dụng, trả công phù hợp cho từng người gặp nhiều khó khăn và phức tạp;

+ Nhiều điểm độc đáo trong trao đổi sức lao động so với trao đổi hàng hóa vật chất. Quá trình trao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu trong

lĩnh vực lưu thông, còn quyền sử dụng khả năng lao động được chuyển

sang người mua theo những gì đã được ấn định trong hợp đồng hay thoả


ước tập thể. Quá trình trao đổi được tiếp tục trong sản xuất dưới hình thức trao đổi sức lao động đang hoạt động, lao động thực tế thành lương danh nghĩa và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông của cải vật chất, có nghĩa là trên

thị

trường hàng hóa và dịch vụ

được trao đổi lương danh nghĩa thành

phương tiện sống. Việc trao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa vật chất. Từ đặc điểm này đưa đến 2 kết quả: thứ nhất, thị trường lao động liên kết xung quanh mình các thị

trường khác nhau; thứ

hai, tiền công lao động thực tế

được thực hiện

tương

ứng với kết quả

cuối cùng, có nghĩa là với giá sản phẩm mà lao

động đó làm ra. Điểm này đặt cầu sức lao động phụ thuộc vào cầu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

+ Đối với người lao động, vấn đề quan trọng không chỉ là tiền công và tiền lương, mà còn là nội dung và điều kiện lao động, bảo đảm duy trì

chỗ làm việc, tương lai công việc và triển vọng thăng tiến trong nghề

nghiệp, bầu không khí làm việc trong tập thể và quan hệ giữa người lao động với người thuê lao động...

1.1.2. Nguồn nhân lực ngành Du lịch

1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản về Du lịch:

Du lịch là một ngành kinh tế

có tốc độ

phát triển nhanh chóng và

mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân. Du lịch phát triển góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội; thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như xây dựng, thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo hiểm, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông... Hiện nay, hằng năm trên toàn cầu trung bình có trên 900 triệu lượt người đi du lịch. Con số này sẽ đạt hơn 1 tỉ vào năm 2010 và 1,6 tỉ vào năm 2020, trong đó


60% dòng khách đi du lịch có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác so với nền văn hóa nơi họ sinh sống. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) năm 2008, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 922 triệu, du lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 944 tỉ USD, tạo việc làm cho trên 300 triệu người [55]. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, xuất khẩu du lịch chiếm khoảng 30% xuất khẩu dịch vụ

thương mại thế giới và 6% tổng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. “Với tư

cách là ngành xuất khẩu, hiện nay du lịch đã vươn lên đứng vị trí thứ 4 sau ngành nhiên liệu, hoá dầu và sản xuất ô-tô” [21, Tr 5-6].

Vì hiệu quả to lớn

đó, nhiều nước trên thế giới đã chọn

Du lịch là

ngành ưu tiên phát triển số 1 trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình. Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới năm 1994 tại Osaka (Nhật Bản) đã khẳng định: “Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho Du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới Du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này cùng với các chỉ tiêu khác của Du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách vững chắc và như vậy Du lịch sẽ là đầu tàu kéo nển kinh tế thế giới trong thế kỷ 21”.

Mặc dù hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ lâu và phát

triển với tốc độ rất nhanh, nhưng khái niệm “du lịch” lại được hiểu rất

khác nhau, như Giáo sư, Tiến sỹ Berneker nhận định “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”[31, Tr 6]. Lý do chính của hiện tượng này là mãi đến thế kỷ thứ 19, du lịch mới trở thành một hiện tượng đại chúng nên khoa học du lịch ra đời muộn hơn so với một số ngành khoa học khác; tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau của các tác giả và do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch.


Thuật ngữ Du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hoá thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) [40, tr 6-7].

Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm Du lịch, có những tác giả tập trung giải thích du lịch như một hiện tượng di chuyển,

lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên; nhóm khác lại tập trung vào bản

thân du khách và khía cạnh kinh tế của Du lịch.

Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Krapf – Hai người được coi là đặt nền móng cho cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời” [31, tr 13].

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp

Quốc, đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của

những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên

tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư;

nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.”

Hội nghị

quốc tế

về du lịch và lữ

hành được tổ

chức

ở Ottawa,

Canada vào tháng 6/1991 đã thống nhất đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích kinh doanh và những mục đích khác nữa,


trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư.”

Ngành Du lịch Việt Nam có lịch sử phát triển 50 năm, nhưng chỉ thực sự phát triển nhanh vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác, Du lịch được xếp vào một trong

những ngành mới. Do đó, hệ thống các thuật ngữ, khái niệm cơ bản của ngành Du lịch chỉ mới được chuẩn hoá trong thời gian gần đây.

Trước khi Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005, ở nước ta khái niệm “du lịch” cũng

được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc cách tiếp cận mỗi tác giả. Từ khi có Luật Du lịch, khái niệm du lịch ở nước ta được sử dụng tương đối thống nhất theo cách giải thích thuật ngữ của Luật. Luật Du lịch giải thích khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm

đáp

ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ

dưỡng trong một

khoảng thời gian nhất định” [22. tr, 10].

Đây là một định nghĩa súc tích, mang tính khái quát, bao hàm được cả 2 khía cạnh cơ bản của du lịch là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đích

tham quan nghỉ dưỡng và các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó. Do

vậy, Luận án chọn cách định nghĩa này của Luật Du lịch.

Luật Du lịch cũng giải thích một số thuật ngữ liên quan khác của Du lịch như sau [22. tr, 10-11]:

- Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

- Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di

tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người với các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là


yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

- Tham quan: Là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch.

- Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn

nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi.

- Dịch vụ

du lịch:

Là việc cung cấp các dịch vụ

về lữ

hành, vận

chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

1.1.2.2. Nguồn nhân lực ngành Du lịch:

- Khái niệm:

Trong hoạt động du lịch, từ phía “cung du lịch” có nhiều thành phần tham gia vào hoạt động phục vụ khách du lịch là:

+ Tại các đầu mối giao thông: Một loạt các hoạt động phục vụ khách du lịch đi qua bằng phương tiện giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển để đến điểm du lịch của họ được tổ chức tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như: sân bay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phương tiện máy móc

và sửa chữa,… Các dịch vụ

và phương tiện phục vụ

khách du lịch bao

gồm: nhà hàng, quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa

hàng bán lẻ, của hàng sách…, và hoạt động của một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phục vụ khách du lịch như: biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan cũng được tổ chức tại đây.

+ Tại điểm đến du lịch:

a) Hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ du lịch tuyến trước hay các doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với du khách bao gồm: Dịch vụ lưu trú - khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ mát; dịch vụ ăn uống - nhà hàng, quán

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí