Phương Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Quảng Ninh


Về số lượng: Số lượng lao động phải đáp ứng sự phát triển về không gian hoạt động, quy mô, loại hình hoạt động. Những năm qua, hàng năm, ngành du lịch đã thu hút được khoảng 1500 lao động. Trong những năm tới, nhu cầu về nhân lực du lịch sẽ tăng khoảng từ 1800 đến 2000 người/năm đáp ứng cho những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và thay thế lao động chuyển đổi.‌

Về chất lượng: Trong lĩnh vực quản lý bao gồm cả quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp, hiện nay ngành du lịch của tỉnh đang cần những cán bộ quản lý, những chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực: hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức sự kiện, quảng bá và xúc tiến du lịch, nghiên cứu và phát triển thị trường, quản lý khách sạn,…, đồng thời cần thiết phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, chuyên sâu, những người được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, những người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ… Trong lĩnh vực lao động nghiệp vụ, cần tập trung đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật bậc cao, hình thành các nghệ nhân, lao động lành nghề ở một số lĩnh vực đồng thời từng bước nâng cao mặt bằng trình độ nghề nghiệp của số đông người lao động hiện nay, đồng thời cần quan tâm tới việc tổ chức thi nâng bậc nghề cho người lao động và có cơ chế, chính sách, kiểm tra, thanh tra về công tác phát triển nguồn nhân lực.

3.2.3. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh

- Củng cố và tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ du lịch.

- Rà soát lại chất lượng đào tạo nhân lực du lịch của các cơ sở đào tạo đã được cấp giấy phép.

- Khuyến khích việc tập trung đào tạo tại các trường, các cơ sở đào tạo chính quy đảm bảo chất lượng.


- Triển khai chương trình hỗ trợ đào tạo, tập trung cho việc nâng cao trình độ nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, ngoại ngữ, tin học.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại chỗ cho cán bộ nhân viên, tổ chức các hình thức tham quan học tập trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, chuyên môn, ngoại ngữ,…

3.3. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 10

3.3.1. Giải pháp cho các cơ sở đào tạo du lịch

Giáo dục đào tạo là khâu đột phá cho công tác phát triển nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói riêng. Tỉnh Quảng Ninh sẽ là một trung tâm du lịch của cả nước trong tương lai đồng thời đây cũng được xem như một trọng điểm về phát triển kinh tế của cả nước thì việc phát triển và nâng cấp các cơ sở đào tạo du lịch là cần thiết và mang tính chiến lược nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Giải pháp này tập trung vào: Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên; quản lý chất lượng đào tạo; đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong đào tạo.

3.3.1.1. Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo du lịch tại Quảng Ninh về quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy chưa đạt chuẩn. Vì vậy việc đầu tư, hiện đại hóa và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy là cần thiết. Một cơ sở đào tạo quy mô, đạt chuẩn đang là yêu cầu cấp bách cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chất lượng đào tạo chưa cao, song một trong những nguyên nhân đó là hầu hết cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo còn thiếu thốn, chưa được đầu tư có quy mô và đạt chuẩn đào tạo nghề du lịch, nhiều cơ sở đào tạo không có cơ sở thực hành hoặc có nhưng không đạt chuẩn,


thiếu những phương tiện dạy học tối thiểu, không có những phương tiện giảng dạy, thực hành hiện đại. Điều đó tất yếu dẫn tới chất lượng đào tạo thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, học viên sau khi tốt nghiệp thường lúng túng trong tác nghiệp và yếu về ngoại ngữ.

Cần có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở đào tạo du lịch, đặc biệt cần chú ý ưu tiên hình thành một trung tâm thực hành du lịch đạt chuẩn, cũng như có chính sách tập trung đầu tư về một cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ về mặt lý luận mà còn hoàn thiện cả về kỹ năng nghề nghiệp.

Hiện tại, cần xác định những hình thức đào tạo cơ bản và chất lượng của cơ sở đào tạo chứ không phải là việc mở ra quá nhiều cơ sở đào tạo một cách tràn lan không quản lý, kiểm định được chất lượng đầu ra.

Cần xác định đầu tư cho cơ sở đào tạo nghề du lịch trọng điểm của địa phương, tập trung mọi nguồn lực vào cơ sở đó, tránh lãng phí, đầu tư tràn lan mà không hiệu quả. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh cũng như cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. Hiện nay, trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long là cơ sở đào tạo du lịch chính quy được sự quan tâm đầu tư có quy mô của Tỉnh nên việc xác định tập trung đầu tư và nâng cấp cơ sở đào tạo này như một cơ sở đào tạo du lịch trọng điểm trên địa bàn Tỉnh là việc cần làm để có định hướng phát triển, đầu tư chiến lược.

3.3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên

Vì lực lượng giáo viên, giảng viên là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói riêng. Việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch ở Quảng Ninh cần có sự phối kết hợp từ nhiều khâu: từ khâu tuyển dụng, sử dụng


đến chính sách cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo một đội ngũ giáo viên số lượng đủ, chất lượng cao là một yêu cầu đầu tiên và bức xúc trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh bởi hiện nay đội ngũ giáo viên du lịch Quảng Ninh vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng: trình độ và phương pháp giảng dạy….

Trước hết, Sở Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Lao động Thương binh và Xã hội cần phối hợp với các cơ sở đào tạo hiện có tiến hành rà soát, đánh giá, kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ và trình độ chuyên môn; đồng thời thực hiện nghiêm các quy định sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên theo đúng năng lực và theo tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định đối với từng bậc đào tạo nhằm sử dụng và định hướng phát triển nghề nghiệp hợp lý. Việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tuyển chọn giáo viên, đánh giá chất lượng giáo viên cũng như chất lượng đào tạo từ khâu đầu vào đến đầu ra.

Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian, vật chất cũng như có chính sách đãi ngộ phù hợp để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy tại mỗi cơ sở đào tạo du lịch. Cần coi trọng việc cử giáo viên đi học tập, đào tạo tại các nước có hoạt động du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Việc cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng cũng cần được định hướng và phân loại theo chuyên ngành và mức độ ưu tiên, tránh tình trạng cử giáo viên đi học tràn lan nhưng hiệu quả phục vụ công việc giảng dạy không cao, lãng phí thời gian và kinh phí đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long có đào tạo chuyên ngành du lịch với đội ngũ giáo viên cơ hữu cũng như thỉnh giảng có quy mô nên những chính sách về phát triển đội ngũ giáo viên cần chủ yếu tập trung vào cơ sở đào tạo


này. Giáo viên chủ yếu đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng cho học sinh với các nghiệp vụ như: Lễ tân, buồng, bàn, bar, hướng dẫn viên du lịch…. Vì vậy cần định hướng đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên này có chuyên môn, nghiệp vụ vững là cần thiết, đồng thời khuyến khích giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức thực tế nhằm nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy. Công tác đào tạo nhân lực tại Quảng Ninh hiện nay chủ yếu tập trung vào đào tạo nghiệp vụ, vì vậy bên cạnh những đòi hỏi về chuyên môn về lý luận, đội ngũ giáo viên, giảng viên cần có kinh nghiệm thực tế, đặc biệt đối với giáo viên giảng dạy những môn có tính thực hành, thực tiễn cao như: Nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân, hướng dẫn viên du lịch … nên việc thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học tập thực tế tại các doanh nghiệp du lịch có thể xem là một yêu cầu bắt buộc nhằm phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên vừa vững lý thuyết vừa vững về nghiệp vụ khi hướng dẫn cho sinh viên.

Cần thường xuyên mở các khoá học bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên du lịch tại Quảng Ninh cả về kiến thức, nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, cũng như cập nhật những thông tin, kiến thức mới của ngành.

Hình thức hội nghị, hội thảo, mời các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ, các nhà quản lý doanh nghiệp, các nghệ nhân, các nhân viên có tay nghề… tham gia nhằm trao đổi kinh nghiệm lý luận và thực tiễn, tham gia cộng tác giảng dạy cần thường xuyên được tổ chức. Khai thác và sử dụng hiệu quả chất xám và kinh nghiệm của những nhà khoa học, nhà quản lý… trong và ngoài nước nhằm phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên của tỉnh.

Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế. Đây là một bất cập cho công tác đào tạo nhân lực du lịch Quảng Ninh trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Bởi vậy, cần tăng cường nâng cao khả năng tin học, trình độ ngoại ngữ nhằm ứng dụng công nghệ thông tin và có thể sử dụng ngoại ngữ vào công tác giảng dạy. Thêm vào đó, hiện nay, việc liên kết, hợp tác quốc


tế trong đào tạo ngày càng được chú trọng nên đội ngũ giáo viên có khả năng về ngoại ngữ (tiếng Anh) có nhiều cơ hội trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cơ hội được học tập các khóa do các dự án nước ngoài mở ở trong nước cũng như các khóa học ở ngoài nước.

3.3.1.3. Quản lý chất lượng đào tạo

Có thể nói, chất lượng đào tạo là một trong tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực sau khi kết thúc khoá đào tạo. Bởi vậy, đối với một cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, việc đào tạo không chỉ dừng ở việc đáp ứng nhu cầu thiếu của ngành về số lượng nhân lực mà điều quan trọng là phải đảm bảo được chất lượng của nguồn nhân lực đó ngay trong quá trình đào tạo cả về phẩm chất nghề nghiệp lẫn kiến thức, tay nghề, nghiệp vụ. Chất lượng đào tạo đó được đảm bảo bởi nội dung đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá các loại hình đào tạo…

a, Đối với chương trình, giáo trình

Hiện nay, chương trình, giáo trình đào tạo về du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch ở Quảng Ninh đã được xây dựng nhưng nhìn chung chưa có sự thống nhất; đồng thời khả năng ứng dụng tại địa phương chưa thực sự phù hợp.

Chương trình, giáo trình đào tạo cần hướng tới đảm bảo mục tiêu đào tạo; đồng thời cần hướng tới các yêu cầu của từng chức danh, nghiệp vụ cụ thể nhằm đảm bảo cho người học khả năng ứng dụng được nghiệp vụ cũng như kiến thức được học sau khi ra trường. Vì vậy, hoạt động quản lý đối với hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo cần chặt chẽ và có những quy định cụ thể đối với từng loại chương trình, giáo trình; đồng thời trước khi ban hành cần được thẩm định kỹ, thậm chí có thể đưa vào giảng dạy mang hình thức thí điểm trước khi đưa vào ban hành chính thức để ứng dụng.

b, Đối với quá trình đào tạo


Các cơ sở đào tạo cần xác định cơ cấu đào tạo phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động đào tạo và thực tế đòi hỏi. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và nhiều chuyên gia về du lịch, cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý và hiệu quả là 5 (lao động lãnh đạo quản lý) : 10 (lao động chuyên viên kinh tế hoặc kỹ thuật) : 85 (lao động phục vụ). Trên cơ sở cơ cấu đó cùng với nhu cầu của thực tế và những dự báo phát triển của ngành trong tương lai, các cơ sở đào tạo sẽ xác định được chỉ tiêu tuyển sinh và mục tiêu đào tạo. Với thực trạng đào tạo nhân lực tại các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn Tỉnh như hiện nay cùng với một lượng nhất định sinh viên tốt nghiệp được đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước (chủ yếu ở khu vực phía Bắc), về cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu nhân lực du lịch cho Tỉnh về số lượng nhằm thực hiện được chỉ tiêu phát triển của ngành đến năm 2010 như đã nêu ở mục 3.1.2. Công tác đào tạo nhân lực du lịch cần đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, tránh lãng phí về thời gian và tài chính, tuy nhiên yêu cầu về chất lượng cần đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố trong khâu đào tạo.

Ngay ở khâu tuyển sinh, để quản lý chất lượng đào tạo cần chú ý tới đối tượng tuyển sinh và thông tin về ngành nghề đào tạo.

Hiện nay, các cơ sở đào tạo du lịch tại Quảng Ninh chưa thực sự quan tâm tới các hoạt động trên. Thông tin về ngành nghề đào tạo chưa đến được với thí sinh một cách đầy đủ (ngay trong phạm vi Tỉnh). Do vậy các thí sinh có nhu cầu được thi tuyển vào trường sẽ lúng túng ít nhiều trong việc chọn lựa ngành nghề cho mình theo nhu cầu và sở thích. Tuyển sinh tràn lan, ồ ạt nhằm đạt chỉ tiêu cũng như thiên về chiều rộng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo ngay từ khâu đầu vào. Đối tượng tuyển sinh tuy đã tốt nghiệp phổ thông trung học song trình độ không đồng đều dẫn tới chất lượng không đảm bảo. Vấn đề đặt ra là các cơ sở đào tạo du lịch cần quan tâm hơn nữa tới việc cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo, về các ngành nghề đào tạo, về


định hướng cũng như những quyền lợi mà thí sinh sẽ có được khi trúng tuyển vào học tại trường… qua nhiều kênh khác nhau đảm bảo thông tin đến được với thí sinh đầy đủ và cập nhật nhất.

Trong quá trình đào tạo, việc đào tạo lý thuyết và thực hành cần thực hiện song song, quan tâm nhiều hơn đến thực hành, thực tập cho học sinh, sinh viên bởi du lịch là ngành mang tính thực tế, ứng dụng cao. Nhìn chung, hiện nay, việc đào tạo lý thuyết tại các cơ sở đào tạo du lịch còn thiên nhiều về thuyết giảng một chiều “thầy giảng, trò nghe, ghi”, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, khả năng áp dụng công nghệ thông tin, phương tiện hiện đại cũng như phương pháp tích cực vào giảng dạy chưa cao. Điều này tạo cho học viên thói quen thụ động, không hào hứng trong học tập và giảm tính hướng nghiệp đối với một số chuyên ngành.

Thời gian thực hành, thực tế, thực tập không nhiều cùng với đó là kết quả thực hành, thực tập không cao ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo. Để đảm bảo chất lượng và khối lượng giờ thực hành, thực tập, các cơ sở đào tạo du lịch cần có kế hoạch thực hành, thực tập cụ thể, tăng thời lượng thực hành, thực tập trong chương trình học. Hơn nữa, việc thực hành, thực tập có chất lượng hay không đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành đạt chuẩn, cùng với kinh phí hỗ trợ khá lớn, đây là một khó khăn đối với các cơ sở đào tạo du lịch ở Quảng Ninh. Các cơ sở đào tạo cần cân đối kinh phí từ nguồn thu học phí cùng với việc huy động từ nhiều nguồn đầu tư tài chính khác cho đào tạo nhân lực; đồng thời cần có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở thực tập là các doanh nghiệp trên địa bàn, lựa chọn thời điểm thực tập, thực tế phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn.

Vai trò của người giáo viên trong quá trình đào tạo là rất quan trọng cùng với sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện giảng dạy nên việc đầu tư cho đào

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí